Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

07. Bồ tát Thích Quảng Đức với quả tim bất diệt

06/06/201214:19(Xem: 9967)
07. Bồ tát Thích Quảng Đức với quả tim bất diệt

BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC
VỚI QUẢ TIM BẤT DIỆT

Cư Sĩ NGUYỄN ĐỨC CAN
E-Mail : [email protected]
----o0o----

NGUYÊN NHÂN :

Tất cả các chi tiết từng giờ, từng ngày trong diễn tiến cuộc tranh đấu của Phật Giáo từ khởi đầu đến kết thúc bằng cuộc cách mạng lật đổ một chế độ độc tài gia đình trị, tôn giáo trị, của giòng họ Ngô năm 1963, đã được các cơ quan truyền thông báo chí phổ biến từ 42 năm qua,. Lịch sử vẫn là lịch sử, không ai có thể chối cãi được, ngoại trừ những kẻ ngoại đạo, đã và đang tìm mọi cách để vu cáo, xuyên tạc lịch sử hầu đánh lừa các thế hệ mai sau. Trong phạm vi bài này tôi chỉ tóm lược một số nguyên nhân chính để đưa đến sự tự thiêu của Bồ Tát Thích Quảng Đức năm 1963, hầu bảo tồn đạo pháp và dân tộc.

Vụ khủng hoảng chính trị ở Miền Nam VN bắt nguồn từ lệnh cấm treo cờ Phật Giáo nhân mùa Phật Đản, phật lịch năm 2507 (ngày 8–5-1963) của chính phủ Ngô Đình Diệm. Nguyên Tổng Giám Mục Huế là Ông Ngô Đình Thục (anh ruột của Ông Ngô Đình Diệm), nuôi tham vọng được thăng chức Hồng Y, ra lệnh cho chính quyền địa phương cấm phật tử treo cờ Phật giáo trong dịp lễ Phật Đản. (Hành động này tương tự như một vị Hòa Thượng áp lực chính quyền cấm giáo dân đạo thiên chúa treo cờ Vatican trong dịp lễ mừng Chúa Giáng Sinh). Các Tăng, Ni phật tử cảm thấy bị nhục mạ, tìm cách chống đối, kể cả Tướng Lê Văn Nghiêm, Tư lệnh Quân đòan I. Đúng ngày Phật Đản, Thượng tọa Trí Quang đọc diễn văn tại chùa Từ Đàm, với sự hiện diện của khá đầy đủ các viên chức chính quyền và quân sự, đòi hỏi bình quyền tôn giáo. Tối đó, Phật tử Huế biểu tình chống lệnh cấm treo cờ, rồi tụ họp trước đài phát thanh để yêu cầu phát lại bài diễn văn của Thầy Trí Quang. Chính phủ đàn áp vô cùng dã man. Cuộc tranh đấu bùng nổ khắp miền Nam. Mãnh liệt nhất là tại cố đô Huế và Đà Nẵng.

Lệnh cấm treo cờ Phật Giáo nhân dịp Phật Đản là một sai lầm vô cùng nghiêm trọng và đây là một ngọn lửa đưa vào thùng thuốc súng để có dịp bùng nổ, sau bao nhiêu năm vẫn âm thầm âm ỷ, mà chưa có dịp bộc phát. Sau này, chính phủ Ngô Đình Diệm và cá nhân Ông Nhu tìm cách che đậy sai lầm của họ bằng cách ngụy biện rằng Ông Diệm chỉ cho lệnh cấm treo cờ nơi công cộng, và phải treo cờ tôn giáo cùng với quốc kỳ Việt Nam Cộng Hoà, tức cờ vàng 3 sọc đỏ tại các chùa chiền. Sai lầm hơn nữa, Ông Ngô Đình Nhu (em ruột của Ông Diệm) và tay chân vu cáo rằng những người tham gia các cuộc tranh đấu là “cán bộ cộng sảnhoặc “các phần tử chống đối chế độ một cách quá khích. Lời vu cáo này trong khuôn khổ pháp luật đương thời, có nghĩa chính phủ Ngô Đình Diệm được toàn quyền trừng trị những kẻ phiến loạn trên, từ tù đày tới tử hình. Không hiểu tại sao anh em Ông Ngô Đình Diệm và thuộc hạ có thể thản nhiên, lì lợm chụp cái mũ cộng sản cho những người tranh đấu đòi bình đẳng tôn giáo (Thiên Chúa giáo và Phật Giáo), không đưa ra được một bằng chứng nào, “Trong khi đó chính anh em Ông Diệm + Nhu đang tiếp tục bí mật ve vãn Cộng Sản” qua đường dây Vatican và Pháp. Đâu có ngờ chính khâm sứ Salvadore d’Asta của tòa thánh Vatican và đại sứ Pháp Roger Lalouette lại mang bí mật của họ Ngô tố cáo với Mỹ. Bởi vậy chảng những không tin lời tố cáo Phật Giáo của chế độ Diệm, chính quyền Mỹ còn đi đến quyết định “thay ngựa”, thật là trời bất dung gian, đúng là “Mưu sự tại nhân và thành sự tại thiên”. Lấy thứ pháp luật man trá để dễ giết hại người, rồi cũng có ngày bản thân và gia đình phải gánh chịu hậu quả vì thứ pháp luật ấy. Những ai có tham vọng đại sự chớ quên tấm gương ố máu của anh em Ông Diệm. “Mưu thâm thì họa dược thâm”.

