Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 3

03/09/201519:46(Xem: 13700)
Tuần 3

TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

(TUẦN THỨ 3 THÁNG 8, 2012)

 

Diệu Âm lược dịch

 

 

PHI LUẬT TÂN: Hội Phật giáo Từ Tế giúp quỹ cho việc dọn vệ sinh sau lũ lụt tại Marikina

Nước lũ tại Marikina đã rút gần hết vào cuối tuần trước, nhưng giới chức địa phương vẫn còn công tác dọn dẹp bùn và rác thật khó khăn trên các con đường.

Để bảo đảm nhân lực, chính quyền thành phố và tổ chức từ thiện Phật giáo Từ Tế đã huy động khoảng 1.000 cư dân bị ảnh hưởng lũ lụt để làm công việc này.

Theo chương trình trả ‘tiền mặt-cho-công việc’ của Hội Từ Tế, mỗi cư dân được trả 400 peso một ngày cho việc tham gia các chiến dịch 5-ngày dọn vệ sinh. Đây là tiền từ các qũy từ thiện của hội quyên từ các hội viên mà phần lớn là doanh nhân.

Tiền công hàng ngày có thể giúp ích được trong một thời gian dài cho những nạn nhân thiên tai, để họ có thể đứng dậy trên đôi chân mình.

(Philippine Daily News – August 19, 2012)     

 

2012-8-3-000

Cư dân Marikina dọn vệ sinh sau lũ lụt theo chương trình trả tiền mặt-cho-công việc của Hội Phật giáo Từ Tế - Photo: K.F Mangunay

 

 

HOA KỲ: “Các Tác phẩm Thu thập được của Phật giáo Triều Tiên” được thực hiện trực tuyến

 

Trường Đại học California, LA (UCLA) vừa dịch sang tiếng Anh và thực hiện trực tuyến một bộ sưu tập lớn của các văn bản Phật giáo Triều Tiên với tựa đề “Các Tác phẩm Thu thập được của Phật giáo Triều Tiên”.

Trong lời nói đầu, Giáo sư Robert Buswell, trưởng nhóm dịch thuật của khoa nghiên cứu Phật giáo UCLA, nói, “Các Tác phẩm Thu thập được của Phật giáo Triều Tiên nhằm tạo cho những tác phẩm lớn nhất của truyền thống Phật giáo triều Tiên có thể được tiếp cận bằng những bản dịch tiếng Anh chính xác và phù hợp với thành ngữ”.

Ông giải thích rằng 13 chương mới này sưu tập văn bản Phật giáo Triều Tiên từ thời Tam quốc (bắt đầu vào năm 57) qua suốt triều đại Joseon (kết thúc vào năm 1910). Các văn bản gồm các bài bình luận và giảng dạy, diễn văn và thơ, tài liệu lịch sử và du lịch. Nhiều văn bản được giới thiệu đầy đủ, và các dịch giả đưa ra những trích dẫn tuyển chọn tiêu biểu đối với các văn bản dài hơn.

(Shambala Sun – August 19, 2012)

 

 

BẮC HÀN: Đại lễ cầu nguyện cho sự thống nhất 2 miền Bắc – Nam

 

Bình Nhưỡng – “Đại lễ Phật giáo bắc - nam cầu nguyện cho sự thống nhất đắt nước” đã đồng thời diễn ra tại các chùa chiền trên khắp đất nước vào ngày 15-8-2012.

Các vị chức sắc trong Ủy ban Trung ương của Liên đoàn Phật giáo Triều Tiên và các ủy ban tỉnh, thành phố, quận huyện đã tham dự đại lễ cầu nguyện này cùng chư tăng và tín đồ.

Các nghi lễ đã diễn ra, sau đó là các bài diễn văn và lễ cầu nguyện chung của miền bắc và miền nam vì sự thống nhất đất nước.

(Bignews Network – August 20, 2012)

 

 

MÃ LAI: Hội nghị Phật giáo Thế giới tại Kuala Lumpur

 

Một số tổ chức Phật giáo tại Selangor và Kuala Lumpur sẽ tổ chức Hội nghị Phật giáo Thế giới vào ngày 3 và 4-11-2012 tại Khách sạn Istana, Jalan Raja Chulan, Kuala Lumpur.

