Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 4

02/02/201907:34(Xem: 10827)
Tuần 4
TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
 (TUẦN THỨ 4 THÁNG 1, 2019)
 
Diệu Âm lược dịch

 

 

NEPAL: Đội khảo cổ học bắt đầu công tác khai quật nơi Đức Phật đã trải qua 29 năm cuộc đời

Một đội gồm 10 nhà khảo cổ học từ Anh và Úc, cùng với 20 chuyên gia và 15 sinh viên Nepal thuộc ngành này đã bắt đầu cuộc khai quật tại làng Tilaurakot ( huyện Kapilvastu, Lâm Tì Ni), với mục tiêu là đưa Tilaurakot vào danh sách Di sản Thế giới. Tilaurakot là một thành phố cổ Shakyan của Kapilvastu, nơi Tất Đạt Đa Cồ Đàm đã trải qua 29 năm cuộc đời của Ngài.

Công tác khai quật đã được thực hiện tại 3 nơi khác nhau của Tilaurakot và các nhà khảo cổ nói họ sẽ hoàn thành việc này vào ngày 28-1-2019.

Họ cho biết sẽ thực hiện một cuộc khảo sát địa lý – địa hình, chụp ảnh bằng máy bay không người lái, đi bộ trên thực địa, kinh tế xã hội và khảo sát du khách trong quá trình khai quật. “Việc khai quật này sẽ làm sáng tỏ tầm quan trọng văn hóa của Tilaurakot. Thành phố cổ (Tilaurakot) sẽ sớm được liệt kê trong danh sách Di sản Thế giới,” nhà khảo cổ học cao cấp Prasad Acharya nói.

(tipitaka.net – January 23, 2019)
2019-01-4-000

Khai quật Tilaurakot, nơi Đức Phật đã trải qua 29 năm cuộc đời (Nepal)
Photo: Tipitaka Network

 

 

ẤN ĐỘ: Dzogchen Rinpoche Jigme Losel Wangpo được chọn làm trưởng phái thứ 8 của Phật phái Tây Tạng Nyingma

Dzogchen Rinpoche Jigme Losel Wangpo đã được chọn làm trưởng phái thứ 8 của Nyingma, trường phái lâu đời nhất của Phật giáo Tây Tạng .

Ông đã được bổ nhiệm vào vị trí này vào ngày 15-1-2019 bởi các sư trưởng của các tu viện chính thuộc truyền thống Nyingma, trong đại lễ cầu nguyện lần thứ 30 của Nyingma tại Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ.

Dzogchen Rinpoche Jigme Losel Wangpo sinh tại Sikkim vào năm 1964.

Ngoài việc nhận được sự dạy dỗ cá nhân từ Đức Đạt lai Lạt ma , Dzogchen Rinpoche còn theo học nhiều bậc thầy cao đạo, tất cả các vị này đầu đã giữ vị trí người đứng đầu trường phái Nyingma.

(Buddhistdoor Global – January 22, 2019)

2019-01-4-001

Dzogchen Rinpoche Jigme Losel Wangpo
Photo: tibetanreview.net

 

 

HOA KỲ: Các tượng Phật tại ngôi chùa Tàu ở Flushing bị phá hoại

New York, Hoa Kỳ - Cảnh sát đang tìm kiếm nghi phạm không xác định, bị truy nã vì đã gây hư hại cho các tượng Phật tại một ngôi chùa Phật giáo Trung Hoa ở khu phố Flushing, thành phố New York.

Vụ việc xảy ra bên trong ngôi chùa nói trên vào lúc 11:10 a.m. ngày 16-1-2019.

Kẻ phá hoại này đã bước vào chùa và ném một mảng bê tông lớn vào các tượng Phật, gây hư hại.

Vào ngày 19-1, Sở Cảnh sát New York đã phát đoạn phim video về nghi phạm bị truy nã liên quan đến vụ phá hoại này. Đó là một người đàn ông châu Á cao 5 feet 6 inches, người tầm thước, nặng 155 pounds và khoảng 30 tuổi. Lần cuối được nhìn thấy, kẻ này mặc áo len có mũ trùm đầu màu xám, quần jeans denim màu xanh và mang đôi ủng công nhân xây dựng màu nâu.

(bignewsnetwork.com – January 22, 2019)

2019-01-4-002

Kẻ bị tình nghi phá hoại các tượng Phật tại chùa Tàu ở Flushing, New York
Photo: NYPD

 

 

TRUNG QUỐC: 174 con cáo được giải cứu và đưa về nuôi tại Khu Bảo tồn Phật giáo Cát Lâm

174 con cáo được giải cứu từ một trang trại lông thú đã được đưa về nuôi tại Khu Bảo tồn Phật giáo Cát Lâm ở thị trấn Mẫu Đơn Giang (tỉnh Hắc Long Giang), nơi sẽ hoạt động như ngôi nhà tạm thời cho đến khi một chuồng trại thích hợp cho chúng được xây dựng.