Biến cố Phật Đản 1963, đã làm cho chính quyền Kennedy hoang mang và tự hỏi ? Ho. Phật Giáo Việt Nam là ai đây? Vì Ông cùng các cố vấn thân cận của Ông chẳng ai hiểu gì về Phật Giáo cũng không lấy gì làm lạ bởi đại sứ Frederick Nothing và Giám đốc CIA John Richardson đều là những kẻ che đậy sự thật và bênh vực chế độ nhà Ngô lúc đó, không có báo cáo của hai ngành này thì làm gì có thể biết được.

Đã đến lúc thời vận của nhà Ngô đã hết, nên giữa lúc tranh đấu của Phật giáo đã nên đến cao điểm thì Đại Sứ Nothing lại rời Việt Nam đi nghỉ phép thường niên để cho phó Đại Sứ William C. Truehart xử lý thường vụ. Cho nên chính quyền Kennedy đã vội chỉ thị cho Truehart phải dùng mọi áp lực để khuyến cáo chính quyền Ngô Đình Diệm phải ngừng đàn áp Phật Giáo và phải công khai giải quyết các đòi hỏi của Phật Giáo. Do đó ngày 5/6/1963, Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ được lệnh tiếp xúc với phía Phật Giáo.

Ngày 14/6 chính quyền và Phật Giáo chính thức họp ở hội trường Diên Hồng và hai ngày sau. Ngày 16/6 thông cáo chung về năm nguyện vọng của Phật Giáo đã được hai bên cùng ký kết. Ngày 17 tháng 6 Phật giáo ra thông cáo tuyên bố đời sống mọi sinh hoạt trở lại bình thường và thành tâm cầu nguyện cho 5 nguyện vọng thông cáo chung được thi hành nghiêm chỉnh. Quả thực không sai, phía chính quyền thì nhượng bộ nhưng phía gia đình trị và tôn giáo trị không chấp nhận. Do đo, chưa đầy một tuần lễ sau là một chiến dịch do Ông, Bà Ngô Đình Nhu và Ông TGM Ngô Đình Thục đã tận dụng mọi phương tiện của nhà nước dùng các tổ chức Thanh Niên Cộng Hòa, Hội Phụ Nữ Liên Đới, trung tâm Nhân Vị Vĩnh Long, đảng Cần Lao, thương phế binh, Công An mật vụ………. Truyền thông báo chí thi nhau vu khống, mạ lỵ đàn áp, cách chức, bắt giam, ám sát, bắt cóc, tra tấn, thủ tiêu... Thế là Các nhà lãnh đạo Phật Giáo lại phải kêu gọi các chư Tăng, Ni cùng đồng bao Phật tử vùng lên tái đấu tranh.

