Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

2. Âm nhạc

06/01/201206:49(Xem: 6146)
2. Âm nhạc

LỊCH SỬ VĂN MINH ẤN ĐỘ 

Tác giả: Will Durant - Nguyễn Hiến Lê dịch

CHƯƠNG VIII
NGHỆ THUẬT ẤN ĐỘ

II. ÂM NHẠC

Một buổi hoà nhạc ở Ấn - Nhạc và vũ – Nhạc công – Các âm giai – Các đề tài – Âm nhạc và triết học.

Một du khách Mĩ được mời tới dự một buổi hoà nhạc ở Madras. Ông ta ở giữa một đám thính giả gồm khoảng hai trăm người Ấn coi bề ngoài thì có vẻ đều ở trong tập cấp Bà La Môn, người ngồi trên ghế dài, người ngồi trên thảm, hết thảy chăm chú nghe một ban hoà tấu nhỏ; họ thấy các ban hoà tấu ở phương Tây thì chắc cho rằng chúng ta tấu nhạc cho chị Hằng ở cung trăng nghe, nếu không thì sao mà đông đảo, nhiều nhạc khí đến vậy. Du khách mới chân ướt chân ráo tới Ấn Độ, nhìn các nhạc khí của họ, thấy kì cục như vào một khu vườn bỏ hoang từ lâu. Có những cái trống đủ hình, đủ cỡ, những ống sáo, ống tiêu trang sức tỉ mỉ, những cái kèn hình rắn uốn khúc, và rất nhiều thứ đàn. Phần nhiều các nhạc khí đó đều trạm trổ rất tỉ mỉ, có cây nhận ngọc thạch, kim cương nữa. Một chiếc trống gọi là mridangacoi như một thùng rượu nhỏ, hai đầu bịt da cừu, mà nhạc công dùng một cái dây da làm cho mặt trống căng ra hay thun lại tuỳ ý; một mặt trống đã ngâm vào nước cơm, nước trái me và bột man-gan (manganèse) để cho nó phát ra một thanh âm riêng. Nhạc công không dùng dùi trống mà vỗ bằng lòng bàn tay hoặc bằng ngón tay, có khi chỉ gõ bằng đầu ngón tay thôi. Một nghệ sĩ khác chơi cây tanbura, tựa như cây “luth”[7] mà muốn lên dây thì phải co một miếng da lại hoặc thả cho giãn ra. Một cây đàn tên là vinarất du dương và coi bộ chơi rất khó: dây đàn căng trên một tấm kim thuộc mỏng, một đầu cột vào một chiếc trống bằng gỗ mặt bằng da cừu, đầu kia cột vào một quả bầu dùng làm thùng đàn; nhạc công tay phải dùng cái bát (cái móng) để gẫy, còn các ngón tay trái vuốt nhẹ và mau trên các sợi dây. Du khách thành kính ngồi nghe mà chẳng hiểu gì cả.

