Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khóa X - XI

02/05/201316:33(Xem: 26002)
Khóa X - XI


Phật Học Phổ Thông

HT. Thích Thiện Hoa


KHOÁ X - XI

LUẬN ĐẠI THỪA KHỞI TÍN

DỊCH NGHĨA VÀ LƯỢC GIẢI

--- o0o ---


THÔNG BẠCH

Các loại sách của tôi phiên dịch hoặc sáng tác đều không giữ bản quyền. Song, Quí vị nào muốn ấn tống, xin theo bản sửa chữa cuối cùng cua tôi. Nếu vị nào muốn sửa đổi nội dung hay hình thức hoặc in để phát hành (bán) đều đều phải được sự chấp thuận của tôi

Sa môn THÍCH THIỆN HOA

LỜI DỊCH GIẢ

Chúng tôi tường không cần phải giới thiệu dài dòng, chắc độc giả cũng đã biết rằng bộ Luận "Đại thừa Khởi Tín" là một trong số những bộ Luận có một nội dung hàm súc, sâu sắc nhứt và một lối lý luận rốt ráo bén nhọn và tế nhị nhứt. Vì lẽ đó nên chúng tôi đã khổ công rất nhiều, trong khi đem dịch Luận này. Lần đầu chúng tôi đã dịch hơn phân nữa bộ, nhưng vì thấy nhiều đoạn chưa được vừa ý, nên chúng tôi đã bỏ tất cả, và dịch lại lần thứ hai. Tính tất cả hai lần dịcu thuật, thời gian trên một năm (từ tháng 11 năm Canh Tý đến tháng 12 năm Tân Sửu, tức là từ năm 1960 đến năm 1962).

Bộ luận này do Bồ Tát Mã Minh soạn ra bằng chữ Phạn. Những nhà dịch giả có danh tiếng, đã dịch sanh chữ Hán. Chúng tôi că cứ vào bản dịch bằng Hán văn của Ngài Chơn đế Tam tạng Pháp sư, để dịch sang chữ Việt. Về Phần chú giải, thì sau khi tham khảo nhiều bản khác nhau của các dịch giả Trung hoa, chúng tôi đã căn cứ một phần lớn vào bản trực giải của Ngài Đức Thanh, mà chúng tôi nhận thấy rõ ràng và gọn gàng hơn hết.

Tuy thế, trong khi phiên dịch sang Việt ngữ, để cho ý luận được biểu lộ rõ ràng, gãy gọn và mạch văn thích hợp với cú pháp Việt Nam, nên có nhiều đoạn, chúng tôi chỉ dịch cho rõ ý, hoặc đảo ngược trước sau, hoặc thêm bớt một vài chữ. Mong quý độc giả thông cảm mà lượng thứ cho.

Nói riêng về chương trình Phật học phổ thông, mà Ban Hoằng pháp Phật giáo Nam Việt đã chủ trương từ trước đến nay, thì bộ luận này thuộc về khóa thứ IX; nhưng sau khi phiên dịch và giảng dạy, chúng tôi nhận thấy, vì ý nghĩa thâm sâu của nó nên sắp vào khoá thứ X và XI, thì mới đúng trình độ, lợi ích cho độc giả và những vị theo học các lớp Phật học Phổ thông.

***

Thưa quý vị độc giả,

"Lời của dịch giả", đến đây có thể xem như đã chấm dứt. Nhưng chúng tôi xin phép quý vị, để nói thêm lên đây lòng nguyện ước thiết tha của chúng tôi trước khi dừng bút:

Trong khi chúng tôi đang dịch thuật bộ Luận này, thì Bổn sư chúng tôi là Hoà thượng Thích Khánh Anh, nguyên Thượng Thủ Giáo hội Tăng già toàn quốc kiêm cố Pháp Chủ Giáo Hội Tăng Già Nam Việt, viên tịch. Trong nỗi niềm đau xót lớn lao trước một cái tang chung và riêng ấy chúng tôi rất ngậm ngùi và nhớ tưởng lại hồng ân của Bổn sư, người đã hướng dẫn và thúc đẩy chúng tôi trong công tác phiên dịch này.

