Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

11. Ý nghĩa kinh nhật tụng

10/10/201112:59(Xem: 9007)
11. Ý nghĩa kinh nhật tụng

CÁC BÀI
HỌC PHẬT
PHÚC TRUNG Huỳnh Ái Tông

Phần 3: THỰC HÀNH

Ý nghĩa kinh nhật tụng

I - Dẫn: Kinh có nghĩa là lời của Phật, Bồ Tát hay chư Tổ dạy cho đệ tử được ghi chép lại, những lời này là Chân Lý không thể thay đổi, hợp với trình độ mọi người. Kinh Nhật Tụng là kinh dùng để tụng hàng ngày ở chùa cũng như ở tại gia của cư sĩ. Trước đây và ngày nay, kinh Nhật Tụng gồm có các kinh: Công Phu Khuya (Chú Lăng Nghiêm), Qúa Đường, Cúng Ngọ, An Vị Phật, Cúng Vong, Phóng Sanh, Mông Sơn Thí Thực, Kinh Di Đà, Kinh Phổ Môn, Kinh Kim Cang, Hồng Danh Sám Hối, Kinh Vu Lan.

Cư sĩ thường chỉ tụng có Kinh Di Đà, Kinh Phổ Môn, Kinh Kim Cang, Hồng Danh Sám Hối. Khi nào thọ Bát ở chùa mới tụng thời Công Phu Khuya. Ngoài ra tại gia, Cư sĩ tụng kinh nào cũng tốt cả bởi vì khi tụng kinh thì tam nghiệp thanh tịnh (hành động, lời nói, ý nghĩ), hiểu được lời Phật dạy để thi hành cho đúng pháp. Có người tụng Kinh Dược Sư, Kinh Địa Tạng nhưng có rất nhiều người tụng Diệu Pháp Liên Hoa Kinh (Kinh Pháp Hoa).

Il - Ý nghĩa Kinh:Trừ một số kinh dành riêng cho trong chùa tụng, những Kinh Cư Sĩ thường tụng có ý nghĩa sau:

1) Kinh A Di Đà:Kinh này Phật giảng cho Ông Xá Lợi Phất và những vị khác tại nước Xá Vệ, nơi vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc. Phật ca ngợi cảnh Tây Phương do Đức Phật A Di Đà làm giáo chủ, ai muốn sanh về cõi nước này thì nên phát nguyện, khi đã sanh về cõi này rồi thì không còn thối chuyển, người nào được sanh về cõi này, thấy mình ở trong hoa sen nở ra, mình ngồi ở trong hoa sen đó. Nếu có ai niệm danh hiệu Đức A Di Đà tu 1 đến 7 ngày, tâm không bị lọan động, khi chết sẽ có Phật A Di Đà, Đức Quán Thế Âm, Đức Đại Thế Chí hiện ra cho thấy, nếu trong lúc chết mà tâm không tán loạn thì được sanh về cõi Phật A Di Đà, nơi đây hết sức sung sướng nên còn có tên là cõi Cực Lạc, vỉ khi chưa thành Phật, Đức A Di Đà có 48 lời nguyện, khi nào Ngài thành Phật, cõi đó phải được như ngài nguyện vậy.

Pháp môn Tịnh Độ chỉ niệmNam Mô A Di Đà Phậtkhi đi, đứng, nằm, ngồi để cầu sau khi chết, được sanh về cõi cực lạc. Khi tụng Kinh cho người chết, để cầu cho người chết được sinh lên cõi cao hơn, gọi là cầu siêu, tức là cầu cho sanh về cõi Cực Lạc và cũng để nhắc nhở lời Phật dạy cho những người khác, muốn sanh về cõi cực lạc phải niệm sáu chữ: "Nam Mô A Di Đà Phật!".

2) Kinh Phổ Môn:Đây chỉ là phẩm thứ 25, một trong 28 phẩm của Kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Phẩm này do Bồ Tát Vô Tận Ý hỏi Phật về Bồ Tát Quán Thế Âm, Phật chỉ rõ Ngài là vị Bồ Tát hay quán sát thế gian, nghe ai kêu cầu, Ngài liền đến cứu giúp, ban cho sự không sợ hãi, Ngài hiện ra khắp nơi, biến hiện thành ra như mọi người để tùy trường hợp mà cứu giúp. Ai muốn nhờ đến sự cứu giúp của Ngài thì hãy niệm danh hiệu của Ngài như: "Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát" hay "Nam Mô Đại Từ Đại Bi Linh cảm cứu khổ, cứu nạn Quán Thế Âm Bồ Tát."

Gặp những khi hoạn nạn, bệnh tật người ta thường hay tụng kinh Phổ Môn để cầu Đức Quán Thế Âm cứu giúp cho được an lành, tai qua nạn khỏi nên gọi là Cầu An.

