Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tôi Hành Hương Đất Phật

06/01/202307:13(Xem: 4204)
Tôi Hành Hương Đất Phật


hanh huong an do

TÔI ĐI HÀNH HƯƠNG ĐẤT PHẬT

 15/12/2010 – 01/01/2011

 

 

 Tôi quyết định đi theo đoàn hành hương do chùa Vạn Hạnh ở Nantes tổ chức từ cuối tháng 9, 2010. Làm các thủ tục vé máy bay, passport và visas xong xuôi từ cuối tháng mười. (Các bạn nên nhớ rằng passport của bạn phải còn có giá trị tối thiểu 3 tháng sau ngày rời Ấn Độ trở về. Nếu bạn rời Ấn Độ ngày 01/01/2011, thì passport của bạn phải còn giá trị tối thiểu là đến 01/04/2011. Visas vào ra Ấn Độ, phải là “Double entries”). Xong xuôi tất cả, tôi phủi tay tự nhủ, bây giờ thì chỉ còn chờ ngày đi mà thôi, và tôi vui thú thở ra nhẹ nhỏm trong người.

 

Không ngờ 2 tuần lễ trước ngày đi, tôi bỗng nhiên phát bệnh đủ thứ, mà không phải là bệnh tầm thường. Hủy bỏ chuyến đi hành hương chăng ? Không, không thể được ! Tôi đã hứa với một bà bạn sẽ cùng đi hành hương với bà ta, vã lại, cũng đã hứa với Thầy trên chùa Vạn Hạnh rồi, không thể nay nói đi, mai nói bỏ, lôi thôi như vậy. Tôi quyết dịnh đi sau khi hỏi ý kiến các bác sĩ của tôi. Họ đã cho phép tôi đi với đủ điều căn dặn cặn kẽ !!!

    

15/12/2010 : Ngày ra đi đã đến (quá nhanh đối với tôi lúc đó !). Người em họ của bà bạn tôi đưa chúng tôi đến phi trường Bordeaux lúc 3 giờ sáng. Chúng tôi bay từ Bordeaux sang Amsterdam. Ở đây chúng tôi gặp được nhóm của Chùa Vạn Hạnh từ Nantes ở Pháp sang, một nhóm Phật tử khác từ Đan Mạch (Danemark), và một bà Phật tử đơn độc từ bên Đức đến. Chúng tôi cùng lấy máy bay đi New Delhi, và đến New Delhi lúc 1 giờ sáng ngày 16/12/2010. Ở đây chúng tôi gặp thêm hai nhóm nữa đang chờ chúng tôi tại phi trường, một nhóm từ Việt-Nam sang, và một nhóm từ Úc Châu sang. Một sư cô người Việt, Sư cô Tuệ Đàm Hương, đã từng du học ở Ấn Độ, từng làm Phật sự xây dựng chùa Viên Giác ở Ấn Độ, và hiện đang ở tại đây, đón chúng tôi đưa về khách sạn ở New Delhi để tạm nghỉ đêm tại đó. Trong nhóm đệ tử của chùa Nantes có 4 bà người Pháp và có một bà đệ tử, cũng của chùa Nantes, sành các danh từ Phật học, làm thông dịch viên cho mấy bà Pháp này.

16/12/2010: Chúng tôi lấy máy bay di Varanasi. Ngoại trừ quảng đường này là chúng tôi đi bằng máy bay, sau này tất cả các di chuyển khác đều được thực hiện bằng xe ca. Cuộc hành hương của chúng tôi kể từ ngày này trở đi, mọi chuyện đều do Sư Cô Tuệ Đàm Hương sắp xếp, tổ chức, lo về khách sạn, nơi ăn uống, và một chiếc xe ca trên 40 chỗ ngồi cho toàn cả đoàn chúng tôi. Ba mươi lăm người tất cả, gồm có Thượng-Tọa Thích Thiện Huệ từ Việt-Nam sang, Thượng-Tọa Thích Nguyên Lộc, Trụ trì của chùa Vạn Hạnh ở Nantes, Thượng-Tọa Thích Nguyên Hùng, Sư Cô Tâm-Nghĩa ở chùa Nantes, Sư Cô Tuệ Đàm Hương, và tất cả chúng tôi, người thế gian trần tục, từ bốn phương trời góp mặt. Tôi là người lớn tuổi nhất trong nhóm nên được nhường cho ưu tiên. Trên xe ca được ngồi phía trước ít xóc, vì đường rất xấu, xóc kinh khủng ! 

