Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

I.

11/03/201104:02(Xem: 10035)
I.

NHỮNG GIAI THOẠI HUYỀN BÍ
Nguyễn Hữu Kiệt dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

CHƯƠNG MỘT: VÀI NÉT PHÁC HỌA TÍNH CÁCH CỦA BÀ BLAVATSKY

I.

Trong quyển Hồi ký của H. S. Olcott đã miêu tả tính cách của bà Blavatsky ngoài xã hội. Bây giờ, chúng ta hãy nhận xét bà khi ở nhà. Nếp sinh hoạt hằng ngày của chúng tôi tại tư gia (mà tôi đặt cho tên gọi hài hước là “Lạt-ma Viện”) thường diễn ra như sau đây.

Chúng tôi ăn điểm tâm lúc tám giờ, dùng bữa chiều lúc sáu giờ, làm việc đến hai giờ sáng mới nghỉ, tùy theo việc làm của chúng tôi và những lúc gián đoạn công việc khi có khách đến viếng.

Bà Blavatsky dùng bữa trưa tại nhà, còn tôi thường ăn trưa ngoài phố, ở một nơi gần văn phòng Luật của tôi.

Khi chúng tôi mới gặp nhau, tôi là một thành viên tích cực của Câu lạc bộ Lotos, nhưng từ khi bắt tay vào việc soạn sách “Vén màn Isis” tôi đã chấm dứt hẳn mọi liên hệ với các hội hè đình đám và mọi hoạt động thế tục nói chung.

Sau bữa ăn điểm tâm, tôi đến văn phòng làm việc, còn bà Blavatsky ngồi vào bàn làm việc tại nhà. Đến bữa ăn chiều, chúng tôi hầu như bao giờ cũng có khách, hiếm khi không có; và dẫu cho những ngày không có khách đến dùng bữa, thường cũng có người đến chơi vào buổi tối.

Việc bếp núc của chúng tôi rất đơn giản. Chúng tôi không uống rượu và chỉ ăn uống sơ sài, đạm bạc. Chúng tôi thường có một người giúp việc nhà, hay nói đúng hơn là một chuỗi dài những người giúp việc luân phiên đến rồi đi, vì chúng tôi không giữ ai ở lâu.

Khi người giúp việc dọn dẹp bữa ăn chiều xong thì được về nhà nghỉ, và sau đó chúng tôi phải tự mình trả lời những tiếng gõ cửa. Tuy việc ấy không bận rộn bao nhiêu, nhưng điều nghiêm trọng hơn là phải cung ứng trà, sữa và đường cho một số đông quan khách thường đến chật nhà, có khi đến tận một giờ sáng.

Những dịp đó, bà Blavatsky nhân lúc cao hứng tự pha cho mình một chén trà, và với một cách điệu rộng rãi hào phóng, không màng nghĩ đến những khả năng cung ứng thực phẩm hiện có trong nhà, bèn tuyên bố: “Tất cả mọi người đều uống chơi một chén, quý vị nghĩ sao?”

Dẫu cho tôi ra dấu làm hiệu để can gián cũng vô ích, bà vẫn không chú ý. Thế là, sau nhiều cơn lục lạo đi tìm sữa và đường một cách vô hiệu ở vùng lân cận vào lúc nửa đêm, tôi bèn dán một tờ cáo tri lên vách về việc đó như sau:

MỜI UỐNG TRÀ

“Quý khách sẽ tìm thấy nước sôi và trà trong nhà bếp, có thể có cả sữa và đường. Xin hãy tự pha chế và tùy nghi sử dụng.”

Điều này có vẻ như phù hợp với bầu không khí tự do phóng khoáng ở tư gia chúng tôi, nên không ai nghĩ gì khác, và sau đó thật là một điều thú vị khi thấy những khách quen thản nhiên đứng dậy đi vào nhà bếp để tự pha lấy một chén trà nóng. Các bà mệnh phụ, các vị giáo sư, học giả, nghệ sĩ và ký giả nổi tiếng, tất cả đều vui vẻ trở thành những nhân viên tự động pha trà trong nhà bếp của chúng tôi.

