Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 4

29/05/202008:45(Xem: 7677)
Tuần 4
TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
(TUẦN THỨ 4 THÁNG 5, 2020)
 
Diệu Âm lược dịch

 

 

HOA KỲ: Lạt ma Telo Tulku Rinpoche giảng dạy trực tuyến đầu tiên để đánh dấu sự khởi đầu của lễ Saka Dawa (Tam Hợp)

 

Telo Tulku Rinpoche, vị lãnh đạo tinh thần của người Kalmyk, đã giảng dạy trực tuyến đầu tiên trên Zoom và YouTube vào ngày 23-5-2020 - ngày đầu tiên của tháng Phật giáo thiêng liêng Saka Dawa theo lịch Tây Tạng (từ 23-5 đến 21-6 theo dương lịch).

Saka Dawa là lễ hội Phật giáo Tây Tạng linh thiêng nhất, kỷ niệm ngày sinh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, giác ngộ và nhập diệt.

Telo Tulku Rinpoche là trưởng Lạt ma của người Kalmyk và là đại diện danh dự của Đức Đạt lai Lạt ma tại Nga, Mông Cổ và các thành viên của Cộng đồng các quốc gia độc lập.

Telo Tulku Rinpoche được sinh ra trong một gia đình người Kalmyk ở Philadelphia, Pennsylvania. Năm 1979 tại New York, khi lên sáu tuổi, ngài có cơ hội gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma, người đã đề nghị gửi ngài đến Tu viện Tây Tạng Drepung Gomang ở Nam Ấn Độ để được đào tạo như một tu sĩ Phật giáo trong 13 năm. Vào cuối thập niên 1980, ngài được công nhận là tái sinh của vị đại thánh Ấn Độ Tilopa (988-1069). Năm 1991, Telo Tulku Rinpoche viếng thăm Kalmykia cùng với Đức Đạt Lai Lạt Ma và năm 1992, ngài được bầu làm shadjin lama (Lạt ma trưởng) của Kalmykia và được giao nhiệm vụ lãnh đạo sự phục hồi tinh thần của nước cộng hòa Phật giáo này.

(Buddhistdoor Global – May 25, 2020)

 TinTuc_PGTG_2020-05-4-000

Lạt ma Telo Tulku Rinpoche

Photo: khurul.ru

 

Ấn Độ: Quan điểm về Phật giáo của Gandhi và Nehru

 

Phật giáo đã thu hút 2 trong số các nhà lãnh đạo có uy tín nhất của Ấn Độ trong cuộc đấu tranh vì tự do, là Mahatma Gandhi và Pundit Jawaharlal Nehru. Cả hai vị này đều nhấn mạnh về sự đóng góp to lớn mà Phật giáo đã tạo ra cho bản chất tinh thần của Ấn Độ và quan điểm cá nhân về thế giới của riêng họ. Tuy nhiên, có những khác biệt trong cách nhìn hoặc suy nghiệm của họ về Phật giáo.

Gandhi, một tín đồ Ấn Độ giáo thuần thành, đã xem Phật giáo là một phong trào cải cách về xã hội của người Hindu trong phạm vi đạo đức của Ấn Độ giáo. Nhưng Nehru, là một người theo chủ nghĩa duy lý, đã kiềm chế việc liên kết Phật giáo với Ấn Độ giáo. Ông căm ghét một số đặc điểm thực tế của Ấn Độ giáo như nghi lễ và đẳng cấp và cho rằng không thể đưa Phật giáo - vốn bài xích các tập quán lâu đời này - vào trong phạm vi của Ấn giáo được.

Tuy nhiên, đối với Nehru, Phật giáo là một hệ tư tưởng độc lập, vốn đồng thời vừa là tinh thần vừa là khoa học. Ông xem sự pha trộn này là phù hợp nhất đối với các nhu cầu của nước Ấn Độ mới nổi lên và đối với thế giới nói chung.

(dailymirror.lk – May 26, 2020)

 

TinTuc_PGTG_2020-05-4-001

Hai vị của Ấn Độ trong cuộc đấu tranh vì tự do: Nerhu và Gandhi

Photo: dailymirror.lk

 

HÀN QUỐC: (Tin ảnh) Những chiếc đèn lồng lấy cảm hứng từ Phật giáo thắp sáng Suối Cheonggye

 TinTuc_PGTG_2020-05-4-002

Seoul, Hàn Quốc - Những chiếc đèn lồng truyền thống theo chủ đề Phật giáo mô tả các vị tiên, hoa sen, động vật và Đức Phật được trưng bày để làm bừng sáng dòng suối Cheonggye ở Seoul từ ngày 21 đến 31-5-2020.

 

TinTuc_PGTG_2020-05-4-003

 

Trong khi đó, các nhóm Phật giáo ở Hàn Quốc đã hủy một cuộc rước đèn mừng ngày Đức Phật đản sinh vào kỳ cuối tuần (23 và 24-5) trong bối cảnh coronavirus mới bùng phát.