Cuộc tranh đấu này quả thực gay go và phức tạp, Ngoại Trưởng Vũ Văn Mẫu đã phải từ chức để phản đối hành động đàn áp Phật Giáo của chế độ Ngô Đình Diệm, ông Trần Văn Chương, đại sứ của chính phủ VNCH tại liên hiệp quốc và là thân phụ của Bà Ngô Đình Nhu, cũng từ chức để phản đối cuộc đàn áp Phật Giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm. Tướng Lê Văn Nghiêm tư lệnh Quân Đoàn I, lên tiếng phản đối sự đàn áp dã man của phía chính quyền thì bị cách chức, đa số các quân nhân ở Quân Đoàn I đã cùng đồng bào Phật Tử tham gia biểu tình, nhất là ở tại Huế và Đà Nẵng. Thị Trưởng Đà Nẵng lúc đó là Đại Tá Lê Quang Mỹ nguyên tư lệnh Hải Quân, bị cách chức, său đó lại được Tổng Thống Ngô Đình Diệm cử Đại Tá Trân Ngọc Châu ra hay thế. Trần Ngọc Châu có rất nhiều kế hoạch thâm độc để đánh phá các cuộc biểu tình của Phật Giáo lúc đó. Tại Huế và Đà Nẵng khí thế tranh đấu đòi bình đẳng tôn giáo (Thiên Chúa Giáo và Phật Giáo) của Phật Giáo rất sôi động.

Tại Sài gòn lúc đó trụ sở chính của ủy ban Liên Phái Phật Giáo vẫn đặt tại Chùa Xá Lợi, nhưng quí ngài lãnh đạo Phật Giáo trong cuộc tranh đấu, thường xuyên di chuyển địa điểm họp mật để đặt kế hoạch đấu tranh. Đến ngày 9 tháng 6 năm 1963, xuyên qua những lần thảo luận giữa ủy ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo và Ủy ban Liên Bộ của chính quyền Ngô Đình Diệm không đi đến thỏa thuận. Trái lại chính quyền Diệm vẫn gia tăng các cuộc khủng bố, đàn áp Tăng, Ni và Phật Tử. Trong tình hình đó nếu cứ kéo dài các cuộc đấu tranh bình thường như từ trước đến nay thì dần dần sẽ bị tan rã vì thiếu hình thức khác lạ để có thể gây xúc động lương tâm con người. Nên quí ngài lãnh đạo Liên Phái Phật Giáo lúc đó phải chấp nhận hạnh nguyện xin được tự thiêu của Hòa Thượng Thích Quảng Đức.

Ngảy 11 tháng 6 năm 1963 (nhằm ngày 20 tháng 4 năm Quí Mão), tại ngã tư Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt Saigon, - (nay là đường Cách Mạng Tháng Tám và Nguyễn Đình Chiểu TP HCM)-, Hòa Thượng Thích Quảng Đức đã anh dũng tự thiêu, trước hàng ngàn các Tăng, Ni và Phật Tử đứng gần đó để cầu nguyện, cùng hàng trăm các phóng viên ngoại quốc đứng gần, xa và trên các tòa nhà cao tầng để chứng kiến và thực hiện các phóng sự rồi tìm cách lén lút đưa ra nước ngoài phổ biến. Lực lương an ninh của Diệm được điều động đến để trấn áp và phá hoại cuộc tự thiêu nhưng đều thất bại, vì các Tăng, Ni và Phật Tử quyết bảo vệ bằng cách bao vây thành nhiều vòng trong tiếng niệm Phật ngân vang cả một bầu trời, có người nằm ngăn cản trước bánh xe cứu hỏa, xe tăng của lực lượng cảnh sát.

Chiều ngày 11-6-63, chính quyền Diệm ra lệnh phong tỏa các chùa, nhất là chùa Xá Lợi, nơi quàng nhục thân cố Hòa Thượng Thích Quảng Đức. Khắp các nẻo đường dẫn về Chùa Xá Lợi, cảnh sát được điều động đến để ngăn chặn làn sóng người đang đổ dồn về chùa Xá Lợi. Tối hôm đó Ngô Đình Diệm đọc bài diễn văn trên đài phát thanh Saigon, lên án vụ tự thiêu của Hòa Thượng Thích Quảng Đức và nói “..do một số người đầu độc gây án mạng” và kêu gọi đồng bào hay nhận định tình thế” lời lẽ qua thông điệp đã bộc lộ sự độc tài khi tuyên bố “sau hiến pháp còn có tôi” cái tôi đã có thẩm quyền hơn cả hiến pháp. Tiếp theo là một lời tuyên bố nảy lửa của bà cố vấn Ngô Đình Nhu là “Một nhóm người đã nhẫn tâm mang nướng một Ông thầy tu” thật là ghê tởm, khi mọi người nghe được điều này đã phẫn uất tột cùng.


