Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tiết 2: Cuộc kết tập tại thành Vương Xá

05/01/201202:25(Xem: 5206)
Tiết 2: Cuộc kết tập tại thành Vương Xá

LỊCH SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ

Pháp sư Thánh Nghiêm

Thích Tâm Trídịch

---o0o---

CHƯƠNG III

NGUYÊN THỈ PHẬT GIÁO VÀ TAM TẠNG KINH ĐIỂN

TIẾT II: CUỘC KẾT TẬP TẠI THÀNH VƯƠNG XÁ

Sao gọi là kết tập? Kết tập (Samgìti) có hai nghĩa, một là tụng (một người), hai là hội tụng (nhiều người cùng đọc tụng). Đại chúng suy tiến những vị tinh thông về pháp (Sharma), và về luật (Vinaya), những vị này tuần tự tuân theo sự phát vấn của Thượng tọa Tỳ kheo Ca Diếp. Theo đó, vị nào tự mình đã từng nhiều lần nghe Phật thuyết giảng kinh, luật thì hãy đọc tụng lại để đại chúng cùng nghe và thẩm định. Khi câu văn đã được chính túc mới đi đến biên tập, và đây là định bản Thánh điển sớm nhất được thành tựu.

Nhân vì, chẳng lâu sau Phật nhập diệt, có Tỳ kheo ngu si lại ưa thích nói nhảm rằng: “Vị trưởng lão kia, Phật thường dạy: nên làm như thế này, Không nên làm như thế kia; nên học như thế này, không nên học như thế kia. Chúng tôi hiện giờ vừa thoát khỏi sự phiền khổ, và tự mình làm theo những gì mình thích, không còn bị câu thúc như trước”(9).

Sau khi nghe những luận điệu này, bấy giờ ngài Tôn giả Ca Diếp cảm thấy không vui. Lập tức ngài quyết tâm triệu tập đại hội để kết tập di giáo của đức Phật. Nhân cuộc kết tập này, Tôn giả Ca Diếp mới hoàn tất việc làm sáng tỏ giáo pháp Phật sau khi Ngài nhập Niết bàn, đồng thời nhiều vị quốc vương muốn dành phần nghênh đón xá lợi của Phật. Qua đó, ngài dò xét được những hành động có ý nghĩa của họ.

Theo “Đại Sử” được lưu truyền tại Tích Lan, chương ba của bộ sử này thuật rằng: Sau Phật nhập Niết bàn, Tôn giả Ca Diếp đi đến thành Vương Xá, bấy giờ chủ thành Vương Xá là vua A Xà Thế, nhà vua là người ngoại bộ rất đắc lực, do đó vua giúp ngài Ca Diếp kiến lập tịnh xá cạnh núi Tỳ Bà La (Vebhàra) ở trước Thất Diệp Quật (Sapta Parnaguhà). Tại đây Tôn giả Ca Diếp tập hợp được năm trăm Tỳ kheo và tổ chức an cư vào mùa mưa lần thứ nhất sau Phật nhập diệt. Trong mùa an cư này, từ tháng thứ hai trở lui Tôn giả Ca Diếp bắt đầu mở cuộc kết tập kéo dài trong bảy tháng (Bắc truyền cho là có ba tháng), vị Tôn giả đầu tiên được yêu cầu tụng xuất Luật tạng là ngài Ưu Ba Li. Thứ đến là Tôn giả A Nan tụng xuất Kinh tạng (Pháp tạng). Việc làm này về sau sử Phật giáo gọi là “Ngũ Bách Tập Tỳ Ni” hoặc gọi là “Vương Xá Thành Kết Tập” lại được danh xưng là “Đệ Nhất Kết Tập”.

- Kinh Luật có từ thời nào?

