Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tháng 1

08/09/201520:39(Xem: 15005)
Tháng 1

TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

THÁNG 01.2012

Diệu Âm lược dịch

 

 

ẤN ĐỘ: Ngôi sao Hollywood tham dự nghi lễ Kalachakra (Pháp hội Thời Luân) tại Phật Già Da

 

Ngôi sao điện ảnh Mỹ Richard Gere đã đến Phật Già Da và tham dự một buổi thuyết pháp của Đức Đạt lai Lạt ma vào ngày 1-1-2012, ngày đầu tiên của nghi lễ 10 ngày Karachakra vì hòa bình thế giới.

Gere sau đó đã gặp Đức Đạt lai Lạt ma và viếng ngôi đền Đại Bồ đề linh thiêng nhất của Phật giáo và một số nơi khác. Trong mấy ngày tiếp theo, ông cầu nguyện, cúng bái tại đền Đại Bồ đề và nghe các buổi thuyết pháp.

Nổi tiếng qua những phim như Người đàn bà Xinh đẹp (Pretty Woman) và Cô dâu Chạy trốn (Runaway Bride), Richard Gere được xem là một trong những đệ tử nổi tiếng nhất của Đức Đạt lai Lạt ma. Ông thường xuyên đến viếng Dharamsala, trụ sở của chính phủ Tây Tạng lưu vong tại bang Himachal Pradesh, Ấn Độ.

(IANS - January 2, 2012)

 

2012-01-000

Richard Gere đang nghe Đức Đạt lai Lạt ma thuyết pháp vào ngày đầu tiên của lễ hội Kalachakra - Photo: Altaf Qadri/AP 

 

 

 

THÁI LAN: Số người tham gia cầu nguyện cho Năm Mới gia tăng

 

Bangkok, Thái Lan - Hơn một triệu người trên khắp nước Thái Lan đã tham dự lễ cầu nguyện "qua năm" tại các chùa vào đêm giao thừa của năm mới 2012.

Khảo sát ngẫu nhiên tại các tỉnh ghi nhận có khoảng 20 chùa tổ chức lễ cầu nguyện, số người tham dự tại mỗi chùa là khoảng 10 nghìn - với 80% là thanh thiếu niên và người trong độ tuổi lao động. Do số người cầu nguyện có xu hướng gia tăng, Văn phòng Phật giáo Quốc gia sẽ chính thức khảo sát về số người tham dự để làm cơ sở cho việc lập kế hoạch công tác của cơ quan này.

Trợ lý trụ trì Chùa Sa Ket ở Bangkok là Trưởng lão Wichidhammapon nói rằng cuộc vận động cầu nguyện đã thành công. Chỉ riêng chùa này đã có hơn 30.000 người tham dự lễ cầu nguyện.

Đây là cuộc vận động cầu nguyện do hội Tăng già Tối cao, Văn phòng Phật giáo Quốc gia và chính phủ tổ chức.

(The Nation - January 2, 2012)

 

2012-01-001

Lễ cầu nguyện cho Năm Mới 2012 tại một chùa ở Thái Lan - Photo: The Nation



 

HÀN QUỐC: Thượng tọa Jigwan, nguyên trưởng hội đồng quản trị tông phái Tào Khê, viên tịch tại Seoul

 

Ngày 2-1-2012, Thượng tọa Jigwan đã viên tịch tại Chùa Gyeongguk ở Seoul, thọ 80 tuổi. Lễ hỏa táng của ông sẽ được cử hành vào ngày Chủ nhật 8-1-2012.

Là một vị lãnh đạo của tông phái Phật giáo Tào Khê lớn nhất Hàn quốc, Thượng tọa Jigwan từng giữ một số cương vị là Sư trưởng Chùa Haein ở Tỉnh Nam Gyeongsang, Viện trưởng trường Đại học Dongguk và trưởng hội đồng quản trị của tông phái này từ năm 2005 đến 2009.

Nổi tiếng về niềm đam mê của ông đối với việc học hành, Thượng tọa Jigwan đã thành lập Trung tâm Văn hóa Phật giáo Gasan và xuất bản những sách viết về các nhà sư nổi tiếng trong lịch sử Hàn quốc. Ông được trao tặng huân chương văn hóa và một số giải thưởng khác.

(Yonhap - January 2, 2012)

2012-01-002

 Thượng tọa Jigwan  -   Photo: Yonhap

 

 

 

MÃ LAI: Chùa Pháp Nguyên ở Kuching bán hàng gây quỹ từ thiện

 

Kuching, Saraawak - Chùa Pháp Nguyên, một Phật tự dành cho thanh niên ở Kuching, đã quyên được một lượng tiền mặt lớn cho việc từ thiện vào năm 2011.