Ảnh hưởng và âm vang về cái chết Vô Úy của Bồ Tát Thích Quảng Đức.

Sự hy sinh phi thường, dũng cảm của HT Thích Quảng Đức với hình ảnh ngài ngồi yên tư thế tọạ thiền trong ngọn lửa hồng đã như làn sóng điện cực mạnh lan khắp trong nước và thế giới, hàng triệu trái tim con người quàn thắt trước sự hy sinh cao cả của Ngài. Báo chí, truyền thanh, truyền hình đã loan truyền các tin tức và hình ảnh của Ngài đang ngồi kiết già trong ngọn lửa rực cháy với những lời ngợi ca khâm phục trên khắp năm châu. “Đây là một gương Đại Hùng Đại Lực, tinh tiến bất chuyển mà chúng ta thường nghe nói. Sự hy sinh cao cả của Ngài là một tiếng chuông gọi đàn cho hàng tứ chúng.” Và cũng là ngọn đuốc soi sáng lương tri những kẻ vô minh”, đồng thời đã tiếp thêm sức mạnh lạ thường cho hàng triệu người ở miền Nam, miền Trung sôi sục vùng lên bất chấp cường quyền, bạo lực đã cùng nhau hiên ngang xuống đường đấu tranh chống bạo tàn của chế độ Ngô Đình Diệm.

Ngày 12/6 tại Hoa Thịnh Đốn, đã đón nghe một cách xúc động cuộc đấu tranh của Phật Giáo Việt Nam. và tờ New York Herald Tribune đã viết ..”Hòa Thượng Thích Quảng Đức đã biến tấm áo Cà Sa với tấm thân tứ đại làm một giàn hỏa thiêu cả một chế độ kỳ thị tôn giáo”. Tổng thống Ngô Đình Diệm tại miền Nam Việt Nam đang làm một việc rất hay là Ông đang tự đốt hết nền tảng của chế độ Ông.

Mục Sư Donakds Harring Ton (Mỹ) đánh giá cái chết của Hòa Thượng Thích Quảng Đức giống như cái chết của Chúa Giê-Su, Michqel Servetus, Jeanne d’Are cho rằng cái chết của HT Quảng Đức cao cả hơn hành động mổ bụng của người Nhật. Vì “sự tự thiêu của Ngài đã cứu vớt bao sinh linh chìm đám trong khổ hận, kẻ đàn áp cũng như những người bị đàn áp đều bừng tỉnh. Ngài đã tô đậm nét vàng son vào trang sử huy hoàng của Phật Giáo ở Việt Nam”.Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc rúng động trước chính sách kỳ thị tôn giáo tại miền Nam Việt Nam, dư luận Mỹ quay sang chống Diệm và gia đình trị của Ông ta.

TRÁI TIM BẤT DIỆT.

Sau khi ngọn lửa bọc quanh thi hài Hòa Thượng Thích Quảng Đức vừa tàn. Tăng, Ni vây quanh Ngài và phủ lên một lá Phật kỳ. Nhục thân của Ngài được đưa về quàng tại giảng đường Chùa Xá Lợi. Sau lễ nhập kim quan, hàng ngàn Tăng, Ni và Phật Tử ngày đêm tụ tập về Chùa Xá Lợi để cầu nguyện và canh phòng chính quyền Diệm cướp mất thi hài của Ngài. Đến ngày 20 tháng 6 năm 1963, Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo và nhiều Tăng, Ni, Phật tử đưa nhục thân Ngài đi hỏa táng tại An Dưỡng địa Phú Lâm.

