Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương IV

28/06/201319:20(Xem: 2337)
Chương IV

Viễn chinh Nam Kỳ

Nguyên tác: Histoire deL’EXPÉDITION DE COCHINCHINE en 1861

Người dịch: Hoang Phong

---o0o---

CHƯƠNG IV

Ðề cương:

Sáng ngày 24 tháng hai, quân viễn chinh đánh gẫy đường tuyến phòng thủ An nam tại địa điểm gọi là Redoute. Phó thủy sư đề đốc Charner trực tiếp nắm quyền điều khiển quân lính. Ðạo quân Pháp-Tây ban nha di chuyển vòng theo bên cánh rồi dàn ra ở hậu tuyến của địch quân, chiều 24 tháng 2 đóng quân ngay trên đường tháo lui của địch.

Vào bốn giờ sáng, kèn báo hiệu tập họp chào cờ. Trời còn tối; cũng như các nước nhiệt đới khác, trời chỉ bắt đầu sáng vào khoảng sáu giờ. Trong đêm tối các toán quân mò mẩm đứng vào vị trí của mình. Trước khi lên đường, quân sĩ được uống cà phê và nhận một khẩu phần rượu mạnh. Túi đeo lưng đã chuẩn bị xong từ chiều tối hôm qua. Trong túi có tám ngày lương khô và hai khẩu phần thịt nấu sẵn .

Năm giờ sáng, tất cả các toán quân đều đến vị trí dọc theo đường các chùa. Ðề đốc và đại tướng de Vassoigne dẫn đầu đứng gần cổng đồn Caĩ-maĩ, một nhóm nhỏ lính bộ người Phi châu được phái làm lính bảo vệ. Kế đó là lính bộ Tây ban nha, tiếp theo là hai đại đội lính bộ nữa. Pháo binh cắm trại tại Caĩ-maĩ tập họp thành hàng dọc theo thứ tự như sau: 6 ổ súng cối miền núi, hỏa tiển, 3 đại pháo 4 phân nòng có khía, 4 đại pháo 12 phân nòng có khía. Bộ binh bố trí trên đường cái theo thứ tự như sau: lính đánh bộ, công binh vác thang; thủy quân xung kích vác thang và chiến cụ linh tinh; thủy quân đổ bộ; thủy quân bộ chiến. Tiếp theo nữa là tùy tùng và ban cứu thương. Một đoàn gồm 600 cu li người Tàu khuân vác, 100 thú vật chuyên chở giữ vị trí dài dọc theo đường Jajareo, đường này nằm chắn ngang và thẳng góc với đường các chùa. Cách xắp xếp như thế tránh cho quân lính khỏi gặp trở ngại khi di chuyển.

Năm giờ rưỡi, đoàn quân bắt đầu chuyển động lên đường. Trời bắt đầu sáng, khí trời còn mát; bụi bặm, nhờ hơi ẩm ban đêm lắng xuống, lại dấy lên mù mịt. Các toán quân dẫn đầu đổ xuống ruộng và tiến về hướng đồn Redoute, đồn nằm ở cuối tuyến phòng thủ phía tây của quân địch. Phía trước đoàn pháo binh thì có một đại đội lính bộ phân tán mỏng làm quân biệt kích; pháo binh nhờ đường đã được phan bằng phẳng từ chiều hôm trước nên bố trí không gặp khó khăn gì. Các chùa Barbet, Clochetons, Caĩ-maĩ đã bắt đầu bắn suốt một giờ rồi. Tiếng gầm thét của các khẩu đại pháo át hết các tiếng động khác và bao trùm toàn vùng mặt trận Quân địch cũng kéo nhau giàn ra các đường phòng ngự, ồn ào chuẩn bị chiến đấu. Từ vị trí cao trên đồn, ta có thể quan sát địch quân bố trí. Tiếng chiêng và tiếng rít đặc biệt rất dễ nhận phát ra từ súng của họ chỉ nghe thấy ở khoảng trống giữa những tiếng nổ do các cổ đại pháo nòng 30 có khía của ta; súng của họ có nòng nhỏ và làm bằng sắt. Các sĩ quan từ Saĩgon lên, tập họp ở đồn Caĩ-maĩ, tiến nhanh trên đường cái, họ chỉ kịp chào và bắt tay vội vả những đồng đội đi ngang.

