Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương Phụ Lục

28/06/201319:30(Xem: 2354)
Chương Phụ Lục

Viễn chinh Nam Kỳ

Nguyên tác: Histoire deL’EXPÉDITION DE COCHINCHINE en 1861

Người dịch: Hoang Phong

---o0o---

Phụ Lục và Sổ tang

Phụ lục trong sách gồm sáu phần và cuối sách là Sổ tang:

Phần 1: danh sách toàn bộ ban tham mưu của hải đội dưới quyền chỉ huy của phó thủy sư đề đốc Charner.

Phần 2: danh sách ban tham mưu toàn thể quân đoàn viễn chinh.

Phần 3: danh sách các chiến sĩ được tuyên dương công trạng.

Trong phần 1 và 2, tôi chỉ tóm tắt sơ lược tên các chiến hạm, tên các binh đoàn, nhưng không chép hết tên tuổi, cấp bực, trọng trách của từng người, vì quá dài và tôi cũng trộm nghĩ có lẽ không phải là một điều cần thiết lắm.

Danh sách chỉ gồm những sĩ quan chỉ huy. Tám ngàn người lính, họ ở đâu bây giờ?

Phần 3, tôi chỉ dịch lời tuyên dương của phó đề đốc chỉ huy trưởng, nhưng không nêu tên từng người vì những lý do đã kể trên.

Dù sao, những người có tên hay không có tên trong ba danh sách trên, tất cả chắc hẳn đã nằm xuống với lịch sử. Quân đoàn viễn chinh dù cho thiện nghệ, anh hùng và dũng cảm, hôm nay chỉ là một ‘’đạo quân ma’’. Tất cả đã nằm xuống với họ, từ ước mơ, vinh quang cho đến nhọc nhằn. Con cháu họ có còn cất giữ cho họ huân chương và bằng khen thưởng hay không?

Công trình của họ ra sao? Họ đã để lại gì cho con cháu của họ?

Chẳng lẽ ta thay họ để thắc mắc mãi hay sao? Tôi tin rằng phần đông họ nằm xuống mà không thắc mắc gì cả. Chẳng qua là số phận của họ như vậy, trong một giai đoạn lịch sử như vậy. Có những người nằm xuống trên quê hương tôi, cùng với tổ tiên tôi. Họ có nhớ mang theo những bức tranh vẻ phong cảnh của nước Pháp mà họ để ở đầu giường trong một góc chùa Caĩ-maĩ, hay dấu trong một khoang tàu nào đó. Nếu lỡ họ có quên, những người tẩm liệm có nhớ đặt vào trong quan tài cho họ hay không?

Có những người may mắn hơn, đã trở về quê hương, vợ con của họ còn nhìn ra họ không? Họ mang được gì từ một xứ nghèo nàn và xa xôi để làm quà cho con cháu họ? Họ có còn nhớ những ghim thịt nướng bốc khói thơm lừng, trở đều trên bếp lửa hồng, dưới bóng mát của hàng cau bên lề đường Chợ Quán?

Dù họ có nằm xuống trên một thửa ruộng xình lầy, hay nơi làng quê của họ khi tuổi già, thì họ cũng đã nằm xuống. Trên phương diện con người, tôi yêu thương họ như tôi yêu thương tổ tiên tôi. Hai mươi lăm ngàn người đắnh giết nhau hai bên một bức tường mà khoảng cách có thể đưa tay cho nhau, tác giả Léopold Palluđã viết như vậy. Ðứng bên này hay bên kia bức tường thì sự đau đớn có lẽ cũng không khác nhau lắm. Thôi ta hãy để cho họ nằm yên, đừng quấy rầy họ nữa. Những thửa ruộng sình lầy của quê hương tôi vẫn còn đó.

Phần 4: Chỉ dụ của Hoàng đế T_-ÐỨC, tôi chuyển ngược từ bản dịch tiếng Pháp trở lại tiếng Việt nam.

Phần 5: Cách xây dựng thành trì của người An nam.

Phần 6: Tổ chức nông trại quân đội và dân quân An nam.

Sổ tang: Tôi chỉ dịch các dòng đầu của sổ tang nhưng không nêu tên những người đã ngã gục. Tác giả Léopold Palluscho rằng nếu họ thoát ra khỏi sự quên lãng của chúng ta thì hình như họ cũng thoát ra khỏi cái chết. Tôi xin chân thành cầu nguyện cho họ đời đời được bình yên an nghỉ, tôi không dựng họ đứng dậy. Nếu ví như ta có đủ sức để kéo họ đứng lên, thì có thể ta sẽ làm trái với nguyện vọng của họ, vì biết đâu họ chỉ muốn nằm xuống với đức tin của họ, với lòng quả cảm của họ, với bè bạn họ, trong một giai đoạn lịch sử chỉ dành riêng cho họ mà thôi.

Sau họ, lại có những kẻ khác, đã, đang và sẽ còn nằm xuống với một đức tin khác, một lý tưởng khác, một tiêu đề khác trong một giai đoạn lịch sử khác.


Phụ lục I

Ban tham mưu trên các chiến hạm đặt dưới quyền chỉ huy của phó thủy sư đề đốc Charner tại Tàu và Nam kỳ:

Chiến hạm Impératrice-Eugénie

Ban tổng tham mưu

Ban tham mưu

Chiến hạm Renommée

Ban tổng tham mưu

Ban tham mưu

Chiến hạm Duchalay

Ban tham mưu

Chiến hạm Laplace

Ban tham mưu

Chiến hạm Primauguet

Ban tham mưu

Chiến hạm Forbin

Ban tham mưu

Chiến hạm Monge

Ban tham mưu

Chiến hạm Prégent

Ban tham mưu

Chiến hạm Alom-Prah

Ban tham mưu

Chiến hạm Norzagaray

Ban tham mưu

Chiến hạm Dragonne

Ban tham mưu

Chiến hạm Alarme

Ban tham mưu

Chiến hạm Avalanche

Ban tham mưu

Chiến hạm Fusée

Ban tham mưu

Chiến hạm Mitraille

Ban tham mưu

Pháo hạm 12

Pháo hạm 13

Pháo hạm 15

Pháo hạm 16

Pháo hạm 18

Pháo hạm 19

Pháo hạm 22

Pháo hạm 24

Pháo hạm 25

Pháo hạm 27

Pháo hạm 29

Pháo hạm 30

Pháo hạm 31

Chiến hạm Européen

Ban tham mưu

Chiến hạm Japon

Ban tham mưu

Chiến hạm Wéser

Ban tham mưu

Chiến hạm Entreprenante

Ban tham mưu

Chiến hạm Dryade

Ban tổng tham mưu

Ban tham mưu

Chiến hạm Calvados

Ban tham mưu

Chiến hạm Garonne

Ban tham mưu

Chiến hạm Jura

Ban tham mưu

Chiến hạm Rhône

Ban tham mưu

Chiến hạm Dordogne

Ban tham mưu

Chiến hạm Durance

Ban tham mưu

Chiến hạm Gironde

Ban tham mưu

Chiến hạm Loire

Ban tham mưu

Chiến hạm Marne

Ban tham mưu

Chiến hạm Meurthe

Ban tham mưu

Chiến hạm Saone

Ban tham mưu

Chiến hạm Nièvre

Ban tham mưu

Chiến hạm Rhin

Ban tham mưu

Chiến hạm Écho

Ban tham mưu

Chiến hạm Deroulède

Ban tham mưu

Chiến hạm Hong-kong

Ban tham mưu

Chiến hạm LYLY

Ban tham mưu

Chiến hạm KIEN-CHAN

Ban tham mưu

Chiến hạm SHAM-ROCK

Ban tham mưu

Chiến hạm DUPERRÉ

Ban tham mưu

Chiến hạm ANDROMAQUE

Ban tham mưu

Chiến hạm DIDON

Ban tham mưu

Chiến hạm FORTE

Ban tham mưu

Chiến hạm PERSÉVÉRENTE

Ban tham mưu

Chiến hạm VENGEANCE

Ban tham mưu

Chiến hạm NÉMÉSIS

Ban tham mưu

Tàu AMPHITRITE

Tàu ESPÉRENCE

Tàu JAJAREO

Tàu SAINT-JOSEPH

Tàu MIRAGE

Nhân viên hành chính trên bờ

Nhân viên y tế và hàng giáo phẩm trên bờ

Phụ lục II

Tổ chức quân đoàn viễn chinh Nam kỳ

TỔNG THAM MƯU

Tham mưu các đạo quân

Lữ đoàn Bộ binh:

Trung đoàn 3 thủy binh đánh bộ

Ðại đội 28

Ðại đội 29

Ðại đội 30

Ðại đội 31

Ðại đội 32

Ðại đội 33

Ðại đội 34

Ðại đội 35

Ðại đội 36

Ðại đội 37

Ðại đội 38

Ðại đội 39

Ðại đội 19

Các đạo quân biệt phái

Trung đoàn 4

Ðại đội 5

Ðại đội 11

Ðại đội 16

Ðại đội 19

Ðại đội người bản sứ

Trung đoàn 3

Trung đoàn 2

Tiểu đoàn 2 lính đánh bộ(chasseurs à pied)

Ðại đội 1

Ðại đội 2

Ðại đội 3

Ðại đội 4

Ðại đội 5

Ðại đội 6

Ðại đội 7

Ðại đội 8

Tiểu đoàn bộ binh chiến đấu(bataillon de ligne)

Quân đoàn thủy binh đổ bộ:

Ðại đội 1

Ðại đội 2

Ðại đội 3

Ðại đội 4

Ðại đội 5

Ðại đội 6

Ðại đội 7

Ðại đội 8

Ðại đội thủy binh xung kích

Ðại đội trừ bị tại Saĩgon

Ðại đội 1 hành quân trên sông Don-naĩ

Ðại đội 2 hành quân trên sông Don-naĩ

Ðại đội người Quảng châu

Pháo binh

Trung đoàn 14 pháo binh do ngựa kéo

Pháo đoàn 9

Pháo đoàn 10

Kho dự trử pháo binh

Ðường tuyến các chùa

Chùa Barbet

Chùa Clochetons

Chùa Cai-maĩ

Công binh

Kỵ binh

Cu-li

Cơ quan hành chính

Hậu cần

Cơ quan y tế

Phụ lục III

Tuyên dương công trạng trong quân đoàn viễn chinh Nam kỳ:

Hởi các chiến sĩ bộ binh và thủy binh của quân đoàn viễn chinh!

Nhờ sự dũng cảm của các bạn mà các đường tuyến Kì hòa đã lọt vào tay ta sau hai ngày chiến đấu.

Tất cả các chướng ngại từ hơn một năm nay quân thù tích lũy để ngăn chận ta đã không đứng vững trước sức mạnh tấn công của các bạn, trước khí lực của các cánh quân xung phong thật dũng cảm.

Nhân danh Hoàng đế, tôi khen ngợi các bạn.

Tất cả đã làm tròn bổn phận mình một cách hào hùng. Tuy nhiên có một vài người trong các bạn tỏ ra đặc biệt xuất sắc; tôi xin tuyên dương công trạng của họ:

-------------------------------------------------------------------------------------

Phó thủy sư đề đốc, chỉ huy trưởng,

Ký tên: CHARNER


Phụ lục IV

Chỉ dụ của hoàng đế Tự Ðức [1]

Hoàng đế TỰ- ÐỨC, năm thứ 12, tháng thứ 9, ngày thứ 10

( 4 tháng 11 năm 1860, do một chiếc ghe Bắc kỳ đem vào Saĩgon)

Chỉ dụ tối thượng.