Sau 24 tiếng đồng hồ đốt trong lò với sức nóng 4000o C, Kim quan và nhục thân Ngài đã biến thành tro bụi, nhưng một kỳ tích ngoài tưởng tượng của mọi người, đó là quả tim của Ngài vẫn còn nguyên vẹn, lúc đầu ở trạng thái mềm và sau dần dần cứng như sắt. Đúng như tâm nguyện của Ngài trước Tam Bảo khi phát nguyện tự thiêu “Xin thân này làm đuốc cảnh tỉnh chế độ Ngô Đình Diệm và xin cho trái tim này được tồn tại mãi”.

Thượng Tọa Thích Thông Bửu Trụ Trì Chùa Quan Thế Âm là nơi Hòa Thượng Thích Quảng Đức trú sứ, và Thầy Thông Bửu cũng là trưởng tử của HT Thích Quảng Đức đã nói chuyện lại rằng : …. . . Sau đó Tăng, Ni đã đem hài cốt và Trái Tim Bất Diệt của HT về Chùa Xá Lợi…... Khi biết được trái tim không cháy, chính quyền Ngô Đình Diệm luôn gây sức ép căng thẳng với Phật Giáo lúc bấy giờ đểu nhằm mục đích chiếm đoạt lại hoặc phá hủy “Trái Tim Bất Diệt “ này. Ủy ban Liên Phái Phật Giáo biết được ý đồ đó đã họp và quyết định thay thế trái tim thật thành trái tim giả.

Ngày 28 tháng 6 năm 1963, Chính quyền Diệm mở một cuộc tấn công và đàn áp vào chùa Xá Lợi để chiếm đoạt trái tim. Họ cũng lầy được trái tim, nhưng trái tim đó là trái tim giả, còn trái tim thật đã được niêm phong cất vào tủ sắt và bí mật cất vào một ngân hàng lưu giữ.

CẢM NGHĨ VÀ KẾT LUẬN.

Hôm nay nhân kỷ niệm 42 năm về sự hy sinh cao cả và tuyệt vời của Bồ Tát Thích Quảng Đức, với tư cách là một phật tử, đã trải qua ba thời kỳ chinh chiến tại quê nhà đó là thời Nhật, thời Pháp và thời Mỹ biết bao thăng trầm, với tuổi đời 77 (song thất). Theo tôi đất nước thời chiến có những nhu cần đạo đức, văn hóa thời chiến. Đất nước thời bình có những nhu cầu đạo đức, văn hóa thời bình. Tâm nguyện chung của những người phật tử trong nước cũng như hải ngoại. Trong thời bình là đào tạo Tăng tài, trẻ trung hóa nhận sự, lãnh đạo xã hội, hiện đại hóa phương thức hoằng pháp và quản trị Phật sự, bảo tồn di sản Phật giáo. Tương lai của Phật Giáo sau này còn tồn tại và phát triển là nhờ vào các vị Tăng Tài trẻ tuổi như Thầy Tuệ Sĩ, tục danh là Phạm Văn Thương, Thầy Trí Siêu Lê Mạnh Thát, Thầy Thích Nhật Từ, Thầy Thích Nguyên Tạng. Thầy Thích Tâm Thiện ...

Người Phật tử Việt Nam bất cứ sống ở đâu dù trong nước hay hải ngoại phải cố gắng vươn lên khỏi những vướng mắc của hội chứng, hòa nhi bất đồng, đồng nhi bất hòa, hãy vượt qua khỏi những định chế, hình thức để hòa nhập với ước vọng và quyết tâm củng cố tự lực, tự cường và tự tin. Nếu cứ sa lầy vào những bận tâm chấp tánh, chấp tướng, tham danh, tham lợi, thì Phật Giáo sẽ lệ thuộc vào quyền lực thế tục. Phật giáo càng đi xa con đường phục vụ đạo pháp. Giáo chủ của Phật Giáo là kẻ đã từ bỏ quyền lực thế tục đương nhiên có sẵn trong tay để chứng đắc quyền lực tâm linh và cũng không cầu mong quyền lực thế tục thị thực cho quyền lực tâm linh đó. Đó là bài học Phật tử đã rút tỉa được qua kinh nghiệm đắng cay của tình trạng tiến thối lưỡng nan “Ấn Quang – Quốc Tự”

“Quốc Tự – Ấn Quang” trước năm 1975 và “Phật Giáo Quốc Doanh” – Phật Giáo Quốc Gia –Phật Giáo Thống Nhất”. Hôm nay nhân kỷ niệm năm thứ 42 ngày Bồ Tát Thích Quảng Đức tự thiêu, con kính cẩn cầu xin quí Ngài, quí chư Tăng, Ni hãy thực thi lục hòa của Đức Thế Tôn, để cùng nhau xây dựng và bảo vệ đạo pháp và dân tộc.

