Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Huấn Từ Trong Buổi Học Cuối “Lịch Sử Tư Tưởng Triết Học Phật Giáo”

26/11/201806:50(Xem: 6649)
Huấn Từ Trong Buổi Học Cuối “Lịch Sử Tư Tưởng Triết Học Phật Giáo”
HT Thich Thai Hoa (11)
Huấn Từ Của Hòa Thượng Thích Thái Hòa Cho Tăng Ni Sinh
Trong Buổi Học Cuối Của Môn Học “Lịch Sử Tư Tưởng Triết Học Phật Giáo”
Tại Học Viện Phật Giáo Việt Nam – Hà Nội

 

Nam mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Cùng toàn thể Tăng Ni Sinh Học Viện Phật giáo Việt Nam tại Thủ đô Hà Nội hiện tiền quý mến!

Hôm nay là ngày 13 tháng 11 năm Đinh Dậu nhằm ngày 30-12-2017.(Là buổi cuối cùng của môn Lịch Sử Tư Tưởng Triết Học Phật Giáo, và cũng là buổi học cuối cùng của các môn Phật học, kết thúc 4 năm Học Viện). Toàn thể Tăng Ni sinh khóa học đã được tham dự rất nhiều buổi học từ chư tôn đức giảng sư, các vị giảng viên trong suốt 4 năm học. 4 năm học đó, chỉ là sự tiếp nối của những năm Trung cấp hay cao đẳng trước đó và nó sẽ mở ra cho quý vị, những năm học tiếp theo của hậu đại học bao gồm chương trình thạc sĩ và tiến sĩ… Nhưng, nếu trong 4 năm học này, mà những Tăng Ni sinh nào, học thiếu tinh cần, thì quý vị khó tiến xa hơn trên sự nghiệp tri thức và lại càng khó tiến xa hơn trên sự nghiệp trí tuệ.

Đó, là sự rủi ro rất lớn trong sự nghiệp đi học của người đi học cả trong Đạo lẫn ngoài Đời. Và thật may mắn thay, hạnh phúc thay, cho những Tăng Ni sinh nào, đã tinh cần trong sự nghiệp học tập của mình, từ khi mình còn là chú tiểu ở với Thầy, sớm hôm đèn sách, kinh kệ, hầu Thầy, luyện tâm, rèn trí. Và rồi, bước tới cửa Phật học, Trung Cấp, cao đẳng và tiếp tục lên Học Viện….

Trong những năm ấy, Quý vị, đã có cơ hội tiếp xúc nhiều nguồn tư tưởng, nhiều nguồn giáo lý từ cơ bản đến thâm sâu, do chư tôn đức trao truyền. Chắc chắn rằng, trong sự trao truyền của chư tôn đức, đã làm cho sự hiểu biết của quý vị trở nên phong phú đa dạng, từ nhiều góc nhìn và nhiều pháp môn tu tập của các Ngài.

Vì vậy, các Tăng Ni Sinh trong khóa học này rất may mắn, rất hạnh phúc. Đó là điều may mắn nhất, quý vị có được trong cuộc đời làm Tăng Ni sinh học Phật.

Chúng ta đến đây không phải chỉ học kiến thức Phật học mà chúng ta còn học sự thực nghiệm của Phật học. Sự thực nghiệm đó có giá trị hay không, ở chính nơi tự thân của mỗi Tăng Ni sinh thực tập và tự biết lấy. Nếu, trong sự thực tập đó mà chưa nhiếp phục được Tham, chưa nhiếp phục được sân, chưa nhiếp phục được si, chưa nhiếp phục được kiêu mạn, chưa nhiếp phục được tâm phóng túng của mình, thì rõ ràng việc học Phật chưa có kết quả, chưa tốt nghiệp dù trong tay cầm mảnh bằng.

Tôi nhắc nhở quý vị cái tốt nghiệp cao nhất của một vị Tăng ni sinh xuất gia tu học, cái Bằng cuối cùng chúng ta đạt được, chính là khi chúng ta kết thúc cuộc đời của chúng ta bằng sự an nhiên thị tịch. Ta phải tuyên bố cho thế giới trời người, cho những đồ chúng của chúng ta biết rằng, 3 ngày nữa ta sẽ viên tịch, 7 ngày nữa ta sẽ viên tịch, 3 tháng nữa ta sẽ viên tịch. Tuyên bố như thế và đúng như thế. Đó là chúng ta tốt nghiệp Bằng (Xuất sắc) của người tu.