Ðoàn quân dàn trận đã gần xong: đại pháo do ngựa kéo trải rộng ra để bố trí trong ruộng và tiếp tục tiến lên, khi chỉ còn cách địch độ một ngàn thước liền tản ra thành từng đội, kéo chếch qua phía trái, bất thần ngừng lại và bắt đầu nhả đạn. Sức rung chuyển sắt thép, kéo dài, rít lên làm điếc tai và vang rền cả cánh đồng. Các cổ pháo nòng 12 chỉa thẳng vào đồn Redoute, các cổ pháo nòng 4 và súng cối vùng núi cũng như hỏa tiển hướng vào hai góc đồn hai bên. Ðường bắn được điều chỉnh nhanh chóng và trở nên thật chính xác. Mặc dù tuyến phòng thủ An nam yếu kém vì súng nhỏ và các điều kiện quân sự thua thiệt, họ vẫn đốt khói để che và gia tăng sức kháng cự. Súng bắn rát, nhưng nói đúng ra là phía địch đã tận lực chiến đấu, chớ không phải về phía ta.

Pháo binh lâm trận giúp cho bộ binh nghỉ tay lấy lại sức: quân tiến lên từng đại đội xếp theo hình dọc. Lịnh ra phải dàn quân khép lại khoảng cách còn một nữa. Các cổ đại pháo miền núi nhẩy chồm lên và tiến tới, bất chấp chướng ngại như gò và mồ mả, các cỗ đại pháo dàn ra chỉ cách địch quân có 500 thước. Các cỗ pháo nòng 4, hỏa tiển, đại pháo nòng 12, tiếp tục luân phiên điều động tiến lên từng chặn một. Bộ binh tiến lên thêm một chặn nữa. Dọ thám tối hôm trước cho biết có một vùng đầm lầy nằm phía bên trái gần đồn Redoute. Vì thế bộ binh tiến lệch về phía mặt để tránh, nhưng lại tránh quá xa. Lớp sau lại tiến theo nên gây ra chậm trể. Sau khi pháo binh bắt đầu khai pháo trở lại thì một lúc sau bộ binh mới giàn xong vị trí. Hai mũi tiến quân được thành lập, bên mặt là công binh, lính đánh bộ, lính đánh bộ người Tây ban nha, thủy quân đánh bộ; mũi tiến quân này do đại đội trưởng Allizé de Matignicourt chỉ huy. Mũi tiến quân bên trái gồm có thủy quân đổ bộ do đại úy hải quân Desvaux và đại úy công binh Gallimard chỉ huy.

Trong khoảng cách năm trăm thước, đạn của đối phương rơi tới tấp vào quân Pháp và Tây ban nha. Ðường bắn của quân An nam chính xác, đúng cả hướng và cả chiều cao. Trong đồn, các cổ pháo, súng nhỏ cầm tay, súng trường bắn ra xối xả. Mỗi khi phó đề đốc, bộ tham mưu và quân hộ vệ của ông dừng lại chỗ nào thì trong thành nhắm vào chỗ đó bắn ra rất rát và mảnh liệt. Pháo binh chịu trận trước tiên; chỉ trong vài phút, nhiều pháo thủ và ngựa bị trúng đạn. Khoảng cách quá ngắn trước mặt địch làm giảm ưu thế của khí giới có tầm bắn xa và chính xác của ta; mặc dù tầm đạn của ta chính xác, liên tục và ưu thế hơn, nhưng sức kháng cự của bọn An nam không bị đánh tan cũng không nao núng chút nào. Thương vong của ta tăng lên; đại tướng de Vassoigne, đại tá Tây ban nha Palanca Gutierrez, chuẩn úy Lesèble và thượng sĩ Joly bị thương nặng. Thủy sư đề đốc bèn trực tiếp cầm quân và ra hiệu lịnh. Các hàng quân chuyển động. Các cổ súng cối miền núi bắn yểm trợ hai bên cánh. Một đại đội lính đánh bộ xung kích tiến lên bắn loạn xạ để dẫn đầu cánh quân bên phải; một đại đội thủy quân đánh bộ dùng súng nhẹ dẫn đầu cánh quân bên trái. Lính công binh lên trước, tiếp theo sau là quân Tây ban nha, bộ binh, thủy quân đánh bộ. Vì phải để dành sức cho phút chót nên tất cả chỉ chẩm rải dấn lên, địch bắn xối xả, quân tấn công tiến xéo qua bên phải để khỏi rơi vào vùng đầm lầy. Còn khoảng chừng ba mươi thước, một tiếng thét vang ‘’Hoàng đế muôn năm!’’ vụt nổi lên át hết tiếng súng; quân lính ở hàng đầu nhào lên; tuy bị tầm đạn của súng hỏa mai ngay trước ngực nhưng họ vẫn cố vạch chà tre chằng chịt để bước từng bước trên miệng các hầm chông, nhảy qua bàn chông, nhào xuống hố, phá chà gai để tiến tới, tay và mặt đầy máu, quần áo rách tả tơi nhưng vẫn tiến đến bờ thành của địch một cách vinh quang.