Ở hải ngoại, đặc biệt là tại Mỹ nơi tôi ở hiện nay có khoảng hơn 300 ngàn người Việt cư trú đa số là Phật giáo, quí chư Tăng, Ni cũng khoảng mấy trăm vị, lớn nhỏ khoảng trên 30 ngôi chùa và tự viện. Thế mà chỉ có một lần tổ chức tại chùa Phật giáo Việt Nam ở Orange County do TT Thích Pháp Châu làm trưởng ban tổ chức và dưới sự chứng minh của HT Thích Mẫn Giác với gần 2 chục vị Tăng, Ni và trên 500 đồng bào phật tử tham dự. Đó là ngày 20 tháng 6 năm 1999. Ban tổ chức chúng tôi lấy tên là “LỄ TƯỞNG NIỆM BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC VÀ CÁC VỊ TIỀN BỐI HỮU CÔNG”. Giáo Sư Trần Văn Chi đã đọc bài diễn văn khai mạc, tiếp theo là các bài tham luận của các vị khoa bảng, trí thức và nhân sĩ Phật Giáo. Gồm có Thạc sĩ Nguyễn Cao Hách, GS Phạm Nam Sách, GS Nguyễn Khắc Hoạch cựu khoa trưởng đại học văn khoa Saigon, BS Nguyễn Tường Bách, BS Tôn Thất Niệm, nhân sĩ Phật giáo Trần Văn Kha v.v.

Sau buổi lễ Cư Sĩ Nguyễn Đức Can đã thay mặt ban tổ chức cám ơn qui Chư Tôn Đức Tăng, Ni và quan khách cùng quí Phật tử và mời quí vị hiện diện xuống tầng dưới xem khu triển lãm do các họa sĩ, Nguyễn Đồng, Nguyễn Thị Hơp, Khánh Trường, Nguyên Khai, Nguyễn Văn Trung, Lương văn Tỷ trưng bày. . . và thọ trai. Tôi đã viết bài phóng sự về lễ tưởng niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức có phổ biến trên các báo chí, Internet và có in trong cuốn sách “Trở Về Cội Nguồn” phần phụ lục, do nhà Văn Nghệ phát hành năm 2000, nếu muốn biết đầy đủ hơn xin mở trang nhà trong website : www.thuvienhoasen.orgbấm vào chữ Index (tác giả và dịch giả) ra họ tên của tôi, bấm tiếp vào chữ Nguyễn Đức Can sẽ ra các tác phẩm và bài viết của tôi.

Trên đây tôi chỉ sơ lược qua một số lịch sử diễn tiến trong cuộc tranh đấu của Phật Giáo đòi được bình đẳng truyền đạo như Thiên Chúa Giáo mà đỉnh cao là sự tự thiêu của Bồ Tát Thích Quảng Đức với trái tim bất diệt, trong mùa Phật Đản 1963, phật lịch 2507. Tất nhiên trong phạm vi nhỏ hẹp của một bài viết này không thể diễn tả hết được, nhưng người viết cũng hy vọng đóng góp một phần nào trong lịch sử với cảm nghĩ của mình, để độc giả tùy nghi phán xét./.

Cư Sĩ NGUYỄN ĐỨC CAN
E-Mail : [email protected]