 Còn, chúng ta cứ tốt nghiệp mảnh Bằng (giấy), thì Bằng nào đi nữa mà chúng ta vẫn cứ mờ mịt trên con đường sinh tử của chúng ta, chúng ta có giàu kiến thức cỡ nào, nói thành thạo bao nhiêu ngôn ngữ đến đâu, mà khi tử thần tới, chúng ta vẫn mờ mịt không biết đường đi, không biết nẻo về thì đó là sự thất bại của người xuất gia, (dù chúng ta đang) ở cương vị nào, học vị nào…

Vì vậy, Phật giáo, giáo dục lý thuyết phải đi đôi với thực hành, lý tưởng phải trở thành thực tế, trong đời sống của mỗi chúng ta. Nếu, chúng ta biến lý thuyết trở thành thực tế, lý tưởng trở thành hành động, Giới- Định- Tuệ của chúng ta không chỉ còn nằm im trên trang sách, mà chính trong toàn bộ bước chân đi của chúng ta, trong toàn bộ cử chỉ hành động của chúng ta đối với thầy ta, đối với anh em chúng ta, đối với đạo pháp của chúng ta, đối với hàng cư sĩ Phật tử của chúng ta.

Đối với mọi người và muôn loài thì chính chất liệu Giới - Định - Tuệ đó nuôi dưỡng chúng ta, trong đời sống giải thoát giác ngộ. Chúng ta làm đúng hoài bão mà đức Thế Tôn ra đời giáo hóa chúng ta. Thầy tổ chúng ta đã tiếp nối ngọn đèn trí tuệ ấy, mà trao truyền cho chúng ta ngày hôm nay. Vì vậy, môn Lịch Sử Tư Tưởng triết học Phật giáo đến với quý vị cũng chỉ là đốm lửa nhỏ trong kho tàng Phật giáo vĩ đại, mà Tôi chỉ đóng góp vào trong môi trường giáo dục này một mảy may như một hạt muối thả vào giữa biển cả mênh mông.

Cho nên, hôm nay, đứng trước toàn thể Tăng Ni của Học Viện, tôi xin cảm ơn Quý Vị! Nhờ cái chăm chỉ của Quý vị đã động viên Tôi phấn chấn và dạy dỗ không biết mỏi mệt. Nhưng, cũng nhờ cái nghịch ngợm của Quý vị, cái giải đãi của Quý vị, mà Tôi cũng tìm ra được cái vọng tâm trong Tôi để nhắc nhở mình.

 Và, Tôi cảm ơn Quý vị! Dù là người chăm chỉ hay là người nghịch ngợm, vì trong cái thuận ấy, trong cái nghịch ấy đều giúp cho Tôi thiền quán sâu sắc những giá trị thanh tịnh, bất tịnh ngay trong môi trường giáo dục này.

Tôi thấy rõ Diệt đế có mặt ngay nơi Khổ đế, Đạo đế có mặt ngay nơi Tập đế để giúp Tập đế hóa giải xan tham, sân hận, si mê, Diệt đế có mặt nơi Khổ đế để Diệt đế mở ra cánh của tự do, giải thoát khỏi sinh tử khổ đau của chúng sinh.

Vì vậy, quý vị học, không đơn thuần chỉ học cho mình, nếu chỉ học cho mình thì chỉ tạo thêm sự chấp ngã, mà trên thế gian này không có cái gì đáng ghét hơn là cái Ngã của chúng ta. Học càng vinh ngã thì chúng ta càng tồi tàn trong sự nghiệp học tập.

Cho nên, chúng ta học để khai thông trí tuệ, để mở đường chúng ta thoát ly sinh tử, để mở đường chúng ta thấy rõ chúng sinh hơn và giúp chúng sinh thoát ly sinh tử. Cái học như thế, Quý vị sẽ đem lại vinh quang cho chính bản thân quý vị.  Quý vị đem lại vinh quang cho chính dòng dõi huyết thống của Quý vị. Quý vị, đem lại vinh quang cho Thầy tổ của Quý vị trong dòng dõi tâm linh.