Chủ đề của hội nghị là “Vượt qua Cảm xúc Tiêu cực - Tạo Hạnh phúc và Sung túc trong Đời sống Chúng ta”. Mục đích của hội nghị là dành cho những người tìm lời khuyên thiết thực về cách tìm được sự an lạc nội tâm.

Diễn giả chính là hòa thượng Tai Situpa sẽ giáo huấn về việc phát triển một thân tâm lành mạnh.

Và Thượng tọa Wei Wu, sư trụ trì chùa Than Hsiang ở Penang, sẽ chia sẻ những trải nghiệm của ông về việc làm thế nào để công tác xã hội có thể là một biểu hiện của giáo lý Phật giáo về lòng từ bi. Ông là người hết lòng vì các dự án phúc lợi như thành lập và điều hành các nhà trẻ, trại trẻ mồ côi và nhà dưỡng lão trên khắp đất nước Mã Lai.

Ngoài ra còn có một số diễn giả quốc tế khác sẽ tham gia hội nghị.

(nst.com – August 21, 2012)

 

HOA KỲ: Tổ chức Phật giáo Cứu trợ Toàn cầu thông báo sự kiện Đi bộ để Nuôi Người đói năm 2012

 

Tổ chức Phật giáo Cứu trợ Toàn cầu (BGR) đã công bố các thành phố và địa điểm cho các sự kiện gây quỹ “Đi bộ để Nuôi Người đói” năm 2012.

Đây là năm thứ ba BGR tổ chức cuộc đi bộ gây quỹ cho các chương trình cung cấp cứu trợ đến các cộng đồng bị đói và suy dinh dưỡng mãn tính trên khắp thế giới.

Cuộc Đi bộ để Nuôi Người đói bắt đầu vào năm 2010 tại South Orange, bang New Jersey, và mở rộng đến 3 thành phố vào năm 2011. Trong 2 năm đầu, sự kiện này đã quyên được 120.000 usd để ủng hộ cho các nỗ lực nhân đạo của BGR.

Tất cả các cuộc đi bộ năm 2012 sẽ diễn ra từ ngày 6 đến 25 tháng 10 tại các thành phố của 5 tiểu bang, gồm Washington, Michigan, Illinois, New York và California.

(Shambala Sun – August  21, 2012)

 

2012-8-3-001

Hình ảnh của sự kiện Đi bộ để Nuôi Người đói - Photo: shambalasun.com

 

 