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/06/2018(Xem: 10699)
Khoảng tháng 3 vừa rồi, Hòa Thượng Thích Như Điển, Phương Trượng Chùa Viên Giác (Đức Quốc) gởi cho chúng tôi bản final cuốn Mối Tơ Vương Của Huyền Trân Công Chúa với lời dặn dò: viết Lời cuối sách. Đọc thư Thầy, chúng tôi vô cùng băn khoăn, lo lắng và hơi bị “ngộp” dưới cái bóng quá lớn và ảnh hưởng rộng khắp của Thầy. Chúng tôi “ngại” vì biết Thầy có nhiều mối quan hệ thân thiết với các bậc tài danh khắp nơi. Ngược lại, chúng tôi chỉ là kẻ sơ học nhiều mặt mà lại dám chắp bút viết Lời cuối sách này? Chúng tôi rất đắn đo trước cái vinh dự to lớn ấy, trước cái trách nhiệm nặng nề này. Nhưng rồi anh Văn Công Tuấn nhiều lần “trấn an”, khích lệ. Và rồi, lại nghĩ rằng, Thầy Như Điển có lòng ưu ái, thương tưởng và muốn tạo điều kiện cho chúng tôi trong bước đầu tập tễnh học Phật. Xin cung kính niệm ân Thầy; và cũng qua đây kính mong quý vị độc giả thông cảm và lượng thứ cho những thiếu sót và non nớt không sao tránh khỏi, dù đã có nhiều
21/03/2018(Xem: 17309)
Chúng ta đang ở vào năm thứ 18 của Thế Kỷ 21 và chỉ còn 82 năm nữa nhân loại sẽ bước vào Thế Kỷ 22. Có rất nhiều biến động của thế kỷ trước mà chúng ta đã quên mất rồi. Nhân dịp về hưu rảnh rỗi tôi lục lại cuốn Biên Niên Sử Thế Kỷ 20 (Chronicle of the 20th Century) để xem nhân loại phát minh ra những gì, chịu những thống khổ, những vui buồn như thế nào và có bao nhiêu cuộc chiến tranh giữa các đế quốc. Sự thực phũ phàng của 118 năm qua là, một quốc gia tuy nhỏ bé nhưng có vũ khí tối tân và bộ máy quân sự khổng lồ vẫn có thể bá chủ thế giới và biến các quốc gia to rộng gấp mười lần mình thành nô lệ. Do đó muốn tồn tại trong độc lập, ngoài phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học, lúc nào cũng phải tăng cường binh bị, vũ khí cho kịp đà tiến triển của nhân loại. Sách lược ngoại giao cũng là một vũ khí nhưng sức mạnh quân sự của một quốc gia là loại vũ khí vững chắc nhất.
18/03/2018(Xem: 6465)
(Lắng lòng viết về đêm thắp nến 50 năm tưởng niệm và cầu nguyện cho nạn nhân biến cố Mậu Thân-Huế 1968-2018, tổ chức tại TTVHPGPV ngày 10.03.2018) Một thời máu lửa đạn bom Quê hương tang tóc, hồn hoang tru gào Từng trang sử, đẫm lệ trào Ngày im tiếng súng nghẹn ngào gọi nhau! (Một Thời-Tâm Không Vĩnh Hữu)
29/01/2018(Xem: 5883)
Nữ sĩ Huỳnh thị Bảo Hòa với “Bà Nà du ký” Châu Yến Loan
29/01/2018(Xem: 15441)
Nhà Chu (1122-256 Tr TL), triều đại kế tiếp nhà Hạ (2205-1767 Tr TL), nhà Thương (1766-1122 Tr TL), là triều đại cai trị lâu dài nhất so với bất cứ triều đại nào khác trong lịch sử Trung Quốc. Nhà Chu có gốc từ một bộ tộc ở đất Thai (Thiểm Tây), sau chuyển về đất Bân (Thiểm Tây). Khi Cổ Công Đản Phủ (sau được phong là Chu Thái Vương) dời về đất Bân (tỉnh Thiểm Tây), đất Bân thường bị địch xâm lấn ở không yên mới bỏ đất Bân, vượt núi Lương đến định cư dưới chân núi Kỳ Sơn. Thái Vương có ba người con, trưởng là Thái Bá, thứ là Trọng Ung, con út là Quý Lịch. Nhiều sách nói không biết Thái Bá tên là gì, nhưng theo thứ tự trong gia đình gọi trưởng là thái hay mạnh, thứ là trọng cuối là quý thì ông tên là Bá (Thái Bá), hai em ông người tên là Ung (Trọng Ung), người út tên là Lịch (Quý Lịch).
01/01/2018(Xem: 42206)