3) Hồng Danh Sám Hối: Kinh này có niệm đến 89 vị Phật, sám hối tất cả những tội lỗi trong nhiều đời nhiều kiếp, những tội do mình làm, bảo người khác làm, hay vui vẻ khi thấy người làm đều sám hối, những công đức lành đều hồi hướng về ngôi vị chánh đẳng chánh giác.

Kinh này người ta thường tụng vào những đêm 14 rạng Rằm hay đêm 30 rạng mồng một, cứ mỗi danh hiệu Phật là lạy một lạy, nhờ tụng kinh này thường xuyên, người ta sẽ bớt bao tội lỗi.

4) Kinh Kim Cang:Kinh này vốn từ Kinh Đại Bát Nhã, Phật giảng trong 22 năm, tại 4 chỗ, gồm 16 hội, chép thành 600 quyển. Tóm tắt kinh Đại Bát Nhã là Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật gọi tắt là Kinh Kim Cang, rút lại thành một bài là Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh cũng gọi là Bổ Khuyết Chân Kinh, chỉ còn 260 chữ.

Trong Kinh Kim Cang Ngài Tu Bồ Đề hỏi Phật, nếu có người muốn đạt quả chánh đẳng, chánh giác thì phải làm sao để: - Hàng phục vọng tâm và làm sao để an trụ chơn tâm?và lời Phật dạy có thể tóm tắt trong câu : Đừng khởi vọng tâm trụ chấp nơi nào cả.Phật dạy không nên chấp bất cứ thứ gì là thực có, ngay cả:

Nhược dĩ sắc kiến ngã,
Dĩ âm thanh cầu ngã,
Thị nhơn hành tà đạo,
Bất năng kiến Như Lai.

và cuối kinh Phật dạy, nên xem các thứ trên đời như thế này:

Nhứt thiết hữu vi pháp,
Như mộng huyễn, bào, ảnh,
Như lộ, diệc như điển,
Ưng tắc như thị quán.

Chúng tôi tạm dịch:

Phải quán làm sao cho được thế này,
Bao gồm vạn vật ở trần ai,
Tuồng như mộng ảo nhu bọt ảnh,
Nhẹ tợ sương và tia chớp trong mây.

Kinh này có sức chấp phá cấp tốc các phiền não, phá chấp triệt để, nhanh chóng thành bậc chánh giác.

4) Các Kinh khác:Ngoài các kinh trên trong kinh Nhật Tụng, có nhiều người tụng kinh Pháp Hoa, đây là bộ kinh tối thượng thừa giáo hóa hàng Bồ Tát thành Phật, Phật giảng kinh này trong 8 năm nói rõ đạo Phật chỉ có một thừa đó là Phật thừa và chư Phật ra đời là để: Mở đường, chỉ lối cho chúng sanh giác ngộ để nhập vào sự hiểu biết của Phật.Trong kinh có 5000 vị đệ tử vì cống cao ngã mạn nên rời khỏi pháp hội, những vị còn lại đều được Phật thọ ký thành Phật sau này.

Phẩm Pháp Sư, Phật dạy rằng sau nầy ai là Pháp Sư, người truyền bá Giáo lý của Phật phải vào nhà Như Lai, Mặc áo Như Lai, Ngồi tòa Như Lainghĩa là phải đầy lòng Từ Bi, hết sức nhẫn nhục, xem tất cả các pháp đều là KHÔNG.

Còn trong phẩm cuối cùng thứ 28, Phẩm Phổ Hiền Bổ Tát Khuyến Phát, Đức Phật có dạy, sau khi Ngài diệt độ, nếu ai muốn được kinh Pháp Hoa thỉ phải đắc 4 pháp:

- Được chư Phật ủng hộ.
- Nơi mình phải nảy sanh căn lành, cội đức.
- Phải có lòng Chánh định chắc quyết.
- Phải thấy mình có quả vị Phật vì muốn cứu độ tất cả chúng sanh.

Còn kinh Công Phu Khuya hay Chú Lăng Nghiêm, rút từ trong Kinh Lăng Nghiêm ra, đây là Chú mà Phật đã sai Ngài Văn Thù đem đến cứu Ngài A Nan, khi Ngài bị nàng Ma Đăng Già dùng thần chú của Ca Tỳ Ca La Tiên Phạm Thiên làm hại. Kinh này có công năng Định Tâm, thường đọc Kinh này hay trì Chú thì tai qua nạn khỏi, ma quái không xâm phạm, chư thiên thường hộ trì, muốn điều chi tốt lành đều được thành tựu. Vì công năng như thế nên các Chùa thời công phu đều tụng kinh này.

