Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

06. Con Ngỗng Oan Nghiệt

04/12/201319:30(Xem: 26957)
06. Con Ngỗng Oan Nghiệt
blank
Con Ngỗng Oan Nghiệt

Suốt trong mấy ngày hôm nay, tại tịnh xá Kỳ Viên và ở trong kinh thành Sāvatthi không ngớt bàn tán xôn xao chuyện người thợ ngọc, một cận sự nam lại tra tấn vị thầy của mình là trưởng lão Tissa cho đến gần chết. Nguyên do là người thợ ngọc nghi ngờ trưởng lão Tissa đánh cắp viên ngọc maṇi. Người ta vô cùng xót thương trưởng lão, và họ cũng mạt sát tên thợ ngọc tàn bạo, nhẫn tâm không hết lời.

Đầu đuôi câu chuyện là như sau:

“- Có một gia đình thợ ngọc, là đệ tử của trưởng lão Tissa, vốn hay đặt bát cho ngài suốt mười hai năm trường với tâm tịnh tín sâu xa. Cứ mỗi buổi sáng, hình bóng của trưởng lão đối với gia đình này đã trở nên thân thuộc; họ phụng dưỡng vật thực và chăm lo tứ sự cho ngài như con cái đối với cha mẹ vậy.

Hôm nọ, sau khi thọ nhận vật thực từ người vợ của gia chủ, trưởng lão không vội đi ngay mà ghé vào nhà nghỉ chân. Người thợ ngọc lúc ấy đang xắt thịt làm món ăn gì đó, thấy trưởng lão đi vào, ông vội vã đứng dậy, định rửa tay, mặc áo để nghinh tiếp.

Trưởng lão xua tay:

- Ông cứ làm việc tự nhiên đi. Tôi chỉ ngồi một lát.

Vừa nói thế xong, thì ngoài cửa một viên quan thân tín của đức vua Pāsenadi bước vào, trao cho người thợ ngọc một viên ngọc maṇi rồi nói:

- Ông hãy mài giũa viên ngọc này cho bóng loáng, sau đó, xoi một lỗ nhỏ dùng để xâu chỉ vàng. Cẩn thận làm cho khéo đó, tội chém đầu như chơi, nhớ nhé!

Ông thợ ngọc thò tay nắm viên ngọc ngắm nghía, nói với viên quan thân quen:

- Đẹp thật! Qua tay tôi thì phải biết! Làm gì mà doạ chém đầu hở ông bạn?

Viên quan cười xoà:

- Nói giỡn vậy mà! Từ khi theo Phật đến giờ, đức vua của chúng ta anh minh và hiền thiện hơn trước nhiều.

Khi từ giã, viên quan cận thần không quên quay lại xá chào trưởng lão Tissa trước khi bước ra cửa.

Người thợ ngọc do tay đang dính máu nên ông ta đặt tạm viên ngọc trên nắp hộp rồi bước vào nhà sau để rửa tay. Trưởng lão Tissa vừa dợm đứng dậy thì một con ngỗng từ đâu đó lao vụt tới. Do máu dính trên viên ngọc, con ngỗng nghe mùi, tưởng là cục thịt nên nó đớp và nuốt vào bụng ngay. Chuyện xảy ra nhanh quá, trưởng lão thấy mà không cản ngăn kịp.

Biết tình hình nghiêm trọng, trưởng lão ngồi ngay ngắn trở lại, định tâm một lát để sẵn sàng nhận chịu cái gì xảy đến cho mình.

Người thợ ngọc trở ra, không trông thấy viên ngọc trên nắp hộp nữa nên lớn tiếng hỏi mọi người trong gia đình:

- Có ai lấy viên ngọc không?

Người vợ, con cái và đám gia nhân chạy ra, ai cũng trả lời là không lấy và cũng không biết.

Sau khi cật vấn người này, người kia một hồi, biết rõ họ chưa hề thấy viên ngọc, huống nữa là lấy cắp nên ông ra sau nói nhỏ vào tai bà vợ:

- Vậy chẳng có ai lấy. Người khả nghi nhất chính là trưởng lão của chúng ta, phải không?

Người vợ sợ hãi nói:

- Không đâu! Chắc chắn là không phải đâu. Suốt mười mấy năm trường, chúng ta hộ độ cho trưởng lão, chúng ta chưa hề thấy ngài phạm một lỗi nhỏ về giới luật cũng như đức hạnh. Ngài sống thiểu dục, tri túc, chưa bao giờ gợi ý tà mạng ham muốn một vật gì!

- Ta cũng biết vậy, nhưng ta phải hỏi cho ra lẽ!

Người thợ bước ra, đến trước mặt trưởng lão, nói:

- Bạch trưởng lão! Viên ngọc hồi nãy con để trên nắp chiếc hộp này, ngài có thấy phải không?

