Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

05. Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu

06/06/201214:19(Xem: 9862)
05. Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu

HÒA THƯỢNG
THÍCH QUẢNG ĐỨC TỰ THIÊU 


Sáng ngày 11 tháng 6 năm 1963(nhằm ngày 20 tháng Tư năm Quý Mão), Hòa-Thượng Thích Quảng Đức đã tự-thiêu tại ngã tư đường Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt (trước trụ-sở Tòa Đại-Sứ Cambodge), Saigon.

1/ Sau đây là đoạn trích từ hồi-ký của Thượng-Tọa Thích Đức Nghiệp:
... “Vào 8 giờ tối ngày 10-6-1963, hai Thượng tọa Tâm Châu và Thiện Hoa có cho xe vào Ấn Quang, mời tôi (Thích Đức Nghiệp) ra Xá Lợi bàn Phật sự gấp. Khi tới Xá Lợi, tôi gặp hai vị Thượng tọa đang ngồi phòng khách. Thượng tọa Thiện Hoa nói là : - Phật giáo mình đương bị lâm nguy quá, nhất là tại Huế hiện nay.... Thượng tọa Tâm Châu nói theo : - Ngày mai, buổi sáng chủ nhật, tới phiên tôi rước linh và cầu siêu tại chùa Phật Bửu Tự, do Hòa thượng Thích Minh Trực tổ chức, tại đường Cao Thắng, Quận 3. Vậy Thầy về hỏi lại ý nguyện tự thiêu của Hòa thượng Quảng Đức, hiện đương tụng kinh Pháp Hoa tại Ấn Quang. Nếu Hòa thượng đồng ý, thì ngay sau khóa lễ ở Phật Bửu Tự, trên đường về Xá Lợi, Thầy tìm mọi cách có hiệu quả nhất, để Hòa thượng Quảng Đức được tự nguyện tự thiêu, đồng thời để cứu nguy cho Phật giáo hiện nay. Khi về, tôi gặp ngay Hòa thượng Quảng Đức ở chùa Ấn Quang. Sau khi tôi hỏi : - Hòa thượng còn giữ nguyện tự thiêu như lá thơ Hòa thượng đã gởi cho Liên Phái trước đây không? Hòa thượng mừng rỡ trả lời : Tôi sẵn sàng tự thiêu để cúng dường Tam Bảo và để giác ngộ cho chính quyền mau mau thỏa mãn năm nguyện của Phật giáo. Tôi (Thích Đức Nghiệp) nói thêm : - Vậy Hòa thượng hãy đi nghỉ và sáng mai, con sẽ tổ chức cho Hòa thượng tự thiêu cho Hòa thượng được thành tựu viên mãn. Song Hòa thượng (Quảng Đức) nói thêm : - Đại đức cho tôi được lễ tạ Phật và Thượng tọa Thiện Hoa, tôi sẽ nói : Ngày mai tôi phải đi xa vì Phật sự, đồng thời cho tôi viết một lá thơ gởi cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Tôi trả lời đều được cả, nhưng tuyệt đối Hòa thượng không nên để cho ai biết việc tự thiêu này. Sau đó, tôi đến phòng Thượng tọa Thiện Hoa mới ở Xá Lợi về để xin ít tiền mua sắm xăng để thiêu và vải để viết biểu ngữ cho sáng ngày mai. Tiếp theo tôi gọi anh lái xe ô tô Austin của Phật tử Trần Quang Thuận gởi ở Ấn Quang và nhờ anh ta đi mua xăng và vải, đồng thời tôi nhờ anh ấy chở Hòa thượng Quảng Đức đi dự lễ tại Phật Bửu Tự.

Kế đó, tôi họp ngay mấy Thầy lại để phân công vào việc sáng mai:
Thầy Chân Ngữ có trách nhiệm đổ hết xăng từ đầu tới chân Hòa thượng Quảng Đức khi cùng ngồi trên xe Austin để đi tới ngã tư đường Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt trước tòa Đại sứ Cao Mên.
Thầy Trí Minh phải ngồi cùng hàng ghế trước để bảo anh lái xe phải dừng lại ở ngã tư đường nói trên, rồi làm bộ chữa xe để Hòa thượng bước xuống đường và ngồi tự thiêu.

