Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tôi Hành Hương Đất Phật

06/01/202307:13(Xem: 4270)
Tôi Hành Hương Đất Phật


hanh huong an do

TÔI ĐI HÀNH HƯƠNG ĐẤT PHẬT

 15/12/2010 – 01/01/2011

 

 

 Tôi quyết định đi theo đoàn hành hương do chùa Vạn Hạnh ở Nantes tổ chức từ cuối tháng 9, 2010. Làm các thủ tục vé máy bay, passport và visas xong xuôi từ cuối tháng mười. (Các bạn nên nhớ rằng passport của bạn phải còn có giá trị tối thiểu 3 tháng sau ngày rời Ấn Độ trở về. Nếu bạn rời Ấn Độ ngày 01/01/2011, thì passport của bạn phải còn giá trị tối thiểu là đến 01/04/2011. Visas vào ra Ấn Độ, phải là “Double entries”). Xong xuôi tất cả, tôi phủi tay tự nhủ, bây giờ thì chỉ còn chờ ngày đi mà thôi, và tôi vui thú thở ra nhẹ nhỏm trong người.

 

Không ngờ 2 tuần lễ trước ngày đi, tôi bỗng nhiên phát bệnh đủ thứ, mà không phải là bệnh tầm thường. Hủy bỏ chuyến đi hành hương chăng ? Không, không thể được ! Tôi đã hứa với một bà bạn sẽ cùng đi hành hương với bà ta, vã lại, cũng đã hứa với Thầy trên chùa Vạn Hạnh rồi, không thể nay nói đi, mai nói bỏ, lôi thôi như vậy. Tôi quyết dịnh đi sau khi hỏi ý kiến các bác sĩ của tôi. Họ đã cho phép tôi đi với đủ điều căn dặn cặn kẽ !!!

    

15/12/2010 : Ngày ra đi đã đến (quá nhanh đối với tôi lúc đó !). Người em họ của bà bạn tôi đưa chúng tôi đến phi trường Bordeaux lúc 3 giờ sáng. Chúng tôi bay từ Bordeaux sang Amsterdam. Ở đây chúng tôi gặp được nhóm của Chùa Vạn Hạnh từ Nantes ở Pháp sang, một nhóm Phật tử khác từ Đan Mạch (Danemark), và một bà Phật tử đơn độc từ bên Đức đến. Chúng tôi cùng lấy máy bay đi New Delhi, và đến New Delhi lúc 1 giờ sáng ngày 16/12/2010. Ở đây chúng tôi gặp thêm hai nhóm nữa đang chờ chúng tôi tại phi trường, một nhóm từ Việt-Nam sang, và một nhóm từ Úc Châu sang. Một sư cô người Việt, Sư cô Tuệ Đàm Hương, đã từng du học ở Ấn Độ, từng làm Phật sự xây dựng chùa Viên Giác ở Ấn Độ, và hiện đang ở tại đây, đón chúng tôi đưa về khách sạn ở New Delhi để tạm nghỉ đêm tại đó. Trong nhóm đệ tử của chùa Nantes có 4 bà người Pháp và có một bà đệ tử, cũng của chùa Nantes, sành các danh từ Phật học, làm thông dịch viên cho mấy bà Pháp này.

16/12/2010: Chúng tôi lấy máy bay di Varanasi. Ngoại trừ quảng đường này là chúng tôi đi bằng máy bay, sau này tất cả các di chuyển khác đều được thực hiện bằng xe ca. Cuộc hành hương của chúng tôi kể từ ngày này trở đi, mọi chuyện đều do Sư Cô Tuệ Đàm Hương sắp xếp, tổ chức, lo về khách sạn, nơi ăn uống, và một chiếc xe ca trên 40 chỗ ngồi cho toàn cả đoàn chúng tôi. Ba mươi lăm người tất cả, gồm có Thượng-Tọa Thích Thiện Huệ từ Việt-Nam sang, Thượng-Tọa Thích Nguyên Lộc, Trụ trì của chùa Vạn Hạnh ở Nantes, Thượng-Tọa Thích Nguyên Hùng, Sư Cô Tâm-Nghĩa ở chùa Nantes, Sư Cô Tuệ Đàm Hương, và tất cả chúng tôi, người thế gian trần tục, từ bốn phương trời góp mặt. Tôi là người lớn tuổi nhất trong nhóm nên được nhường cho ưu tiên. Trên xe ca được ngồi phía trước ít xóc, vì đường rất xấu, xóc kinh khủng ! 