- Đúng vậy, ta có thấy, này ông thiện nam!

- Bây giờ con không thấy nó ở đấy nữa, vậy ngài đã lấy cất đi phải không?

- Không, ta không có lấy cất, này ông thiện nam!

Người thợ bắt đầu nóng, lên giọng:

- Bạch trưởng lão! Rõ ràng ở đây không có ai khác, ngoài con, ngài và viên ngọc. Vậy, ngoài ngài ra thì ai vào đây mà lấy viên ngọc? Xin ngài hãy hoàn trả lại cho!

Trưởng lão Tissa biết là người thợ ngọc nói đúng, nhưng ngài không thể vì bảo vệ mình mà chỉ ra thủ phạm là con ngỗng được. Nói ra thì khác gì mình giết nó. Trưởng lão nghĩ thầm trong tâm thêm nữa rằng: “Đức Chánh Đẳng Giác của chúng ta đã bốn a-tăng-kỳ và một trăm ngàn đại kiếp hành ba-la-mật bậc hạ, bậc trung và bậc thượng. Biết bao nhiêu kiếp ngài đã xả thân, lóc da, xẻ thịt, đôi khi hy sinh cả mạng sống để cứu độ chúng sanh... Còn ta thì sao nào? Một chút nhận chịu sự oan khuất này mà cũng không vượt qua được hay sao?”

Nghĩ thế xong, trưởng lão Tissa ôn tồn nói:

- Một cận sự nam nữ xứng đáng sống trong giáo pháp của đức Thế Tôn, họ không có sát sanh, không trộm cắp, không tà hạnh, không vọng ngữ... huống hồ gì ta là một vị tỳ-khưu, này hỡi ông thiện nam! Ta không nói dối đâu. Ta không hề lấy cắp! Các ngươi biết đấy, dù một cây kim, một sợi chỉ, đệ tử đức Tôn Sư cũng không hề khởi tâm xâm phạm...

Người thợ ngọc ruột rối như tơ vò, cứ đi lui đi tới, gãi đầu gãi tai, phân vân, bất quyết. Ông kính trọng trưởng lão nhưng việc mất viên ngọc lại là một đại họa!

Ông lui ra sau, bàn với vợ:

- Ông ấy không lấy cắp thì ai vào đấy nữa? Chắc ta phải tra khảo ông ta thôi!

Bà vợ lại cản ngăn:

- Đừng làm thế, không nên, tội chết! Hay là mình bán cả gia tài rồi đi ở đợ cho người để bồi hoàn viên ngọc ấy lại cho đức vua?

- Bà tưởng là đền được ư? Viên ngọc ấy là vô giá. Cả gia sản của ta đã là cái thá gì? Đi ở đợ cả trăm năm nữa cũng đừng mong mà trả đủ! Ta đành phải nặng tay thôi!

Rồi người thợ ngọc cắn răng bỏ qua sự cản ngăn tha thiết của người vợ, bước ra ngoài với sợi dây thừng, mạnh tay niềng đầu trưởng lão Tissa đến bảy vòng. Ngài cứ ngồi im chịu trận. Người thợ ngọc lấy cái chày gỗ gõ liên tu bất tận lên đầu trưởng lão, vừa gõ vừa hét lên:

- Có khai ra không? Lấy cắp viên ngọc để đâu?

Từ đầu và hai tai trưởng lão máu xối xả chảy ra thành dòng, hai mắt của ngài gần như là lòi tròng ra ngoài; mặc dầu thọ khổ khốc liệt, ngài vẫn im lặng chịu đựng và khởi niệm tâm từ. Trưởng lão còn nghĩ: “Người thợ ngọc không có lỗi, ta không có lỗi, cho chí con ngỗng cũng không có lỗi; tất cả âu là do nghiệp của chúng sanh!”

Máu chảy lan thấm xuống đất, con ngỗng lại đánh mùi, chạy đến uống máu. Sẵn cơn giận như đang bốc lửa trong đầu, người thợ ngọc lấy chân đá mạnh con ngỗng rồi hét:

- Cả mày nữa! Cũng chết cho luôn thể!

Cái đá quá mạnh của người thợ ngọc làm cho con ngỗng chết tức khắc, nằm sóng soài ra đất.

Khi thấy con ngỗng nằm bất động, trưởng lão Tissa cố gắng huy động toàn bộ sức lực, cất giọng thều thào:

- Này ông thiện nam! Làm phiền ông, xin ông hãy khởi tâm bi nới lỏng mấy vòng dây đang xiết cứng trên đầu ta để ta có thể nghiêng đầu xem con ngỗng kia đã chết thật hay chưa?

Người thợ ngọc nới dây, nói chì chiết:

- Rồi ông cũng chết thê thảm như nó vậy đó!

