Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sự hồi sinh của Phật giáo Ấn độ dưới thời thủ tướng Narendra Modi

26/05/201416:57(Xem: 10593)
Sự hồi sinh của Phật giáo Ấn độ dưới thời thủ tướng Narendra Modi
modi
Sự hồi sinh của Phật giáo Ấn Độ
dưới thời Thủ tướng Narendra Modi
Bài viết của Senaka Weeraratna, Lankaweb
Ngày 21/05/2104


Narendra_Modi

Vị Thủ tướng mới được bầu sẽ phát huy di sản Phật giáo phong phú của Ấn độ nhằm thu hút khách du lịch và học giả đồng thời nâng cao vị trí của Ấn độ ở trên toàn thế giới.

New Delhi, IndiaNhà truyền bá Phật giáo Toàn cầu đầu tiên của thế giới Anagarika Dharmapala và người đàn ông được nói đều nhiều nhất ở Ấn độ ngày nay, và có lẽ trong toàn bộ thế giới những người có quyền thành lập chính sách và đưa ra quyết định, Thủ tướng Ấn độ, ông Narendra Modi, có một số điểm chung.

Cả hai đều sinh ngày 17 tháng 09 mặc dầu cách nhau 86 năm. Anagarika Dharmapala sinh ngày 17 tháng 09 năm 1864 và Narendra Modi chào đời ngày 17 tháng 09 năm 1950.

Nghiên cứu tiếp tục cho thấy rằng Narendra Modi và Anagarika Dharmapala có nhiều điểm chung hơn là cùng ngày sinh. Anagarika thì thấy được hơn cách đây một thế kỷ là Ấn độ sẽ được thế giới xem là xứ sở vĩ đại đầy ân đức đã truyền lại Thông điệp của Đức Phật thể hiện qua một Giáo pháp độc đáo về hòa bình, bất bạo động và lòng tôn trọng đối với sự sống của muôn loài, Narendra Modi tương tự đã thấy được tiềm năng phong phú của giáo pháp Phật Đà trong việc bảo vệ hòa bình thế giới và nâng cao sự phát triển đạo đức ở Ấn độ bởi vì chính ở Ấn độ, tức Bồ Đề Đạo Tràng (gần Kasi – khu vực bầu cử mới của Modi) là nơi mà Thái tử Tất Đạt Đa thành đạo và Đức Phật Thích Ca đã dành 45 năm sau khi giác ngộ để truyền dạy Giáo pháp.
Modi_at_GNLU

Video clip về buổi nói chuyện của Narendra Modi (xin xem dưới đây) vào năm 2010 tại Cuộc hội thảo Di sản Phật giáo Quốc tế ở Thủ đô văn hóa Gujarat, Vadodara, với sự hiện diện của Đức Đạt Lai Lạt Ma và những vị trưởng thượng của các tôn giáo khác, sẽ cung cấp sự hiểu biết có giá trị về suy nghĩ của Narendra Modi đối với Phật Giáo và những nỗ lực tiếp theo của ông nhằm duy trì và tăng cường quan hệ giữa Ấn độ và các nước đa số theo Phật Giáo ở Châu Á.

Một liên minh giữa Ấn độ mà phần lớn theo đạo Hindu và một Châu Á đa số theo Đạo Phật có thể cung cấp một sự cân đối đã được chờ đợi khá lâu trong quyền lãnh đạo điều hành Liên Minh Châu Âu (Một Liên minh các nước có nền tảng Thiên Chúa Giáo của Châu Âu) và Tổ chức Hồi Giáo (Hiệp hội gồm 56 bang theo Đạo Hồi).

Tích Lan được hưởng lợi nhiều từ sự phát triển chính trị mới này ở Ấn độ, bởi vì nhà lãnh đạo mới của họ dù cam kết với sự nghiệp của Đạo Hồi (Sanatana Dharma) vẫn hết lòng tán dương Phật giáo và rất quan tâm đến sự đóng góp to lớn của Phật giáo đối với việc nâng cao tiêu chuẩn tinh thần và đạo đức cho Ấn độ trên toàn thế giới, và tiềm năng lớn lao của Đạo Phật trong việc ảnh hưởng đến nhân loại và lối tư duy toàn cầu theo hướng tích cực.

Video



Độ dài của Video clip là 23,32 phút. Narendra Modi nói cả tiếng Anh lẫn tiếng Hindu và dịch lời của mình từ tiếng Anh sang tiếng Hindu.

Quý vị nào muốn nghiên cứu tư tưởng và chính kiến của Narendra Modi về tôn giáo thì video clip này cung cấp một tài liệu tham khảo lý tưởng.


