Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ấn Độ đã Phát hiện Phế tích của Tu viện Phật giáo Thế kỷ 10 (Remnants of Tenth-Century Buddhist Monastery Found in India)

30/08/202111:46(Xem: 2827)
Ấn Độ đã Phát hiện Phế tích của Tu viện Phật giáo Thế kỷ 10 (Remnants of Tenth-Century Buddhist Monastery Found in India)

Ấn Độ đã Phát hiện Phế tích của Tu viện Phật giáo Thế kỷ 10 1
Ấn Độ đã Phát hiện Phế tích của Tu viện Phật giáo Thế kỷ 10 
(Remnants of Tenth-Century Buddhist Monastery Found in India)

Trong cuộc khai quật, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra những pho tượng Phật và Tượng Bồ tát Tara (Laksmindra-Lokesvara) và nhiều pho tượng Phật lớn khác. Các nhà khảo cổ học thuộc Viện khảo cổ học Ấn Độ (ASI) đã phát hiện ra phế tích của một Tu viện Phật giáo được kiến tạo vào khoảng thế kỷ thứ 10 sau Tây lịch.

 

Theo báo cáo của Abhijit Sen cho tờ Times of India, gần đây các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra 11 pho tượng đá ở quận Hazaribag thuộc bang Jharkhand phía đông Ấn Độ. 

Ấn Độ đã Phát hiện Phế tích của Tu viện Phật giáo Thế kỷ 10 5

Những pho tượng điêu khắc đều cao gần 1 mét, trong đó có 6 pho tượng về Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Siddhartha Gautama), 5 pho tượng còn lại có khả năng là tượng Phật, Tượng Bồ tát Tara (Laksmindra-Lokesvara), nữ thần Hindu giáo và Bồ tát trong Phật giáo. 

Tại địa điểm này, các nhà khảo cổ học đã phát hiện một bảng khắc chữ viết Devanagari, được sử dụng hệ thống Phạn ngữ và chữ Hindi. Họ hy vọng rằng sau khi dịch xong sẽ biết thêm nhiều manh mối về tu viện Phật giáo này. 

Theo tạp chí Hindustan, Viện khảo cổ học Ấn Độ (ASI) đã phát hiện 3 gò đất tại khu vực chân đồi Juljul vào cuối năm ngoái. Trong quá trình khai quật một gò đất, sau khi đào sâu xuống khoảng 6 mét, nhóm khảo cổ học đã phát hiện 3 ngôi đền thờ gồm một đền thờ gồm Chính điện và 2 đền thờ phụ. 

Vào tháng 1 năm nay, họ đã làm việc trên gò đất thứ hai và tìm được 3 gian phòng với diện tích khoảng 2.500 m2. Trong quá trình phân tích, nhóm khảo cổ học đã phát hiện dây có thể là công trình được kết hợp giữa tu viện lớn và tu viện nhỏ.

.N. Ojha, sử gia thuộc Đại học Ranchi, nói với the Hindustan Times rằng, khám phá này có thể giúp làm sáng tỏ về lịch sử xuất hiện của chư tôn tịnh đức tăng già Phật giáo trong khu vực và sự truyền bá chính pháp Phật đà nói chung. Như Abhishek Angad báo cáo cho Indian Express, sự hiện diện của Tượng Bồ tát Tara (Laksmindra-Lokesvara), cho thấy tu viện này thuộc Kim Cương thừa Phật giáo Mật tông. 