Bà Blavatsky không hề có chút kiến thức sơ đẳng nào về vấn đề nội trợ. Có lần, muốn ăn trứng luộc, bà đã đặt những quả trứng sống trên lò than hồng! Đôi khi, người giúp việc xin phép nghỉ cuối tuần vào chiều thứ bảy và chúng tôi phải tự xoay xở lấy bữa ăn chiều. Những lần đó, có phải bà Blavatsky ra tay nấu nướng và dọn ăn không? Hẳn là không, mà chính là tôi, người bạn đồng nghiệp bất hạnh của bà! Còn bà thì ngồi viết và hút thuốc lá, hoặc bước vào nhà bếp nói những câu chuyện đùa để tiêu khiển.

Đôi khi, có những vị nữ khách đến nhà trong những dịp đó, liền giúp tôi một tay, chẳng hạn như tuần vừa rồi có nữ bá tước L. P. đến đúng lúc và làm giúp tôi món xà lách ngon tuyệt trần.

Hồi đó, bà Blavatsky luôn luôn có một tính cách trẻ trung, vui nhộn. Tôi không thể diễn tả tâm trạng vui tươi phấn khởi của bà hồi đó bằng cách nào khác hơn là trích dẫn một đoạn văn phóng sự đăng trên nhật báo Hartford nói về bà. Phóng viên báo ấy viết như sau:

“... Blavatsky phu nhân cười! Khi tôi viết về cái cười của bà Blavatsky, tôi cảm thấy dường như tôi muốn nói rằng bà là hiện thân của thần hài hước ngay trong phòng khách! Vì trong tất cả những chuỗi cười dài trong sáng, vui tươi, giòn giã mà tôi đã từng nghe trong đời, thì chuỗi cười của bà thật là độc đáo, điển hình.

“Thật vậy, bà dường như là tiêu biểu cho tinh thần hài hước mà bà biểu lộ thường xuyên bất cứ lúc nào. Điều đó chứng tỏ nơi bà một nguồn sinh khí dồi dào bất tận.”

Đó là cái sắc thái sinh hoạt nơi tư gia chúng tôi; cùng với tính vui vẻ hồn nhiên, ngôn ngữ hoạt bát linh động, tình thân hữu đậm đà của bà Blavatsky đối với những người bà ưa thích hoặc muốn cho họ quí mến bà, những đề tài trao đổi lạ lùng kỳ bí và bộ môn hấp dẫn nhất đối với số đông các quan khách là những phép thuật vô cùng kỳ bí của bà, làm cho “Lạt-ma Viện” của chúng tôi trở thành phòng khách sáng giá nhất của thành phố New York vào thời đó, tức là những năm đầu tiên vừa thành lập Hội Thông thiên học Thế giới.

Trong quyển Hồi ký của H. S. Olcott đã miêu tả tính cách của bà Blavatsky ngoài xã hội. Bây giờ, chúng ta hãy nhận xét bà khi ở nhà. Nếp sinh hoạt hằng ngày của chúng tôi tại tư gia (mà tôi đặt cho tên gọi hài hước là “Lạt-ma Viện”) thường diễn ra như sau đây.

Chúng tôi ăn điểm tâm lúc tám giờ, dùng bữa chiều lúc sáu giờ, làm việc đến hai giờ sáng mới nghỉ, tùy theo việc làm của chúng tôi và những lúc gián đoạn công việc khi có khách đến viếng.

Bà Blavatsky dùng bữa trưa tại nhà, còn tôi thường ăn trưa ngoài phố, ở một nơi gần văn phòng Luật của tôi.

Khi chúng tôi mới gặp nhau, tôi là một thành viên tích cực của Câu lạc bộ Lotos, nhưng từ khi bắt tay vào việc soạn sách “Vén màn Isis” tôi đã chấm dứt hẳn mọi liên hệ với các hội hè đình đám và mọi hoạt động thế tục nói chung.