Quý vị học như vậy, sẽ là nguồn suối vô tận đem lại sự an ổn cho thế giới muôn loài. Cho nên, Tôi mong rằng tất cả quý vị phải học, học cho chính mình, học cho mọi người, học cho tất cả chúng sinh, học để xứng đáng là mặc chiếc áo này với nếp sống của Tỳ khiêu, Tỳ khiêu ni… Và trước khi dứt lời, Tôi mong rằng tất cả Quý vị, chúng ta đã có duyên với nhau không phải 1 ngày, 2 ngày, không phải 4 năm, 4 năm ấy nói lên 400 năm, 400 năm về trước nói lên 4 ngàn năm về trước, 4 ngàn năm về trước nói lên 4 triệu năm về trước….Cho nên, chúng ta không phải chỉ gặp nhau mới đây, nếu chỉ gặp nhau mới đây thì chúng ta sẽ không có giờ phút này. Nếu, chỉ gặp nhau mới đây, thì giờ đường ai nấy đi, chẳng có chút giá trị gì dù chúng ta có nói bao nhiêu lời hoa mĩ, chúc tụng tốt đẹp đến đâu đi chăng nữa thì cũng chỉ là vô ích.

Nhưng, Thầy trò chúng ta không phải vừa gặp nhau mới đây, mới 4 năm hay 400 năm mà chúng ta đã gặp nhau trong dòng sữa chính pháp, trong dòng máu chính pháp của 3 đời 10 chư Phật, chư vị Bồ tát, chư Hiền Thánh Tăng. Hôm nay, Tôi là Thầy của Quí vị, Tôi đứng trên bục giảng, nhưng chắc chắn 40 năm sau Tôi không còn hình hài này, Tôi sẽ tái sinh trở lại và Tôi sẽ đi nhìn từng khuôn mặt này, Tôi xác nhận họ là Thầy của Tôi và Quý vị sẽ đứng trên bục giảng và Tôi sẽ là người ngôi dưới bục giảng làm học trò của Quý vị một cách ngoan hiền, dễ thương, chứ không phải là những đứa học trò vô ơn, vô nghĩa trước khen sau chê.

Cho nên Quý vị hãy nhớ lấy cái Bồ đề tâm của chúng ta. Hễ, Bồ đề tâm còn chúng ta còn tất cả, Bồ đề tâm mất, chúng ta mất tất cả.

Nhân ở nơi đây, Tôi cũng cảm ơn chư Tôn đức Hội đồng điều hành Học viện, biết ơn sâu sắc Hòa thượng Viện Trưởng Thích Thanh Đạt, Thượng tọa Thanh Quyết… các Tăng Ni, Phật tử đã đóng góp, tạo nên Học Viện như ngày hôm nay chúng ta đang đứng. Và đóng góp quan trọng hơn hết xin quý vị hãy đứng cùng chúng tôi tưởng niệm tri ân cố Hòa Thượng Viện trưởng Thích Thanh Tứ, Người đã tận tụy, chịu khó, chịu khổ để chúng ta có được ngôi học Viện này, cho chúng ta được cùng nhau đứng đây chia sẻ giáo pháp với nhau. Và chúng ta phải cảm ơn sâu sắc tới hồn thiêng sông núi nước Nam của chúng ta, chúng ta đến đây đã phá rừng, phá núi, tạo ra sự ồn ào động đến sự yên tĩnh của các vị chư thiên Sơn Thần, Thụ thần ở đây.

