Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 1

08/10/201519:46(Xem: 12175)
Tuần 1
TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
( TUẦN THỨ 1 THÁNG 10, 2015)
 
Diệu Âm lược dịch

 

 

NHẬT BẢN: Ni sư nổi tiếng Setouchi sẽ thuyết pháp tại chùa Tendaiji ở tỉnh Iwate

Vào ngày 11-10-2015, Ni sư và là tiểu thuyết gia nổi tiếng Jakucho Setouchi sẽ có buổi giảng pháp đầu tiên sau 17 tháng tại chùa Tendaiji, tỉnh Iwate, nơi bà từng là ni trưởng.

Đây có thể là buổi giảng pháp cuối cùng của bà tại chùa này.

Ni sư Setouchi, 93 tuổi, nói, “Thuyết giảng Phật pháp cho mọi người đã trở nên khó khăn đối với tôi, do sức khỏe của tôi ngày càng kém và do khoảng cách dài. Buổi pháp giảng tới có lẽ là cơ hội cuối cùng đối với tôi”.

Ni sư Setouchi thường xuyên thuyết pháp cho công chúng kể từ khi bà trở thành ni trưởng của chùa Tendaiji vào năm 1987. Hàng năm bà giảng pháp nhiều lần sau khi nghỉ hưu vào năm 2005. Trong giai đoạn này đã có đến 10,000 người viếng chùa này để nghe ni sư thuyết pháp.

Ni sư Setouchi hiện đang là ni trưởng danh dự của chùa Tendaiji.

(The Asahi Shimbun – October 2, 2015)

 

 

 2015-10-1-000

Năm 2005: Ni trưởng Setouchi giảng pháp tại chùa Tendaiji
Photo:Asahi Shimbun

 

ẤN ĐỘ: Lễ cầu nguyện liên tôn giáo để tôn vinh tinh thần của Mahatma Gandhi

Rajghat, New Dheli – Vào ngày 2-10-2015, một lễ cầu nguyện liên tôn giáo đã được tổ chức tại đài tưởng niệm Mahatma Gandhi, người đã đấu tranh cho hòa bình và hòa hợp tôn giáo.

Buổi lễ diễn ra từ 7:30 đến 8:30 sáng, khi Tổng thống Pranab Mukherjee, Thủ tướng Naredra Modi, và các vị lãnh đạo khác cùng tỏ lòng tôn kính Mahatma - Người Cha của Dân tộc, người đã theo tinh thần ‘bình đẳng tôn giáo’ trong suốt cuộc đời mình - trong lễ kỷ niệm 146 năm ngày sinh của ông.

Buổi lễ bắt đầu với phần tụng niệm và tiếng trống của Phật giáo, khi các tăng sĩ truyền đi những lời Phật dạy thông qua những câu thần chú của họ.

Theo sau 4 phút tụng niệm của Phật giáo là phần cầu nguyện của các đạo Baha’i, Kitô giáo, đạo Jain, Do Thái giáo, đạo Parsi và Sikh – mỗi phần cầu nguyện cũng đều dài 4 phút.
2015-10-1-001

(The Statesman – October 3, 2015)
Một tượng của Mahatma Gandhi
Photo: ibtimes.com

 

HÀN QUỐC: Các Phật phái Nam – Bắc Hàn hợp tác về các dự án trùng tu

Hai tông phái Phật giáo lớn nhất tại Nam Hàn đã rất tích cực trong việc giao tiếp tôn giáo liên-Triều, tổ chức các sự kiện tại các chùa của Bắc Hàn, vốn đã được xây dựng lại với sự hợp tác của miền Nam.

Tông phái Tào Khê, Phật phái lớn nhất của Nam Hàn, đã thảo luận với hội Phật giáo Choson của miền Bắc vào ngày 2-10, và đồng ý về việc tổ chức lễ kỷ niệm 8 năm thành lập của chùa Shingye ở Núi Kumgang, Bắc Hàn.