Vậy, hôm nay công việc dịch thuật đã xong xuôi, chúng tôi kính cẩn dâng công đức này hồi hướng lên Giác linh Bổn sư chúng tôi sớm đăng Phật địa, ngõ hầu báo đáp hồng ân pháp hóa trong muôn một.

CHÙA PHƯỚC HẬU TRÀ ÔN

Dịch xong ngày khởi công trùng tu chùa Phước Hậu 

(Ngày Phật thành đạo năm Tân Sửu, nhằm ngày 13/1/1962).

Sa môn THÍCH THIỆN HOA.

***

LUẬN ĐẠI THỪA KHỞI TÍN

BÀI KỆ QUY KÍNH TAM BẢO

Chương thứ nhất : Phần Nhơn duyên

Chương thứ hai : Phần Định danh nghĩa

Chương thứ ba : Phần Giải thích

Chương thứ tư : Phần Tín tâm, Tu hành.

Chương thứ năm : Phần Lợi ích và khuyến tu

BÀI KỆ HỔI HƯỚNG

**

Chương thứ nhứt: PHẦN NHƠN DUYÊN

Vì tám nhơn duyên nên Bồ Tát tạo ra Luận này.

Chương thứ hai : PHẦN ĐỊNH DANH NGHĨA

A. Pháp Đại thừa

I. Tướng Chơn như
II. Tướng Sanh diệt

B. Nghĩa Đại thừa

I. Thể chất lớn

II. Hình tướng lớn

III. Diệu dụng lớn

Chương thứ ba : PHẦN GIẢI THÍCH, Chia làm ba:

A. Nói rõ nghĩa chánh (10 bài)

B. Đối trị các chấp sai lầm (1 bài)

C. Phân biệt hành tướng phát tâm đến Đạo (2 bài)

A. NÓI VỀ NGHĨA CHÁNH, có 3phần

I. Tâm Chơn như (Chơn tâm)

II. Tâm Sanh diệt (Thức A lại da)

III. Trở về Chơn như .

I. NÓI VỀ TÂM CHƠN NHƯ, có 2 nghĩa:

1. Thật không (không có các pháp nhiễm ô)

2. Thật có (có các công đức thanh tịnh)

II.NÓI VỀ TÂM SANH DIỆT (THỨC A LẠI DA), có 2 nghĩa:

1. Nghĩa "Giác" (Chơn)

2. Nghĩa "Bất giác" (mê: vọng)

1. Nói về nghĩa "Giác", có 5 tên:

a. Bản giác (tánh Phật saün có)

b. Bất giác (mê:vô minh)

c. Thỉ giác (mới giác ngộ)

d. Phần giác (giác ngộ từng phần)

e. Cứu cánh giác (giác ngộ rốt ráo)

Thỉ giác có 4 lớp, từ Thô đến Tế:

1. Giác ngộ niệm "Diệt"

2.Giác ngộ niệm "Dị"

3. Giác ngộ niệm "Trụ"

4. Giác ngộ niệm "Sanh"

Bản giác có 2 tướng và 4 nghĩa:

Hai tướng

1. Tướng Trí tịnh

2. Tướng nghiệp dụng bất tư nghị

Bốn nghĩa

1. Như thật không

2. Nhơn huân tập

3. Pháp xuất ly

4. Duyên huân tập

2. Nói về nghĩa "Bất giác" (mê: vô minh)

Phân làm 11 phần:

a. Tam tế (ba tướng vi tế)

b. Lục thô (sáu món Thô)

c. Hai tướng (đồng và khác)

d. Ý tương tục (có năm thứ)

e. Ý thức

g. Tâm nhiễm ô (có 6 lớp)

h. Tâm nhiễm ô và vô minh khác nhau thế nào?

i. Ba tướng nhiễm ô sanh diệt

k. Bốn món huân tập

l. Chơn như và vô minh, thỉ và chung

m. Ba đại nghĩa của tâm

Nói về Tam tế

1. Nghiệp tướng

2. Chuyển tướng

3. Hiện tướng

Nói về Lục thô:

1.Trí tướng

2.Tương tục tướng

3.Chấp thủ tướng

4.Kế danh tự tướng

5.Khởi nghiệp tướng

6.Nghiệp hệ khổ tướng

Nói về 2 tướng. "Giác" và "Bất giác" đều có hai tướng

1. Đồng (đồng thể)