Việt dịch: Hoa Chí

Xem bản tiếng Anh:

http://quangduc.com/a53367/rebirth-of-indian-buddhism-under-narendra-modi

modi

Tân thủ tướng Ấn Độ là người rất cứng rắn với Trung Quốc

Ông Narendra Modi trở thành Thủ tướng mới của Ấn Độ sau cuộc bầu cử Quốc hội. Trang Diplomat cho biết ông Modi là người có đường lối rất cứng rắn trong chính sách với Trung Quốc. Điều này sẽ khiến Bắc Kinh càng trở nên "khó thở" trong áp lực ngoại giao với các nước láng giềng.

blank
Trong những năm gần đây, quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc luôn bị bao phủ bởi thái độ dò xét và nghi kỵ do hai nước có bất đồng lớn trong tranh chấp lãnh thổ, đặc biệt ở vùng Kasmir.
Trang Time of India trước cuộc bầu cử đã có bài phân tích cho thấy người dân Ấn Độ mong muốn có một người lãnh đạo cứng rắn hơn với Trung Quốc và họ cảm thấy chưa hài lòng với chính sách nhún nhường mềm dẻo trước đó.
Ông Modi là người không bao giờ giấu quan điểm chính trị là cứng rắn với Bắc Kinh. Khi đi vận động tranh cử tại tỉnh Pasighat, miền Đông Bắc Ấn Độ, ông Modi đã không ngại chỉ đích danh Trung Quốc đang xâm lấn đất của Ấn Độ.
Trước cử tri, ông Modi từng tuyên bố: “Không thế lực nào trên trái đất có thể xâm lấn Ấn Độ dù chỉ vài inch. Trung Quốc nên từ bỏ chủ nghĩa bành trướng”.
blank
Ấn Độ đã xung đột vũ trang với Trung Quốc tại biên giới năm 1962
Ông Modi được đánh giá là người có đường lối theo chủ nghĩa dân tộc cao. Ông từng thề trước các cử tri khi đó rằng: “Tôi xin thề là sẽ không để đất nước này bị phá hủy, sẽ không để đất nước này bị chia cắt, sẽ không để đất nước này phải cúi đầu”.
Chính chiến lược tranh cử một Ấn Độ không nhún nhường đã giúp ông Modi giành được đa số phiếu ủng hộ của người dân Ấn Độ.
Cũng xin nhắc thêm rằng đấy không phải lần đầu tiên ông Modi tỏ thái độ gay gắt với Trung Quốc. Hồi tháng 10.2013, ông từng phát biểu rất mạnh mẽ khi Ấn Độ và Trung Quốc nổi lên tranh cãi quanh khu vực lãnh thổ ở vùng Arunachal Pradesh.
Khi ấy, ông Modi tuyên bố: “Chúng ta không thể cho phép Trung Quốc lấn lướt Ấn Độ trong các vấn đề chính sách đối ngoại. Chúng ta đã không nhạy bén khi chúng ta cần phải nhạy bén. Chúng ta vẫn tỏ ra yếu trong khi chúng tôi cần phải mạnh mẽ hơn”.
Ông Modi cũng đã nhấn mạnh: “Arunachal Pradesh là một phần của Ấn Độ và sẽ luôn luôn như vậy. Không có quyền lực nào có thể cướp nó từ chúng tôi. Người Arunachal Pradesh đã không chịu áp lực hay sợ hãi từ Trung Quốc”.
Điều này khiến Trung Quốc khi ấy lo lắng đến mức phải lên tiếng thông qua phát ngôn viên Bộ Ngoại giao - Hoa Xuân Oánh rằng: “Trung Quốc không có ý định dùng chiến tranh để xâm lấn tấc đất nào của nước khác”.
blank
Biên giới hai nước có chỗ phải rào kẽm gai
Hiện Trung Quốc vẫn tuyên bố chủ quyền với vùng đất Arunachal Pradesh do Ấn Độ kiểm soát. Năm 1962, Trung Quốc và Ấn Độ đã giao tranh do tranh chấp lãnh thổ vùng Kasmir. Năm 2013, tình hình căng thẳng tại biên giới Ấn Độ và Trung Quốc lại dâng cao khi một trung đội của Trung Quốc vượt sâu qua đường kiểm soát thực tế ở biên giới hai nước.
Sau khi ông Modi thắng chức Thủ tướng Ấn Độ, Reuters đã trích lời một chuyên gia phân tích khu vực châu Á: “Chúng ta có thể chờ đợi cách tiếp cận cao hơn của ông Modi trong chính sách với các láng giềng”.
Một chuyên gia khác cho biết: “Trung Quốc sẽ biết Thủ tướng mới (của Ấn Độ) không phải là người yếu đuối và họ sẽ không dám làm điều gì mang tính phiêu lưu”.