Tông phái Cheontae, Phật phái lớn thứ nhì của Nam Hàn, đã gặp hội Choson vào ngày 3-10 và xác nhận một lễ kỷ niệm chung 10 năm của việc tái thiết chùa Yongtong ở Kaesong, Bắc Hàn. Buổi lễ sẽ được tổ chức vào ngày 3-11-2015.  Việc phục hồi chùa Youngtong đã diễn ra từ năm 2002 đến 2005. Tông phái Cheontae đứng đầu dự án, và Bộ Thống nhất của Nam Hàn (MoU) cung cấp hỗ trợ hành chính và tài chính, còn công nhân Bắc Hàn tái xây dựng ngôi chùa này. “460,000 viên ngói mái đã được chuyền từ Nam ra Bắc”, một nhân viên cho biết về quá trình tái thiết chùa Youngtong.

(nknews.org – October 5, 2015)

2015-10-1-002

Chùa Shingye ở núi Kumgang, Bắc Hàn
Photo: google.com

 

 

TÍCH LAN: Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Tích Lan tài trợ 300,000 usd để bảo tồn các di tích Phật giáo

Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Tích Lan đã công bố các khoản tài trợ tổng cộng 300,000 usd để giúp quỹ phục hồi Tu viện cổ Rajagala và bảo tồn các hiện vật khác tại bảo tàng Khảo cổ học Anuradhapura. Kể từ năm 2005, đại sứ quán đã cung cấp các khoản tài trợ cho 11 dự án bảo tồn tại Tích Lan thông qua Quỹ Bảo tồn Văn hóa của Đại sứ quán (AFCP), đại diện cho tổng quỹ tài trợ là hơn 730,000 usd.

Trường Đại học Sri Jayewardenepura sẽ nhận 150,000 usd để tiếp tục việc phục hồi Tu viện Rajagala. Việc tài trợ sẽ hỗ trợ một cuộc khảo sát toàn diện khuôn viên của công trình kiến trúc này. Nó cũng được dùng để giúp bảo tồn một số trong các di tích quan trọng nhất tại địa điểm nói trên, là nơi từng được các tu sĩ Phật giáo xưa sử dụng. Vào năm 2013 Hoa Kỳ đã cấp 100,000 usd tài trợ cho dự án này.

Cục Khảo cổ học của Tích Lan cũng sẽ nhận 150,000 usd để sử dụng cho việc cải thiện về lưu trữ và bảo quản các hiện vật của Bảo tàng Khảo cổ học Anuradhapura – một trong những bảo tàng được tham quan nhiều nhất tại Tích Lan. Đại sứ quán Hoa Kỳ trước đây đã cấp tài trợ cho bảo tàng này vào năm 2009 và 2012.
2015-10-1-003

(Buddhistdoor Global – October 6, 2015)
Một tượng Phật hoàn thành nửa phần, được khai quật tại di tích Tu viện Rajjagala, Ấn Độ
2015-10-1-004
Các vật tạo tác Phật giáo cổ đại lưu giữ tại Cục Khảo cổ học  Tích Lan
 Photos: asiantribune.com

 

 

THÁI LAN: Lễ hội Phật giáo Ork Wa của cộng đồng người Shan tại tỉnh Mae Hong Son

Lễ hội Ork Wa của cộng đồng người Shan (hay Tai Yai) đánh dấu sự kết thúc Mùa Chay Phật giáo sẽ lại diễn ra tại tỉnh Mae Hong Son vào cuối tháng 10 này.

Tôn vinh sự trở lại trần gian của Đức Phật sau 3 tháng ở thượng giới cùng mẹ của Ngài, đây là lễ kỷ niệm độc đáo của cộng đồng người nói tiếng Shan của thị trấn Mae Sariang – nơi người dân thắp lửa để soi sáng con đường của Đức Phật.

Các vũ công, trong trang phục nửa chim nửa phụ nữ, nhảy múa theo tiếng gõ nhịp ở phía trước ánh củi lửa.