2. Khác (khác tướng)

Nói về "Ý tương tục", có 5 tên:

1. Nghiệp thức (nghiệp tướng)

2. Chuyển thức (chuyển tướng)

3. Hiện thức (hiện tướng)

4. Trí thức (Trí tướng)

5. Tương tục thức (tương tục tướng)

Nói về "Ý thức" có 3 tên:

1. Ý thức

2. Phân ly thức

3. Phân biệt sự thức

Nói về "tâm nhiễm ô", có 6 lớp:

1. Nhiễm ô chấp trước (chấp thủ tướng và Kế danh tự tướng)

2. Nhiễm ô bất đoạn (Tương tục tướng)

3. Nhiễm ô phân biệt (Trí tướng)

4. Nhiễm ô cảnh sắc (Hiện tướng)

5. Nhiễm ô năng phân biệt (Kiến tướng)

6. Nhiễm ô về nghiệp (Nghiệp tướng)

Nói về tâm nhiễm ô và Vô minh khác nhau:

Tâm nhiễm ô là phiền não, chướng, làm chướng ngại căn bản trí.

Vô minh là sở tri chướng, làm chướng ngại sai biệt trí

Nói về 3 tướng nhiễm ô sanh diệt:

1. Tướng sanh diệt thô

2. Tướng sanh diệt vừa

3. Tướng sanh diệt vi tế

Nói về 4 món huân tập:

1. Chơn như huân tập

2. Vô minh huân tập

3. Nghiệp thức huân tập

4. Cảnh giới hư vọng huân tập

Nói về cảnh giới hư vọng (sáu trần) huân tập:

Cảnh giới huân tập làm tăng trưởng vọng niệm

Cảnh giới huân tập làm tăng trưởng chấp thủ

Nói về vọng tâm (Nghiệp thức) huân tập:

Vọng tâm huân tập lại căn bản vô minh

Vọng tâm huân tập chi mạt vô minh

Nói về vô minh huân tập:

Căn bản vô minh huân tập vào chơn như

Chi mạt vô minh huân tập vào vọng tâm

Nói về chơn như huân tập:

Thể tướng chơn như huân tập

Diệu dụng chơn như huân tập

Lại chia hai phần nữa:

Chưa chứng nhập chơn như

Đã chứng nhập chơn như, được hai trí

Căn bản trí (vô phân biệt trí)

Hậu đắc trí (sai biệt trí)

Nói về Chơn như và vô minh, thỉ và chung:

Chơn như vô thỉ vô chung

Vô minh vô thỉ hữu chung

Nói về ba đại nghĩa của tâm:

Thể rộng lớn của Tâm: Tâm bình đẳng không vọng

Tướng rộng lớ của Tâm: Đủ hằng sa công đức

Dụng rộng lớn của Tâm: Báo thân, Ứng thân và Y báo trang nghiêm

(đã hết nghĩa Bất giác)

III. TRỞ VỀ CHƠN NHƯ:

Không khởi vọng niệm thì trở về Chơn như.

(Hết phần thứ nhứt (Nói rõ nghĩa chánh) trong chương thứ ba (Phần Giải thích) của Luận này).

B. ĐỐI TRỊ CÁC CHẤP SAI LẦM 

I. CHẤP NGÃ, CÓ 5 THỨ:

1. Chấp hư không là chơn tánh của Như Lai.

2. Chấp Chơn như hay Niết bàn không có chi hết.

3. Chấp Như Lai tạng có các hình tướng sai khác.

4. Chấp Như Lai tạng có đủ các pháp nhiễm ô.

5. Chấp chúng sanh có thỉ, chư Phật có chung.

II. CHẤP PHÁP:

Chấp thật có vũ trụ và vạn hữu

C. PHÂN BIỆT HÀNH TƯỚNG PHÁT TÂM ĐẾN ĐẠO. _ Ba món phát tâm:

I. Tin hoàn toàn mà phát tâm.

II. Hiểu biết và làm mà phát tâm.

III. Chứng nhập chơn như mà phát tâm.

I. NÓI VỀ TÍN HOÀN TOÀN MÀ PHÁT TÂM:

1. Ba món Tâm trong Tín vị:

a. Trực tâm

b. Thâm tâm

c. Đại bi tâm

2. Bốn món phương tiện:

a. Phương tiện căn bản

b. Phương tiện ngăn ngừa các việc tội ác.

c. Phương tiện làm phát sanh các việc lành

d. Phương tiện Đại nguyện và Bình đẳng.