Lúc 7 giờ tối đêm giao thừa, một phát ngôn viên của chùa đã thông báo thu được tổng cộng hơn 15.000 ringgit Mã Lai từ 30 gian hàng - bán đủ thứ: bánh ngọt, kem...và các mặt hàng trang trí Tết Nguyên Đán.

Trưởng ban tổ chức là ông Tnay Siong Leng nói rằng số tiền này sẽ được chia đều cho 4 tổ chức phi chính phủ , bao gồm Hội Ung thư của Trẻ em Salawak, Nhà Cheshire ở Kuching, Hội Người Mù ở Sarawak và Pibakat - một hiệp hội dành cho cha mẹ có con bị khuyết tật.

Ông Tnay nói đêm giao thừa đã được chọn cho việc bán hàng từ thiện của chùa Pháp Nguyên vì "hầu như không ai làm việc vào ngày hôm qua, vì vậy tất cả họ đều có thể đến để giúp đỡ".

(Urban Dharma - January 4, 2012)

 

 


CAM BỐT: Tu viện cổ Banteay Chhmar - Đền 'Angkor thứ hai' của Cam Bốt

 

Sau 8 thế kỷ bị lãng quên, Tu viện Phật giáo Banteay Chhmar (BC) cổ xưa ở tây bắc Cam Bốt đang thu hút một nhóm khảo cổ học và một dòng người đến tham quan.

Vua Jayavarman VII, được xem là vị vua vĩ đại nhất của đế chế Angkor, đã xây khu liên hợp tu viện BC rộng lớn tại một trong những vùng hoang vắng và khô cằn nhất của đất nước, cách kinh đô Angkor của ông khoảng 150 dặm.

Bị bỏ hoang trong nhiều thế kỷ, mãi đến năm 2007 tu viện BC mới đón chào du khách, sau khi những quả mìn cuối cùng đã được tháo gỡ, và nạn trộm cướp quấy nhiễu nơi này vào thập kỷ 1990 phần lớn đã bị ngăn chận.

Một năm sau, Quỹ Di sản Toàn cầu có trụ sở tại California, Hoa Kỳ, bắt đầu công việc ở BC dưới sự kiểm soát tổng thể của Bộ Van hóa Cam Bốt. Dự án phục chế tu viện BC được chi mỗi năm khoảng 200.000 usd.

(Buddhist Channel - January 6, 2012) 

 

2012-01-003

 Việc phục chế tiếp tục tiến hành chung quanh một trong số 34 tháp tại tu viện Phật giáo Banteay Chhmar ở tây bắc Cam Bốt - Photo: AP



 

SINGAPORE: Nhà nghỉ dưỡng Phật giáo Singapore tặng người nghèo 670.000 S$

 

Singapore - Nhà Nghỉ dưỡng Phật giáo Singapore tặng người nghèo hơn 670.000 S$ (đô la Singapore) nhân dịp Tết Nguyên Đán.

Trích từ Quỹ Phúc lợi, Nhà Nghỉ dưỡng Phật giáo đã phát số gói quà màu đỏ với số tiền nói trên - mức cao nhất kể từ khi tổ chức này bắt đầu việc phát các gói đỏ vào năm 1949.

Dự kiến có hơn 11.000 người được nhận quà, bao gồm người già và người tàn tật đã đăng ký với các Hội đồng phát triển Cộng đồng.

Giấm đốc Lee Bock Guan của Nhà nghỉ dưỡng nói: "Giá cả của cà phê, đồ uống và các chi phí hàng ngày đã tăng lên. Điều này thật khó khăn cho người già ăn Tết Nguyên Đán, vì vậy chúng tôi nhận biết được cần phải tăng bao nhiêu tiền cho số gói đỏ của chúng tôi. Năm ngoái chúng tôi tặng 150 S$. Và năm nay, chúng tôi đã tăng lên khoảng 20%".

Nhà Nghỉ dưỡng Phật giáo cũng đã tặng Quỹ Thận Quốc gia 60.000 S$ để làm trợ cấp giao thông vận tải cho bệnh nhân nghèo.

(The Buddhist Channel - January 11, 2012) 


 

 

THÁI LAN: Triển lãm xá lợi Răng Phật

 

Xá lợi Răng Phật của nước Bhutan đang được triển lãm tại Chùa Phra Sing Worawiham ở tỉnh Chiang Mai, nam Thái Lan, thu hút hàng nghìn tín đồ địa phương và du khách.

