Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật giáo đã Thắp sáng Tâm hồn người trong cơn Khủng hoảng Đại dịch Covid-19

22/08/202121:00(Xem: 2376)
Phật giáo đã Thắp sáng Tâm hồn người trong cơn Khủng hoảng Đại dịch Covid-19

Phật giáo đã Thắp sáng Tâm hồn người trong cơn Khủng hoảng Đại dịch Covid-19
(Budismo ilumina o coração das pessoas durante a crise do coronavirus)

Phật giáo đã Thắp sáng Tâm hồn người trong cơn Khủng hoảng Đại dịch Covid19 1

Từ bao đời, đạo Phật đã song hành cùng nhịp bước vinh nhục, thăng trầm, thịnh suy của Đạo pháp Dân tộc Nhật Bản, và là điểm tựa về tinh thần cho nhân dân khi gặp cơn hoạn nạn, khủng hoảng, như thiên tai, dịch bệnh. 

Trong cơn đại dịch hiểm ác Covid-19 hiện nay, mọi người luôn căng thẳng vì lo âu, sự biến động không ngừng và bất tiện. Vì cuộc sống quá áp lực nên dễ sinh sự cáu kỉnh, trầm cảm, bất ổn hoặc bạo lực gia đình. Khi bị stress con người ta sẽ có những biểu hiện về tâm lý, cảm xúc bất thường gây ra những khó khăn trong cuộc sống và công việc. Rất nhiều trường hợp mệt mỏi và căng thẳng còn gây ra những bệnh lý nguy hiểm khác. Trong một thời điểm khó khăn như vậy, các cơ sở tự viện Phật giáo và chư tôn tịnh đức tăng già, đang tiếp cận với công chúng và chữa lành vết thương tâm hồn họ. 

Nguồn trực tiếp cấp dữ liệu 24 giờ chưa từng có từ một ngôi cổ tự nổi tiếng

Một ngôi chùa cổ nổi tiếng ở cố đô Nara, Nhật Bản, Đông Đại tự (Tōdai-ji, 東大寺) đã đóng cửa, để ngăn chặn sự lây lan bởi đại dịch Covid-19.

Thay vào đó, ngôi già lam cổ tự đã mở một cửa sổ phía trước, để mọi người có thể nhìn thấy khuôn mặt của pho đại tượng Phật bên trong. Nguồn trực tiếp cấp dữ liệu 24 giờ chưa từng có từ một ngôi cổ tự nổi tiếng. Chư tôn tịnh đức tăng già Phật giáo bắt đầu tụng kinh, tham thiền nhập định mỗi ngày vào buổi trưa, từ ngày 1 tháng 4 cho sự kết thúc của đại dịch. Mọi người xem nguồn cấp dữ liệu có thể cùng nhau cầu nguyện. 

Pho tượng Phật vĩ đại được tạo ra vào thế kỷ thứ 8, với lời cầu nguyện rằng cuộc sống sẽ được hưởng phúc lợi khi được cứu khỏi dịch bệnh, thảm họa và bất ổn. Ngôi đại già lam Đông Đại tự (Tōdai-ji, 東大寺) cho biết, họ muốn mọi người cảm thấy Đức Phật vĩ đại luôn quan tâm, lắng nghe những nỗi khổ niềm đau của họ, trong những thời điểm bất ổn và giống như một tảng đá cho những lời cầu nguyện của họ. 

Chư tôn tịnh đức tăng già dùng diệu pháp của Đức Như Lai, qua những bài thuyết giảng để thức tỉnh mọi người. 

Chư tôn tịnh đức tăng già đang sử dụng những lời từ ái của mình để tiếp cận với mọi người. 

Ngôi già lam Trúc Địa Bản Nguyện Tự (Tsukiji Hongan-ji, 築地本願寺) ở Tokyo đã đăng video YouTube về những buổi Pháp thoại của chư tôn tịnh đức tăng già, kể từ khi ngôi già lam cổ tự tạm dừng thuyết pháp để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. 

Trụ trì Trúc Địa Bản Nguyện Tự, Hòa thượng Higashimori Naoto nói rằng, từ lâu các ngôi chùa Phật giáo đã gửi đi những thông điệp, khi tổ quốc lâm nguy, san hà nguy biến, đất nước khó khăn. Ngài nói rằng, trong hoàn cảnh hiện tại, chư tôn tịnh đức tăng già muốn giúp xoa dịu những nỗi lo sợ, những nỗi khổ niềm đau của mọi người, và mang đến sự bình yên trong tâm hồn mọi người. 

Những thông điệp như vậy, không chỉ được gửi trực tuyến. Các ngôi già lam tự viện Phật giáo ở Nhật Bản thường có bảng thông báo xung quanh cổng chùa của họ, không chỉ để thông báo ngày diễn ra các sự kiện, mà còn gửi thông điệp mà chư tôn tịnh đức tăng già muốn gửi gắm đến những người qua đường. 