III - Kết:Khi tụng kinh, chúng ta cần hiểu kinh nào có công năng ra sao ? Phật dạy những gì, để tùy trường hợp mà ta tụng kinh, hay nói khác hơn là hiểu cho được nghĩa của Kinh để tu tập, áp dụng vào đời sống của người con Phật.

Ngày xưa chùa thường tụng kinh bằng chữ Hán, gọi là Kinh Chữ, ai không biết chữ có thể nghe, đọc theo dần dần thuộc lòng nhưng không thể nào biết rõ được ý nghĩa của Kinh. Ngày nay, kinh hầu hết đều có dịch ra chữ quốc ngữ. Chúng ta tụng và phải để tâm vào chăm chú vào thì sẽ hiểu hết ý nghĩa lời Phật dạy, theo đó chúng ta tu, có như vậy mới thật là lợi ích cho chính bản thân ta, và phần nào lợi ích cho những người chung quanh khi nghe ta tụng Kinh Nghĩa nầy.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/10/2013(Xem: 18984)
Là người Việt Nam, bất luận bình dân hay trí thức, chúng ta đều thấy có trọng trách tìm hiểu những gì liên hệ với dân tộc và đất nước thân yêu của mình. Sự tìm hiểu ấy giúp cho chúng ta có nhận thức chính xác về tư tưởng, tánh tình đồng bào ta. Nếu là người trí thức Việt Nam mà không biết gì về truyền thống của dân tộc thì không xứng đáng là trí thức. Thế nên, sự nghiên cứu những mối liên quan với dân tộc, thực là điều kiện tối thiểu của những người yêu dân tộc, quê hương xứ sở.
19/09/2013(Xem: 27207)
Không biết tự khi nào, tôi đã lớn lên trong tiếng chuông chùa làng, cùng lời kinh nhịp mõ. Chùa An Dưỡng (xem tiểu sử), ngôi chùa làng, chỉ cách nhà tôi chừng 5 phút đi bộ. Nghe Sư phụ kể lại, chùa được xây dựng vào khoảng từ 1690 đến năm 1708, do công khai sơn của Hòa Thượng Thiệt Phú, người Tàu sang Việt Nam truyền giáo cùng với các thiền sư khác. Trong chuyến đi hoằng pháp vào đàng trong, Ngài đã xây dựng ngôi chùa này. Chùa nằm trên một khu đất cao nhất làng, quanh năm bao phủ một màu xanh biếc của những khóm dừa, những lũy tre làng thân thương.
16/08/2013(Xem: 9270)
Thiết nghĩ, Phật Giáo Việt Nam cần nghiên cứu và có quy định thống nhất về phẩm phục của tu sĩ, sao cho vừa hội nhập được với Phật giáo quốc tế, Phật giáo khu vực, vừa giữ được bản sắc truyền thống Phật giáo VN.
16/08/2013(Xem: 14131)
Mao_HiepChuongNói đến pháp phục của Phật giáo, chúng ta thường đề cập đến pháp phục của người xuất gia, bao gồm pháp phục nghi lễ và pháp phục thường nhật. Pháp phục Phật giáo được xem là hình thức thể hiện thân giáo, đó là pháp tướng bên ngoài của người xuất gia nên các chế tài trong luật nghi quy định rất rõ về các hình thức của pháp phục.
11/08/2013(Xem: 10837)
“Ai ngang qua núi Phổ Đà Thăm chùa Giác Hải viếng tòa Quán Âm.” Chùa Giác Hải được Hòa thượng họ Trần huý Đại Quảng, pháp danh Tâm Trí, tự Thích Viên Giác, hiệu Chiếu Nhiên, sinh năm 1911, tại làng Dương Nổ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên khai kiến và khánh thành năm 1956. Hòa thượng viên tịch ngày 14 tháng Bảy năm Bính Thìn, 1
21/07/2013(Xem: 15261)
Cà Sa Vương khói của Tịnh Minh
17/07/2013(Xem: 15433)
Đọc hết 93 trang của Phúc trình A/5630, lại được xác nhận bởi Kết luận của Biên bản Buổi họp thứ 1280 của Đại Hội đồng LHQ, rồi sau đó được Giáo sư Roger Stenson Clark tham chiếu trong tác phẩm A United Nations High Commissioner For Human Rights của ông, ta có thể khẳng định rằng Phúc trình A/5630 không hề kết luận rằng chính phủ Diệm "không có đàn áp tôn giáo" như cái thế lực đã thù nghịch với Phật giáo từ thời Cố đạo Alexandre de Rhodes gọi Phật Thích Ca bằng “thằng” trong Phép Giảng Tám Ngày, tìm cách xuyên tạc tài liệu để mạo hóa lịch sử từ mấy năm nay.
13/07/2013(Xem: 19740)
Linh Sơn Chốn Tổ Nguồn Tâm
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]