Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Viễn chinh Nam Kỳ

28/03/201318:51(Xem: 4215)
Viễn chinh Nam Kỳ

Viễn chinh Nam Kỳ

Nguyên tác: Histoire deL’EXPÉDITION DE COCHINCHINE en 1861

Người dịch: Hoang Phong

---o0o---

Lời Tựa

(của người dịch)

Nguyên là một quyển sách do nhà Hachette tại Pháp xuất bản năm 1864. Sách khá xưa, vì thế tôi xin phép được dài dòng kể lại vì đâu lại có quyển sách này trong tay.

Tại Pháp, cứ mỗi năm một hai lần các làng xã tổ chức ngày bán đồ cũ. Ðó cũng là dịp dân trong vùng gặp nhau trò chuyện. Nhà nào có đồ đạc không dùng thì đem ra bán rẻ. Hoặc nhà nào dọn dẹp kho, tầng hầm, nhà xe, có thứ gì không dùng cũng đem ra bán. Có những gian hàng ăn uống vui như ngày hội. Tôi thích đi thơ thẩn dạo xem người lớn gặp nhau, trẻ con nô đùa, xem những thứ lỉnh kỉnh bày la liệt trên mặt đất, những vât kỷ niệm của ông bà họ từ xưa, những đồ dùng trong nhà còn mới hay đã hỏng. Bỗng đi ngang gian hàng của một người thanh niên còn trẻ, anh ta vọt miệng hỏi tôi:

- Ông có mua sách cũ không?

Tôi nhìn thấy trên mặt đất cạnh chân anh chỉ có độ mười quyển sách. Anh ta hiểu ý ngay và giải thích với tôi rằng:

-Có một người buôn bán sách cũ chuyên nghiệp vừa mua hết, chỉ còn có từng đó.

-Anh cho phép tôi lựa nhé!

Chưa kịp ngồi xuống xem thì anh ta đã nhanh nhẹn cuối xuống nhặt lên một quyển sách đưa cho tôi. Quyển sách mốc meo, ẩm uớt, tuy đóng bìa cứng nhưng đã rách nát. Nể nang đứng lại vì lời mời của anh, bây giờ lại nể nang vì anh ta chìa cho tôi quyển sách trước mặt. Quyển sách mốc xanh rất bẩn, vì lịch sự tôi phải cầm. Lật ra trang đầu:

Histoire

de

L’EXPÉDITION DE COCHINCHINE

en 1861

Tôi ít khi đọc sách vớ vẩn, nhưng dù sao thì quyển sách này cũng nói về quê hương tôi, biết đâu có một vài chi tiết hay hay về lịch sử.

Từ ngày nhỏ tôi rất ghét môn sử, không bao giờ thuộc bài. Sử của một nước mà tôi không biết nó ở đâu, địa danh của một trận đánh cũng chẳng biết nó chỗ nào, năm ngàn người chết hay mười ngàn người chết thì cố nhớ để trả bài thế thôi, nếu vô phước mà thầy gọi trúng tên.

Ðã mua thì phải đọc. Nhưng càng đọc thử lại càng thấy nhiều xúc cảm dâng lên trong tôi. Những xúc cảm rất phức tạp, vừa đau đớn, vừa hãnh diện, vừa mỉm cười. Ðau đớn cái đau đớn của tổ tiên tôi, hãnh diện cái hãnh diện của dân tộc tôi, mỉm cười trước cái ngây ngô của lịch sử, cái thật thà dễ thương của con người. Có khi nước mắt chảy quanh nhưng cũng có khi phải bật thành tiếng cười.

Vì thế đã nảy ra cái ý dịch quyển sách này để những người đồng hương với tôi có dịp chia xẻ những cảm xúc trong tôi.

Tác giả có lối văn rất xưa, rắc rối và bóng gió, thường hay dùng chấm phẩy (;) hai chấm (:) câu và ý dài dòng, tôi cố gắng, nếu có thể được, giữ nguyên cách hành văn và cả cách chấm câu của tác giả khi dịch. Cố giữ lối trình bày ý tưởng của tác giả, nhưng cũng phải chuyển thành tiếng Việt Nam thế nào cho gọn gàng, dễ đọc. Câu nào ‘’nữa tây nữa ta’’ thì xin độc giả tha thứ.

Cuối trang thỉnh thoảng có ghi chú, nếu là ghi chú của tác giả thì tôi không thêm gì cả, nếu ghi chú của người dịch, trong mục đích giúp người đọc dễ theo dõi câu chuyện, thì tôi ghi rõ là: (ghi chú của người dịch). Nếu có ghi chú của tác giả lẫn lộn với ghi chú của người dịch thì tôi ghi cả hai cho rõ ràng.