Bọn ngoan cố man rợ từ ngoài khơi đến đây, múa may giống như một đàn sâu bọ đê hèn có mục đích hành động hạ cấp và đồi bại. Sau khi gây ra loạn lạc tại Touranne, chúng lại gây chia rẽ và hành hạ dân tình ở Gia-dinh (Saĩgon), đúng một năm nay. Tôi đã thường gởi các vị quan võ đem quân để khống chế cái giống hung dữ đó, chận đứng, hoá giải bọn ấy không cho xâm phạm đến tỉnh thành của ta. Nhưng thuật chiến tranh của chúng rất khéo léo không so sánh được. Trước khi gieo rắc loạn lạc và rối loạn, chúng đòi ta phải đối xử hòa bình với chúng. Nếu như chúng biết lễ nghi và tôn trong sự hòa đồng (tập tục) thì ta đã không do dự gì để ban giao, và sau hết ta đã phải chấp thuận cho chúng Da-nang (hải cảng Touranne), đấy là chủ đích tham vọng của chúng, để người lính ta khỏi phải khổ sở vì những tai ác và hành hạ do chúng gây ra; nhưng thật ra không thể nào tin vào lòng lang dạ thú của chúng [2], tôi đã thấy rõ các điều này. Vì thế tôi ra lịnh cho tất cả ai sinh sống nơi ven biển phải xây thành đắp lũy phòng thủ, canh phòng nghiêm nhặt, chuẩn bị dùng vũ lực mà đánh tan ý đồ của bọn man rợ xâm phạm vào lãnh thổ của ta. Bây giờ đây, con người của chúng chỉ thấy điều lợi, cứ đòi thêm mãi không dứt lòng tham, nếu ta cứ chiều theo dục vọng của chúng, thì quốc gia này sẽ ra sao, ai còn dám nghĩ tới nữa? Cho nên tôi vẫn nỗ lực kêu gọi tìm phương tiện đánh đuổi chúng, phá tan âm mươu gian trá của chúng. Nhưng khi hy vọng tiêu tan chúng lại càng tỏ ra ngoan cố. Từ từ chúng xoay quanh tìm kẻ hở của vị đại quan ở Quang-nam, rồi bất thần tấn công vô cùng hung bạo mà đánh tan đạo quân của ông. Tính chất điên loạn thúc đẩy bọn man rợ đó thật ra do nguyên nhân quá khiếp đảm. Ngay bây giờ, tôi ra lịnh cho tất cả những ai, ở bất cứ nơi nào, có đường đổ ra cửa biển hay nằm vào vị trí phòng thủ, phải nỗ lực cảnh giác, để không có gì phải hối tiếc.

Hơn nữa, đại dương rộng lớn ngăn cách bọn man rợ đó với lãnh thổ ta, từ ban đầu ta chẳng có hiềm khích gì với chúng; nhưng vì tham lam, đồi bại, khinh người đã thúc đẩy chúng chống lại ta một cách vô lý, lại gây ra loạn lạc ở các vùng ven biển xứ ta cũng chẳng có lý do gì, chúng ra tay cướp bóc ghe thuyền và trân tráo gây ra cảnh hổn loạn trong dân chúng. Người trí thức kẻ thường dân, ai mà không nghiến răng phẩn nộ, nghĩ đến việc ăn thịt chúng và tìm cách lột da chúng. Vì thế không phải một người, một sớm một chiều, có thể làm được! Có ai chỉ biết ăn hoa quả của đất đai mà không biết đến trung thành và bổn phận? Tôi ra lịnh cho tất cả các quan chức các tỉnh huy động người có học cũng như toàn thể dân chúng địa phương liên hệ phải biết đứng lên và nổi dậy. Ðây là lúc không được nói lên những lời do dự. Lúc không có gì e ngại, thì ta vui hưởng, cày cấy, trồng trọt, tom góp của cải và giúp đở lẫn nhau, nhưng khi hiểm nguy trước mặt, thì phải hợp nhau tiếp sức mà hành động, tất cả phải chiến đấu tìm giải pháp tránh khỏi hiểm nguy. Hơn nữa, từ ngày hôm nay, trong từng vùng có ai lanh lợi hiểu biết thì phải tận dụng sự lanh lợi và hiểu biết của mình cho có hiệu quả. Làng nào có được mười nhà lại chẳng có một người đáng cho ta tín cẩn. Tại sao trong những nhà tranh vách lá lại chẳng có ai xứng đáng và ưu tú đủ sức vương lên cho người khác biết hay sao, dù họ có bị chèn ép đi nữa? Làm sao ta tìm ra họ? Tôi ra lịnh cho tất cả quan chức, trừ ra chính quyền cấp xã, từ tỉnh trưởng đến phó tỉnh trưởng cấp một và cấp hai, phải tìm kiếm những ai có phương cách hữu hiệu để đánh đuổi quân man rợ đang lâm vào bịnh điên rồ [3], mọi người phải thông báo với quan chức địa phương để tấu trình lên tôi, không được sơ sót và quên bất cứ ai; sau đó tôi sẽ lựa chọn. Tuy nhiên những ai tiến cử phải cẩn thận đừng quá ôm đồm làm cho thư từ hành chính trở nên nặng nề vô ích. Tôi cũng cho các địa phương biết, không phân biệt là quan văn hay quan võ, ai thật sự có trí thông minh, lanh lợi, thành thạo, có phương tiện hành động và lòng quả cảm giết giặc cướp thì hãy xin theo các võ tướng, quan chức địa phương có bổn phận phải thông báo rõ rệt quyền hạn của họ: một mặt chỉ cho từng người sẽ trực thuôc đạo quân nào, một mặt phải ghi nhớ tên tuổi họ. Sáu tỉnh cực nam kể cả Bin-thuan và Kanh-hoa trực thuộc vị đại quan tỉnh Gia-dinh; các quận nằm giữa Bin-dinh và toàn thể Quang-nam thì theo về với đại võ quan Quang-nam; Thua-thien và tất cả các quận phía bắc cho đến thủ đô thì cứ theo đúng chỉ thị mà trấn áp (quân xâm lăng). Những ai, sau này tỏ ra xứng đáng với tổ quốc sẽ được ngợi khen và thăng thưởng xứng đáng. Hỡi toàn dân có muốn theo về với lòng quyết tâm của ta không! Ðây là lời tâm huyết của ta.

Phụ lục V

Cách xây dựng thành trì của người An nam

Doanh trại phòng thủ của người An nam gồm các chướng ngại xây cất bằng vật liệu khác nhau. Tùy theo vật liệu các chướng ngại có tính cách vĩnh viễn hay tạm thời.

Tường thành làm bằng đất vừa che súng vừa che cho pháo thủ. Ðất đào xới khi mùa mưa, sau sáu tháng mùa khô, sẽ trở nên cứng như gạch của người Ai cập. Tường đất được giữ chắc nhờ một hệ thống sườn bằng cây ghép chéo nhau bên trong tường. Tường thành không có trụ, không cột sắt, không lưới bằng nẹp cây, cũng không trồng cỏ để tránh đất lở, nhưng mặt tường thành phía bên ngoài vẫn thẳng băng.