Ấn Độ đã Phát hiện Phế tích của Tu viện Phật giáo Thế kỷ 10 2

Đế chế Pala, một đế quốc hùng cường trong giai đoạn cuối cổ đại ở tiểu lục địa Ấn Độ, cai trị các vùng Bengal và Bihar vào khoảng thế kỷ 8 đến thế kỷ 11. Họ đặt tên triều đại cầm quyền, có vị Quốc vương mang tên có hậu tố là Pala, có nghĩa là "vị hộ pháp" trong ngôn ngữ cổ Prakrit. Họ là đại hộ pháp Phật tử của tông phái Đại thừa. Họ đã bảo trợ việc thành lập các cơ sở tự viện Phật giáo, đồng thời cho phép sự phát triển đạo Phật tại Ấn Độ. Trong thời kỳ đầu của Đế quốc Pala, các nhà điêu khắc miền đông Ấn Độ đã phát triển một phong cách khu vực, chú ý đến hàng dệt may, đồ trang sức, theo Bảo tàng Brooklyn. 

Đầu năm nay, các nhà khảo cổ đã công bố phát hiện phế tích của một tu viện Phật giáo Bihar, có niên đại từ thế kỷ 11 hoặc 12, Jai Narain Pandey đã nói với Times of India.

Ấn Độ đã Phát hiện Phế tích của Tu viện Phật giáo Thế kỷ 10 3

Trưởng nhóm nghiên cứu Anil Kumar, nhà khảo cổ tại Đại học Visva Bharati nói với Hindustan Times ’Reena Sopam rằng: "Các tu viện đã được phát hiện ở nhiều địa điểm khác nhau trong khu vực này, đây là thiết lập đầu tiên trên đỉnh đồi. Có thể đây là cơ sở tự viện của Phật giáo Đại thừa, các Phật tử đã thiết lập tu viện cách xa sự hối hả và nhộn nhịp của dân cư để thực hành các nghi lễ Đại thừa Phật giáo một cách cô lập"

Theo Times of India, các nhà nghiên cứu khảo cổ tại địa điểm Jharkhand đã tháo dỡ các pho tượng ra khỏi bức tường gạch và họ dự định chuyển các hiện vật này đến bảo tàng của ASI ở Patna, Bhir. 

Ấn Độ đã Phát hiện Phế tích của Tu viện Phật giáo Thế kỷ 10 6

Tuy nhiên, những người dân địa phương đã nghe về khám phá này đã tỏ ra háo hức muốn xem các pho tượng Phật, Bồ tát này, và một số người dân đang yêu cầu ASI thành lập một bảo tàng gần địa điểm thu hút du khách thập phương hành hương đến khu vực này. 

Video

Ancient Buddhist monastery found in Jharkhand | झारखंड में मिला प्राचीन बोद्ध मठ

https://www.youtube.com/watch?v=se3M6UH5u5c&t=2s

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: Smithsonian Magazine)