Các quan chức từ Văn phòng Phật giáo Quốc gia Thái Lan đã chuyển xá lợi từ Bangkok đến Chiang Mai bằng máy bay. Một lễ cung nghinh xá lợi được tổ chức từ Phi trường Chiang Mai đến Chùa Phra Sing Worawiham để trưng bày tại chánh điện của chùa.Xá lợi được triển lãm tại đây cho đến ngày 19-1-2012, sau đó sẽ được chuyển đến trưng bày tại 2 tỉnh Songkhla và Khon Kaen, rồi chuyển về Bangkok để trao trả cho Bhutan vào ngày 20-2-2012.

Bhutan đã cho Thái Lan mượn xá lợi để triển lãm tại Bangkok, như một phần của các buổi lễ mừng sinh nhật thứ 84 của Vua Thái Lan vào tháng 12-2011.

(BBS - January 8, 2012)   

 

2012-01-004
2012-01-005

Lễ rước xá lợi Răng Phật đến Chùa Phra Sing Worawiham và trưng bày tại chánh điện của chùa này - Photo: BBS

 

 

 

ẤN ĐỘ: Phát hiện cột trụ cổ có khắc tượng đức Phật

 

Một cột trụ cổ có chạm khắc tượng Đức Phật đã được phát hiện gần một bảo tháp Phật giáo ở thị trấn Nala Sopara (bang Maharashtra) vào ngày 6-1-2012. Bảo tháp này thuộc sự quản lý của Ban Khảo sát Khảo cổ Ấn Độ (ASI).

Sư cô Sangamitra, người sáng lập Tịnh xá Phật giáo địa phương nói, "Được phát hiện khi các công nhân đang đào đất để làm phần nền móng cho một khu vườn, cột trụ này là một bằng chứng của chuyến thăm làng Sopara của Đức Phật".

Sau khi tìm thấy cột trụ, công việc đào bới đã được ngưng lại. Các quan chức ASI và các sử gia sẽ kiểm tra trước khi chuyển trụ đến nơi an toàn.

Chính quyền bang, cùng với Tập đoàn Vasai-Vira, đang tiến hành việc chuyển hóa bảo tháp thành một điểm du lịch quốc tế. Khu bảo tháp sẽ gồm có các trung tâm thiền định, một bảo tàng và một rạp chiếu các phim về bảo tháp Phật giáo này.

Trước đây, các chữ khắc A Dục từ làng Sopara đã được phục hồi. Và trong một cuộc khai quật, người ta đã phát hiện một bảo tháp Phật giáo và 8 tượng Phật bằng đồng có niên đại từ thế kỷ thứ 8 đến thứ 9 trong một hộp lớn bằng đá.

(TNN - January 9, 2012)

 

 

 

TÍCH LAN: 800 Tăng sĩ được tặng sách học

 

Dưới sự bảo trợ của Ban Quản trị hội Bồ đề Kalutara, Thượng tọa Neluwe Sudammanada đã trở thành một trong số 800 tăng sĩ được nhận tất cả sách giáo khoa bắt buộc cho các nghiên cứu của trường học.

Trong phần phát biểu, Thượng tọa Sudammanada nhấn mạnh tầm quan trọng của lòng quảng đại rộng rãi mà nhờ đó các tăng sĩ có thể tiếp tục việc học. Những hoạt động loại này lập nên vị trí giáo dục của cộng đồng Tăng đoàn địa phương. Số sách giáo khoa đã tặng này có trị giá 1 triệu Rupee.

Thượng tọa nói, "Chúng tôi là những người nhận thật may mắn, bởi vì chúng tôi không chỉ nhận được sách học, mà còn được một cơ hội lớn để đạt được kiến thức. Mục đích của chúng tôi là trở thành những nhà sư uyên bác trong khi tu tập theo lời dạy của Đức Phật".

(dailynews.lk - January 14, 2012)

 

2012-01-005

Thượng tọa N. Sudammananda phát biểu về việc được tặng sách học - Photo: Divakara Mohotti

 

 

 

THÁI LAN: Các sách Phật học được chuyển thành kỹ thuật số

 

Thượng tọa Trưởng lão Brahmagunabhorn là nhà văn nổi tiếng về Phật giáo. Các sách của ông có nhiều chủ đề, từ đạo đức cho đến sự liên quan của Phật giáo trong xã hội hiện đại.

Năm 1994, UNESCO đã trao tặng ông Giải thưởng Giáo dục hòa bình, công nhận sự đóng góp của ông cho giáo dục.

Trong nhiều thập kỷ qua, ông đã viết hơn 350 cuốn sách về Phật giáo, về sự liên quan với xã hội và sự ứng dụng của Phật giáo trong nhiều lĩnh vực khoa học và luật lệ hiện đại.

Gần đây, các đệ tử và học viên của Thượng tọa Brahmagunabhorn đã đưa ra một dự án chuyển hóa tất cả nguồn văn chương của ông thành định dạng sách điện tử, để các tác phẩm của ông có thể đến được với lượng độc giả rộng lớn hơn.