Một cư dân người Shan của thị trấn ven sông này giải thích, “Chim King Kala, một nhân vật nửa chim nửa phụ nữ, là người đầu tiên nhìn thấy Đức Phật trở về. Là loài chim của niềm hoan hỉ, chim trình diễn một vũ khúc đẹp mắt để tỏ lòng tôn kính của mình”.

Năm nay, lễ hội Ork Wa sẽ được tổ chức từ ngày 26 đến 28-10 và trùng hợp với thời kỳ tốt nhất để tham quan tỉnh Mae Hong Son này.

(The Nation – October 7, 2015)

2015-10-1-005

Vũ điệu truyền thống trong lễ hội Phật giáo Ork Wa của người Shan ở Mae Sariang, Thái Lan
Photo: Phoowadon Duangmee

 

 

 

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới 

quadiacau_thegioi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/09/2019(Xem: 23391)
Video: Hành Trình Khám Phá về Sự Thật Xá Lợi của Đức Phật (Rất hay, rất cảm động khi xem, quý vị nên tranh thủ vào xem liền, chân thành cảm ơn nhà văn, nhà khảo cô người Anh Charles Allen đã thực hiện cuốn phim tài liệu công phu và độc nhất vô nhị để tôn vinh và tìm ra sự thật về xá lợi của Đức Thế Tôn sau 26 thế kỷ, from Thích Nguyên Tạng, chủ biên trang nhà Quảng Đức)
06/08/2019(Xem: 8029)
Đất Phật Phù Nam_TS Nguyễn Thúy Loan
25/02/2019(Xem: 13345)
Bức Tượng Phật ngồi lưng vua độc nhất Việt Nam ở Hà nội, Vua Lê Hy Tông cho tạc tượng đặt trong chùa Hòe Nhai để bày tỏ sám hối vì đã cư xử sai lầm với đạo Phật
26/11/2018(Xem: 6753)
4 năm học đó, chỉ là sự tiếp nối của những năm Trung cấp hay cao đẳng trước đó và nó sẽ mở ra cho quý vị, những năm học tiếp theo của hậu đại học bao gồm chương trình thạc sĩ và tiến sĩ… Nhưng, nếu trong 4 năm học này, mà những Tăng Ni sinh nào, học thiếu tinh cần, thì quý vị khó tiến xa hơn trên sự nghiệp tri thức và lại càng khó tiến xa hơn trên sự nghiệp trí tuệ.
10/11/2018(Xem: 5301)
Trong một bài viết đã lâu trên VHPG, chúng tôi có đề cập đến Chân ngôn đất nước. Chúng tôi đã lấy lời của Nguyễn Trãi, sau khi hoàn tất cuộc chiến đấu giành độc lập 600 năm trước, nhân danh vua Lê Thái Tổ mà hùng hồn tuyên cáo: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
14/09/2018(Xem: 13063)
Việt Nam là một quốc gia nằm ở ngã tư của lưu lộ quốc tế thuộc Đông Nam Châu Á, và là nơi dừng chân của các thương buôn của vùng Địa Trung Hải. Từ một vị trí địa lý thuận lợi như thế, do đó các quốc gia trong vùng này đã thiết lập các mối quan hệ kinh tế, thương mại, văn hóa, tôn giáo… qua hai con đường: Hồ Tiêu, tức là đường biển qua ngã Sri lanka, Indonesia, Trung Hoa, Việt; và đường Đồng Cỏ là đường bộ, xuất phát từ vùng Đông Bắc Á rồi băng qua miền Trung Á, Mông Cổ, Tây Tạng, Việt Nam, Trung Hoa. Vì vậy các tôn giáo lớn, trong đó có Phật giáo gặp nhiều thuận lợi du nhập vào nước ta.
11/08/2018(Xem: 9855)