 
facebook-1

***
youtube
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/08/2012(Xem: 6222)
Truyền thống Kadampa của Phật giáo Tây Tạng xuất hiện trong thế kỷ mười một vô cùng tích cực và sáng tạo. Trường phái này do Đạo sư Ấn Độ Atisha (982-1054) sáng lập. Ngài đến Tây Tạng năm 1042. Mặc dù trường phái này không tồn tại thật bền vững như một truyền thống độc lập, nó đã thâm nhập vào các trường phái khác và vì thế để lại một ảnh hưởng lâu dài.
08/06/2012(Xem: 6302)
Mọi người dù có học thức hay không học thức, giàu hay nghèo, đen hay trắng, ngay cả xanh dương hay xanh lục; đều giống nhau. Tôi không xem chính trị tự nó là điều gì đấy sai lạc, nhưng bởi vì người ta sử dụng chính trị vì mục đích ích kỷ, và cuối cùng chính trị trở thành dơ bẩn. Trong tôn giáo cũng vậy, nếu con người sử dụng trong cung cách sai lầm thì tôn giáo cũng trở thành tôn giáo dơ bẩn. Ở đây tôi hưởng thụ tự do ngôn luận, tự do tư duy, tự do di chuyển. Khi tôi khoảng mười lăm tuổi, tôi mất những tự do ấy.
29/05/2012(Xem: 15766)
Đây là cuốn sách đầu tiên ghi lại lịch sử Phật Giáo ở Úc Châu và ảnh hưởng của Phật Giáo đối với đời sống văn hóa và tâm linh của người Úc... Thích Nguyên Tạng
16/04/2012(Xem: 5728)
Lá thư hàng tháng của Viện Đại Học Phật Giáo Âu Châu (tháng 4/2012) có đưa ra trong phần tin tức một bài tổng kết về sự hiện diện của Phật Giáo tại Phi Châu. Từ nhiều thế kỷ nay lục địa mênh mông và p
07/04/2012(Xem: 6426)
Trong cuối kỷ nguyên hai mươi đầu thế kỷ 21 đầy biến động chính trị trọng đại trên thế giới cũng như ở nhiều quốc gia, mà chúng tôi chỉ trình bày với mức tối thiểu về một khía cạnh Tôn giáo trong những năm tháng gần đây, nhất là đối với Phật Giáo Việt nam ở hải ngoại. Còn đề tài trên chắc chắn phải dành một chỗ rộng hơn, hay là có nhiều bậc thức giả mổ xẻ nhiều hơn trong những dịp có thể.
05/02/2012(Xem: 5646)
Trong khi, Tăng Ni và Phật tử khắp nơi trên thế giới thừa nhận Ấn Độ là đất nước khai sinh Phật pháp với sự giác ngộ của đức Phật tại Bồ Đề Đạo Tràng và là nơi đức Phật đã truyền bá chánh pháp trong 45 năm; Trong khi, nhu cầu để bảo vệ, bảo tồn các Phật tích và thánh địa Phật giáo trên toàn cầu, đặc biệt những thánhtích gắn với cuộc đời của đức Phật như Lumbini ở Nepal, và Bồ Đề Đạo Tràng, Sarnath và Kushinagar ở Ấn Độ, cũng như các truyền thống văn hóa và tôn giáo của đạo Phật được giảng dạy, phát triển và thực hành qua nhiều thế kỷ;
15/01/2012(Xem: 6993)
Đa Văn Thiên Vươnglà một vị thần trong thần thoại của Ấn Độ cổ. Theo truyền thuyết, ngài là thầnDạ xoa có tên Kuvera hay Kubera. Ngoài ra, ngài cũng được gọi là Vaiśravanahoặc Vessavana, phiên âm Hán Việt là Tỳ Sa Môn. Còn xung quanh việc xuất thâncủa ngài, cho đến nay vẫn còn nhiều truyền thuyết khác nhau... Phật giáo nhận thấy rằng tất cả mọi người và mọi chúng sanh đều phụ thuộc lẫn nhau. Mặc dù thân và tâm của mọi người khác nhau nhưng mọi người vẫn tương quan với nhau.
07/01/2012(Xem: 6455)
Trong sự phát triển quá nhanh chóng của xã hội ngày nay, phật tử khắp nơi trên thế giới trở nên linh hoạt hơn trong việc bảo vệ lẫn truyền bá tư tưởng đạo Phật của họ. Với con số khoảng 500 triệu phật tử, đạo Phật được xem là tôn giáo lớn nhất thứ tư của hành tinh này. Đạo Phật có hai tông phái chính: Theravada (Phật giáo Nguyên thủy) và Mahayana (Phật giáo Đại thừa) cùng nhiều môn phái khác, trong đó gồm có môn Thiền quen thuộc cùng những bản kinh dịch khác nhau của người Tây Tạng...
07/01/2012(Xem: 9609)
Trong giới biên khảo, sử gia giữ một địa vị đặc biệt, vì sức làm việc phi thường của họ. Họ kiên nhẫn, cặm cụi hơn hết thảy các nhà khác, hi sinh suốt đời cho văn hóa...
04/01/2012(Xem: 8943)
Sự khai triển của Phật giáo Đại thừa kết hợp với các dân tộc có nền văn hóa khác nhau đưa đến sự xuất hiện nhiều trình độ hiểu biết Phật giáo rất đặc sắc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567