Ông là tác giả của cuốn Phật Pháp, một tác phẩm văn học lớn về Kinh Tam Tạng, vốn được sự tán thưởng từ khắp nơi như là một kiệt tác về Phật giáo.

Đến nay toàn bộ 350 cuốn sách ông viết đã được chuyển thành sách điện tử, để thế hệ trẻ có thể truy cập công trình của ông thuận tiện hơn.

(Bangkok Post - January 14, 2012)

 

2012-01-006

Thượng tọa Brahmagunabhorn  - Photo: Bangkok Post

 

 

 

NEPAL: Cuộc vận động nhằm thu hút du khách đến Lâm Tì Ni

 

 

Lâm Tì Ni, Nepal - Ngày 14-1-2012, Tổng thống Nepal Ram Baran Yadav đã công bố một cuộc vận động để thu hút hàng trăm nghìn du khách và người hành hương đến viếng Lâm Tì Ni trong năm nay.

Tổng thống Yadav nói Nepal mong muốn chào đón Phật tử và tín hữu hòa bình đến Lâm Tì Ni, là nơi tương truyền Đức Phật đản sinh cách đây 2.555 năm.

Có khoảng 3.000 người tập trung để dự lễ phát động cuộc vận động này tại Vườn Lâm Tì Ni, vốn đã được phát triển với việc trồng cây và xây dựng các ao và các tu viện, và là một điểm đến phổ biến đối với Phật tử trên khắp thế giới.

Các nhà tổ chức nói họ hy vọng hàng trăm nghìn du khách sẽ đến Lâm Tì Ni trong năm nay.

(AP- January 15, 2012)

 

2012-01-008
Tổng thống Nepal cầm ngọn đuốc hòa bình trong lễ phát động cuộc vận động nhằm thu hút du khách đến Lâm Tì Ni

2012-01-009
Các nghệ sĩ diễn một vở kịch về cuộc đời của Đức Phật - Photos: AP

 

 

 

HOA KỲ: Hội Phật giáo Đài Loan Từ Tế hành lễ Năm mới Âm lịch tại Cedar Grove, New Jersey

 

Ngày 10-1-2012, tại thị trấn Cedar Grove ở bang New Jersey, Văn phòng Khu vực Trung-Đại Tây Dương của Hội Từ Tế đã tổ chức lễ cầu phước Tất niên và Tết Âm lịch, với sự tham dự của hàng trăm hội viên. Buổi lễ nhằm bày tỏ lòng biết ơn các tình nguyện viên và hội viên Từ Tế ở địa phương và trên toàn cầu về sự cống hiến và tiếp tục bảo trợ của họ.

Các phim video được trình chiếu để nhìn lại những nỗ lực và sự tiến bộ đã đạt được trong năm 2011 của Từ Tế trong các nhiệm vụ của họ về Từ thiện, Y tế, Giáo dục và Văn hóa Nhân văn. Các tình nguyện viên đã đi khắp thế giới để giúp những người bị ảnh hưởng bởi những điều kiện bất lợi do thiên tai.

Buổi lễ diễn ra với các nghi thức, cùng với phần văn nghệ và cầu nguyện. Các hội viên Từ Tế và khách mời còn nhận được những phong bì đỏ Huệ Phước do người sáng lập hội là ni sư Cheng Yen gửi chúc.

(Verona-Cedar Grove Patch - January 17, 2012)


2012-01-010
Văn phòng Hội Từ Tế tại Cedar Grove, New Jersey

2012-01-011
Phong bì đỏ do các tình nguyện viên Từ Tế ở Đài Loan làm bằng thủ công, bên trong có chứa những hạt gạo, một đồng xu kỷ niệm và lời chúc phúc Phước Huệ của Ni sư Cheng Yen


2012-01-012
Các Hội viên Từ Tế xếp hàng để nhận Phong bì Đỏ Huệ Phước của Ni sư Cheng Yen

2012-01-013

Chư ni, các vị khách mời danh dự và các ủy viên tham gia Lễ Nến Liên hoa - Photos: V-CGP

 

 

PAKISTAN: Phục hồi một nghệ thuật bị mất và một nền văn minh bị lãng quên

 

 

Islamabad, Pakistan - Shafeeq Ahmed là một trong số vài nghệ sĩ cuối cùng còn lại của loại hình nghệ thuật Gandhara. Vào ngày 10-1-2012, tại  Hội đồng Nghệ thuật Rawalpindi, ông đã triển lãm các bản sao của mình về các tác phẩm Phật giáo điêu khắc đá cổ xưa.

Tham tán Đại sứ quán Nhật Bản Toshikazu Isomura đã khánh thành cuộc triển lãm - đây là điều thích hợp, vì nghệ thuật Gandhara được cho là có chung những đặc điểm với nền nghệ thuật Nhật Bản.