 



pdf icon-2Tôi Đi Hành Hương Đất Phật_Trần Khanh Tương

***
French Version:

Mon pèlerinage en Inde_Tran Khanh Tuong







Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 6466)
Lịch sử Phật giáo đã có từ trên 2500 năm. Lúc đầu Phật giáo được triển khai từ Ấn Độ, rồi dần dần lan tràn ra hai ngả Bắc phương và Nam phương. Bắc phương là các nước Tây Tạng, Mông Cổ, Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản, cùng các nước thuộc địa vực Tiểu Á Tế Á. Nam phương là những nước Tích Lan1, Miến Điện2, Thái Lan, Ai Lao3, Cao Miên4, đảo Java, Sumatra trong Nam Dương5 quần đảo và hiện nay Phật giáo đã được phổ cập hầu khắp các nước trên thế giới.
08/04/2013(Xem: 12750)
H. W. Schumann là học giả người Ðức sinh năm 1928. Ông nghiên cứu ngành Ấn Ðộ học, các tôn giáo đối chiếu và nhân chủng xã hội học tại Ðại học Bonn (Ðức). Ông nhận rằng tiến sĩ năm 1957 với luận án Triết học phật giáo. Từ 1960 đến 1963 ông là giảng sư Ðại học Ấn Ðộ ở Benares, Ấn Ðộ. Năm 1963 ông tham gia công tác Bộ Ngoại giao và lãnh sự Cộng hòa liên bang Ðức, phục vụ ngành ngoại giao và lãnh sự của Tây Ðức tại Calcutta (Ấn), Rangoon (Miến), Chicago (Mỹ) và Colombo (Srilanka).
08/04/2013(Xem: 34201)
Ðạo Phật truyền vào Việt Nam ta đã trên 15 thế kỷ cho nên phần đông dân chúng nước ta là tín đồ Ðạo Phật. Dân chúng thường nói "Ðạo Phật là đạo của ông bà", hay "Nhà nào có đốt hương, đều là tín đồ đạo Phật cả...".
28/02/2013(Xem: 6673)
Sông Hằng (Gangā)là con sông nổi tiếng nhất trong lục địa Ấn Độ ngày nay. Tầm quan trọng của con sông này được thể hiện qua ảnh hưởng của nó trong lịch sử văn minh Ấn Độ suốt hơn năm nghìn năm qua.Nếu lịch sử tư tưởng Ấn Độ là một phần quan trọng trong lịch sử tư tưởng thế giới thì sông Hằng là một nhân tố quan trọng để hình thành hệ thống tư tưởng uyên thâm của Ấn độ, đặc biệt của Phật giáo. Bài viết này đề cập đến vai trò của sông Hẳng và những tương hệ của nó đối với sự hình thành và phát triển của Phật giáo Ấn Độ.
01/12/2012(Xem: 12901)
Thật không ngoa chút nào, khi tạp chí Chùa cổ Bình Dương cho rằng, chùa Tây Tạng là "dấu ấn đầu tiên của Mật tông”.
30/11/2012(Xem: 13525)
Mùa hạ năm 1970 tại Phật Học Viện Hải Đức Nha Trang, chúng tôi được Thầy Đức Chơn và Thầy Phước Châu giao việc dán lại trang Bát-Kính-Pháp bị nhầm trong sách "Phật và Thánh Chúng" của Thầy Cao Hữu-Đính do Phật Học Viện Trung Phần ấn hành và in tại Nhà in Hoa Sen, NhaTrang. Sau khi công việc hoàn tất, chúng tôi được Quý Thầy cho mỗi người một quyển sách này, tuy rằng lúc ấy chưa phát hành. Lần đầu tiên trong đời, tôi bị tác động rất lớn, qua hình ảnh các Phật-tích ở Ấn Độ và những câu chuyện về Đức Phật và các đệ tử trong quyển sách.
21/11/2012(Xem: 9077)
Quyển sách này hình thành từ các bài giảng của tôi ở Đại học Đại Chính được ghi lại và chỉnh lý, nay giao cho ban in ấn để xuất bản. Tên sách là Lịch Sử Giáo Lý Tịnh Độ Trung Quốc chủ yếu lấy sự phát triển và diễn biến giáo nghĩa của tông Tịnh Độ ở Trung Quốc làm tiêu điểm. Song giáo lý của tôn giáo nhất định phải tùy theo tình tự tín ngưỡng, lại nhờ có đủ tính truyền bá rộng rãi, cho nên đồng thời đối với sự tự thuật giáo nghĩa và sự diễn biến phát triển cũng đều được ghi lại thành sự kiện lịch sử của sự truyền bá.
14/11/2012(Xem: 6257)
Để có thể nắm vững hơn về Phật giáo trong tình trạng hiện nay, có thể chúng ta cần nói thêm về lịch sử Phật giáo và ba truyền thống chính là Phật giáo Nguyên thủy, Đại thừa và Kim cương thừa. Ông có thể giải thích thêm vài nét chính về các truyền thống ấy hay chăng ? Ta hãy bắt đầu với Phật giáo Nguyên thủy ?
09/11/2012(Xem: 8599)
Ngôi Thánh địa Già lam Bạch Mã, ngôi chùa cổ xưa nhất ở Trung Quốc, tọa lạc khoảng 6 dặm Anh, cách Thành phố Lạc Dương, thuộc tỉnh Hà Nam, miền Đông Trung Quốc. Ngôi Già lam Bạch Mã Cổ Tự được sáng lập từ thời Minh Đế của triều đại Đông Hán (từ năm 29 sau Công Nguyên đến năm 75 sau Công Nguyên), gắn liền với truyền thuyết thần kỳ về sự kiến tạo thuở sơ khai.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567