3. Tám tướng thành Đạo:

a.Giáng sanh

b.Nhập thai

c.Ở trong thai

d.Sanh ra

đ. Xuất gia

e. Thành đạo

g. Thuyếp pháp

h. Nhập Niết bàn.

II. NÓI VỀ HIỂU BIẾT VÀ LÀM MÀ PHÁT TÂM:

1. Bồ Tát biết tự tánh mình không có lục tệ:

a)Không tham lam

b)Không nhiễm ô

c)Không sân hận

d)Không giải đãi

đ)Không tán loạn

e)Không si mê

2. Bồ Tát tu lục độ

a)Bố thí

b)Trì giới

c)Nhẫn nhục

d)Tinh tấn

đ) Thiền định

e) Trí huệ

III. NÓI VỀ CHỨNG NHẬP CHƠN NHƯ MÀ PHÁT TÂM:

Bồ Tát khi nhập chơn như, rồi khởi dụng độ sanh:

1. Chơn tâm tức là thật trí.

2. Phương tiện tâm tức là Quîền trí.

3. Nghiệp thức tâm tức là Dị thục thức.

(Hết phần Giải thích về chương thứ ba)

Chương thứ tư:TÍN, TÂM, TU HÀNH, có 4 phần:

A. Bốn món Tín tâm

B. Năm môn tu hành

C. Các thứ ma chướng

D. Mười điều lợi ích tu Thiền

A. NÓI VỀ BỐN MÓN TÍN TÂM:

I. Tin căn bản (Phật tánh)

II. Tin Phật

III. Tin Pháp

IV. Tin Tăng

B. NÓI VỀ NĂM MÓN TU HÀNH (Lục độ)

I. Bố thí

II. Trì giới

III.Nhẫn nhục

IV. Tinh tấn

V. Chỉ, Quán (Định, Huệ).

C. NÓI VỀ CÁC THỨ MA CHƯỚNG:

I. Ma hiện Phật, Bồ Tát v.v...

II. Ma nói Pháp

III. Ma làm hành giả hoặc điên

D. NÓI VỀ 10 ĐIỀU LỢI ÍCH TU THIỀN

Được mười phương Phật, Bồ Tát bảo hộ v.v....

Chương thứ năm: Nói về LỢI ÍCH và KHUYẾN TU

Học và tu theo luận này sẽ được lợi ích vô cùng: hành giả nên tu theo luận Đại thừa này.