Trong đời sống sinh hoạt, có khi chúng ta thanh tịnh, có khi chúng ta bất tịnh, chúng ta sống ở trong Giới đức, Định đức, Tịnh đức thì sự thanh tịnh đó chư thiên, thiện thần, Long thần, địa thần, sơn thần ủng hộ chúng ta… Nhưng, có khi chúng ta đến đây làm những việc bất hảo khiến cho họ cũng giận hờn với chúng ta. Cho nên, kết thúc 4 năm học có điều gì cao quý, tốt đẹp chúng ta dâng lên cúng dàng Tam Bảo, Thầy tổ, các bậc ân đức. Còn những gì chúng ta đã lầm lẫn với nhau, tất cả những nghiệp chướng, báo chướng, phiền não chướng, chúng ta đã tạo cho nhau trong suốt 4 năm qua, thì chúng ta xin sám hối trước Tam Bảo, trước các vị Thầy của chúng ta, trước các vị tiền công hữu bối, trước hồn thiêng sông núi, trước các vị thần trấn giữ Tăng Già Lam này để cho mỗi chúng ta đều được Thanh tịnh, thảnh thơi. Sau này, chúng ta trở về trụ xứ của mình làm rạng rỡ Phật pháp từ nền tảng của việc học tập ngày hôm nay.

 

 Ni Sinh - Thích Minh Trí kính ghi

 

Nam Mô A di Đà Phật!

Bạch Hòa thượng! Hôm nay chúng con vừa đi dự lễ tốt nghiệp ở Học Viện về ạ! Cầm trên tay mảnh bằng, nhìn lại ngôi trường và mọi thứ xung quanh con thấy nhớ những buổi đến lớp xưa, con  thấy nhớ những tháng ngày yên bình chỉ lo ăn với học. Nhận bằng xong mà con thấy trong lòng bâng khuâng, nhìn lại các bạn bè và các thầy cô, quý giảng sư mà con lại càng thấy nhớ bóng dáng Hòa Thượng, dường như Hòa Thượng vẫn đứng trên bục kia và giảng bài cho chúng con. Rồi c lại mở những đoạn ghi âm từ khi còn đang học ra nghe lại ạ.

Bạch Hòa thượng! Trong buổi kết thúc môn, cũng là kết thúc khóa học, Hòa thượng đã dặn dò chúng con những lời tâm huyết, đây là đoạn ghi âm mỗi khi con buồn con hay mở ra nghe nhất ạ bởi vì mỗi khi nghe lại, con như lại được trở về với buổi học hôm đó, khích lệ con cố gắng hơn, mạnh lẽ hơn.

 Vì vậy, con đã nghe ghi âm và đánh máy lại lời dạy của Hòa thượng, xin Hòa thượng hoan hỷ cho con được gửi tới Hòa thượng và xin Ngài có thể đăng lên trang chùa Phước Duyên được không ạ! Để cho các Bạn ở Học viện và mọi người được đọc. Đọc để nhớ lại thuở học sinh của mình và rồi tự nhắc nhở bản thân qua lời dạy của Hòa hượng!

Bạch Hòa thượng hoan hỷ cho con! Con có thêm 1 số từ con đã để in nghiêng và trong ngoặc đơn a. Nếu thấy không hợp lý xin Hòa thượng bỏ đi và con xin thỉnh Hòa thượng đọc lại, làm cho nó chỉnh chu hơn để chúng con được hiểu hết tâm ý của Hòa thượng qua bài viết ạ!