Thầy Hồng Huệ giữ trật tự, Tăng Ni đi thành hai hàng và xe của Hòa thượng từ từ đi ở giữa....
(Sáng hôm sau, 11-6-1963:)

Tôi (Thích Đức Nghiệp) đi bên cạnh xe của Hòa thượng Thích Quảng Đức. Khi xe ngừng lại, Hòa thượng bước xuống, tôi trao tay Hòa thượng bao diêm quẹt để Hòa thượng tự bật lửa thiêu.... 

... Bùng cháy! Ngọn lửa ngất trời! Không thể nào tả xiết nỗi bàng hoàng của tất cả Tăng Ni và những người đứng xung quanh! Lệ rơi! Tiếng khóc vang lên!
Lập tức, tôi yêu cầu hai mươi vị Tăng Ni ra nằm chặn ở bốn đầu đường để xe cứu hỏa không thể vào nơi thiêu của Hòa thượng Quảng Đức.
Biết rằng trong lúc tự thiêu này, có cả Simon Michaud, đại diện hãng thông tấn AFP của Pháp; Malcolm Browne, đại diện AP của Mỹ và Neil Sheehan, đại diện UPI; đều chứng kiến tận mắt và xe của Đại tướng Harkins Mỹ cũng tới chỗ hỏa thiêu này....”

... “Ngày 23-7-1963, Sư bà Diệu Huệ, thân mẫu của nhà bác học Bửu Hội, cùng Sư bà Diệu Không tổ chức cuộc họp báo vào 8 giờ sáng tại chùa Xá Lợi và tuyên bố rằng:
- Nếu chính quyền Ngô Đình Diệm không thực thi bản thông cáo chung, thì Sư bà sẽ tự thiêu.
Cũng trong cuộc họp báo này, đại diện hãng Thông tấn Reuter hỏi tôi (Thích Đức Nghiệp)...
Tiếp đến David Halberstam, phóng viên của tờ New York Times, anh ta hỏi:
- Ông quan niệm thế nào về lời tuyên bố của bà Ngô Đình Nhu (Trần Lệ Xuân) rằng: Mấy ông sư trẻ chích thuốc mê vào Hòa thượng Quảng Đức, rồi nướng sống (barbercue) ông ấy?".
(Thích Đức Nghiệp:)

- ... Việc tự thiêu của Hòa thượng Quảng Đức, xin anh Simon Michaud của hãng AFP và anh Malcolm Browne của hãng AP vui lòng trả lời giúp tôi, vì việc tự thiêu này hai anh đều thấy tận mắt.
Sau đó hai nhà báo Pháp và Mỹ đều xác nhận là chính xác và thực tế, tuyệt đối không có vấn đề chích thuốc mê, rồi thui sống Hòa thượng Quảng Đức. Tất cả mọi người có mặt đều vỗ tay hoan nghênh nhiệt liệt....”
Nguồn: Hồi ký đặc biệt “Vụ Tự Thiêu của Hòa Thượng Thích Quảng Đức”
http://quangduc.com/BoTatQuangDuc/07hoiky.html


2/ Sau đây là đoạn trích từ bài báo tường-thuật của ký-giả David Halberstam của tờ New York Times:

“Ngày 10-6-1963, một phát-ngôn-nhân của phía Phật-Giáo báo tin riêng cho các phóng-viên Mỹ biết rằng “một sự-việc quan-trọng” sẽ xảy ra vào sáng hôm sau trên khoảng đường bên ngoài Tòa Đại-Sứ Cam-Bốt tại Saigon. Đa-số các phóng-viên đã không lưu-tâm đến thông-điệp này, vì vụ khủng-hoảng Phật-Giáo đã xảy ra từ hơn một tháng nay rồi; và ngày hôm sau thì chỉ có dăm ba ký-giả đến đó, trong đó có David Halberstam của tờ New York Times và Malcolm Browne là trưởng phòng đại-diện của Associated Press ở Saigon. 