Cuối tháng 4, chùa Diệu Phúc (Myofukuji, 妙福寺) gửi một thông điệp: "Đừng bao giờ để tâm hồn bị nhiễm Virus. Đừng bao giờ đánh mất tinh thần con người". Một vị tăng sĩ Phật giáo đã nói về sự khac biệt giữa một thế giới được coi là "đương nhiên" và một thế giới "biết ơn". Thầy nói rằng, khi chúng ta nghĩ rằng chúng ta bị tước đoạt những gì được coi là đương nhiên, chúng ta cảm thấy đau đớn. Nhưng nếu chúng ta không coi mọi thứ là hiển nhiên, chúng ta có thể biết ơn. 

Thầy Tomikawa Dairyo cho biết, Thầy viết thông điệp với cảm giác có quá nhiều nỗi sợ hãi và lo lắng trong xã hội, giống như cảnh hoảng loạn khi mua sắm ở siêu thị, tấn công người nhiễm bệnh và cảnh giác. Thầy Tomikawa Dairyo nói rằng, Thầy muốn mọi người giữ lấy lòng tốt và lòng trắc ẩn của họ. 

Thông điệp của Thầy đã được chia sẻ trên mạng xã hội. Một số người dùng Twittwr bình luận rằng : "Tôi quyết định vượt qua khoảng thời gian khó khăn này bằng lòng tốt và biến đau thương thành sức mạnh để xây dựng hạnh phúc cho bản thân và cộng đồng xã hội"

Mọi người đều tập trung vào thiền chánh niệm

Phật giáo đã Thắp sáng Tâm hồn người trong cơn Khủng hoảng Đại dịch Covid19 2

Thiền chánh niệm đã trở nên phổ biến như một cách thiết thực để xoa dịu tâm hồn. Chánh niệm có nguồn gốc từ thiền định Phật giáo, có nghĩa là đưa sự chú ý của người ta vào phút giây hiện tại, không phán xét.

Nó đã trở nên phổ biến trong các công ty công nghệ ở thung lũng Silicon, như một cách để cải thiện sự tập trung và trí nhớ. Hiệu quả của nó đã trở thành trọng tâm mới trong cuộc khủng hoảng giữa cơn đại dịch Covid-19.  

Kể từ cuối tháng 4 vừa qua, gần 40 vị tăng sĩ Phật giáo từ các tông phái khác nhau trên khắp Nhật Bản, đã tập hợp trực tuyến để tổ chức Thiền Chánh niệm mang tên "Ngôi chùa vui khỏe trực tuyến, Healthy Temple Online", số lượng người tham gia ngày càng tăng, và mỗi ngày có đến hàng trăm người.

Buổi tu tập thiền chánh niệm bắt đầu từ 7 giờ sáng mỗi ngày, với một vị tăng sĩ hướng dẫn. Trước tiên, những người tham gia tập hợp, sau đó thiền định quán niệm hơi thở. Sau khi thiền định, họ chia sẻ pháp thoại về những trải nghiệm biết ơn, và những điều họ ước nguyện trong tương lai để nuôi dưỡng cảm xúc và năng lượng tích cực. 

Thầy Matsumura Kazunori, người lên kế hoạch cho sự kiện, cho biết các lớp thiền đào tạo ra nhịp điệu thường nhật khi mọi người cần làm việc tại tư gia. Thầy nói rằng, bằng cách thực hành thiền chánh niệm, moi người có thể gát suy nghĩ lo âu một bên và làm mới tâm hồn của họ, đồng thời có thể chuyển hóa những nỗi khổ niềm đau trong cuộc sống, xây dựng niềm tự tin, đức tự chủ, hạnh phúc an vui. 

Mặc dù tình trạng khẩn cấp đã được gỡ bỏ ở Nhật Bản, thời kỳ kho khăn vẫn tiếp tục. Đạo Phật đứng về phía mọi người, và giúp họp tập trung vào cuộc sống nội tâm, không bị những nỗi ám ảnh bởi sợ hãi, lo âu sầu muộn nữa. 

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: Todo Dia JP)