 



pdf icon-2Tôi Đi Hành Hương Đất Phật_Trần Khanh Tương

***
French Version:

Mon pèlerinage en Inde_Tran Khanh Tuong







Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/01/2012(Xem: 5038)
Đa số dân chúng là Phật tử thuần thành và số lượng tu sĩ khá đông đảo nên Miến Điện mệnh danh xứ quốc giáo với hai đường lối rõ rệt cho chư Tăng Ni: PHÁP HỌC (Pariyattidhamma) và PHÁP HÀNH (Patipattidhamma).
24/01/2012(Xem: 10879)
Tinh thần Bồ tát giới, không những được đề cao ở các kinh điển Bắc Phạn mà ngay ở trong kinh điển Nam Phạn hay Pàli cũng hàm chứa tinh thần này.
19/01/2012(Xem: 6082)
Từ Ấn Ðộ du nhập vào Trung Quốc, Phật giáo đã nhanh chóng hòa nhập vào các hệ tư tưởng văn hóa - tôn giáo bản địa. Trong quá trình du nhập, hình thành và phát triển có thể nói Phật giáo Trung Quốc đã tạo ra bản sắc riêng so với nguồn cội Ấn, đồng thời đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến hệ thống tư tưởng - văn hóa Trung Quốc. Công lao ấy thuộc về các bậc cao tăng của nhiều thế hệ Phật giáo Trung Quốc.Ðây là ý kiến nhận định chung của các nhà nghiên cứu văn hóa - tư tưởng Trung Quốc: Giáo sư Zenryu Tsukamoto trong tác phẩm The Path of the Buddha đã nhận định: "Chính nhiều các thế hệ thiền sư trong nỗ lực truyền giáo đã đưa tư tưởng và nghệ thuật Phật giáo vào trong nền văn hóa Trung Quốc và đem lại sự thay đổi vĩ đại trong văn hóa, triết học, văn học, nghệ thuật và ngay cả trong các tập tục truyền thống của dân tộc Trung Quốc" (1).
07/01/2012(Xem: 5333)
Câu chuyện về các tôn giáo lớn của Ấn Độ bắt đầu tại vùng thung lũng Ấn Hà vào khoảng 2,500 năm trước công nguyên. Ở đó thổ dân Dravidian đã thiết lập nền văn minh Harappa cực thịnh...
07/01/2012(Xem: 9644)
Trong giới biên khảo, sử gia giữ một địa vị đặc biệt, vì sức làm việc phi thường của họ. Họ kiên nhẫn, cặm cụi hơn hết thảy các nhà khác, hi sinh suốt đời cho văn hóa...
04/01/2012(Xem: 8982)
Sự khai triển của Phật giáo Đại thừa kết hợp với các dân tộc có nền văn hóa khác nhau đưa đến sự xuất hiện nhiều trình độ hiểu biết Phật giáo rất đặc sắc.
02/01/2012(Xem: 3612)
Thi hào Tagore đã có lần ca ngợi đất nước Ấn Độ của ông qua mấy câu thơ: “Khi anh cất lên tiếng gọi thì Họ đến Ấn Độ Giáo và Phật Giáo, Kỳ Na Giáo và đạo Sikh, Đạo Parsi, Hồi Giáo và Thiên Chúa. Đông và Tây gặp nhau Thể xác đồng nhất với tình yêu nơi linh thiêng của anh Chiến thắng thuộc về kẻ tạo ra tâm hồn nhân loại Chiến thắng thuộc về kẻ kiến tạo định mệnh của Ấn Độ.” (Rabindranath Tagore)
10/10/2011(Xem: 14898)
Khi tại thế, Ðức Phật đi hoằng hóa nhiều nước trong xứ Ấn Ðộ, đệ tử xuất gia của ngài có đến 1250 vị, trong đó có Bà Ma Ha Ba Xà Ba Ðề...
11/08/2011(Xem: 3159)
Sự quan tâm của tôi là điều thúc đẩy bằng một đề án đã đưa tôi lần đầu tiên đến những nơi mà Đức Phật đã sống và giảng dạy - Shravasti, Kusinagar, Gaya, Vaishali, Rajgir, Boddhgaya[1]. Lần đầu tiên, tôi đã có một cảm giác địa lý rõ ràng về thế giới của Đức Phật. Nó đã tạo nên một khuôn thức nào đấy mà trong ấy tôi đã bắt đầu đọc lại tam tạng Pali. Tôi đã bắt đầu nhìn vào kinh luận trong một ánh sáng khác.
10/08/2011(Xem: 6037)
Bài kệ "Hữu cú vô cú" đã có nhiều người dịch, ngoài các bản dịch còn có bản giảng giải của Hòa Thượng Thích Thanh Từ. Tuy nhiên theo thiển ý của tôi hầu hết các bản dịch cũng như lời giảng vẫn còn nhiều chỗ chưa rõ ràng, nhất quán và thỏa đáng. Vì vậy tôi xin dịch và giảng lại bài này trong cách hiểu biết của tôi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567