Tên người và địa danh tôi giữ nguyên theo thời đó và theo cách viết trong sách, không thay đổi.

Sách có mười chương, ba trang hình vẽ và phần phụ lục Hình 1 là bản đồ sáu tỉnh Nam kỳ vào thời đó. Hình 2 là bố trí của thành Kì hòa, thành phố Saigon-Chợ lớn và hệ thống sông ngòi chung quanh, rất tiếc là trong quyển sách rách nát của tôi tờ hình số 2 đã mất. Hình 3 là thành Mỹ tho và hệ thống sông ngòi.

Phần phụ lục gồm có sáu phần và sau hết là Sổ tang:

Phụ lục I:Danh sách tổng tham mưu của toàn thể hạm đội đánh chiếm Nam kỳ đặt dưới quyền chỉ huy của phó thủy sư đề đốc Charner, tên từng chiến hạm và sĩ quan chỉ huy, chức vụ và cấp bực của mỗi người, (danh sách chỉ có các sĩ quan chỉ huy trở lên, từ cấp bực hạ sĩ quan trở xuống không ghi, gồm 20 trang trong nguyên bản). Tôi xem như một tài liệu tham khảo nên không dịch.

Phụ lục II:Danh sách, tên tuổi, cấp bực, toàn bộ Quân đoàn viễn chinh Nam kỳ, từ vị nguyên soái tức phó thủy sư đề đốc Charner đến các sĩ quan cấp dưới, lữ đoàn, trung đoàn, tiểu đoàn, đại đội, ban tham mưu, hành chính v.v., từ cấp hạ sĩ quan trở xuống không có trong danh sách, (tất cả 14 trang trong nguyên bản). Tôi không dịch phần này

Phụ lục III:Danh sách những quân nhân được tuyên dương công trạng, (3 trang trong nguyên bản). Tôi chỉ dịch lời tuyên dương của phó đề đốc chỉ huy trưởng, không nêu tên từng người.

Phụ lục IV:Chỉ dụ của hoàng đế Tự Ðức (ngày 4 tháng 11 năm 1860). Tôi cố gắng dịch ngược trở lại thành tiếng Việt, (3 trang trong nguyên bản).

Phụ lục V:Cách xây dựng thành trì của người An nam (gồm 3 trang trong nguyên bản). Phần này có phiên dịch.

Phụ lục VI:Nông trại quân đội và dân quân Ðồn-điền An nam (8 trang). Phần này có phiên dịch.

Sổ tang:Tất cả những người Pháp gục ngã ở Nam kỳ miền dưới cho đến năm 1862. Dịch những giòng mở đầu sổ tang của tác giả. Sổ tang gồm ba phần (không dịch):

Phần 1: Danh sách những người tu hành, chức vụ, ngày chết (5 trang trong nguyên bản)

Phần 2: Danh sách quân nhân thuộc hải quân, cấp bực, ngày chết (25 trang trong nguyên bản)

Phần 3: Danh sách quân nhân thuộc lục quân, cấp bực, ngày chết (35trang trong nguyên bản)

Cuối sách tôi xin phép độc giả được ghi thêm một vài cảm nghĩ của tôi để làm phần kết luận.

Tôi không ngồi đối diện với tác giả để tìm hiểu và hỏi han tác giả. Tôi xin phép được ngồi một bên bàn với tác giả để cùng nhau lật lại một vài trang sử nhỏ của quê hương tôi. Tác giả kể cho tôi nghe những gương oai hùng của người lính viễn chinh, tôi cũng len lén mượn ngòi bút của tác giả để mô tả lại những giọt máu của tổ tiên tôi, những giọt máu rơi rớt trên những thửa ruộng sình lầy. Hình như những giọt máu ấy vẫn còn âm ấm trong tôi.