Mặt xây lót bên ngoài tường thành Âu châu có công dụng giữ cho tường được thẳng, trái lại trang bị mặt ngoài của tường thành An nam có công dụng khác. Mục đích không cho quân địch tấn công trèo lên. Trang bị mặt ngoài của tường gồm cành tre gai góc. Tre rất nhiều trong xứ, thường dùng làm hàng rào. Nhìn xa, lá tre thuôn và dài, mảnh mai, màu sắc và hình dáng giống như lá cây dương liễu ở Âu châu. Thân to và mềm mại, vỏ thân tre dùng đan rổ, đan nia. Cành có gai, gai đâm dễ bị nhiễm độc. Cành lá đan vào nhau hết sức khéo léo tạo ra một lớp rào như lông nhím trên tường bắn, dầy độ ba chân. Do đó tường thành cũng cao thêm tùy theo bề dầy của lớp rào tre. Cành tre chỉ cắm hờ trên mặt đất, do đó không thể nào nắm vào các canh tre để trèo lên tường Rào tre còn được giữ chắc bằng một hàng cọc cắm sâu vào tường thấp hơn đầu tường độ hai chân. Các cọc này có thể bám được nhưng quá cao vượt khỏi tầm tay. Hệ thống cọc và chà tre giúp tường thành kiên cố, nhưng khi gở đi thì tường thành An nam chỉ là một bờ đất. Nhưng hệ thống chà tre luôn luôn vững chắc.

Chân tường thành bên ngoài tiếp giáp với một hào sâu năm chân, vào mùa khô hào ở chân tường thành Kì hòa nước bùn sình vẫn còn sâu đến ba chân. Quân tấn công nếu có vượt được các hầm chông, bàn chông, cọc nhọn, bẫy thì sẽ gặp một bờ tường đầy gai dựng đứng trước mặt, cao mười lăm chân. Tường thẳng băng, ném lựu đạn rất nguy hiểm hoặc không thể thực hiện được, bắn lên cũng không hiệu quả gì.

Mặt bên trong cũng thẳng đứng, dọc theo chân tường có hai bệ cao như hai lớp nấc thang.

Thành trì An nam không có bệ bắn lớn bên trong để giúp mở rộng thêm góc bắn, nhất là tại các ụ bắn. Tường thành có đục lỗ châu mai nhưng mặt nở rộng lại ngược với lỗ châu mai của thành quách Âu châu [4]Các sĩ quan pháo binh đều nhận thấy điều này, một số kỹ sư cho rằng các lỗ châu mai như thế rất hợp lý.

Chòi canh là một mặt bằng dựng trên bốn cột, cao hai mươi lăm chân khỏi mặt đất. Bốn cột đóng sâu xuống đất, cột giữ chặt với nhau bằng các cây đóng ngang như một cái thang. Chòi canh dùng để quan sát mà thôi. Khi đường tuyến thứ nhất của thành Kì hòa bi hạ ngày 25 tháng hai năm 1861, thì quân ta dùng chòi canh để cắm cờ Pháp.

Hầm chông đều có hình tròn và kích thước bằng nhau. Mặc dù miệng hầm chông có che phên, nhưng sau khi biết được một hố thì nhờ bản năng và ước chừng mà đoán ra các hố khác. Nếu hầm chông kích thuớc khác nhau, miệng hầm hình thù khác nhau sẽ làm cho quân tấn công phải thối lui ngay. Ta cũng chú ý thấy không có quân Pháp nào tiến thẳng tới chân tường thành, mà phải dò dẫm tiến xéo qua trái hay qua phải.

Phụ lục VI

Nông trại quân đội và dân quân Don-dien An nam

Cho đến gần đây, các thể chế của người An nam tại Nam kỳ vẫn còn xoay quanh vấn đề chung làm thế nào để giúp dân chúng sinh sống và định cư người nghèo, hậu quả của giặc ngoại xâm và tranh chấp nội bộ dể đẩy họ vào cảnh cướp bóc. Nhà nước giúp họ trở về canh tác đất đai. Canh nông rất hợp với bản tính của giống dân An nam, và nói chung đối với người nông dân ta cũng dễ ép họ chấp nhận sự thống trị của người Pháp mà không hoàn toàn tàn phá hết bản tánh của họ. Ðể đánh giá điều này ta hãy tìm hiểu về tổ chức các nông trại quân đội gọi là ’’Don-dien’’do họ lập ra.

Don-dien là dân quân định cư đi khai hoang đất đai để canh tác. Họ là những người nghèo, những người lang thang không có tên trong sổ bộ của triều đình. Họ được phân loại theo một số tiêu chuẩn. Họ tiếp tục sống trong gia đình và làm dân Don-dien suốt đời, không bao giờ được cấp hẳn đất đai canh tác. Trong thời gian khai hoang thì triều đình giúp đở họ, cho đến khi nào canh tác được thì thôi. Khi có giặc giả, người Don-dien theo quân đội chính quy để đánh giặc. Họ chỉ có giáo để làm khí giới. Thể chế người định cư qui định cách nay mới có bẩy năm. Vào năm 1854, nguyen Tri-phương[5]đệ trình ý kiến của mình lên các người giàu có và quyền thế trong nước. Ông đề nghị dự án thiết lập Don-dien, với sự chuẩn y của triều đình, để giúp những người bất hạnh trong nước, thời ấy lan tràn khắp nơi. Lịnh chuẩn y của triều đình ban xuống ngày mùng một tháng giêng năm Tu-duc thứ sáu [6]

Một năm sau, ông nguyen Tri-phuong, đại biểu và cao uỷ tạm thời của triều đình, đã thành lập được sáu trung đoàn tại sáu tỉnh cực nam. Ông đưa danh sách lên chính phủ và đồng thời gởi các quan nhà nước đi khắp mọi nơi khuyến khích, đốc xúc đưa người nghèo và những người lang thang về các vùng đất qui định cho việc khai quang. Sau khi thanh tra, ông nguyen cho rằng lúc ban đầu không nên đòi hỏi phải thành lập cho đủ số[7]

Trong tình trạng hiện nay, sáu trung đoàn tính chung là ba ngàn người; nhưng thật ra phải trừ những người già, những người đau ốm, mồ côi, thực sự chỉ còn hai ngàn năm trăm mười lăm người. Như ta vừa thấy, vị cao uỷ các tỉnh miền nam là Tri-phương vẫn tiếp tục theo giỏi sự tiến triển công trình của mình.

