Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật Việt Nam, Dân tộc Việt Nam

09/04/201314:10(Xem: 17123)
Phật Việt Nam, Dân tộc Việt Nam

Phật Việt Nam, Dân tộc Việt Nam

Giác Dũng

Thay Lời Tựa

Trải qua những đêm dài dường như bất tận của hàng ngàn năm chịu đựng bao thử thách, cay đắng, tủi nhục với thân phận bị đô hộ bởi phương Bắc, dân tộc Việt Nam vẫn là dân tộc Việt Nam, vẫn là con cháu của những vị Anh hùng dân tộc, của những vị Nữ Vương yêu nước, hiên ngang, dũng cảm, quyết tử để bảo vệ tổ quốc, vẫn là con cháu của vua Hùng, vẫn là “con Hồng cháu Lạc, giống nòi còn biết nhớ mồ ông”. Qua hàng ngàn năm đầy mưu mô thâm độc của kẻ thù, dân tộc Việt Nam vẫn giữ được bản sắc của mình, vẫn bảo vệ được tiếng nói, giống nòi, vẫn còn nếp suy nghĩ của cha ông để rồi hiên ngang đi vào cuộc trường chinh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cuộc chiến tranh vũ trang không cân xứng giữa một dân tộc nhỏ bé với thế lực khổng lồ ở phương Bắc đã tạo cho dân tộc Việt Nam biết bao khó khăn gian khổ. Thế nhưng cuộc chiến đấu để bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc qua hàng ngàn năm còn khó khăn hơn nhiều. Thế mà dân tộc Việt Nam đã thành công trên cả hai phương diện ấy. Điều đó không nhờ vào vận may đưa đẩy cũng không nhờ vào Thần thánh che chở, mà nhờ vào chính tấm lòng trung kiên và sự minh triết của cha ông ta thuở ấy. Tấm lòng trung kiên, sự minh triết ấy đã tạo nên bức tường thành kiên cố để không chỉ bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc mà còn bảo vệ từng tấc đất của cha ông trong cuộc trường chinh giữ nước. Một trong những bức tường thành kiên cố ấy chính là Phật Việt Nam: Phật Pháp Vân của thế kỷ II và Phật Bà Chùa Hương của thế kỷ XVIII. Các ngài được sinh ra trên đất nước Việt Nam, bởi con người Việt Nam để rồi đại diện cho dân tộc Việt Nam nói tiếng nói bảo vệ chân lý của dân tộc.

Từ trước đến nay, chúng ta thường nghe nói đến đạo Phật Việt Nam chứ ít khi nghe nói đến Phật Việt Nam. Trong khi đó, có một sự thực hiển nhiên là các Ngài đã hiện hữu trong lòng dân tộc hơn hai ngàn năm qua. Các Ngài luôn hiện hữu trước đầu sóng ngọn gió của dân tộc. Thế mà, với nhiều lý do khác nhau, chúng ta đã quên đi sự hiện hữu linh thiêng, mầu nhiệm của các Ngài trong lòng dân tộc. Phật Việt Nam là kết tinh của cuộc cách mạng đầy ý thức của cha ông, là sự thể hiện một cách sinh động những lời dạy của đức Phật trong hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam. Các Ngài được khai sinh để làm điểm tựa cho dân tộc, nói tiếng nói của dân tộc và bảo vệ quyền lợi thiêng liêng, cao cả của dân tộc.

Đất nước Việt Nam đang trong giai đoạn xây dựng và phát triển kinh tế. Bao giờ cũng thế, sự phát triển kinh tế luôn có những mặt tiêu cực, những tác động trái ngược. Những tác động trái ngược đó ảnh hưởng ít nhiều đến bản sắc văn hóa dân tộc. Cho nên việc bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ kinh tế mở cửa rất cần thiết và có khi còn khó khăn hơn cuộc chiến tranh vũ trang chống kẻ thù xâm lược rất nhiều. Việc phá hoại bản sắc văn hóa dân tộc như một sự xâm thực trong bóng tối, rất khó nhận diện, và cũng khó mà tiêu diệt. Do đó, chúng ta cần tìm về cội nguồn, cần học hỏi kinh nghiệm, minh triết của cha ông trong công cuộc bảo vệ độc lập và bản sắc văn hóa dân tộc.

Khi văn hóa đã bị tiêu diệt thì dân tộc đó không còn gốc rễ để nương tựa và tồn tại. Trong gian khổ, khó khăn, con người rất tỉnh táo nhưng trong cảnh thanh bình, con người rất dễ rơi vào tình trạng chủ quan, thiếu cảnh giác. Việc tìm về cội nguồn, về Phật Việt Nam, về công cuộc bảo vệ dân tộc không chỉ là lòng tri ân của con cháu đối với cha ông mà còn định ra được bài học quý báu cho thế hệ hôm nay và mai sau trong sự nghiệp bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc nói chung, phát huy tinh thần bi, trí, dũng của Phật giáo nói riêng.