Cánh quân bên trái cũng can trường phá gẩy tuyến phòng thủ phía ngoài của địch. Dẫn đầu là thủy binh đột kích. Họ tự mang lấy thang, câu liêm có cán, sào móc, lựu đạn: bọn cu li mang thang đều được thay ở trạm tiến quân thứ hai; việc mang thang kể như là một công tác danh dự. Không có chỗ nào phải chạm trán xáp lá cà, khi các quân lính Pháp đầu tiên nhẩy được vào bên trong, trên các các bệ bắn phía sau tường, thì họ thấy bọn An nam thối lui mang theo giáo mác, súng lớn và súng tay của họ. Quân An nam lùi lại một bước thế thôi, gần như thản nhiên, giống như những người thợ đang làm việc rồi ngưng tay; thật quả là lạ lùng, mặc dù tình thế cấp bách vì cả một đạo quân đang trèo lên tường để tràn vào; chỉ có một số thật ít bỏ chạy mà thôi. Trong mấy phút sau là họ rút về phía đại quân có cờ đuôi nheo phấp phới bên trong thành Kì hòa. Trong trận đánh ngày 24 tháng 2 này, quân An nam chấp nhận đối đầu bằng đại pháo với ta tuy họ yếu kém nhưng không thấy lòng can trường của họ bị sứt mẻ hay nao núng một chút nào cả: nhiều xác chết rải rác dọc theo tường phòng thủ cho thấy hiệu quả của súng nòng có khía của ta. Nhưng khi quân ta xung phong, tiến thẳng vào họ, thì họ thối lui nhưng không chạy, khoảng cách vẫn còn nhìn thấy nhau[1]Chuyện này cũng thấy ghi trong các phúc trinh về những trận đánh trước đây ở Saĩgon và Touranne.

Thiếu úy Thénard của công binh và trung úy hải quân Berger là hai người trèo lên tường thành trưóc nhất tại hai điểm phòng thủ bị đánh gẫy: một do đạo quân bên phải và một do đạo quân bên trái.

Trận này làm ta thiệt hại 6 người chết và 30 bị thương, trong số này có một đại tướng, một đại tá, một chuẩn úy và một thượng sĩ. Một người cu li công binh bị giết và một bị thương. Sau cùng cu li công binh cũng tiến tới chướng ngại chót, theo đúng với giao ước thường ký như vậy ở bên Tàu, mục đích là dành cho quân đánh thuê một chút danh dự. Pháo binh có nhiều ngựa và la chết hoặc bị thương. Pháo binh hành quân trên một địa thế rất khó khăn, lầy lội, giếng, hố, tường chắn rải rác, chướng ngại nhân tạo đủ loại; địa thế như vậy cực kỳ thuận lợi cho quân đánh bộ, nhưng lại bất tiện cho đại pháo dùng ngựa kéo, nhất là khi thụt lùi không phải dễ[2]

Trận chiến kéo dài hai giờ, nhưng pháo binh phải bắn rất nhiều; bắn đi tất cả 228 quả đại pháo miền núi, 146 quả đại pháo 4, 128 quả đại pháo 12, phóng 80 hỏa tiển. Tường phòng thủ của địch làm bằng tre đắp đất, không phá thủng được, không đốt cháy được mà cũng không phá xập được. Vì vậy trọng pháo phải bắn rát để giúp bộ binh tiến lên nắm vị trí của mình, bộ binh bị bóp nghẹt vì đường hẹp và lối thoát ra để giàn quân cũng hẹp.