Sau bữa ăn điểm tâm, tôi đến văn phòng làm việc, còn bà Blavatsky ngồi vào bàn làm việc tại nhà. Đến bữa ăn chiều, chúng tôi hầu như bao giờ cũng có khách, hiếm khi không có; và dẫu cho những ngày không có khách đến dùng bữa, thường cũng có người đến chơi vào buổi tối.

Việc bếp núc của chúng tôi rất đơn giản. Chúng tôi không uống rượu và chỉ ăn uống sơ sài, đạm bạc. Chúng tôi thường có một người giúp việc nhà, hay nói đúng hơn là một chuỗi dài những người giúp việc luân phiên đến rồi đi, vì chúng tôi không giữ ai ở lâu.

Khi người giúp việc dọn dẹp bữa ăn chiều xong thì được về nhà nghỉ, và sau đó chúng tôi phải tự mình trả lời những tiếng gõ cửa. Tuy việc ấy không bận rộn bao nhiêu, nhưng điều nghiêm trọng hơn là phải cung ứng trà, sữa và đường cho một số đông quan khách thường đến chật nhà, có khi đến tận một giờ sáng.

Những dịp đó, bà Blavatsky nhân lúc cao hứng tự pha cho mình một chén trà, và với một cách điệu rộng rãi hào phóng, không màng nghĩ đến những khả năng cung ứng thực phẩm hiện có trong nhà, bèn tuyên bố: “Tất cả mọi người đều uống chơi một chén, quý vị nghĩ sao?”

Dẫu cho tôi ra dấu làm hiệu để can gián cũng vô ích, bà vẫn không chú ý. Thế là, sau nhiều cơn lục lạo đi tìm sữa và đường một cách vô hiệu ở vùng lân cận vào lúc nửa đêm, tôi bèn dán một tờ cáo tri lên vách về việc đó như sau:

MỜI UỐNG TRÀ

“Quý khách sẽ tìm thấy nước sôi và trà trong nhà bếp, có thể có cả sữa và đường. Xin hãy tự pha chế và tùy nghi sử dụng.”

Điều này có vẻ như phù hợp với bầu không khí tự do phóng khoáng ở tư gia chúng tôi, nên không ai nghĩ gì khác, và sau đó thật là một điều thú vị khi thấy những khách quen thản nhiên đứng dậy đi vào nhà bếp để tự pha lấy một chén trà nóng. Các bà mệnh phụ, các vị giáo sư, học giả, nghệ sĩ và ký giả nổi tiếng, tất cả đều vui vẻ trở thành những nhân viên tự động pha trà trong nhà bếp của chúng tôi.

Bà Blavatsky không hề có chút kiến thức sơ đẳng nào về vấn đề nội trợ. Có lần, muốn ăn trứng luộc, bà đã đặt những quả trứng sống trên lò than hồng! Đôi khi, người giúp việc xin phép nghỉ cuối tuần vào chiều thứ bảy và chúng tôi phải tự xoay xở lấy bữa ăn chiều. Những lần đó, có phải bà Blavatsky ra tay nấu nướng và dọn ăn không? Hẳn là không, mà chính là tôi, người bạn đồng nghiệp bất hạnh của bà! Còn bà thì ngồi viết và hút thuốc lá, hoặc bước vào nhà bếp nói những câu chuyện đùa để tiêu khiển.

Đôi khi, có những vị nữ khách đến nhà trong những dịp đó, liền giúp tôi một tay, chẳng hạn như tuần vừa rồi có nữ bá tước L. P. đến đúng lúc và làm giúp tôi món xà lách ngon tuyệt trần.

Hồi đó, bà Blavatsky luôn luôn có một tính cách trẻ trung, vui nhộn. Tôi không thể diễn tả tâm trạng vui tươi phấn khởi của bà hồi đó bằng cách nào khác hơn là trích dẫn một đoạn văn phóng sự đăng trên nhật báo Hartford nói về bà. Phóng viên báo ấy viết như sau:

“... Blavatsky phu nhân cười! Khi tôi viết về cái cười của bà Blavatsky, tôi cảm thấy dường như tôi muốn nói rằng bà là hiện thân của thần hài hước ngay trong phòng khách! Vì trong tất cả những chuỗi cười dài trong sáng, vui tươi, giòn giã mà tôi đã từng nghe trong đời, thì chuỗi cười của bà thật là độc đáo, điển hình.