Một năm sau lại có một nghị định mới bổ túc thêm cho thể chế các Don-dien, vẫn tiếp tục giữ nguyên tổ chức trung đoàn và đại đội, nhưng đặt các người ap (tập thể nhỏ của xã) trực thuộc hệ thống hành chính nhà nước. Tất cả người dân phải góp phần thành lập các nhóm chiến đấu do tong(người cầm đầu mỗi tổng) lãnh đạo. Các toán người này gọi là apgồm từ năm mươi đến một trăm người. Người cầm đầu một toán gọi là doi, cấp bực và quyền hạn ngang hàng với một người xã trưởng, nhưng quản lý không cần hội đồng cố vấn xã, họ trực thuộc tong, nhưng lại không tuy thuộc vào một người chỉ huy Don-dien nào hết. Do đó người doigiữ một vai trò trung gian giữa tập thể người định cư Don-dien đã thành lập và người dân thường trong làng mạc. Tri- phương thường đi thanh tra các tổ chức apmới thành lập, đồng thời ông cũng đốc xúc và khuyến khích dân định cư Don-dien. Mỗi người được cấp từ hai, ba hoặc bốn mẫu đất. Người Don-dien phải ghi danh, đăng ký đất đai và góp đủ thuế trong vòng mười năm. Mặc dù nhà nước khuyến khích nhưng người lang thang cũng gặp nhiều khó khăn trên các vùng đất khô cằn, ông nguyen xin rằng ’’phải chú ý đến các khó khăn trên thực tế, không nên từ chối những ưu đãi mà nhà nước đã hứa. Ông dập đầu cúi lạy đưa những lời thỉnh nguyện này lên hoàng đế ’’.

Sau những dọ dẫm lúc ban đầu, số Don-dien tăng lên hai mươi bốn trung đoàn, phân chia ra như sau: Tỉnh Gia-dinh có bẩy trung đoàn, My-thô sáu trung đoàn, Vinh-long năm trung đoàn, Bien-hoa bốn trung đoàn, An-gian hai trung đoàn. Tên mỗi trung đoàn là tên tổng nơi trung đoàn được thành lập. Các đại đội cũng mang tên trung đoàn nhưng phân theo thứ tự từ một đến mười. Các đại tá (quan-co) làm chánh tong;đại úy làm ap-truong( tức các trưởng làng chức ap). Các đại tá đều có con dấu do triều đình Hué cấp. Con dấu làm bằng gỗ rất nhẹ, chỉ được dùng mực đen; mực đỏ dành cho các cấp cao hơn. Một số lớn các trung đoàn chỉ có ba trăm người, các đại đội thì chỉ có ba mươi người. Trong quân ngũ chính quy số quân sĩ trong một đại đội là năm mươi người.

Các đại tá Don-dien được chọn trong số những người trưởng làng dựa vào sự nhiệt tâm, trí thông minh và thành quả từ trước của mỗi người. Mỗi vị đại tá phải do nguyen Tri-phương đề nghị và hoàng đế chuẩn y. Do đó việc chọn lựa hoàn toàn do trọng trách của vị cao ủy và đây cũng là một trách nhiệm thật nặng nề. Trong nhiều trung đoàn, tiền trợ cấp của triều đình không đủ, các vị đại tá phải xuất tiền túi để bù đắp vào, nhưng nhà nước không mấy khi trả lại cho họ. Họ cũng có thể vay của các vị tổng đốc tỉnh nhưng người đại tá phải đứng ra bảo lãnh số tiền vay. Hơn nữa quân lính trong trung đoàn rất khó sai bảo, thiếu nhẫn nhục. Có một vị đại tá phải thốt ra rằng bắt họ tuân theo kỷ cương thật là khó kinh khủng. Một vài gia đình Don-dien bỏ đi vì họ không trồng trọt được đủ ăn. Các làng liên hệ phải đưa người của làng thay vào đó. Chính quyền An nam trợ cấp cho họ rất ít. Hoàng đế cấp phát ba trăm xâu tiền[8]( khoảng chừng ba trăm quan tiền Pháp) cho ba trăm người. Số tiền này dùng để mua các dụng cụ nông nghiệp, nhà nước không cấp thẳng dụng cụ như nhiều người lầm tưởng. Người chỉ huy cũng được cấp thêm hai xâu tiền để mua trâu. Người dân Don-dien tự nguyện và được khuyến khích, không hề bị bắt buộc; vì vậy nếu coi người Don-dien là kẻ tội phạm hay người bị tội đày là điều hết sức sai lầm. Mỗi người Don-dien mỗi năm phải đóng mười đấu gạo, năm cho hoàng đế, năm xung vào kho của làng phòng khi đói kém. Gạo tồn trử cất vào kho phòng cơ, nếu hạt lúa giữ nguyên không lấy vỏ thì giữ được rất lâu (người ta bảo rằng giữ được đến năm mươi năm). Nhiều người giàu có cũng đem gạo thóc của mình cất nhờ vào các kho này. Nhưng làng mạc Don-dien thành lập chưa được bao lâu thì có loạn lạc, người An nam gọi là giặc Âu châu. Làng mạc đều có xây tường phòng thủ như các làng chiến đấu ta thấy ở thành Kì hòa. Nhà người chỉ huy nằm ở vị trí giữa làng, có chiêng và trống để tập họp quân sĩ. Làng không phải chỉ có rào phòng thủ tạm bợ như người ta tưởng.

Dân Don-dien và dân chúng làng mạc địa phương không hòa thuận nhau. Ta thường thấy họ gây gỗ với nhau, sẵn sàng rút dao đâm chém.Trong một xứ mà tổ chức làng xã là một tập thể chung, cả làng cùng đứng ra tranh chấp những việc bất đồng; cho nên ta cũng hiểu tại sao người Don-dien phải có một thái độ triệt để để tự bảo vệ lấy mình.