Các binh sĩ bị thương trong lúc đang đánh nhau được chở về đồn Caĩ-maĩ, từ đây mới gởi đi bằng đường bộ hay đường sông đến nhà thương Cho-quan trên bờ kinh Tàu. Công binh bắt tay vào việc tức khắc, phá một mảng tường phòng thủ của địch để kéo trọng pháo. Chuyên chở đạn dược từ đồn Caĩ-maĩ thay vào số đã bắn. Công tác hoàn tất vào một giờ trưa. Suốt ngày và đêm 24, kho tồn trử tạm Caĩ-maĩ được bổ xung và sửa chửa. Ðạn dược thì lấy từ hai tàu RhinLoiređậu ở bến Saĩgon. Hai tàu dùng làm kho thuốc súng vì không tìm được nơi nào trên bờ khô ráo và đủ chắc chắn._Quân lính trở lại thu lượm các túi đeo lưng của mình vì trước đó họ phải bỏ xuống đất để tấn công. Vào khoảng chín giờ sáng, quân lính của ta chui vào tạm trú trong các căn nhà thấp lè tè mà vài giờ trước đây còn là nơi trú ngụ của quân An nam. Các túp lều này dơ bẩn, xông lên mùi hôi thối kỳ lạ giống như mùi mắm cá của người Nga. Quân lính nghỉ ngơi đến ba giờ chiều. Họ phải thức từ bốn giờ sáng, túi quân trang thì đeo trên lưng, hành quân trên đường đất bụi mù, tiếp theo là lầy lội, đánh nhau dưới sức nóng tuy là buổi sáng nhưng đã bắt đầu oi bức. Lịnh nghỉ ngơi ban ra là vì thận trọng chớ không vài vì lòng nhân từ. Ai cũng biết sức nóng của Saĩgon là sức mạnh phụ thêm cho quân An nam, sức nóng tại đây làm phát sinh vi trùng bệnh dịch hạch đầm lầy với một tốc độ khủng khiếp.

Vào ba giờ chiều thì cho thổi kèn báo thức và thúc quân lên đường. Một đại đội thủy binh bộ chiến đặt ở lại với một ổ súng cối miền núi để giữ đồn Redoute ta vừa chiếm: làm hậu quân và giúp quân ta vẫn tiếp tục dựa vào chùa Caĩ-maĩ. Quân sĩ lên đường: pháo binh ở giữa xếp theo hàng dọc thứ tự từng giàn pháo một; bộ binh chia ra thành từng phân đội ngắn, xếp thành hai hàng dọc, bên phải một hàng, bên trái một hàng. Mặt đất dẽ cứng, phẳng, phủ một lớp rêu thật mỏng, xe chở đạn và xe quân nhu lăn bánh trên mặt rêu không gặp khó khăn gì cả, chân bước trên rêu cũng thấy thích thú[3]Quân ta tiến lên theo bên hông, bọc hậu phía sau quân địch, giữ cách xa, lọt ra ngoài tầm bắn của họ. Ðoàn quân đang đạt mục tiêu dự trù từ trước: tức tối nay phải cắm quân ở mặt tây thành An nam, chắn ngang đường rút lui của họ.

Khoảng bốn giờ, một toán quân địch, tầm quan trọng thật khó đoán, bất thần xuất hiện từ khu rừng chồi phía bên phải của ta; quân địch có nhiều voi trận, trương cờ đuôi nheo rầm rộ. Quân An nam muốn thử chận đường tiến của ta hay chỉ muốn di tản đem dấu bớt voi trận, xe quân nhu và quân trang cồng kềnh? Trong suốt trận chiến, biến cố này vẫn còn là một bí ẩn hoàn toàn, không ai biết được chủ đích của quân An nam. Họ tiến đến gần, nổ súng với bộ binh ta. Chỉ huy trưởng liền cho 3 ổ súng cối miền núi, ba trọng pháo nòng 4 tiến lên: sức bắn trả có hiệu lực ngay. Ðịch quân dừng lại, một phần rút vào trong thành, một phần đóng quân bên ngoài dựa vào tường thành của họ.