Sau khi khánh thành, ông Isomura được nghệ sĩ Ahmed thuyết minh về mỗi tác phẩm triển lãm. Ông Ahmed cũng bày tỏ với nhà ngoại giao Nhật về sự cần thiết phục hồi loại hình nghệ thuật này. Ông nói, "Đây là một nền nghệ thuật cổ xưa - gần 2.500 năm tuổi. Điều đáng buồn là nó đang nhanh chóng trở nên tuyệt tích".

Phát biểu về sự quan tâm của mình đối với nghệ thuật Gandhara, ông Isomura nói rằng loại hình nghệ thuật này có nguồn gốc từ Pakistan trước khi nó đến Nhật Bản, nơi nó được các nghệ sĩ địa phương đón nhận, giúp tạo nên một mối quan hệ giữa 2 nước.

(Buddhist Art News - January 17, 2012)

 

2012-01-014

Các bản sao của các tác phẩm Phật giáo điêu khắc đá được trưng bày tại Hội đồng Nghệ thuật Rawalpindi (Islamabad, Pakistan)  - Photo: MUHAMMAD JAVAID

 

 

 

HÀN QUỐC: Có thêm nhiều chùa đón chào du khách nước ngoài quanh năm

 

Năm nay, 2 ngôi chùa lịch sử Geumsan-sa và Seonun-sa ở tỉnh Bắc Jeolla sẽ mở cửa quanh năm để đón người ngoại quốc có nhu cầu tham gia chương trình ở-tại-chùa.

Vào ngày 10-1-2012, 2 ngôi chùa nói trên cùng với 15 chùa khác đã ký một hợp đồng với Phái đoàn Văn hóa của Tông phái Phật giáo Hàn quốc Tào Khê để gia nhập hàng ngũ các chùa đón tiếp khách nước ngoài. Sự kiện này diễn ra tại Trung tâm Quốc tế Seon, một ngôi chùa nổi tiếng của Tông phái Tào Khê.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn quốc đang mở rộng sự bảo trợ cho các ngôi chùa được chọn, thông qua Phái đoàn Văn hóa của Phật giáo Hàn quốc, trong một nỗ lực mang đến cho du khách nước ngoài sự trải nghiệm văn hóa độc đáo qua chương trình ở-tại chùa.

(Korea.net - January 19, 2012)

 

2012-01-015
2012-01-016

Du khách ngoại quốc tham gia chương trình ở-tại-chùa tại các chùa ở Hàn quốc - Photos: Korea.net

 

 

 

HOA KỲ: Thành phố Phoenix tổ chức lễ hội Nhật Bản Matsuri Thường niên lần thứ 8

 

 

Lễ hội Matsuri thường niên lần thứ 8 sẽ diễn ra tại Công viên Di sản & Khoa học ở trung tâm thành phố Phoenix, Arizona, vào ngày 25 và 26-2-2012. Lễ hội 2 ngày này gồm các cuộc trưng bày đầy màu sắc của nghệ thuật, hàng thủ công và giải trí thuần túy Nhật. Thực phẩm và hàng hóa truyền thống của Nhật sẽ được bày bán.

Ủy ban tố chức lễ hội đã chọn chủ đề cho năm 2012 là Daruma: một búp bê rỗng, tròn truyền thống Nhật Bản theo mẫu hình Bồ Đề Đạt Ma, vị sư tổ Thiền phái của Phật giáo.

Những búp bê này thường là màu đỏ, mô tả một người đàn ông râu quai nón tên gọi Đạt Ma. Búp bê có thể khác nhau về màu sắc và mẫu mã, tùy theo vùng miền cư trú của họa sĩ. Là một món đồ chơi, nhưng búp bê Daruma phong phú về biểu tượng và được người Nhật xem là sự may mắn và lòng kiên nhẫn. Một vị thầy hiện đại, năng động của Phật giáo có thể sử dụng búp bê này cùng với việc định hướng mục đích và với sự thành đạt.

(World Book and News - January 20, 2012)

 

2012-01-016

Búp bê Daruma trong poster quảng bá lễ hội Matsuri lần thứ 8 tại Phoenix, Arizona - Photo: WB&N

2012-01-018 

 

Các mẫu búp bê Daruma  - Photos: Google

 

 

 

MIẾN ĐIỆN: Sư trưởng Tu viện Myawady Mingyi dạy thiền định cho bệnh nhân HIV/AIDS

 

Mandalay, Miến Điện - Đại đức Ariya Vumsa, 63 tuổi, là trụ trì Tu viện Myawady Mingyil, nơi ông dạy cho trên 100 tăng sĩ và sa di về thiền định như một phần của việc tu tập của họ. Nhưng ông còn vượt cao hơn và xa hơn vai trò chuẩn mực của một nhà sư chủ trì bằng việc dạy thiền định cho một nhóm học viên khác: những bệnh nhân HIV/AIDS.