Âm nhạc của Ấn Độ đã có một lịch sử dài ít nhất là ba ngàn năm. Các thánh ca trong kinh Vedamà ngay cả thơ Ấn cũng là để hát lên; theo nghi thức cổ thì thi và ca, nhạc và vũ chỉ là một. Một người Âu cho vũ Ấn Độ là có vẻ dâm dật, mà người Ấn xét vũ Tây phương thì cũng có cảm giác đó. Trong lịch sử Ấn, rất nhiều thời đại cho vũ là một hình thức sùng bái thần linh, biểu diễn các cử động đẹp đẽ, uyển chuyển, nhịp nhàng để tỏ niềm tôn kính và làm thoả ý các thần linh. Chỉ trong thời Cận đại, các vũ nữ devadasimới ra khỏi các đền chùa mà muá cho hạng thế tục coi. Đối với người Ấn, vũ không phải chỉ nhắm mục đích để hở da thịt cho khán giả coi, mà đôi khi còn là diễn các tiết điệu, vận hành của vũ trụ. Chính Shiva là thần vũ, và vũ khúc Shiva tượng trưng sự vận hành của vũ trụ[8].
Các người tấu nhạc, múa, hát cũng như mọi nghệ sĩ ở Ấn, đều thuộc những tập cấp thấp nhất. Một người Bà La Môn ở nhà có thể vừa ca hát vừa gẫy cây vinahoặc một cây đàn nào khác, nhưng không khi nào chịu chơi nhạc vì tiền hoặc đưa một ống sáo, một chiếc kèn lên miệng mà thổi. Cho tới thời mới đây, các buổi hoà nhạc còn rất hiếm ở Ấn Độ; ai thích nhạc thế tục, thì có thể cao hứng hát lên hoặc gẩy một cây đàn; một vài gia đình giàu có hội họp một ít người sành nhạc để nghe nhạc trong nhà cũng như ở châu Âu. Chính vua Akbar cũng giỏi nhạc, và triều đình ông có một ban nhạc trong đó kép hát Tansen nổi tiếng và giàu nhất, chết yểu hồi ba mươi bốn tuổi vì uống rượu quá. Không có hạng tài tử, chỉ có hạng nhà nghề; người ta cho giỏi nhạc không phải là một cái tài và không cha mẹ nào khuyến khích trẻ thành một Beethoven. Công chúng không cần biết chơi nhạc mà chỉ cần biết nghe nhạc thôi.

Vì ở Ấn Độ, biết nghe nhạc là cả một nghệ thuật cần phải luyện tâm hồn và luyện tai rất lâu. Người Âu có thể không hiểu lời ca của Ấn; cũng như ở các xứ khác, chỉ có hai đề tài chính: tôn giáo và ái tình, nhưng trong âm nhạc Ấn, lời ca không quan trọng và kép hát Ấn đôi khi có thể thay bằng những âm vô nghĩa, cũng như các văn sĩ cực kì tân thời của chúng ta[9]. Còn nhạc Ấn thì dùng những âm giai tế vi, rắc rối hơn nhạc Âu. Âm giai châu Âu có mười hai âm (ton), người Ấn thêm vào mười “vi âm” (microton) nữa. Người Ấn có thể dùng chữ sanscrit để ghi “nốt” nhạc, nhưng thường thường người soạn nhạc không chép lại cho người diễn tấu đọc, chỉ gẩy cho môn đệ nghe rồi cứ theo cách đó mà chuyền tai nhau từ thế hệ này tới thế hệ sau. Một câu nhạc không chia ra nhiều nhịp mà kéo dài thành một legato[10]bất tuyệt làm cho người phương Tây bỡ ngỡ. Không có hài âm mà cũng bất chấp cả luật hoà âm, miễn sao cho êm tai thì thôi, có thể là có một thứ bối cảnh âm điệu nào đó. Về điểm đó, nhạc Ấn giản dị, thô sơ hơn nhạc Âu nhiều, nhưng về phương diện âm giai và âm tiết thì lại phức tạp hơn. Số khúc điệu (mélodie) vừa hạn chế mà lại vừa vô hạn; hạn chế vì phải theo một trong ba mươi sáu nhạc chỉ chính; nhưng đồng thời lại vô hạn định vì từ các nhạc chỉ chính đó, nhạc sĩ có thể tạo ra bao nhiêu biến điệu (variation) cũng được, tới vô cùng. Mỗi nhạc chỉ đó, gọi làraga[11],gồm năm, sáu hay bảy “nốt” nhạc và nhạc sĩ phải dùng đi dùng lại hoài một trong những “nốt” nhạc đó. Tùy tình cảm hay cảnh tượng được diễn trong mỗi raga, mà ragamang tên là “Bình minh”, “Xuân cảnh”, “Cảnh đẹp hoàng hôn” hay “Say rượu” vân vân, mỗi ragaliên hệ tới một tháng nào trong năm hay một giờ nào trong ngày. Theo các truyền kì Ấn Độ, các ragađó có một năng lực huyền bí; chẳng hạn người ta kể rằng một vũ nữ trẻ miền Bengale hát bản đảo vũ Megh mallar ragamà làm cho trời đổ mưa. Các ragacó từ lâu đời nên mang tính cách linh thiêng; tương truyền chính thần Shiva đã qui định hình thức các raganên nhạc sĩ nào cũng phải theo đúng. Một nhạc sĩ tên là Narada vì không thận trọng khi diễn các raga, bị thần Vichnou đày xuống địa ngục để thấy cảnh đàn ông đàn bà khóc lóc thảm thiết vì gẫy chân gẫy tay; Vichmou bảo Narada rằng những ragamà Narada đã diễn bậy cũng như các chân tay gẫy đó. Từ đó Narada thận trọng hơn mỗi khi chơi nhạc.