facebook-1

***
youtube
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/12/2010(Xem: 3350)
Tứ Thư và Ngũ Kinh là những bộ sách làm nền tảng cho Nho giáo. Sách này vừa là kinh điển của các môn đồ đạo Nho, vừa là những tác phẩm văn chương tối cổ của nước Tàu.
25/12/2010(Xem: 7803)
Phật giáo là một tôn giáo được đức Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni) truyền giảng ở miền bắc Ấn Độ vào thế kỷ thứ 6 TCN. Do đạo Phật được truyền đi trong một hơn hay 2500 năm và lan ra nhiều nơi cho nhiều chủng tộc nên lịch sử phát triển của nó khá đa dạng về các bộ phái cũng như là các nghi thức và phương pháp tu học. Ngay từ buổi đầu, đức Thích Ca, người truyền đạo Phật, đã thiết lập được một giáo hội với các luật lệ hoạt động chặt chẽ của nó. Nhờ vào sự uyển chuyển của giáo pháp, đạo Phật có thể thích nghi với các hoàn cảnh chế độ xã hội, con người, và tập tục ở các thời kỳ khác nhau, nên ngày nay Phật giáo vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển ngay cả trong các nước có nền khoa học tiên tiến như Hoa Kỳ và Tây Âu.
24/12/2010(Xem: 5335)
Nếu ta dở bản đồ thế giới, ta sẽ thấy Á Châu chiếm một vùng đất mênh mông hình mặt trăng lưỡi liềm, hai đầu chỉa về hướng bắc, vòng trong đi theo duyên hải Biển Bắc Cực của xứ Scandinavia và Tây Bá Lợi Á. Vòng ngoài từ đông sang tây là bờ biển Thái Bình Dương Tây Bá Lợi Á qua Trung Quốc, các nước Đông Nam Á, bán đảo lục địa Ấn Độ, Iran, Tiểu Tế Á đến Âu Châu. Giáp ranh vòng ngoài của mặt trăng lưỡi liềm ấy, tại nhiều nơi, nhưng đứng ngoài, ta thấy các nước Ả Rập, Phi Châu và Mỹ Châu.
15/12/2010(Xem: 5327)
Có những người tuy không hiểu biết nhiều về Phật Giáo nhưng lại có phần nào quen thuộc với giáo lý bất bạo động và từ bi của đao Phật, những người này thường hay lầm tưởng rằng giới Phật tử đều ăn chay. Họ có phần nào ngạc nhiên pha chút thất vọng khi khám phá ra rằng rất đông Phật tử ở cả phương Đông lẫn phương Tây vẫn thường ăn thịt (ăn mặn), cho dù không nhất thiết là tất cả Phật tử ai ai cũng ăn thịt như vậy.
03/12/2010(Xem: 3583)
Mùa Thu năm 334 trước Tây Lịch (TTL), vua A-Lịch-Sơn Đại-Đế (Alexander the Great) của nước Hy-Lạp bắt đầu cuộc chinh phạt Đông tiến. Nhà vua thấy nhà hiền triết Aristotle – cũng là ông thầy dậy học mình – nói về Ấn-Độ như là một dải đất mênh mông xa tít mù tắp tận chân trời, nên cảm thấy hứng thú phải đi chiếm lấy và để đem nền văn minh Hy-Lạp reo rắc cho các dân bản xứ.
28/11/2010(Xem: 4574)
Ngày nay, các nhà nghiên cứu lịch sử võ học đều thừa nhận, Thiếu Lâm không những là cội nguồn của nhiều môn võ khác, mà còn được tôn xưng là Ngôi Sao Bắc Đẩu trong nền võ học.
23/10/2010(Xem: 12036)
Đại Diễn giải về Mật thừa của Tsongkapa (1357-1419), nhà sáng lập phái Gelukpa của Phật giáo Tây Tạng, trình bày những đặc trưng chính của tất cả những hệ thống của tantra Phật giáo cũng như sự khác biệt giữa Kinh và Tantra, hai bộ phận của lời Phật dạy.
22/10/2010(Xem: 6218)
Khi tìm những bài nói về về tương lai Phật giáo hoặc Phật giáo và tuổi trẻ, tôi lấy làm ngạc nhiên vì không dễ kiếmđược nhiều bài nói về đề tài phức tạp này để cốnghiến cho đọc giả của đặc san. Có lẽ do vì thống kê sinhhoạt Phật pháp không được đầy đủ và nền sinh hoạttại các chùa không mấy liên quan với nhau.
20/10/2010(Xem: 4967)
Tích Lan (Sri Lanka) là một xứ sở Phật giáo lâu đời nhất, Phật giáo Theravada là một tôn giáo lớn tại đảo quốc này từ thế kỷ thứ hai trong triều đại vua Devanampiya-Tissa đã được vị tu sĩ Ngài Mahinda, con trai của vua Ashoka, bên Ấn Độ sang truyền giáo. Sau đó, Ni Sư Sanghamitta, con gái của vua Asoka, được biết rằng đã mang một nhánh cây Bồ Đề trích từ cây Bồ Đề nguyên thuỷ tại Bồ Đề Đạo Tràng và đã được trồng tại Anuradhapua. Bắt đầu từ đó cho đến ngày hôm nay, Phật giáo tại Tích Lan đã từng và vẫn còn một lòng kính trọng cây Bồ Đề mà ở dưới bóng cây đó Đức Phật đã Giác Ngộ. Những vị tu sĩ Tích Lan đã đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá đạo pháp cho cả hai tông phái Nguyên Thủy và Đại Thừa khắp suốt Đông Nam Á Châu. Tại Tích Lan, vào thế kỷ thứ nhất trước CN trong triều
15/10/2010(Xem: 7852)
Hôm nay Đạo Phật đang chuyển đến một hướng mới, và có hàng ngàn người phương Tây đang cố gắng thực hành lời dạy của Đức Phật như một phương pháp sống.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567