Sư Trụ trì Ariya Vumsa cho biết có từ 15 đến 20 bệnh nhân HIV/AIDS, phần lớn là phụ nữ nghèo, đi bộ hoặc xe đạp đến tu viện khi có dịp để được dự một khóa thiền trong một ngày và một bữa ăn lành mạnh.

Vị Trụ trì nói, "Họ nghèo và không được ăn đàng hoàng, vì vậy với thực phẩm bổ dưỡng, chúng tôi thu hút họ đến với việc luyện tập. Nhưng chỉ cung cấp thức phẩm và thuốc men thì không có ý nghĩa gì. Chúng tôi còn phải giúp họ được hưởng sự tịnh tâm và hiểu được giá trị của cuộc sống".

(Urban Dharma - January 22, 2012)


2012-01-019
Đại đức Ariya Vumsa - Photo: Zaw Min Maung




HOA KỲ: Trung tâm Clark triển lãm về tranh tượng chư vị Hộ pháp của Phật giáo Nhật Bản



Hanford, California - Từ ngày 4-2 đến 28-4-2012, Trung tâm Clark về Nghệ thuật và Văn hóa Nhật Bản sẽ có cuộc triển lãm "Uy Nộ Vương và Từ Bi Bồ Tát: Những vị Hộ pháp của Phật giáo".

Cuộc triển lãm mùa xuân sắp tới này sẽ trưng bày các hình thức da dạng của các vị hộ pháp và thiên vương Phật giáo, và giải thích về mục đích của chư thần qua các hiện vật có niên đại từ thế kỷ thứ 12 đến 14, bao gồm tác phẩm điêu khắc Phật giáo,  một khay dâng lễ tạ bằng đồng và các tranh cuộn phức tạp của Phật giáo.

Điểm nổi bật của triển lãm là một tranh cuộn mô tả Đức Phật nhập niết bàn, được vẽ vào năm 1682.

Các tranh chư thần thuộc thế kỷ thứ 17 đến 19 cũng được trưng bày.

Phó quản lý trung tâm là Sabine Neumann nói, "Cuộc triển lãm giới thiệu sự tương phản giữa các vị từ bi bồ tát và uy nộ vương, vốn thường bị nhầm lẫn là ma quỷ do ngoại hình đáng ghê sợ của họ".

(Buddhist Art News - January 25, 2012)


* Tranh, tượng trong số hiện vật trưng bày trong cuộc triển lãm "Uy Nộ Vương và Từ Bi Bồ Tát: Những vị hộ pháp của Phật giáo" tại Trung tâm Clark (Hanford, California):

 

2012-01-020
Tượng Hộ pháp Đại Oai Đức - tạo tác vào thế kỷ 13 - Photo: Buddhist Art News

2012-01-021

Tranh cuộn 9 x 6 feet: Đức Phật nhập niết bàn - Photo: Buddhist Art News


 

ÚC ĐẠI LỢI: Các kế hoạch lớn cho Tu viện Bồ đề Lâm tại Tullera

 

Giấc mơ đã lâu của Thượng tọa người Úc Pannyavaro về việc thành lập một trung tâm thiền định và tu tập tại vùng Northern Rivers, bang New South Wales (NSW) sắp được tiến hành.

Vào năm 2005, sau khi tu tập tại Miến Điện và Tích Lan trở về, Thượng tạo Pannyavaro đã thành lập Tu viện Bồ đề Lâm rộng gần 40 héc-ta tại Tullera, NSW. Tu viện trở thành một cột mốc và là trung tâm thực hành Phật giáo địa phương.

Do không có trung tâm nào như vậy tại vùng bắc Sydney, thượng tọa thấy được nhu cầu phát triển "một cộng đồng thiền định để phụng sự cho cả cư sĩ lẫn tu sĩ" tại Úc.

Đơn xin phát triển tu viện 3 triệu đô la này đã được niêm yết tại Hội đồng Thành phố Lismore, NSW, cho đến ngày 27-1-2012.

Tu viện có chức năng là một trung tâm tu học, và nếu được chấp thuận, tu viện sẽ mở các khóa tu cho người Úc và du khách hải ngoại.

Kế hoạch phát triển bao gồm một thiền đường rộng, một bảo tháp Phật giáo và một khu ăn uống - sẽ cho phép các học viên và các nhóm quan tâm dễ dàng đến với các chương trình hơn.