Ngài Thích Quảng Đức cùng đến với một đoàn diễn-hành khởi từ một ngôi chùa gần đó. Khoảng 350 tăng ni đi thành đội hình hai hàng dọc, dẫn đầu là một chiếc xe hơi hiệu Austin, Ngài ngồi trong đó....

Sự-việc đã xảy ra tại ngã tư Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt. Ngài Thích Quảng Đức từ trong xe hơi bước ra cùng với hai vị sư khác. Một vị trải một tấm nệm trên đường, còn vị kia thì mở thùng sau xe lấy ra một cái can loại đựng 5 ga-lông xăng. Trong lúc đoàn diễn-hành vây tròn quanh Ngài, Ngài Thích Quảng Đức lặng-lẽ ngồi xuống trên tấm nệm, trong tư-thế tọa thiền truyền-thống của Phật-Giáo. Vị sư đi theo tưới xăng từ can lên đầu Ngài.
Ngài lần chuỗi hạt và niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” trước khi quẹt một cây diêm và tự châm vào người mình. Lửa phựt cháy trùm áo quần và da thịt Ngài, và đám khói đen lẫn với mùi dầu bốc lên từ thân-thể đang cháy rực của Ngài....”


http://en.wikipedia.org/wiki/Th%C3%ADch_Qu%E1%BA%A3ng_%C4%90%E1%BB%A9c


Nguyên-văn:
... “On 10 June 1963, a spokesperson for the Buddhists privately informed the U.S. correspondents that "something important" would happen the following morning on the road outside the Cambodian embassy in Saigon.[20] Most of the reporters disregarded the message, since the Buddhist crisis had at that point been going on for over a month, and the next day only a few journalists turned up, including David Halberstam of the New York Times and Malcolm Browne, who was the Saigon bureau chief for the Associated Press.
Thích Quảng Đức arrived as part of a procession that had begun at a nearby pagoda. Around 350 monks and nuns marched in two phalanxes, preceded by an Austin Westminster sedan, ...

1/ The act itself occurred at the intersection of Phan Dinh Phung Boulevard and Le Van Duyet Street. Thích Quảng Đức emerged from the car along with two other monks. One placed a cushion on the road while the second opened the trunk and took out a five-gallon gasoline can. As the marchers formed a circle around him, Thích Quảng Đức calmly seated himself in the traditional Buddhist meditative lotus position on the cushion. His colleague emptied the contents of the gasoline container over Thích Quảng Đức's head.

2/ Thích Quảng Đức rotated a string of wooden prayer beads and recited the words "Nam Mô A Di Đà Phật" ("homage to Amitabha Buddha") before striking a match and dropping it on himself. Flames consumed his robes and flesh, and black oily smoke emanated from his burning body....”

3/ Ký-giả Malcolm Browne của thống-tấn-xã Associated Press đã chụp được mấy bức ảnh cảnh-tượng này. Một bức được đăng kèm theo bài báo này. Một bức tương-tự sau đó đã được giải thưởng “Bức Ảnh Giá-Trị Nhất của Báo-Chí Thế-Giới trong năm 1963”

The act itself occurred at the intersection of Phan Dinh Phung Boulevard and Le Van Duyet Street. Thích Quảng Đức emerged from the car along with two other monks. One placed a cushion on the road while the second opened the trunk and took out a five-gallon gasoline can. As the marchers formed a circle around him, Thích Quảng Đức calmly seated himself in the traditional Buddhist meditative lotus position on the cushion. His colleague emptied the contents of the gasoline container over Thích Quảng Đức's head.
Thích Quảng Đức rotated a string of wooden prayer beads and recited the words "Nam Mô A Di Đà Phật" ("homage to Amitabha Buddha") before striking a match and dropping it on himself. Flames consumed his robes and flesh, and black oily smoke emanated from his burning body....” 