Những con cáo trắng này đã được giải cứu bởi nhà hoạt động vì động vật BoHe, người điều hành một nơi trú ngụ cứu hộ tại Mẫu Đơn Giang cho hơn 2,700 con chó – nhiều con trong số này được cứu khỏi nạn buôn bán thịt chó.

Cô cũng đã được sự ứng trợ của hàng chục tình nguyện viên tận tụy, bao gồm Karen Gifford, một người cứu hộ động vật.

Gifford cho biết họ đã cứu được những con cáo này sau khi biết rằng nông dân đang đống cửa việc kinh doanh lông thú vì thiếu lợi nhuận. Thay vì tặng lũ cáo cho khu bảo tồn, nông dân đã lột da cáo còn sống và lấy thịt của chúng cho những con cáo khác ăn.

Được nuôi trong nhà trước khi bị giết khi chúng còn non tuổi, lũ cáo không bao giờ hoang dã được nên không thể thả chúng vào nơi hoang dã. Thay vì thế, những con cáo này sẽ sống sót trong khu bảo tồn, được bao quanh bởi thiên nhiên và chư tăng.

(LIVEKINDLY – January 24, 2019) 

2019-01-4-003

Những con cáo được giải cứu và đưa về nuôi tại Khu Bảo tồn Phật giáo Cát Lâm, Trung Quốc
Photos: LIVEKINDLY

 

 

HÀN QUỐC: Hòa thượng Jiheo nói về cuộc sống với trà

Là người đã dành cuộc đời mình để trồng cây trà xanh, Hòa thượng Jiheo, 77 tuổi, nói rằng bản chất của văn hóa Phật giáo nằm trong trà.

“Một cuốn sách cổ nổi tiếng ca ngợi trà xanh nói rằng nếu ai uống 7 tách trà, người đó có thể thành Phật. Với mỗi tách trà, cơn khát, sự cô đơn và phiền não của con người dần dần biến mất. Khi một người uống đến tách thứ 7, người đó có thể cảm nhận làn gió nhẹ thổi vào dưới cánh tay không có một chút gió nòa,” hòa thượng nói.

Hòa thượng Jiheo bắt đầu cuộc đời tu sĩ của mình tại chùa Seonam và đã trồng và làm trà tại đó trong 25 năm. Khi 50 tuổi, ông đến ngôi chùa Geumdun bỏ hoang và trùng tu chùa này từ năm 1990 đến nay. Sống một mình tại chùa Geumdun, ông “lập trang trại” cho khoảng 6,600 m2 cây trà hoang dã, trong số đó có những cây đến 700 năm tuổi, và trồng cây trà con trên 33,000 m2 đất trên sườn đồi gần đó để bảo tồn giống cây trà xanh Hàn Quốc.

Hào thượng Jiheo cho biết: Khác với trà Tàu hoặc Nhật, trà hoang dã Hàn Quốc được thu hoạch theo cách truyền thống thủ công và được sao từ 9 đến 10 lần.  

(koreatimes.co.kr – January 28, 2019)

2019-01-4-0042019-01-4-005
Hòa thượng Jiheo pha trà xanh do chính ông trồng và sao
Photos: Choi Won-suk

 

 