Các khóa tu sẽ có thời hạn từ 1 kỳ cuối tuần cho đến khóa 10 ngày, cung cấp các khóa giảng dạy tu tập dài hơn cho số học viên lên đến 40 người" để giúp mọi người thấm nhuần giáo lý nhà Phật". 

(Northern Star - January 26, 2012)




ĐÀI LOAN: Dạy giáo lý Phật giáo cho trẻ mồ côi châu Phi



Đài Bắc, Đài Loan - Đại sư Hui Li, chủ tịch Trung tâm Chăm sóc A Di Đà Phật (ACC) đã quyết định thành lập các trại mồ côi ở Phi châu sau chuyến thăm thực tế của ông tại Nam Phi vào năm 1992.

Trong chuyến đi ấy, sư Hui Li đã nhìn thấy tác động tàn khốc của HIV/AIDS mà trẻ em Nam Phi phải gánh chịu. Ông nhận thúc rằng giáo lý nhà Phật là giải pháp cho sự đau khổ mà ông đã chứng kiến.

Nhà sư 56 tuổi này nói, "Nguyên tắc cơ bản của Phật giáo là mọi người đều bình đẳng. Thực hành Phật giáo giúp chữa lành cho trẻ em và dạy các cháu cách đối xử tôn trọng với người khác".  

Ông nói thêm rằng, hiện nay, tổ chức phi lợi nhuận của ông đã nhận nuôi hơn 3.000 trẻ mồ côi tại các nước trên khắp lục địa châu Phi.

Trẻ em ở các trại mồ côi được chia thành các nhóm học sinh theo lứa tuổi khác nhau. Điều này giúp trẻ trải nghiệm một cuộc sống xã hội thực sự, vì các em không những sống và học hành chăm chỉ cùng nhau, mà quan trọng hơn, còn chăm sóc cho nhau nữa.

Tuy nhiên, ông nói, mọi nỗ lực đều dựa vào nền văn hóa bản địa châu Phi. Theo cách đó, các em có thể trưởng thành với ý thức đạo đức, và hy vọng tạo được một sự thay đổi môi trường chung quanh như những người lớn.

(buddhistchannel.tv - January 26, 2012)

 



2012-01-022

 

Một trẻ người Phi châu thuộc một trại mồ côi của ACC - Photo: Lee Hsin-Yin


THÁI LAN: Cuộc đi bộ của hơn 1.000 tăng sĩ Thái để cầu phước cho các tỉnh bị lũ lụt

 

Bangkok, Thái Lan - Hơn 1.000 nhà sư đã đi bộ qua 6 tỉnh, đi từ chùa này đến chùa khác, để mang sự bình an và hòa hợp đến với các khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi trận lũ lụt hồi năm ngoái, trận tồi tệ nhất trong 50 năm qua.

Cuộc hành trình bắt đầu tại Chùa Dhammakaya vào ngày 2-1 và kết thúc vào ngày 25-1-2012, sau chuyến đi 365 km đến tất cả các tu viện chính ở 6 tỉnh Pathumthani, Ayudhaya, Supanburi, Nakhon Pathom, Nonthaburi và Bangkok.

Tại mỗi cộng đồng, chư tăng được nhiệt liệt hoan nghênh và ca ngợi bởi cư dân địa phương, bao gồm sinh viên học sinh, giới doanh nghiệp và các quan chức tỉnh. Những cánh hoa hồng được rải dọc theo đường đi của chư tăng như một dấu hiệu tôn kính. Tại mỗi chặng đường đều có tổ chức một lễ cầu nguyện chung.

(WEEKLY BUDDHISM NEWS&REVIEW - January 28, 2012)

 

 

2012-01-023

Chư tăng đi bộ qua 6 tỉnh để khôi phục "hòa bình và hòa hợp" tại các vùng bị lũ lụt - Photo: Asia News

 