 

TinTuc_PGTG_2020-05-4-004

 

Tuy nhiên, các công việc mang tính kỷ niệm đại lễ vẫn sẽ được tiến hành tại các đền chùa trên toàn quốc, giữ các quy tắc kiểm dịch do chính phủ ban hành.

 TinTuc_PGTG_2020-05-4-005

 

(Ảnh: Yonhap)
(Tipitaka Network – May 27, 2020)

 

BHUTAN: Quốc vương cầu nguyện tại buổi bế mạc lễ Gongdue Khangsha Kurim

 

Thimphu, Bhutan – Ngày 26-5-2020, Quốc vương Jigme Khesar Namgyel Wangchuck đã cử hành lễ cầu nguyện và nghi lễ 1,000 ngọn đèn bơ (Karmi Tongchoe) tại buổi bế mạc lễ Gongdue Khangsha Kurim. Lễ cầu nguyện nói trên được tổ chức tại Đại học Phật giáo Tango Dorden Tashithang, dành cho tất cả mọi người trên thế giới đã mất mạng vì Covid-19. Buổi lễ bế mạc này trùng với ngày thứ 49 kể từ khi Đức Je Khenpo thứ 68  Je Thrizur Tenzin Doendrup viên tịch. Lễ Kurim và những lời cầu nguyện cho Je Thrizur quá cố đang được Đức Pháp vương Je Khenpo chủ trì.

Thủ tướng và các quan chức chính phủ cao cấp của Bhutan cũng đã cầu nguyện và thắp đèn bơ tại buổi lễ.

(kuenselonline.com – May 27, 2020)

 

TinTuc_PGTG_2020-05-4-006

Quốc vương và Hoàng hậu Bhutan

Photo: Google

 

THÁI LAN: Giúp chư tăng trong cuộc khủng hoảng covid-19

 

Ngày 28-5, ông Thewan Liptapanlop, Bộ trưởng Văn phòng của Thủ tướng Thái Lan, cho biết Thủ tướng Prayut Chan-o-cha đã giao cho ông việc giúp đỡ các ngôi chùa Phật giáo trên toàn quốc vốn đang bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng Covid-19 và các biện pháp phong tỏa.

“Văn phòng Phật giáo Quốc gia đã đệ trình một danh sách khoảng 40,000 ngôi chùa trên khắp đất nước bị ảnh hưởng bởi sự bùng phát dịch và các biện pháp phong tỏa, là điều đang ngăn cản mọi người đến thăm các đền chùa để quyên góp và cúng dường vật phẩm,” ông nói.“Khoảng 200,000 tu sĩ đã bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu lương thực và các nhu yếu phẩm khác.”

Thewan cho biết ông sẽ gửi danh sách đến Bộ Tài chính để đưa ra ước tính cần bao nhiêu cho việc giải quyết vấn đề này.

(The Nation – May 28, 2020)