Sau khi quan sát kỹ, biết con ngỗng đã chết, trưởng lão Tissa mới thở dài nói:

- Chính nó! Chính con ngỗng kia đã nuốt viên ngọc maṇi vào trong bụng đó, này ông thiện nam! Nếu nó mà chưa chết thì ta không thể nói cho ông biết chuyện ấy đâu.

Kinh hoàng, người thợ ngọc hối hả lấy dao mổ bụng con ngỗng, và quả nhiên, viên ngọc được tìm thấy rõ ràng trong bao tử nó. Khi thấy rõ sự thật rồi, tâm thần người thợ ngọc trở nên bấn loạn, hoảng hốt; nghĩ đến cái tội của mình, ông lạnh toát cả người rồi run bần bật, quỳ sụp dưới chân trưởng lão và khóc ròng rã.

- Xin trưởng lão xá tội lỗi cho con! Tội của con là tội địa ngục khi dám xâm phạm đến thân thể của ngài.

Trưởng lão điều hòa hơi thở, mở lời trấn an:

- Đây chẳng qua là nghiệp nhân và nghiệp quả trong vòng sinh tử luân hồi của chúng sanh mà thôi. Ta tha thứ cho ông rồi đó.

Người thiện nam lại năn nỉ:

- Nếu ngài đã tha thứ cho con thì từ rày về sau, ngài cứ đến đây thọ nhận vật thực như lệ thường.

Trưởng lão Tissa lảo đảo đứng dậy, điều hòa hơi thở rồi chậm rãi nói:

- Ta tha thứ cho ông, nhưng từ rày về sau, ta sẽ không bước chân vào nhà của bất cứ một cận sự nam, cận sự nữ nào nữa. Quả thật, ta đã thấy rõ tội lỗi sẽ phát sanh do quen biết, do thân cận, do ở bên trong của từng ngôi nhà. Ta sẽ đi khất thực nếu chân còn khoẻ; và đối với ta, không có một ngôi nhà nào trong kinh thành này để ta phải chọn lựa nữa. Hãy cứ để tùy duyên, ta không hứa một điều gì hết. Rồi trưởng lão đọc lên một bài kệ:

“- Cứ mỗi nhà một ít

Cơm bánh ta xin ăn

Nuôi mạng, không lựa chọn

Sức khỏe, tùy đôi chân!”(1)

Do bị tra tấn quá sức chịu đựng của con người, do bị chấn thương sọ não, trưởng lão Tissa đi trì bình khất thực được mấy hôm, biết mình thọ và nghiệp đã chấm dứt, ngài an nhiên thị tịch Niết-bàn trước không biết bao nhiêu sự kính trọng, ngưỡng mộ cũng như thương xót của chư tăng và mọi người.

Đức Phật đúc kết câu chuyện tại Kỳ Viên tịnh xá, ngài tán thán hạnh nhẫn nhục ba-la-mật của vị thánh đệ tử, là tấm gương sáng cho các vị hữu học.

Khi đại chúng muốn biết sanh thú mai hậu của những nhân vật trong câu chuyện, đức Phật cho biết thêm:

- Con ngỗng chết, tức khắc tái sanh vào bụng của bà vợ người thợ ngọc (?). Bà vợ, cuối đời sẽ sanh lên thiên giới. Người thợ ngọc, dù đã sám hối nhưng cũng bị trả quả địa ngục theo với tội tương ứng của ông ta.

Đúng như bài kệ sau:

“- Một số sanh thú thai bào

Bốn đường đau khổ đón chào ác nhân

Người lành, thiên giới du nhàn

Còn người vô nhiễm, Niết-bàn tĩnh cư”(1).



(1)Dịch thoát từ kệ Pāḷi: “Paccati munino bhattaṃ, thokaṃ thokaṃ kule kule, piṇḍikāya carissāmi, atthi jaṅghabalaṃ mamāti”.