Mỗi trung đoàn có một khẩu đại pháo nhỏ. Mười người lính có súng tay, số còn lại chỉ có giáo. Vị đại tá phân phát khí giới, nhưng vẫn cho người Don-dien tự trang bị lấy, nếu ai tìm ra súng thì mang súng. Khi việc đồng áng đã xong hoặc tạm ngưng thì họ tập múa giáo theo kiểu người An nam, vừa vặn mình, gập người, vừa nhảy qua nhảy lại, vừa đánh gió, vừa tấn tới thối lui một cách vô ích. Tháng giêng mỗi năm, họ phải lên thị xã của tỉnh để trình diện; ta thấy họ kéo nhau lên Saĩgon và My-thô. Họ đội nón lá nhỏ giống như người lính chính quy, mặc áo khoác màu đen xẻ thẳng ở trước ngực, quần màu tím hoặc màu nâu. Nói đúng ra họ không có đồng phục. Các người chỉ huy quấn ngang đầu một chiếc khăn màu đen hay màu tím, đeo phù hiệu trên ngực.

Trong thời kỳ khai quang để biến đất hoang thành ruộng đồng thì người Don-diền cực khổ lắm. Trong thời kỳ này họ được trợ cấp của hoàng đế, nhưng thật ra người chỉ huy của họ giúp họ nhiều hơn. Ðồng ruộng vẫn thuộc hoàng triều. Người Don-dien chỉ là người thừa hưởng. Họ không có quyền chia cắt, bán hoặc nhượng quyền mảnh ruộng của mình. Tại An nam có nhiều làng hoàn toàn sinh sống trên ruộng đất của nhà nước. Mỗi năm chính quyền phân chia trở lại cho hợp lý.

Lúc khởi đầu chiến tranh, người Don-dien được phân phối đến các thành đồn; khí giới của họ được cải thiện hơn, họ có khá nhiều súng. Họ cũng đã từng trấn giữ thành Kì hòa và đánh nhau với ta; tại đây trong ngày 25 tháng 2 năm 1861, khoảng chừng năm trăm dân quân Don-dien, do đại tá Tou (quan-Tou) cầm đầu, đánh nhau với người Pháp. Sau khi thành thất thủ, ta thấy họ lại xuất hiện trong các thành đồn My-thô; sau hết và gần đây hơn là họ nổi lên định đánh chiếm Go-cung.

Các người chỉ huy dân quân Don-dien thường là những người rất giỏi. Một người trong số này là đại tá Suan, trước kia nổi tiếng nhờ quản lý hành chính giỏi. Vào năm 1861, địa phận ảnh hưởng của ông này nằm bên ngoài lãnh thổ Pháp, phía bên kia kinh Bưu điện. Có một người nữa trong số những người kiên quyết nhất, là đại tá Tou. Sau khi thành My-thô bị ta chiếm, người này cũng biệt tăm. Vì tính cả tin dân chúng thường hay gán cho các vị lãnh đạo của họ nhiều biểu hiệu rất lạ; chẳng hạn như tên Doa-tri-hien có một ngón tay út đến bốn lóng.

Tri-phương, sáng lập viên dân quân Don-dien, trước kia theo lời đồn chỉ là một người thư lại trèo lên cấp bậc cao mà không cần thi cử. Dự án của ông đưa lên triều đình là một dự án tuyệt vời; tận dụng những người không chí hướng, dễ gây rối; lại mang thêm lợi tức cho Quốc gia; lực lượng quân sự cũng được cũng cố thêm nhờ một đạo quân có sẵn kỷ cương và tập luyện; người An nam ở triều đình Hué đoan chắc rằng những người lính đó một ngày nào sẽ được đem dùng vào việc chống lại hoàng đế Tu-duc. Tri-phương tự chọn lấy các người cầm đầu, chuẩn bị sẵn một tổ chức vũ trang mười hai ngàn người. Khi thời cơ đến sẽ tiếp tay với quân Xiêm. Xét ra dự án này cũng không phải là xa chủ tâm vừa kể, nếu ta biết là vua Xiêm luôn luôn chờ dịp để chen thẳng vào nội bộ của Nam kỳ, còn phần Cao miên và Lào chỉ là các nước triều cống. Ta cũng không quên là trong năm thứ hai của hoàng triều hiện tại[9], triều đình bắt được sứ thần vua Xiêm ở Tay-ninh lén lút mang vương hiệu cho người anh cả của Tu-duc, bị quản thúc từ hai năm nay [10]

Dù ta có coi chương trình thành lập các khu định cư có hậu ý chính trị hay không, hay chỉ vỏn vẹn là công trình khai hoang thành lập ruộng vườn giúp người lang thang nghèo đói, dẫy đầy trong nước vì chiến tranh triền miên, chưa giải phóng xong đã bị xâm lược, thì ta cũng phải công nhận tổ chức dân quân đồn điền là một bằng chứng hùng hồn chứng minh tinh thần trật tự, bản tính cẩn thận và tính tình chất phác của người An nam. Tại Âu châu, ta cũng thấy có các tổ chức định cư quân sự; nhưng điều khác hẳn với tổ chức Don-dien tại đây là sự nghèo đói mà người định cư không bao giờ thoát ra được. Ý kiến tom góp những người bất hạnh và cứ để cho họ chịu bất hạnh, con cháu của họ cũng sẽ trở thành Don-dien, thật không phù hợp với cảnh bất công đang bành trướng nhanh chóng trong tất cả các tập thể loài người hiện nay; ngay cả trong xứ An nam, người dân được quản lý như một đứa nhỏ, chưa chắc chương trình định cư có thể thực hiện được. Chính một vị chỉ huy An nam, tên là quan-Kè, xem việc thành lập Don-dien không thể nào thưc hiện nổi. Người An nam này cho rằng dù có cải cách chương trình Don-dien cũng không mang đến kết quả gì đáng kể, vì có quá nhiều người nghèo. Theo ý ông nên trà trộn một trăm người giàu và hai trăm người nghèo sống chung với nhau. Sự nghèo đói giúp tập hợp người lính dễ dàng, nhưng duy trì mãi mãi người dân Don-dien trong cảnh nghèo đói là một sự bất công; nếu để họ khá giả trở thành người nông dân bám níu vào huê lợi của đất đai và nhất là mảnh đất mà họ đã khai phá, thì lại khó kêu gọi họ tòng quân. Thật khó hình dung vị trí của người Don-dien trong luật lệ canh tác qui định cho họ.