4/ Ký-giả Malcolm Browne của thống-tấn-xã Associated Press đã chụp được mấy bức ảnh cảnh-tượng này. Một bức được đăng kèm theo bài báo này. Một bức tương-tự sau đó đã được giải thưởng “Bức Ảnh Giá-Trị Nhất của Báo-Chí Thế-Giới trong năm 1963”
The act itself occurred at the intersection of Phan Dinh Phung Boulevard and Le Van Duyet Street. Thích Quảng Đức emerged from the car along with two other monks. One placed a cushion on the road while the second opened the trunk and took out a five-gallon gasoline can. As the marchers formed a circle around him, Thích Quảng Đức calmly seated himself in the traditional Buddhist meditative lotus position on the cushion. His colleague emptied the contents of the gasoline container over Thích Quảng Đức's head.
Thích Quảng Đức rotated a string of wooden prayer beads and recited the words "Nam Mô A Di Đà Phật" ("homage to Amitabha Buddha") before striking a match and dropping it on himself. Flames consumed his robes and flesh, and black oily smoke emanated from his burning body....” 

5/ Ký-giả Malcolm Browne của thống-tấn-xã Associated Press đã chụp được mấy bức ảnh cảnh-tượng này. Một bức được đăng kèm theo bài báo này. Một bức tương-tự sau đó đã được giải thưởng “Bức Ảnh Giá-Trị Nhất của Báo-Chí Thế-Giới trong năm 1963”

6/ Tiếp-tục sưu-tầm thì tôi tìm ra thêm được một bức ảnh khác, có cái can xăng đã bị xẹp xuống, vì được để gần ngọn lửa, sau lưng Hòa Thượng Thích Quảng Đức đang bị lửa phủ cả người.

Xin xem (trên Mạng của Nhóm “WebShots” - Những Bức Ảnh Giá-Trị trên Liên-Mạng Toàn-Cầu):

“1963. Thich Quang Duc, the Buddhist priest in Southern Vietnam, burns himself to death protest!”

http://news. webshots. com/photo/ 2728355910030734 170iTPHtV
II
Tất cả các bức ảnh trên đây đều đã được chụp và phổ-biến trên các phương-tiện truyền-thông trên khắp thế-giới, từ sau biến-cố tự-thiêu của Hòa-Thượng Thích Quảng Đúc vào ngày 11-6-1963 cho đến nay. Tôi thấy có các đặc-điểm:
1/ Hòa-Thượng Thích Quảng Đức ngồi quay mặt về hướng phải, chiếc xe hơi nằm chênh về bên trái của Ngài, đầu xe hơi nằm chênh (vượt quá) phía sau lưng Ngài.
2/ Cái can xăng nằm gần, phía sau lưng Ngài, xa chiếc xe hơi.
3/ Không có bóng dáng một nhân-viên Cảnh-Sát sắc-phục nào ở xung quanh. V.v...
III
Bỗng nhiên, vào ngày 28 tháng 11 năm 2008, có kẻ đưa lên Mạng Lưới “You Tube” một đoạn video mô-tả cảnh Bồ Tát Thích Quảng Đức tự-thiêu, theo link dưới đây:
“Nov 28, 2008 ... Assist and draw your own conclusions! (ASSISTA E TIRE SUAS PROPRIAS CONCLUSÕES!!!)Silent protest Thich Quang Duc, born 1897, was a Vietnamese ...”
Xin bấm vào đây: YouTube - Bo Tat Thich Quang Duc (Monge Budista suicidio)
Hoặc bấm vào đây: http://www.youtube. com/watch? v=fBj6ac_ uVD4 

Tôi thấy có các đặc-điểm sau đây:

1/ Người đóng vai Hòa-Thượng Thích Quảng Đức ngồi quay mặt về hướng trái, chiếc xe hơi nằm chênh về bên phải của ông ta, đầu xe hơi nằm chênh cách xa (chưa tới) phía sau lưng ông ta (hoàn-toàn ngược với vị-trí trong các bức ảnh đã chụp tại chỗ trước kia).
2/ Cái can xăng, còn nguyên hình dạng, được đặt ở sát bên cạnh cửa trước bên trái của chiếc xe hơi, cách ông ta rất xa.
3/ Có nhiều nhân-viên Cảnh-Sát Sắc-Phục, bên này và bên kia, nắm tay nhau làm thành hàng rào, ngăn cản đẩy lui không cho tăng ni và đồng-bào ào tới cúu người tự-thiêu, nhất là cố gắng giữ trật-tự giùm cho biến-cố này, không can-thiệp để chận đứng mà còn có vẻ tán-đồng sự-việc đang xảy ra.
4/ Nhà làm phim (đạo-diễn, dàn cảnh, quay phim) đã “trổ tài” biến khói từ các ngọn lửa bốc lên thành đám mây đen che tối hết cả không-gian rồi hóa thành những đợt bão lửa đỏ rực vần-vũ trên bầu trời, che mờ cả mặt trời hay mặt trăng (?).
5/ Nếu kể theo thứ-tự thời-gian các bức ảnh “báo hại” Việt-Nam Cộng-Hòa, thì bức "Hòa-Thượng Thích Quảng Đức tự-thiêu" được chụp trước tiên vào ngày 11-6-1963, đến bức thứ hai là "Tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn tên cộng-sản Nguyễn Văn Lém" vào ngày 1-2-1968, rồi đến bức "em bé Phan Thị Kim Phúc bị bom napalm chạy truồng ở Trãng Bàng" vào ngày 8-6-1972. Nguyễn Ngọc Loan và Phan Thị Kim Phúc thì ngay hồi đó đã có một đoạn phim video được quay và chiếu ra; còn Thích Quảng Đức thì chỉ có mấy bức ảnh mà thôi. Có lẽ là từ 1968 trở đi tại Việt Nam mới có nhiều máy quay phim loại nhẹ (tất-nhiên là không có các máy chụp ảnh và điện-thoại cầm tay có chức-năng quay phim như vào thế-kỷ 21 này) để sẵn-sàng thu các cảnh ấy, còn vào 1963 thì chưa? Nếu đã có rồi thì tại sao từ năm 1963 đến năm 2008 không thấy phát ra, mà nay mới có mà lại dàn cảnh ngược chiều và quay video thời-sự dã-chiến mà làm như dựng đại-tác-phẩm điện-ảnh Hollywood không bằng.
6/ Vừa rồi, có kẻ bị lừa vì đoạn phim phịa nói trên; có kẻ bịa thêm tin nhảm, tỷ như đồn là Thượng-Tọa Thích Thiện Minh (chứ không phải là các TT Thiện Hoa và Tâm Châu như Thầy Đức Nghiệp kể lại) chủ trì việc tổ-chức cho Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự-thiêu, cắt đặt cho tên cộng-sản nằm vùng Nguyễn Công Hoan tên thật là Huỳnh Văn Thạnh (chứ không phải là Thầy Thích Chân Ngữ) tẩm xăng cho Ngài Thích Quảng Đức, v.v...; lại còn nhắc đến cuốn sách gì đó của Trần Trung Quân. Có phải cũng là tác-giả của cái gọi là bản dịch tiếng Việt của cuốn sách tiếng Pháp không hề hiện-hữu, "Saigon et Moi" của Ông Mérillon, khiến vị đại-sứ cuối-cùng này của Pháp tại Saigon phải lên tiếng cải-chính khi ông đang phục-vụ tại Mạc Tư Khoa?