Trở về Mục Lục 

Tin Tức Phật Giáo Thế Giới 

quadiacau_thegioi
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/05/2011(Xem: 23994)
Trước khi thành Thiền sư, Trúc Lâm đại sĩ đã từng làm vua nước Đại Việt. Đó là vua Trần Nhân Tông, người đã từng đẩy lui cuộc xâm lăng của quân Mông Cổ.
25/03/2011(Xem: 3676)
Chắc hẳn ai cũng từng nghe hoặc từng quen biết một người họ Nguyễn. Trên trường quốc tế, đó là một dấu hiệu nhận diện người gốc Việt. Nhưng tại sao gần 40% người Việt lại có chung một họ Nguyễn này? Nếu căn cứ theo tỉ lệ này, cứ ba người dân Việt Nam có ít nhất một người mang họ Nguyễn. Những người mang họ Nguyễn trên toàn thế giới có khoảng 90 triệu người, tức là nhiều thứ ba sau họ Lý và họ Trương của Trung Quốc.
22/03/2011(Xem: 5606)
Cuối 1973, tuy xuất gia đã 10 năm, tương chao đã thấm tận vào máu tủy, lại chuẩn bị làm sinh viên Cao Đẳng Phật Học Hải Đức, chúng tôi đúng tuổi phải bị VNCH gọi động viên phải đi lính [ai xúi Thiệu ra lệnh TT Đạm hăm ngưng cấp hoãn dịch tu sỹ?] Chính thời điểm 1973-4 lúc ĐĐ Liễu Minh nói bài nầy, ngài 40 tuổi, trong tinh thần lên án chống lại chế độ VNCH khi họ rục rịch ban hành Luật Tổng Động Viên, không cho ai được hoãn dịch kể cả Tu sỹ PG.
06/03/2011(Xem: 39533)
Đạo Phật là đạo của chân lý cần phải học nhiều, suy nghĩ kỹ, trước sau dùng ba môn học chính là giới, định, tuệ mà trừ diệt ba món độc trong tâm là tham, sân, si.
19/01/2011(Xem: 5410)
Hoàng Lê Nhất Thống Chí - Ngô Gia Văn Phái
18/01/2011(Xem: 10196)
Theo dòng thời gian, Việt Nam đã có một nền sử học truyền thống với những bộ quốc sử và nhiều công trình nghiên cứu, biên soạn đồ sộ như: Đại Việt sử ký; Đại Việt sử ký toàn thư; Phủ biên tạp lục; Gia Định thành thông chí; Đại Nam nhất thống chí… Nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của sử học, các nhà sử học nước ta luôn đi sâu nghiên cứu toàn diện các vấn đề trong lịch sử Việt Nam. Các công trình được biên soạn trong thời gian qua đã làm phong phú thêm diện mạo nền sử học Việt Nam, góp phần truyền bá kiến thức lịch sử tới các tầng lớp nhân dân.
01/01/2011(Xem: 5197)
Hôm nay là 30-4, ngày kỷ niệm chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Năm ngoái, anh đã có một bài trò chuyện với VietnamNet. Năm nay, chúng tôi cũng mời anh tiếp tục chuyện trò như thế, không phải vì một mục tiêu chính trị nào, mà để góp phần vào việc nghiên cứu nghiêm túc các phong trào tranh đấu ở các đô thị miền Nam cũ, nghiên cứu sử hiện đại. Đề nghị anh nói về phong trào Phật giáo, tuy biết anh rất ngần ngại. Tại sao anh ngần ngại?
25/12/2010(Xem: 9654)
Phật giáo là một tôn giáo được đức Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni) truyền giảng ở miền bắc Ấn Độ vào thế kỷ thứ 6 TCN. Do đạo Phật được truyền đi trong một hơn hay 2500 năm và lan ra nhiều nơi cho nhiều chủng tộc nên lịch sử phát triển của nó khá đa dạng về các bộ phái cũng như là các nghi thức và phương pháp tu học. Ngay từ buổi đầu, đức Thích Ca, người truyền đạo Phật, đã thiết lập được một giáo hội với các luật lệ hoạt động chặt chẽ của nó. Nhờ vào sự uyển chuyển của giáo pháp, đạo Phật có thể thích nghi với các hoàn cảnh chế độ xã hội, con người, và tập tục ở các thời kỳ khác nhau, nên ngày nay Phật giáo vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển ngay cả trong các nước có nền khoa học tiên tiến như Hoa Kỳ và Tây Âu.
19/12/2010(Xem: 9671)
Lịch sử Việt Nam từ thời Mê Linh liệt nữ trở về trước luôn là sự khơi gợi khám phá và thách thức cho bản thân tôi. Bằng những con đường không “chiêu thức” của một kẻ viễn kiến ngôi đền sử học, tôi đã tự tìm hiểu khoảng thời gian kia bằng dăm bài viết, có tham khảo một số sách vở và thư tịch cổ Việt Nam cũng như Trung Quốc. Khi hệ thống những bài viết này [1] hoàn thành, cũng là lúc nhận thức của tôi về thời bán sử Việt Nam bước qua một trang mới. Những nhầm lẫn và mâu thuẫn lộ liễu sẽ được thanh lọc, mạch sử đơn lẻ được tổng hợp lại để thành trang viết mới dài hơi hơn, cụ thể hơn. Tóm tắt nghiên cứu:
18/12/2010(Xem: 17371)
Từ thơ ấu, Tuệ Trung đã được khen là thông minh và dịu dàng. Giữ chức Thống Đốc Hồng Lô (bây giờ là tỉnh Hải Dương), ngài đã hai lần đẩy lui quân Mông Cổ xâm lược, và được thăng chức Tiết Độ Sứ trấn cửa biển Thái Bình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]