Có một lúc phó thủy sư đề đốc Charner nghĩ rằng người An nam huấn luyện dân Don-dien là để giúp ta mà thôi, có kỷ cương sẵn dễ cho ta thống trị; ông đứng ra nhận bản cam kết trung thành của người dân Don-dien đưa lên, ông hứa đào tạo họ bằng nghị định ký ngày 19 tháng 3 năm 1861; nhưng sau vụ khởi nghĩa ở Go-cung và tiếp theo là các cuộc nổi dậy. Ðám dân quân do ta thu nạp bị giải tán bằng nghị định ký ngày 22 tháng 8 năm 1861. Một số lớn trở về ghi tên và sống trong các làng mạc như dân thường, một số chịu phận của người lính thất lạc, cướp bóc để sinh nhai. Tuy nhiên vẫn còn một số trung đoàn Don-dien ở phía nam Cao-miên.

Nhưng trong tình thế hiện nay, người Pháp không thể nào thay người An nam duy trì hệ thống Don-dien vì không đủ sức tránh tổ chức này sa vào cảnh cướp bóc.

SỔ TANG

Những người Pháp gục ngã tại Nam kỳ

cho đến năm 1862

Ta khơi lên lớp bụi đã vĩnh viễn chôn vùi họ, không phải để làm con tính về những hy sinh vẻ vang của họ, nhưng để tôn vinh những người Pháp đã chết ở Nam kỳ. Những biến cố vừa qua tại Á châu vẫn còn làm cho ta xúc động. Hình như khoảng cách không gian cũng có tác dụng giống như thời gian, ta lật lại danh sách những người đã chết mà cứ tưởng đang lật lại một trang lịch sử lâu đời. Dù cho danh sách này đã quá dài nhưng dù có dài đến đâu đi nữa cũng không lấn áp được sự u tối và cuồng nhiệt đang vương lên chống lại các cuộc viễn chinh ở Tàu và ở Nam kỳ: dư luận bây giờ là như vậy. Hỡi những người thợ vô danh, ngày đã muộn lắm rồi, sao các bạn vẫn ra sức làm việc mà không cần biết đang làm vì ai; có ai vượt trước thời gian đâu để đánh giá công trình của các bạn? Danh sách này chắc chắn không phải là danh sách những người nằm xuống mà là danh sách của sự sống. Con người chỉ là một chấm nhỏ trong không gian, họ ghê sợ sự hủy diệt, và nếu họ thoát ra được sự lảng quên của chúng ta thì hình như họ cũng thoát ra khỏi cái chết.

Danh sách các nhà tu hành

(5 trang trong nguyên bản)

Danh sách Thủy quân

(25 trang trong nguyên bản)

Danh sách Lục quân

(35 trang trong nguyên bản)



[1]Xin quí vị độc giả chú ý khi đọc, đây là bản pháp văn dịch từ tiếng An nam thời bấy giờ, lại phải cố gắng phiên dịch tiếng Pháp trở lại thành tiếng Việt nam thông dụng ngày nay. Dịch đi dịch lại không sao tránh khỏi sai lầm. Mục đích chỉ để giúp người đọc một ý niệm đại khái về bản chỉ dụ của hoàng đế Tự Ðức. Những chữ giữa hai dấu ngoặc là do chính tác giả ghi chú thêmđể người đọc dễ theo dõi, (ghi chú của người dịch).

[2]Nguyên văn là ‘’....không thể nào tin vào những thứ tim chó tim dê’’, xin phép được dịch khác đi nhưng có vẽ xuôi tai người Việt nam hơn?

[3]Tác giả L. Pallu dịch có vẽ rất ‘’từ chương’’, kính trọng cả chữ lẫn cách diễn đạt trong bản chỉ dụ, nên bản pháp văn vừa khó hiểu lại vừa buồn cười. Dịch đến đây tôi lại nhớ tác giả nhận xét trong sách của ông là dân ta không có lối văn ‘’châm biếm’’. Chẳng lẽ dân không có, vua cũng không có? Ngoài ra tôi còn nhớ tác giả mô tả vẽ khả ái và duyên dáng của người phụ nữAn nam hát thơ tay đôi trên đồng ruộng và khắp mặt sôngngòi. Ta cứ thách tác giả chọn một người lính viễn chinh nào to mồm nhất ‘’đấu thơ’’ với một phụ nữ của ta xem ai thắng.Viết đùa, hy vọng biết đâu người đọc sẽ mỉm một nụ cười để lòngđược nhẹ nhàng trước cảnh loạn lạc, hận thù, và căng thẳng mà tổ tiên ta đang gánh chịu. Ta có nên mỉm cười để cho lòng lắng xuống, để đủ trầm tĩnh nhìn vào hiện tại và tương lai? Dù sao tất cả cũng chỉ là lịch sử.

Theo tôi bản kêu gọi của hoàng dế Tự-Ðức quả là một kiệt tác: ngay thẳng, giản dị và bộc trực đi sâu vào lòng người dân chất phác lúc bấy giờ, (ghi chú của người dịch).

[4]Lỗ châu mai của các thành quách Âu châu là một khe hẹp bên ngoài nhưng nở rộng bên trong. Lỗ châu mai của tường thành An nam trái lại là một khe hẹp bên trong nhưng nở rộng bên ngoài, (ghi chú của người dịch).

[5]Chức Cao ủy tạm thời (haut commissaire visiteur), (ghi chú của người dịch).

[6]Ta đang ở vào năm Tu-duc thứ mươi bốn. Người An nam tính năm theo triều đại của hoàng đế đang trị vì.