 Con, Thích Minh Trí

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/02/2019(Xem: 13154)
Bức Tượng Phật ngồi lưng vua độc nhất Việt Nam ở Hà nội, Vua Lê Hy Tông cho tạc tượng đặt trong chùa Hòe Nhai để bày tỏ sám hối vì đã cư xử sai lầm với đạo Phật
19/01/2019(Xem: 4219)
Ngày nay Phật Giáo đã đi vào sinh hoạt thường nhật của người dân Mỹ một cách sâu rộng, từ những giờ phút thực hành Thiền trong quân đội, sở cứu hỏa, ty cảnh sát, trường học và công tư sở đến phương thức trị liệu tâm lý trong y học.
10/12/2018(Xem: 9792)
Lời tác giả: Việc biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những chỗ sai sót, chúng tôi ước mong được sự lượng thứ của các bậc cao minh. Những sự sửa sai và bổ khuyết của quý vị độc giả sẽ giúp bài viết này được đầy đủ và hoàn hảo hơn trong lần viết lại; đó quả là niềm vinh hạnh cho chúng tôi. NVT
25/11/2018(Xem: 3555)
Sắc lệnh bảo vệ đời sống và môi trường thiên nhiên ban ra cách nay 23 thế kỷ
22/10/2018(Xem: 4368)
Viết về lịch sử là một việc làm quan trọng, vì nếu không có quá khứ thì sẽ không có hiện tại, mà hiện tại không có thì chắc rằng vị lai cũng sẽ không. Do vậy tìm về cội nguồn, gốc rễ của mọi vấn đề là bổn phận của người đi sau, phải tiếp nối bước chân của những người đã đi trước để nối liền dấu vết của quá khứ. Có như vậy dòng chảy của lịch sử mới luôn truyền thừa được.
20/07/2018(Xem: 11169)
Vào tháng 10, mùa đông, nhằm tiết đại hàn, giá lạnh, vua Lý Thánh Tông (1023 – 1072) nói với các quan hầu cận rằng: "Trẫm ở trong cung, sưởi than xương thú, mặc áo lông chồn còn rét thế này, nghĩ đến người tù bị giam trong ngục, khổ sở về gông cùm, chưa rõ ngay gian, ăn không no bụng, mặc không kín thân, khốn khổ vì gió rét, hoặc có kẻ chết không đáng tội, trẫm rất thương xót. Vậy lệnh cho Hữu ty phát chăn chiếu, và cấp cơm ăn ngày hai bữa.” (1)
14/07/2018(Xem: 7371)
Đức Phật ra đời vào năm 624 trước tây lịch tại nước Ấn Độ. Ngài thuyết pháp 49 năm. Phật giáo đã trở thành quốc giáo, vì các vua, các quan và dân chúng đa phần đều theo đạo Phật. Nay trên trang website của nước Ấn Độ thống kê Phật giáo chỉ có 0,7 % của dân số Ấn Độ. Quý vị có thể tham khảo trang nhà nước Ấn Độ theo đường nối kết bên dưới.
18/06/2018(Xem: 11019)
Theo học giả Sthiti Das, có 12 nguyên nhân chánh như sau: 1) Giáo đoàn đồi trụy Theo thời gian, phần nhiều các giáo đoàn Phật giáo trở nên đồi trụy. Tăng lữ và tín đồ đã biến chất thành xa hoa và hưởng thụ. Họ tích trữ của cải và vàng bạc, trở nên tham lam và đua đòi vật chất. Rồi họ sống đời vô kỷ luật. Gương xấu và nếp sống bê tha của họ khiến cho dân chúng chán ghét. Người ta không thích đạo Phật nữa.
21/03/2018(Xem: 15112)
Chúng ta đang ở vào năm thứ 18 của Thế Kỷ 21 và chỉ còn 82 năm nữa nhân loại sẽ bước vào Thế Kỷ 22. Có rất nhiều biến động của thế kỷ trước mà chúng ta đã quên mất rồi. Nhân dịp về hưu rảnh rỗi tôi lục lại cuốn Biên Niên Sử Thế Kỷ 20 (Chronicle of the 20th Century) để xem nhân loại phát minh ra những gì, chịu những thống khổ, những vui buồn như thế nào và có bao nhiêu cuộc chiến tranh giữa các đế quốc. Sự thực phũ phàng của 118 năm qua là, một quốc gia tuy nhỏ bé nhưng có vũ khí tối tân và bộ máy quân sự khổng lồ vẫn có thể bá chủ thế giới và biến các quốc gia to rộng gấp mười lần mình thành nô lệ. Do đó muốn tồn tại trong độc lập, ngoài phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học, lúc nào cũng phải tăng cường binh bị, vũ khí cho kịp đà tiến triển của nhân loại. Sách lược ngoại giao cũng là một vũ khí nhưng sức mạnh quân sự của một quốc gia là loại vũ khí vững chắc nhất.
07/03/2018(Xem: 6418)
Ý đồ của Hốt-tất-liệt, dựa trên Phật giáo Tây Tạng để thống trị Trung Quốc không chỉ bằng vũ lực mà còn cả về tư tưởng, tôn giáo, chính trị xã hội; nếu suy luận này của chúng ta không lạc hướng, thế thì lịch sử chứng tỏ ý đồ này đã thất bại. Ý nghĩa của sự thất bại này thuộc phạm vi nghiên cứu của các nhà văn hóa và sử học.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567