Quân ta buộc phải tạm dừng quân vì trận đụng độ nhỏ này, nhưng lại tiếp tục tiến lên. Khoảng sáu giờ chiều thì đến địa điểm cắm quân, tức là ngay sau thành Kì hòa. Nơi đây đồng ruộng không còn hoàn toàn trống trải nữa: có vài chòm cây rải rác, rừng chồi cũng rải rác một vài nơi. Một ngôi làng gồm vài căn nhà đổ nát dựa vào một đám cây cách thành địch chừng hai cây số. Thủy sư đề đốc đặt đại bản doanh tại một trong những căn nhà bỏ hoang trong ngôi làng này. Ngay lúc đó thì đại pháo trong thành Kì hòa cũng bắn ra vài phát hướng về phía làng. Một viên đạn xuyên ngang mái nhà đại bản doanh, đồng thời súng nhỏ cũng bất thần bắn tới tấp từ khu rừng chồi vào các lều cắm quân của ta. Bộ binh hướng về phía bìa rừng để chống trả loạt tấn công bất ngờ này. Lính Tây ban nha, tiếp theo là đại đội thuộc tàu Renommée và hai đại đội khác nữa tiến lên đánh xung kích. Ngựa kéo đại pháo đã tháo cương, vì thế phải dùng tay kéo hai khẩu pháo nòng 4 đặt vào vị trí. Quân địch thì không thấy đâu hết mà súng cứ xối xả thật can trường, suốt nữa tiếng đồng hồ. Phải mất một lúc lâu mới di tản hết bộ binh đến một vị trí xa khu rừng để khỏi bị đánh bất ngờ. Pháo binh trở nên quá lộ liễu, liền đưa vài pháo thủ giữ vị trí xung kích: công binh cũng dàn ra. Trong khi đó ta cũng đã càn quyét xong khu rừng và cuộc nổ súng cũng im. Lính Tây ban nha, thủy quân, quân đánh bộ và các đạo công binh trở về đóng bên trong trại. Vài nhóm nhỏ lo nấu ăn. Phần còn lại thì quá mệt vì vừa phải chạy tới chạy lui đánh nhau, dọn trại, chẳng còn hơi sức đâu mà thổi lửa nấu ăn; họ đành ăn lương khô và uống nước lã, cũng may là cạnh trại có nhiều chỗ lấy nước. Thế cũng xong buổi ăn tối. Ăn xong mạnh người nào người nấy nằm dài ra đất._Rồi ngày mai đây, các khẩu thần công từ các hạm đội, các cỗ súng nòng có khía từ các chùa sẽ nhả đạn và ta sẽ nghe những tiếng nổ long trời. Phần chúng ta thì sẽ xông thẳng vào quân thù, hai đạo quân xáp trận, quân lính hai bên đánh xáp lá cà.



[1]Tuy thua nhưng tức không chịu chạy, (ghi chú của người dịch).

[2]Một bàn nâng của cổ trọng pháo 12 bị gảy, hai đầu ốc bu-loong bị bung mất, vít điều chỉnh hướng bắn bị hư. Bàn nâng của cổ trọng pháo được thay ngay, bu-loong được xiết trở lại, nhưng vít điều chỉnh đường nhắm phải khó khăn lắm mới sửa được. Chỉ còn biết cầu khẩn cho cổ trọng pháo 12 này sẽ gặpđịa thế khá hơn ,vì trận chiến ngày mai sẽ hứa hẹn thật nhiều gay go. (Trích phúc trình của trung tá pháo binh đánh bộ Cruzat).

[3]Ði đánh nhau nhưng vẫn thấy thích thú khi bước trên rêu, hoá ra con người cũng giống nhau và thường gặp nhau ở những chỗ nhỏ nhoi như vậy, (ghi chú của người dịch).