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới 

quadiacau_thegioi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/05/2011(Xem: 23772)
Trước khi thành Thiền sư, Trúc Lâm đại sĩ đã từng làm vua nước Đại Việt. Đó là vua Trần Nhân Tông, người đã từng đẩy lui cuộc xâm lăng của quân Mông Cổ.
25/03/2011(Xem: 3659)
Chắc hẳn ai cũng từng nghe hoặc từng quen biết một người họ Nguyễn. Trên trường quốc tế, đó là một dấu hiệu nhận diện người gốc Việt. Nhưng tại sao gần 40% người Việt lại có chung một họ Nguyễn này? Nếu căn cứ theo tỉ lệ này, cứ ba người dân Việt Nam có ít nhất một người mang họ Nguyễn. Những người mang họ Nguyễn trên toàn thế giới có khoảng 90 triệu người, tức là nhiều thứ ba sau họ Lý và họ Trương của Trung Quốc.
22/03/2011(Xem: 5569)
Cuối 1973, tuy xuất gia đã 10 năm, tương chao đã thấm tận vào máu tủy, lại chuẩn bị làm sinh viên Cao Đẳng Phật Học Hải Đức, chúng tôi đúng tuổi phải bị VNCH gọi động viên phải đi lính [ai xúi Thiệu ra lệnh TT Đạm hăm ngưng cấp hoãn dịch tu sỹ?] Chính thời điểm 1973-4 lúc ĐĐ Liễu Minh nói bài nầy, ngài 40 tuổi, trong tinh thần lên án chống lại chế độ VNCH khi họ rục rịch ban hành Luật Tổng Động Viên, không cho ai được hoãn dịch kể cả Tu sỹ PG.
06/03/2011(Xem: 39225)
Đạo Phật là đạo của chân lý cần phải học nhiều, suy nghĩ kỹ, trước sau dùng ba môn học chính là giới, định, tuệ mà trừ diệt ba món độc trong tâm là tham, sân, si.
19/01/2011(Xem: 5362)
Hoàng Lê Nhất Thống Chí - Ngô Gia Văn Phái
18/01/2011(Xem: 10154)
Theo dòng thời gian, Việt Nam đã có một nền sử học truyền thống với những bộ quốc sử và nhiều công trình nghiên cứu, biên soạn đồ sộ như: Đại Việt sử ký; Đại Việt sử ký toàn thư; Phủ biên tạp lục; Gia Định thành thông chí; Đại Nam nhất thống chí… Nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của sử học, các nhà sử học nước ta luôn đi sâu nghiên cứu toàn diện các vấn đề trong lịch sử Việt Nam. Các công trình được biên soạn trong thời gian qua đã làm phong phú thêm diện mạo nền sử học Việt Nam, góp phần truyền bá kiến thức lịch sử tới các tầng lớp nhân dân.
01/01/2011(Xem: 5156)
Hôm nay là 30-4, ngày kỷ niệm chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Năm ngoái, anh đã có một bài trò chuyện với VietnamNet. Năm nay, chúng tôi cũng mời anh tiếp tục chuyện trò như thế, không phải vì một mục tiêu chính trị nào, mà để góp phần vào việc nghiên cứu nghiêm túc các phong trào tranh đấu ở các đô thị miền Nam cũ, nghiên cứu sử hiện đại. Đề nghị anh nói về phong trào Phật giáo, tuy biết anh rất ngần ngại. Tại sao anh ngần ngại?
25/12/2010(Xem: 9485)
Phật giáo là một tôn giáo được đức Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni) truyền giảng ở miền bắc Ấn Độ vào thế kỷ thứ 6 TCN. Do đạo Phật được truyền đi trong một hơn hay 2500 năm và lan ra nhiều nơi cho nhiều chủng tộc nên lịch sử phát triển của nó khá đa dạng về các bộ phái cũng như là các nghi thức và phương pháp tu học. Ngay từ buổi đầu, đức Thích Ca, người truyền đạo Phật, đã thiết lập được một giáo hội với các luật lệ hoạt động chặt chẽ của nó. Nhờ vào sự uyển chuyển của giáo pháp, đạo Phật có thể thích nghi với các hoàn cảnh chế độ xã hội, con người, và tập tục ở các thời kỳ khác nhau, nên ngày nay Phật giáo vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển ngay cả trong các nước có nền khoa học tiên tiến như Hoa Kỳ và Tây Âu.
19/12/2010(Xem: 9621)
Lịch sử Việt Nam từ thời Mê Linh liệt nữ trở về trước luôn là sự khơi gợi khám phá và thách thức cho bản thân tôi. Bằng những con đường không “chiêu thức” của một kẻ viễn kiến ngôi đền sử học, tôi đã tự tìm hiểu khoảng thời gian kia bằng dăm bài viết, có tham khảo một số sách vở và thư tịch cổ Việt Nam cũng như Trung Quốc. Khi hệ thống những bài viết này [1] hoàn thành, cũng là lúc nhận thức của tôi về thời bán sử Việt Nam bước qua một trang mới. Những nhầm lẫn và mâu thuẫn lộ liễu sẽ được thanh lọc, mạch sử đơn lẻ được tổng hợp lại để thành trang viết mới dài hơi hơn, cụ thể hơn. Tóm tắt nghiên cứu:
18/12/2010(Xem: 17129)
Từ thơ ấu, Tuệ Trung đã được khen là thông minh và dịu dàng. Giữ chức Thống Đốc Hồng Lô (bây giờ là tỉnh Hải Dương), ngài đã hai lần đẩy lui quân Mông Cổ xâm lược, và được thăng chức Tiết Độ Sứ trấn cửa biển Thái Bình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]