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới
 

quadiacau_thegioi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/05/2011(Xem: 23772)
Trước khi thành Thiền sư, Trúc Lâm đại sĩ đã từng làm vua nước Đại Việt. Đó là vua Trần Nhân Tông, người đã từng đẩy lui cuộc xâm lăng của quân Mông Cổ.
25/03/2011(Xem: 3659)
Chắc hẳn ai cũng từng nghe hoặc từng quen biết một người họ Nguyễn. Trên trường quốc tế, đó là một dấu hiệu nhận diện người gốc Việt. Nhưng tại sao gần 40% người Việt lại có chung một họ Nguyễn này? Nếu căn cứ theo tỉ lệ này, cứ ba người dân Việt Nam có ít nhất một người mang họ Nguyễn. Những người mang họ Nguyễn trên toàn thế giới có khoảng 90 triệu người, tức là nhiều thứ ba sau họ Lý và họ Trương của Trung Quốc.
22/03/2011(Xem: 5569)
Cuối 1973, tuy xuất gia đã 10 năm, tương chao đã thấm tận vào máu tủy, lại chuẩn bị làm sinh viên Cao Đẳng Phật Học Hải Đức, chúng tôi đúng tuổi phải bị VNCH gọi động viên phải đi lính [ai xúi Thiệu ra lệnh TT Đạm hăm ngưng cấp hoãn dịch tu sỹ?] Chính thời điểm 1973-4 lúc ĐĐ Liễu Minh nói bài nầy, ngài 40 tuổi, trong tinh thần lên án chống lại chế độ VNCH khi họ rục rịch ban hành Luật Tổng Động Viên, không cho ai được hoãn dịch kể cả Tu sỹ PG.
06/03/2011(Xem: 39225)
Đạo Phật là đạo của chân lý cần phải học nhiều, suy nghĩ kỹ, trước sau dùng ba môn học chính là giới, định, tuệ mà trừ diệt ba món độc trong tâm là tham, sân, si.
19/01/2011(Xem: 5362)
Hoàng Lê Nhất Thống Chí - Ngô Gia Văn Phái
18/01/2011(Xem: 10161)
Theo dòng thời gian, Việt Nam đã có một nền sử học truyền thống với những bộ quốc sử và nhiều công trình nghiên cứu, biên soạn đồ sộ như: Đại Việt sử ký; Đại Việt sử ký toàn thư; Phủ biên tạp lục; Gia Định thành thông chí; Đại Nam nhất thống chí… Nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của sử học, các nhà sử học nước ta luôn đi sâu nghiên cứu toàn diện các vấn đề trong lịch sử Việt Nam. Các công trình được biên soạn trong thời gian qua đã làm phong phú thêm diện mạo nền sử học Việt Nam, góp phần truyền bá kiến thức lịch sử tới các tầng lớp nhân dân.
01/01/2011(Xem: 5156)
Hôm nay là 30-4, ngày kỷ niệm chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Năm ngoái, anh đã có một bài trò chuyện với VietnamNet. Năm nay, chúng tôi cũng mời anh tiếp tục chuyện trò như thế, không phải vì một mục tiêu chính trị nào, mà để góp phần vào việc nghiên cứu nghiêm túc các phong trào tranh đấu ở các đô thị miền Nam cũ, nghiên cứu sử hiện đại. Đề nghị anh nói về phong trào Phật giáo, tuy biết anh rất ngần ngại. Tại sao anh ngần ngại?
25/12/2010(Xem: 9485)
Phật giáo là một tôn giáo được đức Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni) truyền giảng ở miền bắc Ấn Độ vào thế kỷ thứ 6 TCN. Do đạo Phật được truyền đi trong một hơn hay 2500 năm và lan ra nhiều nơi cho nhiều chủng tộc nên lịch sử phát triển của nó khá đa dạng về các bộ phái cũng như là các nghi thức và phương pháp tu học. Ngay từ buổi đầu, đức Thích Ca, người truyền đạo Phật, đã thiết lập được một giáo hội với các luật lệ hoạt động chặt chẽ của nó. Nhờ vào sự uyển chuyển của giáo pháp, đạo Phật có thể thích nghi với các hoàn cảnh chế độ xã hội, con người, và tập tục ở các thời kỳ khác nhau, nên ngày nay Phật giáo vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển ngay cả trong các nước có nền khoa học tiên tiến như Hoa Kỳ và Tây Âu.
19/12/2010(Xem: 9622)
Lịch sử Việt Nam từ thời Mê Linh liệt nữ trở về trước luôn là sự khơi gợi khám phá và thách thức cho bản thân tôi. Bằng những con đường không “chiêu thức” của một kẻ viễn kiến ngôi đền sử học, tôi đã tự tìm hiểu khoảng thời gian kia bằng dăm bài viết, có tham khảo một số sách vở và thư tịch cổ Việt Nam cũng như Trung Quốc. Khi hệ thống những bài viết này [1] hoàn thành, cũng là lúc nhận thức của tôi về thời bán sử Việt Nam bước qua một trang mới. Những nhầm lẫn và mâu thuẫn lộ liễu sẽ được thanh lọc, mạch sử đơn lẻ được tổng hợp lại để thành trang viết mới dài hơi hơn, cụ thể hơn. Tóm tắt nghiên cứu:
18/12/2010(Xem: 17129)
Từ thơ ấu, Tuệ Trung đã được khen là thông minh và dịu dàng. Giữ chức Thống Đốc Hồng Lô (bây giờ là tỉnh Hải Dương), ngài đã hai lần đẩy lui quân Mông Cổ xâm lược, và được thăng chức Tiết Độ Sứ trấn cửa biển Thái Bình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]