Nhạc sĩ Ấn phải giữ đúng cái ragađã lựa làm nhạc chỉ thì chẳng qua cũng như nhạc sĩ Âu khi soạn một bản so-nat (sonate) hay một bản hoà âm (symphonie) phải giữ đúng ý chính của bản nhạc, chứ không bị câu thúc gì hơn; cả hai tuy mất một chút tự do thì bù lại, bố cục được liên tục hơn, hình thức đăng đối hơn. Nhạc sĩ Ấn cùng ở trong một hoàn cảnh với triết gia Ấn; cũng khởi đầu từ cái hữu hạn để cho “tinh thần bổng lên chỗ vô cùng” nhờ âm tiết, khúc nhạc uyển chuyển tới rồi lui, lui rồi tới, xoắn lấy nhạc chỉ, mà cũng nhờ sự đơn điệu của khúc nhạc nó như thôi miên người nghe, nhạc sĩ riết rồi đạt tới một tâm trạng gần như người tu hành yoga, mất cả ý chí, quên cả bản ngã, quên cả vật thể, không gian và thời gian; tâm thần lần lần chìm vào một cõi hoà hợp bí ẩn và thâm thuý với một Bản thể mênh mông và tĩnh, coi thường mọi ý muốn, mọi sự biến đổi, ngay cả sự chết nữa.