Đại Bảo tháp Phật giáo cổ xưa Nelakondapalli ở huyện Khammam đang ở giai đoạn cuối của việc tu sửa. Với kinh phí khoảng 6 triệu Rupee, Cục Khảo cổ học và Bảo tàng đã thực hiện công việc để Đại Bảo tháp khôi phục lại vinh quang ban đầu và để bảo tồn kiến trúc cổ xưa này cho hậu thế. Di tích Phật giáo này, tọa lạc cách thị trấn Khammam khoảng 22 km, là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng nhất của bang Andhra Pradesh. Đại Bảo tháp đồ sộ, vốn đã tồn tại qua nhiều thế kỷ của sự hao mòn, đang được tu sửa sau khi cư dân và các sử gia địa phương nhiều lần cầu xin để bảo tồn di tích lịch sử có tầm quan trọng lớn lao về khảo cổ học này. Cục khảo cổ học cho biết loại gạch đặc biệt được đặt làm cũng như các vật chất kết nối tự nhiên đã được sử dụng để tăng cường cho cấu trúc của Đại Bảo tháp. (bignewsnetwork – April 18, 2015)
15/11/2017(Xem: 9429)
Phật Giáo Hoa Tông theo dòng lịch sử - HT Thích Thiện Nhơn
23/09/2017(Xem: 25361)
The Vietnam War - Chiến Tranh Việt Nam (Trọn bộ 10 tập), đạo diễn: Ken Burns và Lynn Novick - Buổi ra mắt và thảo luận về phim “The Vietnam War” đêm thứ Ba 12/9 của hai đạo diễn Mỹ nổi tiếng về các phim tài liệu có giá trị lịch sử: Ken Burns và Lynn Novick diễn ra tại Trung tâm Biểu diễn Nghệ thuật Kennedy ở thủ đô Washington. Dẫn đầu cuộc thảo luận, ngoài hai nhà đạo diễn và MC là ký giả Martha Raddatz của chương trình tin tức đài ABC, còn có 3 khách mời đặc biệt, Thượng nghị sĩ John McCain, cựu Bộ trưởng Ngoại giao John Kerry và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel, cả 3 đều là cựu chiến binh từng tham chiến tại Việt Nam.
14/08/2017(Xem: 5401)
Trong những năm qua, nghiên cứu về quá trình ra đời, phát triển của báo chí Phật giáo Việt Nam đã và đang nhận được sự quan tâm của nhiều học giả trong và ngoài nước với những mức độ đậm nhạt khác nhau. Nét nổi bật trong các công trình nghiên cứu trước đây chính là đã xác định được thời điểm ra đời, cách phân kì lịch sử cùng những đóng góp của báo chí đối với tiến trình phát triển của Phật giáo Việt Nam cũng như đối với văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, vẫn còn có khá nhiều nội dung chưa nhận được sự đồng nhất từ phía các nhà nghiên cứu, như niên đại của các tờ báo, số lượng báo chí được xuất bản, nhất là trong giai đoạn khởi thủy của nó. Trên cơ sở các nguồn tư liệu đã sưu tầm được (chủ yếu là các văn bản gốc), chúng tôi xin được tiếp tục đi vào phân tích và trình bày thêm về quá trình ra đời và phát triển của báo chí Phật giáo ở Nam Bộ trong nửa đầu thế kỉ XX. Qua đó, góp phần bổ cứu nguồn tư liệu nhằm làm sáng tỏ hơn tiến trình phát triển của báo chí Phật giáo Việt Nam.
14/08/2017(Xem: 4562)
Trong những năm trở lại đây, công tác nghiên cứu về phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam đã và đang đạt được nhiều kết quả khả quan. Đặc biệt, khi bàn về quá trình vận động cũng như sự ra đời của phong trào này, các tác giả như Nguyễn Quốc Tuấn, Nguyễn Đại Đồng, Lê Tâm Đắc,... đã giành nhiều thời gian khảo cứu và đề cập thông qua các công trình và bài viết tiêu biểu như: Đặc điểm và vai trò của Phật giáo Việt Nam thế kỉ 20, Phong trào chấn hưng Phật giáo ở miền Bắc Việt Nam (1924-1954), Sư Tâm Lai và việc vận động chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam đầu thế kỉ XX, Những người đầu tiên khởi xướng phong trào chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]