Sau Hiệp định Paris 1973, những người lính Mỹ cuối cùng rút khỏi Việt Nam. Từ đó đến nay đã 45 năm, những “di chứng” chiến tranh vẫn còn trên mảnh đất này, và di chứng ấy còn trong tâm trí những người lính ở bên kia bán cầu. Bên cạnh việc hóa giải nỗi đau hiện hữu của chiến tranh, thì hóa giải những uẩn khúc trong lòng người cũng cho thấy nỗ lực phục thiện mà tất cả mọi người bất kể chiến tuyến đều hướng đến. Một buổi trưa đầu tháng 6 năm 2018, có bốn người cựu binh Mỹ tuổi chừng tám mươi tìm về ngôi chùa làng Bồ Bản (xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị). Trên xe bước xuống, ông Anderson ôm trước ngực một bức tượng Quán Thế Âm Bồ-tát màu trắng, trang nghiêm đi vào chùa. Đại đức Thích Mãn Toàn, người trụ trì ngôi chùa ra tiếp đoàn. Anderson hỏi Đại đức Thích Mãn Toàn đây có phải chùa Trường Khánh không? Đại đức Thích Mãn Toàn đáp phải, cả vùng chỉ một ngôi chùa này tên Trường Khánh, người dân thường gọi là chùa Bồ Bản. Ông Anderson chưa dám tin lời vị sư trụ trì mà v
06/08/2018(Xem: 6210)
Miền đất võ Bình Định cũng là miền đất Phật, miến “Đất LànhChim Đậu”, được nhiềuchư thiền Tổ ghé bước hoằng hóa và chư tôn thiền đức bản địa xây dựng mạnh mạch Phật đạo từ trong sâu thẳm, qua nhiểu giai đọan, thời gian, đã xây dựng nên hình ảnh Phật giáo Bình Định rạng rở như ngày hôm nay. Đặc biệt trước tiên có thể kề đến Tổ Nguyên Thiều ( 1648 – 1728 ), Hòa thượng Thích Phước Huệ ( 1875 – 1963 ), Hòa Thượng Bích Liên-Trí Hải ( 1876 – 1950 ), v…v…Nêu chúng ta tính từ thời chúa Nguyễn Phúc Tần ( 1619 – 1682 ), khi Tổ Nguyên Thiều từ Quảng Đông (Trung Quốc) sang An Nam và an trú ở Quy Ninh (tức Bình Định ngày nay) vào năm Ất Tỵ (1665 ) và kiến tạo chùa Thập Tháp Di Đà , thí Phật giáo Bình Định đã thực sự bước vào trang sử chung trong công cuộc hoằng hóa của Phật giáo Việt Nam. Hơn thế nữa, Tổ Nguyên Thiều còn là cầu nối giữa Phật giáo hai nước An Nam và Trung Hoa, trao đổi nhiều kinh điền có giá trị để cùng nhau tu học. Điều này cho thấy, lý tưởng Từ Bi và con đường hoằng
20/07/2018(Xem: 11339)
Vào tháng 10, mùa đông, nhằm tiết đại hàn, giá lạnh, vua Lý Thánh Tông (1023 – 1072) nói với các quan hầu cận rằng: "Trẫm ở trong cung, sưởi than xương thú, mặc áo lông chồn còn rét thế này, nghĩ đến người tù bị giam trong ngục, khổ sở về gông cùm, chưa rõ ngay gian, ăn không no bụng, mặc không kín thân, khốn khổ vì gió rét, hoặc có kẻ chết không đáng tội, trẫm rất thương xót. Vậy lệnh cho Hữu ty phát chăn chiếu, và cấp cơm ăn ngày hai bữa.” (1)
19/06/2018(Xem: 4542)
Tộc Bùi ở làng Vĩnh Trinh, huyện Duy Xuyên là một dòng tộc lớn vang danh trong nước không những vì “của nhiều người đông” mà còn vì có lắm nhân tài ở mọi lãnh vực với những tên tuổi chói sáng như nhà báo Bùi Thế Mĩ, bác sĩ Bùi Kiến Tín, thi hào Bùi Giáng, nhà giáo Bùi Tấn v.v… Vị thủy tổ của đại tộc này chính là nhà doanh điền Bùi Tấn Diên, Tiền hiền làng Vĩnh Trinh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567