LÊ XUÂN NHUẬN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/06/2018(Xem: 8583)
Khoảng tháng 3 vừa rồi, Hòa Thượng Thích Như Điển, Phương Trượng Chùa Viên Giác (Đức Quốc) gởi cho chúng tôi bản final cuốn Mối Tơ Vương Của Huyền Trân Công Chúa với lời dặn dò: viết Lời cuối sách. Đọc thư Thầy, chúng tôi vô cùng băn khoăn, lo lắng và hơi bị “ngộp” dưới cái bóng quá lớn và ảnh hưởng rộng khắp của Thầy. Chúng tôi “ngại” vì biết Thầy có nhiều mối quan hệ thân thiết với các bậc tài danh khắp nơi. Ngược lại, chúng tôi chỉ là kẻ sơ học nhiều mặt mà lại dám chắp bút viết Lời cuối sách này? Chúng tôi rất đắn đo trước cái vinh dự to lớn ấy, trước cái trách nhiệm nặng nề này. Nhưng rồi anh Văn Công Tuấn nhiều lần “trấn an”, khích lệ. Và rồi, lại nghĩ rằng, Thầy Như Điển có lòng ưu ái, thương tưởng và muốn tạo điều kiện cho chúng tôi trong bước đầu tập tễnh học Phật. Xin cung kính niệm ân Thầy; và cũng qua đây kính mong quý vị độc giả thông cảm và lượng thứ cho những thiếu sót và non nớt không sao tránh khỏi, dù đã có nhiều
21/03/2018(Xem: 15366)
Chúng ta đang ở vào năm thứ 18 của Thế Kỷ 21 và chỉ còn 82 năm nữa nhân loại sẽ bước vào Thế Kỷ 22. Có rất nhiều biến động của thế kỷ trước mà chúng ta đã quên mất rồi. Nhân dịp về hưu rảnh rỗi tôi lục lại cuốn Biên Niên Sử Thế Kỷ 20 (Chronicle of the 20th Century) để xem nhân loại phát minh ra những gì, chịu những thống khổ, những vui buồn như thế nào và có bao nhiêu cuộc chiến tranh giữa các đế quốc. Sự thực phũ phàng của 118 năm qua là, một quốc gia tuy nhỏ bé nhưng có vũ khí tối tân và bộ máy quân sự khổng lồ vẫn có thể bá chủ thế giới và biến các quốc gia to rộng gấp mười lần mình thành nô lệ. Do đó muốn tồn tại trong độc lập, ngoài phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học, lúc nào cũng phải tăng cường binh bị, vũ khí cho kịp đà tiến triển của nhân loại. Sách lược ngoại giao cũng là một vũ khí nhưng sức mạnh quân sự của một quốc gia là loại vũ khí vững chắc nhất.
18/03/2018(Xem: 5864)
(Lắng lòng viết về đêm thắp nến 50 năm tưởng niệm và cầu nguyện cho nạn nhân biến cố Mậu Thân-Huế 1968-2018, tổ chức tại TTVHPGPV ngày 10.03.2018) Một thời máu lửa đạn bom Quê hương tang tóc, hồn hoang tru gào Từng trang sử, đẫm lệ trào Ngày im tiếng súng nghẹn ngào gọi nhau! (Một Thời-Tâm Không Vĩnh Hữu)
29/01/2018(Xem: 5363)
Nữ sĩ Huỳnh thị Bảo Hòa với “Bà Nà du ký” Châu Yến Loan
29/01/2018(Xem: 14645)
Nhà Chu (1122-256 Tr TL), triều đại kế tiếp nhà Hạ (2205-1767 Tr TL), nhà Thương (1766-1122 Tr TL), là triều đại cai trị lâu dài nhất so với bất cứ triều đại nào khác trong lịch sử Trung Quốc. Nhà Chu có gốc từ một bộ tộc ở đất Thai (Thiểm Tây), sau chuyển về đất Bân (Thiểm Tây). Khi Cổ Công Đản Phủ (sau được phong là Chu Thái Vương) dời về đất Bân (tỉnh Thiểm Tây), đất Bân thường bị địch xâm lấn ở không yên mới bỏ đất Bân, vượt núi Lương đến định cư dưới chân núi Kỳ Sơn. Thái Vương có ba người con, trưởng là Thái Bá, thứ là Trọng Ung, con út là Quý Lịch. Nhiều sách nói không biết Thái Bá tên là gì, nhưng theo thứ tự trong gia đình gọi trưởng là thái hay mạnh, thứ là trọng cuối là quý thì ông tên là Bá (Thái Bá), hai em ông người tên là Ung (Trọng Ung), người út tên là Lịch (Quý Lịch).
01/01/2018(Xem: 40176)