Bures-Sur-Yvette, 08.03.00

---o0o---

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/09/2013(Xem: 24217)
Không biết tự khi nào, tôi đã lớn lên trong tiếng chuông chùa làng, cùng lời kinh nhịp mõ. Chùa An Dưỡng (xem tiểu sử), ngôi chùa làng, chỉ cách nhà tôi chừng 5 phút đi bộ. Nghe Sư phụ kể lại, chùa được xây dựng vào khoảng từ 1690 đến năm 1708, do công khai sơn của Hòa Thượng Thiệt Phú, người Tàu sang Việt Nam truyền giáo cùng với các thiền sư khác. Trong chuyến đi hoằng pháp vào đàng trong, Ngài đã xây dựng ngôi chùa này. Chùa nằm trên một khu đất cao nhất làng, quanh năm bao phủ một màu xanh biếc của những khóm dừa, những lũy tre làng thân thương.
21/07/2013(Xem: 13510)
Cà Sa Vương khói của Tịnh Minh
19/07/2013(Xem: 11249)
Phật Giáo Việt Nam có sự gắn bó như nước và sữa với dân tộc và đất nước Việt Nam suốt quá trình lịch sử tồn tại và phát triển trên hai ngàn năm qua. Đó là sự thật lịch sử không thể phủ nhận. Trong quá trình tồn tại và phát triển đó, Phật Giáo Việt Nam đã trải qua nhiều cơn thăng trầm, vinh nhục. Nhưng chưa bao giờ Phật Giáo Việt Nam đánh mất bản nguyện hoằng dương Chánh Pháp giải khổ quần sanh và góp phần giữ nước và phát triển đất nước.
17/07/2013(Xem: 14272)
Đọc hết 93 trang của Phúc trình A/5630, lại được xác nhận bởi Kết luận của Biên bản Buổi họp thứ 1280 của Đại Hội đồng LHQ, rồi sau đó được Giáo sư Roger Stenson Clark tham chiếu trong tác phẩm A United Nations High Commissioner For Human Rights của ông, ta có thể khẳng định rằng Phúc trình A/5630 không hề kết luận rằng chính phủ Diệm "không có đàn áp tôn giáo" như cái thế lực đã thù nghịch với Phật giáo từ thời Cố đạo Alexandre de Rhodes gọi Phật Thích Ca bằng “thằng” trong Phép Giảng Tám Ngày, tìm cách xuyên tạc tài liệu để mạo hóa lịch sử từ mấy năm nay.
23/06/2013(Xem: 6237)
Nam Mô Thanh Tịnh Pháp Thân TỲ LÔ GIÁ NA PHẬT Nam Mô Viên Mãn Báo Thân LÔ XÁ NA PHẬT Nam Mô Thiên Bá Ức Hóa Thân THÍCH CA MÂU NI PHẬT Nam Mô Vị Pháp Thiêu Thân THÍCH QUẢNG ĐỨC BỒ TÁT Nam Mô Đại Hùng, Đại Lực CHƯ BỒ TÁT Vị Pháp Thiêu Thân
22/06/2013(Xem: 7237)
Đã tròn nửa thế kỷ trôi qua kể từ ngày Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu. Thời gian đủ để chúng ta bình tâm nhìn lại sự kiện lịch sử nầy để rút ra bài học cho những bước tiến tương lai của dân tộc và cho chính mỗi con người nhỏ bé chúng ta trong cõi ta bà mê muội nầy.
01/06/2013(Xem: 18851)
Cuốn sách Cuộc Tranh Đấu Lịch Sử Của Phật Giáo Việt Nam được Viện Hóa Đạo GHPGVNTN xuất bản vào năm 1964... Nam Thanh
12/04/2013(Xem: 27840)
50 Năm Chấn Hưng Phật Giáo Việt Nam - HT Thích Thiện Hoa soạn GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT VIỆN HÓA ĐẠO ---oOo--- 50 NĂM CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM Sa mônTHÍCH THIỆN HOA soạn Tập 1: 50 NĂM (1920-1970) CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM hay là “GHI ƠN TIỀN BỐI” I –Lời Nói Đầu II –Diễn Văn III -Quyết định số 0176–V. H. Đ IV –Ghi ân Tiền Bối V –Di ảnh và tiểu sử Chư Thánh Tử Đạo.
09/04/2013(Xem: 8016)
Nhằm mục đích góp phần giúp thế hệ trẻ Việt Nam ở trong nước cũng như ở hải ngoại biết rõ lịch sử Việt Nam trong năm 1963 xảy ra như thế nào và nhất là để có nhận thức sâu sắc hơn về điều mà dân tộc đã khẳng định: “Phật giáo Việt Nam với dân tộc như hình với bóng, tuy hai mà một”. Cho nên chúng tôi lưu trữ vào Thư Viện Hoa Sen bộ tư liệu nhiều tập liên quan đến sự kiện lớn trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Sự việc này chắc chắn sẽ có những ý kiến ủng hộ và chống đối, nhưng lịch sử vẫn là lịch sử. Ban biên tập website Thư Viện Hoa Sen chân thành cảm tạ Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức Publications đã gửi tặng bộ sách nghiên cứu này cùng với phiên bản vi tính điện tử và trân trong giới thiệu đến toàn thể quý độc gỉa trong và ngoài nước. Sách thuộc loại NGHIÊN CỨU-KHÔNG BÁN, tuy nhiên, quý cơ quan nghiên cứu, quý quản thủ thư viện các trường cao đẳng, đại học trong nước và hải ngoại muốn có ấn bản giấy, có thể liên lạc với nhà xuất bản THIỆN TRI THỨC PUBLICATIONS P.O.Box 4805 Garden Grove, CA 9
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567