“Thật vậy, bà dường như là tiêu biểu cho tinh thần hài hước mà bà biểu lộ thường xuyên bất cứ lúc nào. Điều đó chứng tỏ nơi bà một nguồn sinh khí dồi dào bất tận.”

Đó là cái sắc thái sinh hoạt nơi tư gia chúng tôi; cùng với tính vui vẻ hồn nhiên, ngôn ngữ hoạt bát linh động, tình thân hữu đậm đà của bà Blavatsky đối với những người bà ưa thích hoặc muốn cho họ quí mến bà, những đề tài trao đổi lạ lùng kỳ bí và bộ môn hấp dẫn nhất đối với số đông các quan khách là những phép thuật vô cùng kỳ bí của bà, làm cho “Lạt-ma Viện” của chúng tôi trở thành phòng khách sáng giá nhất của thành phố New York vào thời đó, tức là những năm đầu tiên vừa thành lập Hội Thông thiên học Thế giới.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/01/2011(Xem: 3571)
Đức Phật là vị A-la-hán đầu tiên. Các vị A-la-hán đệ tử của ngài đều giống ngài và các vị Bồ-tát ở chỗ sau khi chứng đạt giải thoát, tiếp tục cứu độ nhân loại thoát khỏi khối đau khổ của sanh tử luân hồi. Do đó, các cáo buộc cho rằng A-la-hán là tiêu cực, là ích kỷ, là tiểu thừa chỉ phản ảnh một sự hiểu biết phiến diện về lời Phật dạy nói chung, về các bậc A-la-hán nói riêng.
05/01/2011(Xem: 3803)
Khi nghĩ về Đức Phật, là Phật Tử, không ai lại không nhớ về bốn thánh tích quan trọng. Đó là vườn hoa Lâm Tỳ Ni (Lumbini Nava), dưới cây hoa Vô Ưu, thành Ca Tỳ La Vệ (Kapilavastu) nay thuộc nước Nepal phía Bắc Ấn Độ, nơi Thái Tử Sĩ Đạt Ta (Siddhartha Gautama) đản sanh. Thứ hai là Bồ Đề Đạo Tràng (Boddha Gaya), tại Buddh Gaya, nay thuộc tiểu bang Bihar, miền Bắc Ấn Độ, nơi Đức Phật thành đạo. Thứ ba là vườn Lộc Uyển (Migadaya nay gọi là Sarnath thuộc xứ Utta Pradesh) (1), nơi Đức Phật thuyết pháp lần đầu tiên . Thứ tư là Câu Thi Na(Kusinagara), nơi Đức Phật nhập Niết Bàn . Nhân ngày Đức Phật Thành Đạo xin sơ lược đôi nét về Bồ Đề Đạo Tràng để ghi nhớ nơi Đức Từ Phụ sau 49 ngày đêm tham thiền nhập định đã thành bậc vô thượng chánh đẵng chánh giác. Kể từ đó sau 49 năm Ngài thuyết giảng kinh pháp đà để lại cho nhân loại một kho tàng kinh điển vĩ đại quí giá.
30/12/2010(Xem: 3175)
Bên cạnh tu viện Larung Gar đang bị Trung Cộng triệt phá, cung điện khổng lồ Potala được coi là một kỳ quan không chỉ của dân tộc Tây Tạng mà còn của toàn nhân loại. Nằm ở trái tim của thành phố Lhasa, thủ phủ Tây Tạng, cung điện Potala được coi là viện bảo tàng sống động nhất cho văn hóa Tây Tạng và là biểu tượng quyền lực gắn liền với các đời Tạng Vương và Đạt Lai Lạt Ma.
29/12/2010(Xem: 8943)
51 Địa Danh Bạn Cần Đến Thư Giản và Thưởng Ngoạn
26/12/2010(Xem: 4413)