TinTuc_PGTG_2020-05-4-007

Các nhà sư Thái khất thực trong đại dịch Covid-19

Photo: The Nation

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới
 

quadiacau_thegioi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/09/2019(Xem: 23394)
Video: Hành Trình Khám Phá về Sự Thật Xá Lợi của Đức Phật (Rất hay, rất cảm động khi xem, quý vị nên tranh thủ vào xem liền, chân thành cảm ơn nhà văn, nhà khảo cô người Anh Charles Allen đã thực hiện cuốn phim tài liệu công phu và độc nhất vô nhị để tôn vinh và tìm ra sự thật về xá lợi của Đức Thế Tôn sau 26 thế kỷ, from Thích Nguyên Tạng, chủ biên trang nhà Quảng Đức)
06/08/2019(Xem: 8029)
Đất Phật Phù Nam_TS Nguyễn Thúy Loan
25/02/2019(Xem: 13346)
Bức Tượng Phật ngồi lưng vua độc nhất Việt Nam ở Hà nội, Vua Lê Hy Tông cho tạc tượng đặt trong chùa Hòe Nhai để bày tỏ sám hối vì đã cư xử sai lầm với đạo Phật
26/11/2018(Xem: 6753)
4 năm học đó, chỉ là sự tiếp nối của những năm Trung cấp hay cao đẳng trước đó và nó sẽ mở ra cho quý vị, những năm học tiếp theo của hậu đại học bao gồm chương trình thạc sĩ và tiến sĩ… Nhưng, nếu trong 4 năm học này, mà những Tăng Ni sinh nào, học thiếu tinh cần, thì quý vị khó tiến xa hơn trên sự nghiệp tri thức và lại càng khó tiến xa hơn trên sự nghiệp trí tuệ.
10/11/2018(Xem: 5301)
Trong một bài viết đã lâu trên VHPG, chúng tôi có đề cập đến Chân ngôn đất nước. Chúng tôi đã lấy lời của Nguyễn Trãi, sau khi hoàn tất cuộc chiến đấu giành độc lập 600 năm trước, nhân danh vua Lê Thái Tổ mà hùng hồn tuyên cáo: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
14/09/2018(Xem: 13063)
Việt Nam là một quốc gia nằm ở ngã tư của lưu lộ quốc tế thuộc Đông Nam Châu Á, và là nơi dừng chân của các thương buôn của vùng Địa Trung Hải. Từ một vị trí địa lý thuận lợi như thế, do đó các quốc gia trong vùng này đã thiết lập các mối quan hệ kinh tế, thương mại, văn hóa, tôn giáo… qua hai con đường: Hồ Tiêu, tức là đường biển qua ngã Sri lanka, Indonesia, Trung Hoa, Việt; và đường Đồng Cỏ là đường bộ, xuất phát từ vùng Đông Bắc Á rồi băng qua miền Trung Á, Mông Cổ, Tây Tạng, Việt Nam, Trung Hoa. Vì vậy các tôn giáo lớn, trong đó có Phật giáo gặp nhiều thuận lợi du nhập vào nước ta.
11/08/2018(Xem: 9855)
Sau Hiệp định Paris 1973, những người lính Mỹ cuối cùng rút khỏi Việt Nam. Từ đó đến nay đã 45 năm, những “di chứng” chiến tranh vẫn còn trên mảnh đất này, và di chứng ấy còn trong tâm trí những người lính ở bên kia bán cầu. Bên cạnh việc hóa giải nỗi đau hiện hữu của chiến tranh, thì hóa giải những uẩn khúc trong lòng người cũng cho thấy nỗ lực phục thiện mà tất cả mọi người bất kể chiến tuyến đều hướng đến. Một buổi trưa đầu tháng 6 năm 2018, có bốn người cựu binh Mỹ tuổi chừng tám mươi tìm về ngôi chùa làng Bồ Bản (xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị). Trên xe bước xuống, ông Anderson ôm trước ngực một bức tượng Quán Thế Âm Bồ-tát màu trắng, trang nghiêm đi vào chùa. Đại đức Thích Mãn Toàn, người trụ trì ngôi chùa ra tiếp đoàn. Anderson hỏi Đại đức Thích Mãn Toàn đây có phải chùa Trường Khánh không? Đại đức Thích Mãn Toàn đáp phải, cả vùng chỉ một ngôi chùa này tên Trường Khánh, người dân thường gọi là chùa Bồ Bản. Ông Anderson chưa dám tin lời vị sư trụ trì mà v
06/08/2018(Xem: 6211)
Miền đất võ Bình Định cũng là miền đất Phật, miến “Đất LànhChim Đậu”, được nhiềuchư thiền Tổ ghé bước hoằng hóa và chư tôn thiền đức bản địa xây dựng mạnh mạch Phật đạo từ trong sâu thẳm, qua nhiểu giai đọan, thời gian, đã xây dựng nên hình ảnh Phật giáo Bình Định rạng rở như ngày hôm nay. Đặc biệt trước tiên có thể kề đến Tổ Nguyên Thiều ( 1648 – 1728 ), Hòa thượng Thích Phước Huệ ( 1875 – 1963 ), Hòa Thượng Bích Liên-Trí Hải ( 1876 – 1950 ), v…v…Nêu chúng ta tính từ thời chúa Nguyễn Phúc Tần ( 1619 – 1682 ), khi Tổ Nguyên Thiều từ Quảng Đông (Trung Quốc) sang An Nam và an trú ở Quy Ninh (tức Bình Định ngày nay) vào năm Ất Tỵ (1665 ) và kiến tạo chùa Thập Tháp Di Đà , thí Phật giáo Bình Định đã thực sự bước vào trang sử chung trong công cuộc hoằng hóa của Phật giáo Việt Nam. Hơn thế nữa, Tổ Nguyên Thiều còn là cầu nối giữa Phật giáo hai nước An Nam và Trung Hoa, trao đổi nhiều kinh điền có giá trị để cùng nhau tu học. Điều này cho thấy, lý tưởng Từ Bi và con đường hoằng
20/07/2018(Xem: 11340)
Vào tháng 10, mùa đông, nhằm tiết đại hàn, giá lạnh, vua Lý Thánh Tông (1023 – 1072) nói với các quan hầu cận rằng: "Trẫm ở trong cung, sưởi than xương thú, mặc áo lông chồn còn rét thế này, nghĩ đến người tù bị giam trong ngục, khổ sở về gông cùm, chưa rõ ngay gian, ăn không no bụng, mặc không kín thân, khốn khổ vì gió rét, hoặc có kẻ chết không đáng tội, trẫm rất thương xót. Vậy lệnh cho Hữu ty phát chăn chiếu, và cấp cơm ăn ngày hai bữa.” (1)
19/06/2018(Xem: 4542)
Tộc Bùi ở làng Vĩnh Trinh, huyện Duy Xuyên là một dòng tộc lớn vang danh trong nước không những vì “của nhiều người đông” mà còn vì có lắm nhân tài ở mọi lãnh vực với những tên tuổi chói sáng như nhà báo Bùi Thế Mĩ, bác sĩ Bùi Kiến Tín, thi hào Bùi Giáng, nhà giáo Bùi Tấn v.v… Vị thủy tổ của đại tộc này chính là nhà doanh điền Bùi Tấn Diên, Tiền hiền làng Vĩnh Trinh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567