Anh Tú (theo Diplomat và Reuters)


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/03/2011(Xem: 5105)
Vì sao khi đức Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố từ bỏ quyền lãnh đạo chính trị, Bắc Kinh lại nổi điên? Ngày 20 tháng Ba này, cộng đồng Tây Tạng trên thế giới sẽ bầu cử để chọn người lên làm Thủ tướng của Chính phủ Lưu vong Tây Tạng, có trụ sở tại thành phố Dharamsala miền cực Bắc Ấn Độ.
14/03/2011(Xem: 13748)
“Đạo lý nhà Phật, là một nền đạo lý thâm trầm, siêu việt hơn hết”. Ấy là lời nói của nhiều nhà thông thái xưa nay trên hoàn võ, và cũng là một mối cảm của chúng tôi nữa.
04/03/2011(Xem: 4633)
Từ trước đến lúc bấy giờ, Phật Giáo được truyền bá qua Tây Phương thường qua các công trình của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ và đông phương và các triết gia. Chưa có người Phật tử da trắng nào nghiên cứu đạo Phật và thực hành chánh pháp để truyền bá sang Tây phương, nói chi là cộng đồng ‘Phật tử’.
27/02/2011(Xem: 7001)
Trong sách này, tác giả đã diễn tả cả một nền văn minh truyền thống dưới cặp mắt của một người bản xứ nhìn vào mọi khía cạnh sinh hoạt, vật chất và tâm linh, của đất nước Tây Tạng...
19/02/2011(Xem: 4606)
Hiện nay Phật giáo được xem là tôn giáo phát triển nhanh nhứt ở Tây phương và theo những thống kê gần nhất, số người hành trì theo đạo Phật trên toàn thế giới có thể vượt qua cả con số tín đồ Ky Tô. Quan trọng nhất là đạo Phật được nhiều học giả nghiên cứu tôn giáo công nhận là tôn giáo hoà bình vĩ đại nhất của nhân loại.
18/02/2011(Xem: 5010)
Đại ý:Không phải chỉ có Phật giáo mà thiên văn, toán học và y khoa tạo nên mối quan hệ văn hóa lâu đời giữa Trung Hoa và Ấn Độ. Qua thời gian, sự hợp tác đa dạng này bị chìm vào lãng quên. Hiện nay, mối quan hệ này được xiết chặt trở lại, và hai nước có nhiều cơ hội tốt đẹp để học hỏi lẫn nhau. Trung Hoa có thể học hỏi hệ thống dân chủ đa đảng, phương tiện truyền thông đại chúng và các biện pháp cải thiện y tế công cộng tại Ấn Độ. Ngược lại, Ấn Độ sẽ học hỏi được những thành công vượt bực về các biện pháp cải cách kinh tế của Trung Hoa. Tinh thần vô úy trước bạo lực, nhiệt tình thảo luận công khai trước những bất đồng, sẵn sàng chấp nhận phê bình để sửa sai là một trong những truyền thống đặc sắc của Phật giáo mà Trung Hoa có thể học hỏi và áp dụng vào những cải cách chánh trị trong tương lai. (Người dịch)
16/02/2011(Xem: 4265)
Trong suốt thời kỳ Đại Cách mạng Văn hoá (1966 -1976), Phật giáo Trung Quốc đã hứng chịu một thảm họa kinh hoàng: chùa chiền bị triệt phá, đất chùa bị chiếm dụng, và tăng ni bị đẩy đến các nông trường. Tuy nhiên sau đó vào năm 1979, Đặng Tiểu Bình đã thực hiện một chính sách cải tổ kinh tế và hiện đại hoá, mở cửa với thế giới - một chính sách đưa đến sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, giúp Trung Quốc trở thành một năng lực kinh tế mạnh mẽ của thế giới và sau đó gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2001.
11/02/2011(Xem: 4338)
Mùa xuân tuy không có pháo như truyền thống, nhưng bù lại tiếng vỗ tay của hội chúng cũng gây ấn tượng phần nào chào đón xuân sang.
19/01/2011(Xem: 16639)
Lời cầu nguyện cho Bồ đề tâm sanh ra và tăng trưởng : “Cầuchonguyện vọng quý giá đạt đến Giác Ngộ nảy sanh khắpnơi chỗ nào nó chưa có, và phát triển không bao giờ lui sụtở nơi nào nó đã có.” Bao giờ hư không vẫn còn tồn tại, Bao giờ vẫn còn dẫu một chúng sanh, Nguyện rằng tôi còn ở lại đời đời Để chấm dứt khổ đau cho thế giới. (Bài kệ kết thúc Diễn văn Nobel Hòa Bình)
13/01/2011(Xem: 4363)
Thông thường, truyền thọ giới pháp Bồ tát Du già, cần phải thỉnh ba vị Giới Sư làm Hòa thượng truyền giới, tức là: Đắc giới Hòa thượng (Đắc Giới Sư, đại diện cho Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni)...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]