(1)Pháp cú 126: “Gabbhameke uppajjanti, Nirayaṃ pāpakammino, saggaṃ sugatino yanti, pariNibbanti anāsavā”.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/11/2013(Xem: 50423)
"Đức Đạt Lai Lạt Ma, Con Trai Của Tôi" là một tập tự truyện của Mẫu Thân Đức Đạt Lai Lạt Ma. Đây là một tập sách hấp dẫn do Cụ bà Diki Tsering, Mẹ của Đức Đạt Lai Lạt Ma kể lại những chi tiết sinh động trong cuộc đời của mình, từ một phụ nữ nông thôn bình thường, bỗng chốc đã trở thành một người đàn bà có địa vị cao nhất trong xã hội, làm Mẹ của Đức Đạt Lai Lạt Ma, người lãnh đạo quốc gia Tây Tạng.
22/10/2013(Xem: 19068)
Là người Việt Nam, bất luận bình dân hay trí thức, chúng ta đều thấy có trọng trách tìm hiểu những gì liên hệ với dân tộc và đất nước thân yêu của mình. Sự tìm hiểu ấy giúp cho chúng ta có nhận thức chính xác về tư tưởng, tánh tình đồng bào ta. Nếu là người trí thức Việt Nam mà không biết gì về truyền thống của dân tộc thì không xứng đáng là trí thức. Thế nên, sự nghiên cứu những mối liên quan với dân tộc, thực là điều kiện tối thiểu của những người yêu dân tộc, quê hương xứ sở.
09/10/2013(Xem: 12325)
Tờ nhật báo uy tín Le Monde của Pháp ngày 18 tháng 9 năm 2013, trong mục Địa Lý và Chính Trị và qua một bài viết của ký giả Frédéric Robin đặc phái viên ở New Delhi, đã nêu lên các mưu đồ và tham vọng quốc tế nhằm khai thác thánh địa Phật Giáo Lâm-tì-ni (Lumbini). Dưới đây là phần chuyển ngữ.
19/09/2013(Xem: 27539)
Không biết tự khi nào, tôi đã lớn lên trong tiếng chuông chùa làng, cùng lời kinh nhịp mõ. Chùa An Dưỡng (xem tiểu sử), ngôi chùa làng, chỉ cách nhà tôi chừng 5 phút đi bộ. Nghe Sư phụ kể lại, chùa được xây dựng vào khoảng từ 1690 đến năm 1708, do công khai sơn của Hòa Thượng Thiệt Phú, người Tàu sang Việt Nam truyền giáo cùng với các thiền sư khác. Trong chuyến đi hoằng pháp vào đàng trong, Ngài đã xây dựng ngôi chùa này. Chùa nằm trên một khu đất cao nhất làng, quanh năm bao phủ một màu xanh biếc của những khóm dừa, những lũy tre làng thân thương.
05/06/2013(Xem: 4895)
Vào khoảng 4giờ chiều của ngày 10 tháng 09 năm 2003, chuẩn bị đi tụng kinh thì điện thoại lại reo. Nhấc phone để nghe và vừa niệm A Di Đà Phật, thì đầu dây vọng lại cho hay ...
01/06/2013(Xem: 21086)
Cuốn sách Cuộc Tranh Đấu Lịch Sử Của Phật Giáo Việt Nam được Viện Hóa Đạo GHPGVNTN xuất bản vào năm 1964... Nam Thanh
27/05/2013(Xem: 6451)
Bài này tìm học rõ ngày sinh của đức Phật. Trên thế giới ngày nay có năm tôn giáo lớn: đạo Cơ Đốc, đạo Hồi, đạo Ấn Độ, đạo Do Thái và đạo Phật. Hai tôn giáo có tính cách cục bộ là đạo Ấn Độ (Hinduism) và đạo Do Thái (Judaism). Đạo Ấn Độ vào đầu thiên niên kỷ Ba đếm 700 triệu tín đồ, tức là 13% dân số thế giới. Đạo Do Thái rất ít tín đồ, 18 triệu người trên dân số thế giới gần 7 tỉ, thế nhưng ảnh hưởng bao la trên lịch sử, chính trị và kinh tế thế giới.
25/05/2013(Xem: 10327)
Lược Sử Phật Giáo Trung Quốc (Từ thế kỷ thứ I sau CN đến thế kỷ thứ X) - Tác giả Viên Trí
15/05/2013(Xem: 3476)
Triết học Phật giáo Đại thừa có hai phương diện, đó là Triết học Phật giáo Đại thừa hay Tánh không luận śūnyatāvāda) và Du-già hành tông (Yogācāra) hay trường phái Duy thức (Vijñānavāda). Ở đây, chúng ta chỉ đề cập đến triết học Trung quán (Madhyamaka Philosophy) hay triết học Tánh không (śūnyatā). Nói chung, đương thời có ba tên gọi dành cho Tiểu thừa và Đại thừa. Ba tên gọi dành cho Tiểu thừa là Phật giáo Nam truyền (Southern Buddhism), Phật giáo Nguyên thuỷ (Original Buddhism), và Phật giáo Tiểu thừa (Hīnayāna). Ba tên gọi dành cho Đại thừa là Phật giáo Bắc truyền (Northern Buddhism), Phật giáo Phát triển (Developed Buddhism), và Phật giáo Đại thừa (Mahāyāna). Hai danh xưng đầu là do các học giả Châu Âu. Bắc truyền và Nam truyền là dựa trên yếu tố địa lý. Các học giả Châu Âu cho rằng đạo Phật được truyền bá sang các quốc gia phía Bắc Ấn Độ như Nepal, Tây Tạng, Trung Hoa , Nhật Bản, v.v... là Phật giáo Bắc truyền, và Phật giáo Nam truyền là đạo Phật được truyền bá đến các quốc gia
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]