Đại Bảo tháp Phật giáo cổ xưa Nelakondapalli ở huyện Khammam đang ở giai đoạn cuối của việc tu sửa. Với kinh phí khoảng 6 triệu Rupee, Cục Khảo cổ học và Bảo tàng đã thực hiện công việc để Đại Bảo tháp khôi phục lại vinh quang ban đầu và để bảo tồn kiến trúc cổ xưa này cho hậu thế. Di tích Phật giáo này, tọa lạc cách thị trấn Khammam khoảng 22 km, là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng nhất của bang Andhra Pradesh. Đại Bảo tháp đồ sộ, vốn đã tồn tại qua nhiều thế kỷ của sự hao mòn, đang được tu sửa sau khi cư dân và các sử gia địa phương nhiều lần cầu xin để bảo tồn di tích lịch sử có tầm quan trọng lớn lao về khảo cổ học này. Cục khảo cổ học cho biết loại gạch đặc biệt được đặt làm cũng như các vật chất kết nối tự nhiên đã được sử dụng để tăng cường cho cấu trúc của Đại Bảo tháp. (bignewsnetwork – April 18, 2015)
15/11/2017(Xem: 8163)
Phật Giáo Hoa Tông theo dòng lịch sử - HT Thích Thiện Nhơn
23/09/2017(Xem: 22357)
The Vietnam War - Chiến Tranh Việt Nam (Trọn bộ 10 tập), đạo diễn: Ken Burns và Lynn Novick - Buổi ra mắt và thảo luận về phim “The Vietnam War” đêm thứ Ba 12/9 của hai đạo diễn Mỹ nổi tiếng về các phim tài liệu có giá trị lịch sử: Ken Burns và Lynn Novick diễn ra tại Trung tâm Biểu diễn Nghệ thuật Kennedy ở thủ đô Washington. Dẫn đầu cuộc thảo luận, ngoài hai nhà đạo diễn và MC là ký giả Martha Raddatz của chương trình tin tức đài ABC, còn có 3 khách mời đặc biệt, Thượng nghị sĩ John McCain, cựu Bộ trưởng Ngoại giao John Kerry và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel, cả 3 đều là cựu chiến binh từng tham chiến tại Việt Nam.
14/08/2017(Xem: 4964)
Trong những năm qua, nghiên cứu về quá trình ra đời, phát triển của báo chí Phật giáo Việt Nam đã và đang nhận được sự quan tâm của nhiều học giả trong và ngoài nước với những mức độ đậm nhạt khác nhau. Nét nổi bật trong các công trình nghiên cứu trước đây chính là đã xác định được thời điểm ra đời, cách phân kì lịch sử cùng những đóng góp của báo chí đối với tiến trình phát triển của Phật giáo Việt Nam cũng như đối với văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, vẫn còn có khá nhiều nội dung chưa nhận được sự đồng nhất từ phía các nhà nghiên cứu, như niên đại của các tờ báo, số lượng báo chí được xuất bản, nhất là trong giai đoạn khởi thủy của nó. Trên cơ sở các nguồn tư liệu đã sưu tầm được (chủ yếu là các văn bản gốc), chúng tôi xin được tiếp tục đi vào phân tích và trình bày thêm về quá trình ra đời và phát triển của báo chí Phật giáo ở Nam Bộ trong nửa đầu thế kỉ XX. Qua đó, góp phần bổ cứu nguồn tư liệu nhằm làm sáng tỏ hơn tiến trình phát triển của báo chí Phật giáo Việt Nam.
14/08/2017(Xem: 4144)
Trong những năm trở lại đây, công tác nghiên cứu về phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam đã và đang đạt được nhiều kết quả khả quan. Đặc biệt, khi bàn về quá trình vận động cũng như sự ra đời của phong trào này, các tác giả như Nguyễn Quốc Tuấn, Nguyễn Đại Đồng, Lê Tâm Đắc,... đã giành nhiều thời gian khảo cứu và đề cập thông qua các công trình và bài viết tiêu biểu như: Đặc điểm và vai trò của Phật giáo Việt Nam thế kỉ 20, Phong trào chấn hưng Phật giáo ở miền Bắc Việt Nam (1924-1954), Sư Tâm Lai và việc vận động chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam đầu thế kỉ XX, Những người đầu tiên khởi xướng phong trào chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567