Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

I.

11/03/201104:02(Xem: 9885)
I.

NHỮNG GIAI THOẠI HUYỀN BÍ
Nguyễn Hữu Kiệt dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

CHƯƠNG BA: MỘT ĐỘNG PHÙ THỦY

I.

Mọi người đều biết tên tuổi của ông A. P. Sinnett, Phó Hội trưởng Hội Thông thiên học, có tình thân hữu đậm đà với hai nhà sáng lập và liên hệ mật thiết với mọi ngành hoạt động của Hội trong một thời gian dài.

Sự quen thuộc của ông với chúng tôi bắt đầu bằng một bức thư đề ngày 25 tháng 2 năm 1879, tức chín ngày sau khi chúng tôi đến Bombay. Trong thư đó, với tư cách Chủ nhiệm tờ nhật báo Pioneer, ông bày tỏ ý muốn làm quen với chúng tôi và sẵn lòng công bố trên mặt báo mọi sự kiện lý thú về sứ mạng của chúng tôi ở Ấn Độ.

Cũng như toàn thể báo giới Ấn Độ, nhật báo Pioneer đã đăng tin chúng tôi đến. Trong thư ông Sinnett nói rằng, hồi còn ở London ông đã có nhiều dịp khảo sát một số hiện tượng đồng tử đáng kể, do đó ông cảm thấy thích thú với những vấn đề huyền linh hơn những ký giả thông thường. Vì lẽ những định luật về các hiện tượng này còn chưa được khám phá, những cuộc biểu diễn thường xảy ra dưới những điều kiện không thỏa đáng, và cái trí lực đằng sau các hiện tượng này vẫn còn được giải thích bằng nhiều lý thuyết mâu thuẫn, hỗn độn, không được rõ ràng dứt khoát, nên sự tò mò của ông không được thỏa mãn đúng mức, và lý trí của ông cũng chưa được thuyết phục.

Bức thư trả lời của tôi đánh dấu sự bắt đầu một mối liên hệ quý giá và một tình thân hữu bền bỉ lâu dài. Sự trợ giúp của ông Sinnett đã đến với chúng tôi vào đúng lúc khẩn thiết nhất, và tôi không bao giờ quên rằng Hội Thông thiên học nói chung, và cá nhân chúng tôi nói riêng, đều có một sự biết ơn sâu xa đối với ông.

Vừa rời thuyền lên đất liền không bao lâu, chúng tôi đã được mọi người biết là có khuynh hướng đồng hóa với tư tưởng phương Đông và không có thiện cảm với quan niệm nhân sinh của các giới trong cộng đồng Anh Ấn. Không những vậy, chúng tôi lại định nơi cư trú trong một ngôi nhà hẻo lánh ở trung tâm khu bản xứ của thành phố Bombay, được nghênh đón một cách hứng khởi, nồng nhiệt và được người Ấn Độ chấp nhận như những người đại diện cho nền đạo lý cổ truyền và hoằng khai tôn giáo của chính họ.

Hơn nữa, chúng tôi không đến ra mắt các quan chức trong dinh Chính phủ, cũng không viếng thăm xã giao những nhân vật quan trọng của giai cấp người Âu, vì giai cấp này thật hoàn toàn dốt đặc về Ấn giáo và về dân tộc Ấn, cũng như họ vốn mù tịt về cá nhân chúng tôi. Bởi vậy, đương nhiên chúng tôi không có quyền trông đợi một ân sủng nào từ phía những người đồng chủng của mình, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi bị Chính phủ nghi ngờ là có những ý đồ riêng tư, bí mật.

Không một vị chủ báo Anh Ấn nào khác sẵn lòng có hảo ý với chúng tôi, hoặc có thái độ vô tư trong việc thảo luận về những quan điểm và lý tưởng của chúng tôi. Chỉ có ông Sinnett là người bạn duy nhất và người phê bình vô tư, chân chính của chúng tôi. Ông là một bạn đồng minh có thế lực rất mạnh, vì ông làm chủ tờ nhật báo có ảnh hưởng lớn nhất ở Ấn Độ, và hơn tất cả mọi vị chủ báo khác, ông được sự tín nhiệm và kính trọng của những quan chức thượng cấp trong Chính phủ.

Tôi luôn ngạc nhiên khi nói chuyện với các nhân vật Anh Ấn, vì thấy rằng họ và chúng tôi sống trong những thế giới rất khác biệt nhau trên cùng một đất nước Ấn Độ. Thế giới của họ chỉ là một sự nới rộng nếp sống quen thuộc ở quê nhà, gồm những thú vui tầm thường và những trò tiêu khiển vô vị để giúp cho những giờ phút nghỉ ngơi của họ được ít nhàm chán nhất. Ngược lại, thế giới của chúng tôi là những lý tưởng thấm nhuần đạo lý phương Đông, suy tư cảm nghĩ với những tư tưởng phương Đông, không hề có chút thời gian rảnh để vui chơi hưởng lạc, cũng không bao giờ cảm thấy có nhu cầu về những trò tiêu khiển, những tiệc tùng đình đám, những buổi dạ hội tiếp tân xã giao tầm thường...

Nếu không phải do kinh nghiệm bản thân, người ta không thể tưởng tượng được rằng có một sự tương phản lớn lao và rõ rệt đến như vậy!