Chắc chắn là người phương Tây chúng ta không bao giờ mê được nhạc Ấn, và muốn hiểu nổi nó thì trước hết phải từ bỏ sự gắng sức, sự tấn bộ, sự ham muốn, sự hoạt động để tìm cái thực thể, sự bất biến, sự an phận, sự nghỉ ngơi rồi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/11/2012(Xem: 5511)
Đến đây, nếu để ý bạn sẽ thấy gần như mỗi người Tây Tạng đi đâu cũng xoay trên tay bánh xe mani (một ống đồng xoay trên một trục thẳng đứng)...
15/08/2012(Xem: 6254)
Truyền thống Kadampa của Phật giáo Tây Tạng xuất hiện trong thế kỷ mười một vô cùng tích cực và sáng tạo. Trường phái này do Đạo sư Ấn Độ Atisha (982-1054) sáng lập. Ngài đến Tây Tạng năm 1042. Mặc dù trường phái này không tồn tại thật bền vững như một truyền thống độc lập, nó đã thâm nhập vào các trường phái khác và vì thế để lại một ảnh hưởng lâu dài.
08/06/2012(Xem: 6344)
Mọi người dù có học thức hay không học thức, giàu hay nghèo, đen hay trắng, ngay cả xanh dương hay xanh lục; đều giống nhau. Tôi không xem chính trị tự nó là điều gì đấy sai lạc, nhưng bởi vì người ta sử dụng chính trị vì mục đích ích kỷ, và cuối cùng chính trị trở thành dơ bẩn. Trong tôn giáo cũng vậy, nếu con người sử dụng trong cung cách sai lầm thì tôn giáo cũng trở thành tôn giáo dơ bẩn. Ở đây tôi hưởng thụ tự do ngôn luận, tự do tư duy, tự do di chuyển. Khi tôi khoảng mười lăm tuổi, tôi mất những tự do ấy.
29/05/2012(Xem: 15857)
Đây là cuốn sách đầu tiên ghi lại lịch sử Phật Giáo ở Úc Châu và ảnh hưởng của Phật Giáo đối với đời sống văn hóa và tâm linh của người Úc... Thích Nguyên Tạng
16/04/2012(Xem: 5772)
Lá thư hàng tháng của Viện Đại Học Phật Giáo Âu Châu (tháng 4/2012) có đưa ra trong phần tin tức một bài tổng kết về sự hiện diện của Phật Giáo tại Phi Châu. Từ nhiều thế kỷ nay lục địa mênh mông và p
07/04/2012(Xem: 6490)
Trong cuối kỷ nguyên hai mươi đầu thế kỷ 21 đầy biến động chính trị trọng đại trên thế giới cũng như ở nhiều quốc gia, mà chúng tôi chỉ trình bày với mức tối thiểu về một khía cạnh Tôn giáo trong những năm tháng gần đây, nhất là đối với Phật Giáo Việt nam ở hải ngoại. Còn đề tài trên chắc chắn phải dành một chỗ rộng hơn, hay là có nhiều bậc thức giả mổ xẻ nhiều hơn trong những dịp có thể.
05/02/2012(Xem: 5704)
Trong khi, Tăng Ni và Phật tử khắp nơi trên thế giới thừa nhận Ấn Độ là đất nước khai sinh Phật pháp với sự giác ngộ của đức Phật tại Bồ Đề Đạo Tràng và là nơi đức Phật đã truyền bá chánh pháp trong 45 năm; Trong khi, nhu cầu để bảo vệ, bảo tồn các Phật tích và thánh địa Phật giáo trên toàn cầu, đặc biệt những thánhtích gắn với cuộc đời của đức Phật như Lumbini ở Nepal, và Bồ Đề Đạo Tràng, Sarnath và Kushinagar ở Ấn Độ, cũng như các truyền thống văn hóa và tôn giáo của đạo Phật được giảng dạy, phát triển và thực hành qua nhiều thế kỷ;
15/01/2012(Xem: 7045)
Đa Văn Thiên Vươnglà một vị thần trong thần thoại của Ấn Độ cổ. Theo truyền thuyết, ngài là thầnDạ xoa có tên Kuvera hay Kubera. Ngoài ra, ngài cũng được gọi là Vaiśravanahoặc Vessavana, phiên âm Hán Việt là Tỳ Sa Môn. Còn xung quanh việc xuất thâncủa ngài, cho đến nay vẫn còn nhiều truyền thuyết khác nhau... Phật giáo nhận thấy rằng tất cả mọi người và mọi chúng sanh đều phụ thuộc lẫn nhau. Mặc dù thân và tâm của mọi người khác nhau nhưng mọi người vẫn tương quan với nhau.
07/01/2012(Xem: 6513)
Trong sự phát triển quá nhanh chóng của xã hội ngày nay, phật tử khắp nơi trên thế giới trở nên linh hoạt hơn trong việc bảo vệ lẫn truyền bá tư tưởng đạo Phật của họ. Với con số khoảng 500 triệu phật tử, đạo Phật được xem là tôn giáo lớn nhất thứ tư của hành tinh này. Đạo Phật có hai tông phái chính: Theravada (Phật giáo Nguyên thủy) và Mahayana (Phật giáo Đại thừa) cùng nhiều môn phái khác, trong đó gồm có môn Thiền quen thuộc cùng những bản kinh dịch khác nhau của người Tây Tạng...
07/01/2012(Xem: 9701)
Trong giới biên khảo, sử gia giữ một địa vị đặc biệt, vì sức làm việc phi thường của họ. Họ kiên nhẫn, cặm cụi hơn hết thảy các nhà khác, hi sinh suốt đời cho văn hóa...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567