[7]Theo lời của ông :’’Trong vùng trung tâm, mưa nhiều, đất mềm, rộng lớn, thương mại cũng tích cực hơn làm cho đời sống dễ chịu, di dân vui vẻ đổ đến rất đông. Vì thế con số năm trăm người cho một trung đoàn và năm mươi người cho một đại đội đãđược tôn trọng và thực thi. Nhưng ở những nơi khác đất cằn cỗi khó canh tác, giống như trong sa mạc. Trung đoàn thu hẹp chỉ có ba trăm đến bốn trăm người. Khó mà ép buộc họ phải có đủ số.’’

[8]Một xâu tiền là một chuổi tiền bằng đồng cột chung với nhau để tiêu dùng trong xứ.

[9]Tức năm 1850

[10]Trong sách tác giả ghi là sáu năm, (ghi chú của người dịch).

---o0o---

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/09/2013(Xem: 24118)
Không biết tự khi nào, tôi đã lớn lên trong tiếng chuông chùa làng, cùng lời kinh nhịp mõ. Chùa An Dưỡng (xem tiểu sử), ngôi chùa làng, chỉ cách nhà tôi chừng 5 phút đi bộ. Nghe Sư phụ kể lại, chùa được xây dựng vào khoảng từ 1690 đến năm 1708, do công khai sơn của Hòa Thượng Thiệt Phú, người Tàu sang Việt Nam truyền giáo cùng với các thiền sư khác. Trong chuyến đi hoằng pháp vào đàng trong, Ngài đã xây dựng ngôi chùa này. Chùa nằm trên một khu đất cao nhất làng, quanh năm bao phủ một màu xanh biếc của những khóm dừa, những lũy tre làng thân thương.
21/07/2013(Xem: 13456)
Cà Sa Vương khói của Tịnh Minh
19/07/2013(Xem: 11212)
Phật Giáo Việt Nam có sự gắn bó như nước và sữa với dân tộc và đất nước Việt Nam suốt quá trình lịch sử tồn tại và phát triển trên hai ngàn năm qua. Đó là sự thật lịch sử không thể phủ nhận. Trong quá trình tồn tại và phát triển đó, Phật Giáo Việt Nam đã trải qua nhiều cơn thăng trầm, vinh nhục. Nhưng chưa bao giờ Phật Giáo Việt Nam đánh mất bản nguyện hoằng dương Chánh Pháp giải khổ quần sanh và góp phần giữ nước và phát triển đất nước.
17/07/2013(Xem: 14222)
Đọc hết 93 trang của Phúc trình A/5630, lại được xác nhận bởi Kết luận của Biên bản Buổi họp thứ 1280 của Đại Hội đồng LHQ, rồi sau đó được Giáo sư Roger Stenson Clark tham chiếu trong tác phẩm A United Nations High Commissioner For Human Rights của ông, ta có thể khẳng định rằng Phúc trình A/5630 không hề kết luận rằng chính phủ Diệm "không có đàn áp tôn giáo" như cái thế lực đã thù nghịch với Phật giáo từ thời Cố đạo Alexandre de Rhodes gọi Phật Thích Ca bằng “thằng” trong Phép Giảng Tám Ngày, tìm cách xuyên tạc tài liệu để mạo hóa lịch sử từ mấy năm nay.
23/06/2013(Xem: 6206)
Nam Mô Thanh Tịnh Pháp Thân TỲ LÔ GIÁ NA PHẬT Nam Mô Viên Mãn Báo Thân LÔ XÁ NA PHẬT Nam Mô Thiên Bá Ức Hóa Thân THÍCH CA MÂU NI PHẬT Nam Mô Vị Pháp Thiêu Thân THÍCH QUẢNG ĐỨC BỒ TÁT Nam Mô Đại Hùng, Đại Lực CHƯ BỒ TÁT Vị Pháp Thiêu Thân
22/06/2013(Xem: 7201)
Đã tròn nửa thế kỷ trôi qua kể từ ngày Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu. Thời gian đủ để chúng ta bình tâm nhìn lại sự kiện lịch sử nầy để rút ra bài học cho những bước tiến tương lai của dân tộc và cho chính mỗi con người nhỏ bé chúng ta trong cõi ta bà mê muội nầy.
01/06/2013(Xem: 18770)
Cuốn sách Cuộc Tranh Đấu Lịch Sử Của Phật Giáo Việt Nam được Viện Hóa Đạo GHPGVNTN xuất bản vào năm 1964... Nam Thanh
12/04/2013(Xem: 27659)
50 Năm Chấn Hưng Phật Giáo Việt Nam - HT Thích Thiện Hoa soạn GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT VIỆN HÓA ĐẠO ---oOo--- 50 NĂM CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM Sa mônTHÍCH THIỆN HOA soạn Tập 1: 50 NĂM (1920-1970) CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM hay là “GHI ƠN TIỀN BỐI” I –Lời Nói Đầu II –Diễn Văn III -Quyết định số 0176–V. H. Đ IV –Ghi ân Tiền Bối V –Di ảnh và tiểu sử Chư Thánh Tử Đạo.
09/04/2013(Xem: 7974)
Nhằm mục đích góp phần giúp thế hệ trẻ Việt Nam ở trong nước cũng như ở hải ngoại biết rõ lịch sử Việt Nam trong năm 1963 xảy ra như thế nào và nhất là để có nhận thức sâu sắc hơn về điều mà dân tộc đã khẳng định: “Phật giáo Việt Nam với dân tộc như hình với bóng, tuy hai mà một”. Cho nên chúng tôi lưu trữ vào Thư Viện Hoa Sen bộ tư liệu nhiều tập liên quan đến sự kiện lớn trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Sự việc này chắc chắn sẽ có những ý kiến ủng hộ và chống đối, nhưng lịch sử vẫn là lịch sử. Ban biên tập website Thư Viện Hoa Sen chân thành cảm tạ Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức Publications đã gửi tặng bộ sách nghiên cứu này cùng với phiên bản vi tính điện tử và trân trong giới thiệu đến toàn thể quý độc gỉa trong và ngoài nước. Sách thuộc loại NGHIÊN CỨU-KHÔNG BÁN, tuy nhiên, quý cơ quan nghiên cứu, quý quản thủ thư viện các trường cao đẳng, đại học trong nước và hải ngoại muốn có ấn bản giấy, có thể liên lạc với nhà xuất bản THIỆN TRI THỨC PUBLICATIONS P.O.Box 4805 Garden Grove, CA 9
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567