Pháp (giáo pháp kinh) và Luật (giới luật) tuy mới được định hình sau lần kết tập thứ nhất. Nhưng từ thời đức Thích Tôn còn tại thế thì các luật sư cũng đã chuyên tụng Luật. Đó là cứ mỗi nửa tháng Bố tát một lần, các Tỳ kheo tùy theo địa bàn cư trú đều phải tụ hội lại để tụng giới. Đồng thời, khi Phật tại thế cũng có những Thánh điển được đem ra đọc tụng. Như trong “Căn Bản Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ Tỳ Nai Da” quyển 44(10) chép là có vị trưởng giả yêu cầu quốc vương chuẩn hứa cho ban đêm được đốt đèn học kinh Phật. Lại cũng sách vừa dẫn, quyển 48(11), ghi “Cam Dung phu nhân ban đêm chong đèn đọc kinh Phật”. Lại nói: “Phu nhân bảo sao chép kinh Phật, và nói với các vị đại thần, hãy dùng giấy mực, viết rõ lời kinh, khiến nhiều người tiện lợi đọc tụng”. Khảo sát sự thành lập của Hữu Bộ Luật thì thấy rằng, vào thời Bộ phái Phật giáo những ghi chép vừa nêu trên là có tính truyền thuyết. Nhưng lúc Phật tại thế, việc đọc tụng kinh luật là điều mà các Tỳ kheo thường làm nên không phải ngờ. Do đó, có người cho rằng: “thời Phật còn tại thế, cũng đủ tập thành Thánh điển theo loại và bộ, ít ra là đã có: Pháp cú, Nghĩa Phẩm, Ba La Diên, Ô Đà Nam, Ba La Đề Mộc Xoa, cả thảy năm thứ(12).

Chưa hẳn lúc ban sơ đức Thích Tôn quyết định khi nào thì thuyết pháp, khi nào thì chế định giới luật. Mà qua thời gian, nhân vì phải đối diện với đủ thứ vấn đè cần phải xử đoán, phải giải thích và qui đinh, dàn dà đưa đến việc phải xem những sinh hoạt nào cần qui thành qui chế, những pháp nào là pháp ly dục cần ghi nhớ để tu định. Hậu thế lấy Kinh, Luật, Luận phối hợp lại thành Giới - Định - Huệ. Cũng như chưa hẳn đương thời đã đưa ra những qui định cứng nhắc như về sau này. Duy có điều khi nói về Luật, thì giới là chính, khi nói về Kinh, thì định là chính. Còn Huệ thì do giới và định mà sản sinh.

- Nội dung kết tập

Kết tập lần thứ nhất. Cứu cánh của lần kết tập như thế nào?

Đại loại mà nói, ấy là tam tạng Kinh, Luật, Luật. Trong “Tăng Nhất A Hàm, Tự Phẩm” có thêm Tạp Tạng mà thành bốn Tạng, luận Phân Biệt Công Đức, và luận Thành Thực. Lại lấy tạp Tạng chia làm Bồ Tát Tạng mà thành năm Tạng.

Nói đến kinh Phật là nói đến bộ A Hàm; nhưng kinh A Hàm hiện đang lưu truyền e có sự “thêm bớt”. Kinh A Hàm hiện nay là thánh điển thuộc thời đại Bộ phái Phật Giáo và năm Ni Ca Da (Nykaya) của văn tự Ba Lị (tương đương bộ A Hàm của Bắc truyền) có ít nhiều không giống nhau.

Nói đến Luật, là chỉ cho luật Bát Thập Tụng. Sở dĩ có danh xưng này là vì ngài Ưu Ba Li phải tám mươi lần tụng mới hoàn thành được Luật tạng. Tạng Luật này hiện nay không tìm thấy. Các tạng Luật hiện đang lưu truyền đều thuộc thời đại bộ phái, và được các phái đọc tụng. Do đó, về nội dung hơi có phần gia, giảm.