BÀI KỆ HỔI HƯỚNG

---*^*---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/02/2019(Xem: 15540)
Bức Tượng Phật ngồi lưng vua độc nhất Việt Nam ở Hà nội, Vua Lê Hy Tông cho tạc tượng đặt trong chùa Hòe Nhai để bày tỏ sám hối vì đã cư xử sai lầm với đạo Phật
19/01/2019(Xem: 4684)
Ngày nay Phật Giáo đã đi vào sinh hoạt thường nhật của người dân Mỹ một cách sâu rộng, từ những giờ phút thực hành Thiền trong quân đội, sở cứu hỏa, ty cảnh sát, trường học và công tư sở đến phương thức trị liệu tâm lý trong y học.
10/12/2018(Xem: 10987)
Lời tác giả: Việc biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những chỗ sai sót, chúng tôi ước mong được sự lượng thứ của các bậc cao minh. Những sự sửa sai và bổ khuyết của quý vị độc giả sẽ giúp bài viết này được đầy đủ và hoàn hảo hơn trong lần viết lại; đó quả là niềm vinh hạnh cho chúng tôi. NVT
26/11/2018(Xem: 7469)
4 năm học đó, chỉ là sự tiếp nối của những năm Trung cấp hay cao đẳng trước đó và nó sẽ mở ra cho quý vị, những năm học tiếp theo của hậu đại học bao gồm chương trình thạc sĩ và tiến sĩ… Nhưng, nếu trong 4 năm học này, mà những Tăng Ni sinh nào, học thiếu tinh cần, thì quý vị khó tiến xa hơn trên sự nghiệp tri thức và lại càng khó tiến xa hơn trên sự nghiệp trí tuệ.
25/11/2018(Xem: 3971)
Sắc lệnh bảo vệ đời sống và môi trường thiên nhiên ban ra cách nay 23 thế kỷ
22/10/2018(Xem: 4809)
Viết về lịch sử là một việc làm quan trọng, vì nếu không có quá khứ thì sẽ không có hiện tại, mà hiện tại không có thì chắc rằng vị lai cũng sẽ không. Do vậy tìm về cội nguồn, gốc rễ của mọi vấn đề là bổn phận của người đi sau, phải tiếp nối bước chân của những người đã đi trước để nối liền dấu vết của quá khứ. Có như vậy dòng chảy của lịch sử mới luôn truyền thừa được.
20/07/2018(Xem: 13567)
Vào tháng 10, mùa đông, nhằm tiết đại hàn, giá lạnh, vua Lý Thánh Tông (1023 – 1072) nói với các quan hầu cận rằng: "Trẫm ở trong cung, sưởi than xương thú, mặc áo lông chồn còn rét thế này, nghĩ đến người tù bị giam trong ngục, khổ sở về gông cùm, chưa rõ ngay gian, ăn không no bụng, mặc không kín thân, khốn khổ vì gió rét, hoặc có kẻ chết không đáng tội, trẫm rất thương xót. Vậy lệnh cho Hữu ty phát chăn chiếu, và cấp cơm ăn ngày hai bữa.” (1)
14/07/2018(Xem: 8502)
Đức Phật ra đời vào năm 624 trước tây lịch tại nước Ấn Độ. Ngài thuyết pháp 49 năm. Phật giáo đã trở thành quốc giáo, vì các vua, các quan và dân chúng đa phần đều theo đạo Phật. Nay trên trang website của nước Ấn Độ thống kê Phật giáo chỉ có 0,7 % của dân số Ấn Độ. Quý vị có thể tham khảo trang nhà nước Ấn Độ theo đường nối kết bên dưới.
18/06/2018(Xem: 11629)
Theo học giả Sthiti Das, có 12 nguyên nhân chánh như sau: 1) Giáo đoàn đồi trụy Theo thời gian, phần nhiều các giáo đoàn Phật giáo trở nên đồi trụy. Tăng lữ và tín đồ đã biến chất thành xa hoa và hưởng thụ. Họ tích trữ của cải và vàng bạc, trở nên tham lam và đua đòi vật chất. Rồi họ sống đời vô kỷ luật. Gương xấu và nếp sống bê tha của họ khiến cho dân chúng chán ghét. Người ta không thích đạo Phật nữa.
21/03/2018(Xem: 17310)
Chúng ta đang ở vào năm thứ 18 của Thế Kỷ 21 và chỉ còn 82 năm nữa nhân loại sẽ bước vào Thế Kỷ 22. Có rất nhiều biến động của thế kỷ trước mà chúng ta đã quên mất rồi. Nhân dịp về hưu rảnh rỗi tôi lục lại cuốn Biên Niên Sử Thế Kỷ 20 (Chronicle of the 20th Century) để xem nhân loại phát minh ra những gì, chịu những thống khổ, những vui buồn như thế nào và có bao nhiêu cuộc chiến tranh giữa các đế quốc. Sự thực phũ phàng của 118 năm qua là, một quốc gia tuy nhỏ bé nhưng có vũ khí tối tân và bộ máy quân sự khổng lồ vẫn có thể bá chủ thế giới và biến các quốc gia to rộng gấp mười lần mình thành nô lệ. Do đó muốn tồn tại trong độc lập, ngoài phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học, lúc nào cũng phải tăng cường binh bị, vũ khí cho kịp đà tiến triển của nhân loại. Sách lược ngoại giao cũng là một vũ khí nhưng sức mạnh quân sự của một quốc gia là loại vũ khí vững chắc nhất.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]