---o0o---

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/09/2013(Xem: 24122)
Không biết tự khi nào, tôi đã lớn lên trong tiếng chuông chùa làng, cùng lời kinh nhịp mõ. Chùa An Dưỡng (xem tiểu sử), ngôi chùa làng, chỉ cách nhà tôi chừng 5 phút đi bộ. Nghe Sư phụ kể lại, chùa được xây dựng vào khoảng từ 1690 đến năm 1708, do công khai sơn của Hòa Thượng Thiệt Phú, người Tàu sang Việt Nam truyền giáo cùng với các thiền sư khác. Trong chuyến đi hoằng pháp vào đàng trong, Ngài đã xây dựng ngôi chùa này. Chùa nằm trên một khu đất cao nhất làng, quanh năm bao phủ một màu xanh biếc của những khóm dừa, những lũy tre làng thân thương.
21/07/2013(Xem: 13459)
Cà Sa Vương khói của Tịnh Minh
19/07/2013(Xem: 11213)
Phật Giáo Việt Nam có sự gắn bó như nước và sữa với dân tộc và đất nước Việt Nam suốt quá trình lịch sử tồn tại và phát triển trên hai ngàn năm qua. Đó là sự thật lịch sử không thể phủ nhận. Trong quá trình tồn tại và phát triển đó, Phật Giáo Việt Nam đã trải qua nhiều cơn thăng trầm, vinh nhục. Nhưng chưa bao giờ Phật Giáo Việt Nam đánh mất bản nguyện hoằng dương Chánh Pháp giải khổ quần sanh và góp phần giữ nước và phát triển đất nước.
17/07/2013(Xem: 14222)
Đọc hết 93 trang của Phúc trình A/5630, lại được xác nhận bởi Kết luận của Biên bản Buổi họp thứ 1280 của Đại Hội đồng LHQ, rồi sau đó được Giáo sư Roger Stenson Clark tham chiếu trong tác phẩm A United Nations High Commissioner For Human Rights của ông, ta có thể khẳng định rằng Phúc trình A/5630 không hề kết luận rằng chính phủ Diệm "không có đàn áp tôn giáo" như cái thế lực đã thù nghịch với Phật giáo từ thời Cố đạo Alexandre de Rhodes gọi Phật Thích Ca bằng “thằng” trong Phép Giảng Tám Ngày, tìm cách xuyên tạc tài liệu để mạo hóa lịch sử từ mấy năm nay.
23/06/2013(Xem: 6206)
Nam Mô Thanh Tịnh Pháp Thân TỲ LÔ GIÁ NA PHẬT Nam Mô Viên Mãn Báo Thân LÔ XÁ NA PHẬT Nam Mô Thiên Bá Ức Hóa Thân THÍCH CA MÂU NI PHẬT Nam Mô Vị Pháp Thiêu Thân THÍCH QUẢNG ĐỨC BỒ TÁT Nam Mô Đại Hùng, Đại Lực CHƯ BỒ TÁT Vị Pháp Thiêu Thân
22/06/2013(Xem: 7202)
Đã tròn nửa thế kỷ trôi qua kể từ ngày Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu. Thời gian đủ để chúng ta bình tâm nhìn lại sự kiện lịch sử nầy để rút ra bài học cho những bước tiến tương lai của dân tộc và cho chính mỗi con người nhỏ bé chúng ta trong cõi ta bà mê muội nầy.
01/06/2013(Xem: 18774)
Cuốn sách Cuộc Tranh Đấu Lịch Sử Của Phật Giáo Việt Nam được Viện Hóa Đạo GHPGVNTN xuất bản vào năm 1964... Nam Thanh
12/04/2013(Xem: 27659)
50 Năm Chấn Hưng Phật Giáo Việt Nam - HT Thích Thiện Hoa soạn GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT VIỆN HÓA ĐẠO ---oOo--- 50 NĂM CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM Sa mônTHÍCH THIỆN HOA soạn Tập 1: 50 NĂM (1920-1970) CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM hay là “GHI ƠN TIỀN BỐI” I –Lời Nói Đầu II –Diễn Văn III -Quyết định số 0176–V. H. Đ IV –Ghi ân Tiền Bối V –Di ảnh và tiểu sử Chư Thánh Tử Đạo.
09/04/2013(Xem: 7974)
Nhằm mục đích góp phần giúp thế hệ trẻ Việt Nam ở trong nước cũng như ở hải ngoại biết rõ lịch sử Việt Nam trong năm 1963 xảy ra như thế nào và nhất là để có nhận thức sâu sắc hơn về điều mà dân tộc đã khẳng định: “Phật giáo Việt Nam với dân tộc như hình với bóng, tuy hai mà một”. Cho nên chúng tôi lưu trữ vào Thư Viện Hoa Sen bộ tư liệu nhiều tập liên quan đến sự kiện lớn trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Sự việc này chắc chắn sẽ có những ý kiến ủng hộ và chống đối, nhưng lịch sử vẫn là lịch sử. Ban biên tập website Thư Viện Hoa Sen chân thành cảm tạ Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức Publications đã gửi tặng bộ sách nghiên cứu này cùng với phiên bản vi tính điện tử và trân trong giới thiệu đến toàn thể quý độc gỉa trong và ngoài nước. Sách thuộc loại NGHIÊN CỨU-KHÔNG BÁN, tuy nhiên, quý cơ quan nghiên cứu, quý quản thủ thư viện các trường cao đẳng, đại học trong nước và hải ngoại muốn có ấn bản giấy, có thể liên lạc với nhà xuất bản THIỆN TRI THỨC PUBLICATIONS P.O.Box 4805 Garden Grove, CA 9
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567