Luận tạng được tụng xuất như thế nào? Tuy căn cứ theo luật Thiện Kiến của Nam truyền (Theravadha), và luật Tứ Phần của Pháp - Tạng bộ, cả hai có nói đến tạng Tỳ Nại Da, nhưng không cho biết ai là người tụng xuất. Trong khi đó “Thập Tụng Luật” thì nói Tôn giả A Nan là người tụng xuất A Tỳ Đàm tạng, và luận Đại Trí Độ cũng đồng ý như vậy. Còn “Căn bản Hữu Bộ Luật Tạp Sự” thì nói Đại Ca Diếp là người tụng xuất Ma Đắc Lặc Già; Dulva II (Life of Buddha, p.150ff) được truyền ở Tây Tạng cũng đồng ý khi nói Đại Ca Diếp là người tự mình kết tập Ma Đát Lý Ca. Tất cả các ghi nhận trên chỉ là truyền thuyết được xuất phát từ Hữu Bộ Thí Dụ Sư. Miến Điện thì cho rằng ngài A Na Luật là người tụng xuất bảy Luận. Trong khi “Bộ Chấp Dị Luận Sớ” do Tam Tạng Chơn Đế truyền và dịch thì nói Phú Lâu Na là người đọc tụng A Tỳ Đàm tụng. “Đại Đương Tây Vực Ký” quyển chín(13) của Huyền Trang nói là, có cả trăm, cả nghìn người của Đại Chúng Bộ không tham dự vào cuộc kết tập do ngài Ca Diếp triệu tập, mà họ tụ hội riêng, và kết tập thành năm tạng Kinh, Luật; vì chỉ là truyền thuyết được viết ra từ các Bộ phái và hậu thế; vì vậy, nên có sự khác nhau khá nhiều. Nhân đó, đối với cuộc kết tập tại thành Vương Xá, có thuyết chủ trương là có kết tập Luận tạng, điều này khiến các học giả cận đại không có cơ sở để tin.

- Những Người Dự Cuộc Kết Tập Lần Thứ Nhất

Như chúng ta biết, cuộc kết tập tại thành Vương Xá là do ngài Ca Diếp đứng ra mời thỉnh, và chỉ có năm trăm vị Thượng tọa Tỳ kheo phó hội. Theo “Ma Ha Tăng Kỳ Luật” (còn gọi là Tăng Kỳ Luật), thì bấy giờ có nhiều vị Thượng tọa Tỳ kheo đã nhập diệt, như ngài Xá Lợi Phất, ngài Mục Kiền Liên khi nghe tin Phật sắp nhập diệt, hai ngài bèn xin nhập diệt trước Phật. Tiếp đó những vị đại đệ tử khi nghe tin Phật đã nhập Niết bàn, các ngài có vẻ lưỡng lự, nhưng rồi nối tiếp nhau nhập diệt. Do đó, những vị được mời tham dự Đại hội kết tập chỉ có bốn trăm chín mươi chín, Tôn giả A Na cơ hồ như bị ngài Ca Diếp mời ra khỏi đại hội, bởi ngài là người chưa “ly dục” nên không đủ tư cách để phó hội. Vì thế, ngài A Nan quyết chí ly dục, và trở thành vị A la hán, nhân đó mới đủ túc số năm trăm vị(14).

Nhờ thẩm tra nhiều nguồn tư liệu cho thấy Đại hội kết tập tại thành Vương Xá chỉ gồm những vị cùng một phái với ngài Ca Diếp, và đó là cuộc kết tập của một thiểu số người, của những vị Thượng tọa Tỳ kheo đại biểu cho phái khổ hạnh. Duy có điều, thành quả của lần Đại hội này là rất to lớn. Nó đánh bại tất cả mọi dị nghị của số đông người, do đó cho nên vị trí của nó là cực kỳ quan trọng. Nói chính xác, thì đây là cuộc Đại hội được tổ chức vừa thuận lợi, vừa hoàn thành một cách chóng vách. Nếu không, có thể sẽ diễn ra một cuộc tranh luận không khoan nhượng giữa các đại gia; chừng đó vấn đề càng thêm phức tạp. Có điều, trong kỳ Đại hội này phái của Trưởng lão Phú Lâu Na không thấy tham dự, và đó cũng là vấn đề còn đọng lại của Phật Giáo.