Ngày 1 tháng 4 thì phải, tôi ghé chân ở Shangri-la, một miền đất khuất nẻo của Vân Nam. Để đến được nơi này, từ Lệ Giang, xe phải đi mấy giờ liền qua một sơn đạo chênh vênh ở độ cao chóng mặt. Tôi đã thấy gì? Trời ạ, giữa một nhân gian tế toái gồm đủ thiên hình vạn trạng của bao thứ bào ảnh ảo tượng, tôi lại bất ngờ nhận ra mình đang hiện hữu ở một nơi chốn mà mọi thứ đều ở mức tối giản.
16/12/2010(Xem: 6159)
Một cư sĩ học giả viết trong một quyển sách đã xuất bản, trong đó có lập lại một lời nói của đức Phật không được đúng như trong kinh đã ghi, điều này có thể tạo cho Phật tử hiểu lệch lạc về đạo Phật dẫn tới một đạo Phật mê tín. Họ nói Đức Phật nói rằng: “… Nếu vị thiện tâm nào đến bốn nơi Thánh địa này thành tâm chiêm bái và đảnh lễ sẽ được nhiều phước báu và duyên lànhvà nếu có vị thiện tâm nào có duyên được trút hơi thở cuối cùngtại một trong những Thánh địa này, chắc chắn người ấy sẽ được tái sanh vào cảnh giới thanh nhàn..”
28/10/2010(Xem: 4231)
Pháp Hội Thủy Lục khởi đầu từ đời Vua Lương Võ Đế. Nhà vua phát tâm Bồ Đề thành kính cung thỉnh Hòa Thượng Chí Công định chế nghi thức lập đàn tràng “Thủy Lục” để cầu siêu cho các oan hồn uổng tử. Các chiến sĩ trận vong trong chiến tranh, xả thân báo quốc, nhưng hương hồn của họ vất vưỡng không nơi nương tựa, những cô hồn vô chủ lang thang khắp nơi, những người chết vì bị trúng đạn, tai nạn trên không, dưới nước, đất bằng, chết vì bệnh dịch, chết oan, chết đuối trên đường vượt biển, các thai nhi sản nạn v.v… Chúng ta đều tác lễ cầu siêu cứu độ tất cả, giúp họ sớm thác sanh về cõi giới an lành. Âm siêu dương thới, pháp giới chúng sanh, đều hàm triêm lợi lạc.
26/10/2010(Xem: 5638)
(VietNamNet) - Đó là chuyến đi Tây Tạng của tôi và nhà thơ Văn Cầm Hải từ ngày 17/9 đến 25/9. Có nhiều cách đến Tây Tạng. Chúng tôi chọn con đường từ Hà Nội đi Nam Ninh, từ Nam Ninh bay sang Thành Đô, rồi từ Thành Đô bay lên Lhasa.
19/10/2010(Xem: 5892)
Lục tổ điện được xây lại vào năm Minh Hoàng Trì thứ 3, Canh Tuất (1490), Nam Hoa Thiền Tự trùng tu lần cuối vào năm Quý Dậu (1933). Trong điện này hiện nay vẫn còn tôn thờ nhục thân của Lục tổ Huệ Năng (sinh đường Trinh Nguyên năm 12, tịch Đường Khai Nguyên năm đầu 638-713), cùng với nhục thân ngài Đại sư Hám Sơn và ngài Đại sư Đan Điền. Nam Hoa Tào Khê – Bửu Lâm Đạo Tràng, nằm cách thành phố Thiều Quan thuộc miền đông nam Trung Quốc 25 km (15,5 dặm), tại thị trấn Tào Khê, huyện Khúc Giang. Địa danh này nằm ở phía bắc tỉnh Quảng Đông, cách sông Bắc Giang vài km, trước đây là một tuyến giao thương giữa miền trung Trung Quốc và Quảng Châu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]