Ngay từ buổi đầu mới du nhập vào Việt Nam, Phật giáo đã đồng cam cộng khổ với dân tộc trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Trước khi trở thành người con Phật, Phật tử là người dân của một nước. Cho nên, việc bảo vệ và xây dựng đất nước phải được đặt lên hàng đầu. Chỉ khi nào đất nước được hoà bình, nhân dân được ấm no hạnh phúc thì Phật giáo mới có thể phát triển được con đường thực nghiệm tâm linh, phát huy chánh đạo. Cho nên tìm hiểu giá trị của Phật Việt Nam trong lòng lịch sử dân tộc là nhiệm vụ của những ai còn tâm huyết nghĩ đến đạo pháp và dân tộc. Qua việc tìm hiểu đó, có thể định ra hướng đi cho Phật giáo trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện tại và mai sau. Có như thế, Phật giáo mới tồn tại trong lòng dân tộc, cùng dân tộc đi qua bao khúc quanh của lịch sử, chịu đựng bao nỗi thăng trầm của thời cuộc. Phật giáo phải tồn tại như một thực thể đồng cam cộng khổ với dân tộc chứ không thể chỉ là chiếc bóng tuy có mặt trên quê hương nhưng thiếu hẳn hình tượng trong lòng dân tộc!

Vĩnh Nghiêm, ngày giỗ HT. Tôn sư

Thích Thanh Kiểm

5 -12 - Nhâm Ngọ (7-1-2003),

Giác Dũng

---o0o---

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/10/2013(Xem: 19200)
Là người Việt Nam, bất luận bình dân hay trí thức, chúng ta đều thấy có trọng trách tìm hiểu những gì liên hệ với dân tộc và đất nước thân yêu của mình. Sự tìm hiểu ấy giúp cho chúng ta có nhận thức chính xác về tư tưởng, tánh tình đồng bào ta. Nếu là người trí thức Việt Nam mà không biết gì về truyền thống của dân tộc thì không xứng đáng là trí thức. Thế nên, sự nghiên cứu những mối liên quan với dân tộc, thực là điều kiện tối thiểu của những người yêu dân tộc, quê hương xứ sở.
19/09/2013(Xem: 27714)
Không biết tự khi nào, tôi đã lớn lên trong tiếng chuông chùa làng, cùng lời kinh nhịp mõ. Chùa An Dưỡng (xem tiểu sử), ngôi chùa làng, chỉ cách nhà tôi chừng 5 phút đi bộ. Nghe Sư phụ kể lại, chùa được xây dựng vào khoảng từ 1690 đến năm 1708, do công khai sơn của Hòa Thượng Thiệt Phú, người Tàu sang Việt Nam truyền giáo cùng với các thiền sư khác. Trong chuyến đi hoằng pháp vào đàng trong, Ngài đã xây dựng ngôi chùa này. Chùa nằm trên một khu đất cao nhất làng, quanh năm bao phủ một màu xanh biếc của những khóm dừa, những lũy tre làng thân thương.
16/08/2013(Xem: 9384)
Thiết nghĩ, Phật Giáo Việt Nam cần nghiên cứu và có quy định thống nhất về phẩm phục của tu sĩ, sao cho vừa hội nhập được với Phật giáo quốc tế, Phật giáo khu vực, vừa giữ được bản sắc truyền thống Phật giáo VN.
16/08/2013(Xem: 14714)
Mao_HiepChuongNói đến pháp phục của Phật giáo, chúng ta thường đề cập đến pháp phục của người xuất gia, bao gồm pháp phục nghi lễ và pháp phục thường nhật. Pháp phục Phật giáo được xem là hình thức thể hiện thân giáo, đó là pháp tướng bên ngoài của người xuất gia nên các chế tài trong luật nghi quy định rất rõ về các hình thức của pháp phục.
11/08/2013(Xem: 10904)
“Ai ngang qua núi Phổ Đà Thăm chùa Giác Hải viếng tòa Quán Âm.” Chùa Giác Hải được Hòa thượng họ Trần huý Đại Quảng, pháp danh Tâm Trí, tự Thích Viên Giác, hiệu Chiếu Nhiên, sinh năm 1911, tại làng Dương Nổ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên khai kiến và khánh thành năm 1956. Hòa thượng viên tịch ngày 14 tháng Bảy năm Bính Thìn, 1
21/07/2013(Xem: 15551)
Cà Sa Vương khói của Tịnh Minh
17/07/2013(Xem: 15557)
Đọc hết 93 trang của Phúc trình A/5630, lại được xác nhận bởi Kết luận của Biên bản Buổi họp thứ 1280 của Đại Hội đồng LHQ, rồi sau đó được Giáo sư Roger Stenson Clark tham chiếu trong tác phẩm A United Nations High Commissioner For Human Rights của ông, ta có thể khẳng định rằng Phúc trình A/5630 không hề kết luận rằng chính phủ Diệm "không có đàn áp tôn giáo" như cái thế lực đã thù nghịch với Phật giáo từ thời Cố đạo Alexandre de Rhodes gọi Phật Thích Ca bằng “thằng” trong Phép Giảng Tám Ngày, tìm cách xuyên tạc tài liệu để mạo hóa lịch sử từ mấy năm nay.
13/07/2013(Xem: 20050)
Linh Sơn Chốn Tổ Nguồn Tâm
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]