- Trưởng lão Phú Lâu Na

Lúc Đại hội kết tập tại thành Vương Xá kết thúc, theo “Thiện Kiến Luật” của Nam truyền, và “Tứ Phần Luật” của Bắc truyền, tất cả các bộ luật này đều nói có một vị trưởng lão tên là Phú Lâu Na dẫn năm trăm Tỳ kheo từ phương nam đi đến thành Vương Xá, hay còn nói là từ Nam Sơn (Dakkhi Na Giri) đến để cùng ngài Ca Diếp luận đàm thêm về Pháp (kinh) và Luật (giới). Theo “Luật Tiểu Phẩm Ngũ Bách Kiền Độ Đệ Thập Nhất” của Nam truyền(15), thì nói là ngài Phú Lâu Na phiền trách mà rằng: “quí ngài kết tập pháp, luật, điều đó là cực quí. Nhưng tôi là người từng thân cận, và theo Phật nghe pháp; vậy, quí ngài cũng nên nghe tôi khẩu thuật”. Riêng “Ngũ Phần Luật” quyển 30(16) thuật rằng ngài Phú Lâu Na nói với ngài Đại Ca Diếp: “đích thân tôi theo Phật nghe pháp, nghe luật, những việc như “nội túc thực”(17), chính tự tôi dâng thức ăn lên Phật, tự tội nhận thu dọn sau khi Phật thọ thực xong, tôi dâng nước uống lên Phật, không người nào không sạch, không món nào không sạch, tôi mới dâng lên Phật”. Trên đây thuộc vấn đề ẩm thực được luật chế định. Ý tứ muốn nói với ngài Đại Ca Diếp là lúc Phật ở tại Tỳ Xá Ly, gặp phải năm thiếu đói, việc khất thực khó có ai cúng dường nhân đấy mới đưa ra điều cấm. Về sau lại đem vấn đề này ra chế định. Vì vậy bảy việc vừa kể được cọi là không hợp pháp. Nhưng ý nói theo luật văn do ngài Ưu Ba Li tụng xuất, thì phạm bảy việc trên là phạm tội Đột kiết la (ố tác). Bảy việc nêu trên tuy không quan trọng, nhưng cũng là vấn đề được đặt ra. Ngoài nội dung được kết tập tại thành Vương Xá, vẫn còn những hành vi, những kiến giải khác với nội dung kết tập bị bỏ sót. Chính đấy là nguyên nhân đưa đến việc phân chia Bộ phái.

Trưởng lão Phú Lâu Na nói trên, không phải là vị Tỳ kheo đứng hàng thứ bảy trong số thập đại đệ tử của đức Phật, không phải là Phú Lâu Na bạn của ngài Da Xá, cũng không phải là ngài Phú Lâu Na thuyết pháp đệ nhất(18).