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/01/2011(Xem: 3353)
Khi nghĩ về Đức Phật, là Phật Tử, không ai lại không nhớ về bốn thánh tích quan trọng. Đó là vườn hoa Lâm Tỳ Ni (Lumbini Nava), dưới cây hoa Vô Ưu, thành Ca Tỳ La Vệ (Kapilavastu) nay thuộc nước Nepal phía Bắc Ấn Độ, nơi Thái Tử Sĩ Đạt Ta (Siddhartha Gautama) đản sanh. Thứ hai là Bồ Đề Đạo Tràng (Boddha Gaya), tại Buddh Gaya, nay thuộc tiểu bang Bihar, miền Bắc Ấn Độ, nơi Đức Phật thành đạo. Thứ ba là vườn Lộc Uyển (Migadaya nay gọi là Sarnath thuộc xứ Utta Pradesh) (1), nơi Đức Phật thuyết pháp lần đầu tiên . Thứ tư là Câu Thi Na(Kusinagara), nơi Đức Phật nhập Niết Bàn . Nhân ngày Đức Phật Thành Đạo xin sơ lược đôi nét về Bồ Đề Đạo Tràng để ghi nhớ nơi Đức Từ Phụ sau 49 ngày đêm tham thiền nhập định đã thành bậc vô thượng chánh đẵng chánh giác. Kể từ đó sau 49 năm Ngài thuyết giảng kinh pháp đà để lại cho nhân loại một kho tàng kinh điển vĩ đại quí giá.
30/12/2010(Xem: 2763)
Bên cạnh tu viện Larung Gar đang bị Trung Cộng triệt phá, cung điện khổng lồ Potala được coi là một kỳ quan không chỉ của dân tộc Tây Tạng mà còn của toàn nhân loại. Nằm ở trái tim của thành phố Lhasa, thủ phủ Tây Tạng, cung điện Potala được coi là viện bảo tàng sống động nhất cho văn hóa Tây Tạng và là biểu tượng quyền lực gắn liền với các đời Tạng Vương và Đạt Lai Lạt Ma.
29/12/2010(Xem: 8537)
51 Địa Danh Bạn Cần Đến Thư Giản và Thưởng Ngoạn
26/12/2010(Xem: 4032)
Ngày 1 tháng 4 thì phải, tôi ghé chân ở Shangri-la, một miền đất khuất nẻo của Vân Nam. Để đến được nơi này, từ Lệ Giang, xe phải đi mấy giờ liền qua một sơn đạo chênh vênh ở độ cao chóng mặt. Tôi đã thấy gì? Trời ạ, giữa một nhân gian tế toái gồm đủ thiên hình vạn trạng của bao thứ bào ảnh ảo tượng, tôi lại bất ngờ nhận ra mình đang hiện hữu ở một nơi chốn mà mọi thứ đều ở mức tối giản.
16/12/2010(Xem: 5524)
Một cư sĩ học giả viết trong một quyển sách đã xuất bản, trong đó có lập lại một lời nói của đức Phật không được đúng như trong kinh đã ghi, điều này có thể tạo cho Phật tử hiểu lệch lạc về đạo Phật dẫn tới một đạo Phật mê tín. Họ nói Đức Phật nói rằng: “… Nếu vị thiện tâm nào đến bốn nơi Thánh địa này thành tâm chiêm bái và đảnh lễ sẽ được nhiều phước báu và duyên lànhvà nếu có vị thiện tâm nào có duyên được trút hơi thở cuối cùngtại một trong những Thánh địa này, chắc chắn người ấy sẽ được tái sanh vào cảnh giới thanh nhàn..”
28/10/2010(Xem: 3807)
Pháp Hội Thủy Lục khởi đầu từ đời Vua Lương Võ Đế. Nhà vua phát tâm Bồ Đề thành kính cung thỉnh Hòa Thượng Chí Công định chế nghi thức lập đàn tràng “Thủy Lục” để cầu siêu cho các oan hồn uổng tử. Các chiến sĩ trận vong trong chiến tranh, xả thân báo quốc, nhưng hương hồn của họ vất vưỡng không nơi nương tựa, những cô hồn vô chủ lang thang khắp nơi, những người chết vì bị trúng đạn, tai nạn trên không, dưới nước, đất bằng, chết vì bệnh dịch, chết oan, chết đuối trên đường vượt biển, các thai nhi sản nạn v.v… Chúng ta đều tác lễ cầu siêu cứu độ tất cả, giúp họ sớm thác sanh về cõi giới an lành. Âm siêu dương thới, pháp giới chúng sanh, đều hàm triêm lợi lạc.
26/10/2010(Xem: 4959)
(VietNamNet) - Đó là chuyến đi Tây Tạng của tôi và nhà thơ Văn Cầm Hải từ ngày 17/9 đến 25/9. Có nhiều cách đến Tây Tạng. Chúng tôi chọn con đường từ Hà Nội đi Nam Ninh, từ Nam Ninh bay sang Thành Đô, rồi từ Thành Đô bay lên Lhasa.
19/10/2010(Xem: 5299)
Lục tổ điện được xây lại vào năm Minh Hoàng Trì thứ 3, Canh Tuất (1490), Nam Hoa Thiền Tự trùng tu lần cuối vào năm Quý Dậu (1933). Trong điện này hiện nay vẫn còn tôn thờ nhục thân của Lục tổ Huệ Năng (sinh đường Trinh Nguyên năm 12, tịch Đường Khai Nguyên năm đầu 638-713), cùng với nhục thân ngài Đại sư Hám Sơn và ngài Đại sư Đan Điền. Nam Hoa Tào Khê – Bửu Lâm Đạo Tràng, nằm cách thành phố Thiều Quan thuộc miền đông nam Trung Quốc 25 km (15,5 dặm), tại thị trấn Tào Khê, huyện Khúc Giang. Địa danh này nằm ở phía bắc tỉnh Quảng Đông, cách sông Bắc Giang vài km, trước đây là một tuyến giao thương giữa miền trung Trung Quốc và Quảng Châu.
26/09/2010(Xem: 6655)
Phật Quốc Ký Sự
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567