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/11/2013(Xem: 43268)
"Đức Đạt Lai Lạt Ma, Con Trai Của Tôi" là một tập tự truyện của Mẫu Thân Đức Đạt Lai Lạt Ma. Đây là một tập sách hấp dẫn do Cụ bà Diki Tsering, Mẹ của Đức Đạt Lai Lạt Ma kể lại những chi tiết sinh động trong cuộc đời của mình, từ một phụ nữ nông thôn bình thường, bỗng chốc đã trở thành một người đàn bà có địa vị cao nhất trong xã hội, làm Mẹ của Đức Đạt Lai Lạt Ma, người lãnh đạo quốc gia Tây Tạng.
22/10/2013(Xem: 17385)
Là người Việt Nam, bất luận bình dân hay trí thức, chúng ta đều thấy có trọng trách tìm hiểu những gì liên hệ với dân tộc và đất nước thân yêu của mình. Sự tìm hiểu ấy giúp cho chúng ta có nhận thức chính xác về tư tưởng, tánh tình đồng bào ta. Nếu là người trí thức Việt Nam mà không biết gì về truyền thống của dân tộc thì không xứng đáng là trí thức. Thế nên, sự nghiên cứu những mối liên quan với dân tộc, thực là điều kiện tối thiểu của những người yêu dân tộc, quê hương xứ sở.
09/10/2013(Xem: 11326)
Tờ nhật báo uy tín Le Monde của Pháp ngày 18 tháng 9 năm 2013, trong mục Địa Lý và Chính Trị và qua một bài viết của ký giả Frédéric Robin đặc phái viên ở New Delhi, đã nêu lên các mưu đồ và tham vọng quốc tế nhằm khai thác thánh địa Phật Giáo Lâm-tì-ni (Lumbini). Dưới đây là phần chuyển ngữ.
19/09/2013(Xem: 24370)
Không biết tự khi nào, tôi đã lớn lên trong tiếng chuông chùa làng, cùng lời kinh nhịp mõ. Chùa An Dưỡng (xem tiểu sử), ngôi chùa làng, chỉ cách nhà tôi chừng 5 phút đi bộ. Nghe Sư phụ kể lại, chùa được xây dựng vào khoảng từ 1690 đến năm 1708, do công khai sơn của Hòa Thượng Thiệt Phú, người Tàu sang Việt Nam truyền giáo cùng với các thiền sư khác. Trong chuyến đi hoằng pháp vào đàng trong, Ngài đã xây dựng ngôi chùa này. Chùa nằm trên một khu đất cao nhất làng, quanh năm bao phủ một màu xanh biếc của những khóm dừa, những lũy tre làng thân thương.
05/06/2013(Xem: 4570)
Vào khoảng 4giờ chiều của ngày 10 tháng 09 năm 2003, chuẩn bị đi tụng kinh thì điện thoại lại reo. Nhấc phone để nghe và vừa niệm A Di Đà Phật, thì đầu dây vọng lại cho hay ...
01/06/2013(Xem: 18949)
Cuốn sách Cuộc Tranh Đấu Lịch Sử Của Phật Giáo Việt Nam được Viện Hóa Đạo GHPGVNTN xuất bản vào năm 1964... Nam Thanh
27/05/2013(Xem: 5589)
Bài này tìm học rõ ngày sinh của đức Phật. Trên thế giới ngày nay có năm tôn giáo lớn: đạo Cơ Đốc, đạo Hồi, đạo Ấn Độ, đạo Do Thái và đạo Phật. Hai tôn giáo có tính cách cục bộ là đạo Ấn Độ (Hinduism) và đạo Do Thái (Judaism). Đạo Ấn Độ vào đầu thiên niên kỷ Ba đếm 700 triệu tín đồ, tức là 13% dân số thế giới. Đạo Do Thái rất ít tín đồ, 18 triệu người trên dân số thế giới gần 7 tỉ, thế nhưng ảnh hưởng bao la trên lịch sử, chính trị và kinh tế thế giới.
25/05/2013(Xem: 9487)
Lược Sử Phật Giáo Trung Quốc (Từ thế kỷ thứ I sau CN đến thế kỷ thứ X) - Tác giả Viên Trí
15/05/2013(Xem: 3100)
Triết học Phật giáo Đại thừa có hai phương diện, đó là Triết học Phật giáo Đại thừa hay Tánh không luận śūnyatāvāda) và Du-già hành tông (Yogācāra) hay trường phái Duy thức (Vijñānavāda). Ở đây, chúng ta chỉ đề cập đến triết học Trung quán (Madhyamaka Philosophy) hay triết học Tánh không (śūnyatā). Nói chung, đương thời có ba tên gọi dành cho Tiểu thừa và Đại thừa. Ba tên gọi dành cho Tiểu thừa là Phật giáo Nam truyền (Southern Buddhism), Phật giáo Nguyên thuỷ (Original Buddhism), và Phật giáo Tiểu thừa (Hīnayāna). Ba tên gọi dành cho Đại thừa là Phật giáo Bắc truyền (Northern Buddhism), Phật giáo Phát triển (Developed Buddhism), và Phật giáo Đại thừa (Mahāyāna). Hai danh xưng đầu là do các học giả Châu Âu. Bắc truyền và Nam truyền là dựa trên yếu tố địa lý. Các học giả Châu Âu cho rằng đạo Phật được truyền bá sang các quốc gia phía Bắc Ấn Độ như Nepal, Tây Tạng, Trung Hoa , Nhật Bản, v.v... là Phật giáo Bắc truyền, và Phật giáo Nam truyền là đạo Phật được truyền bá đến các quốc gia
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567