Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

5. Thời cực thịnh của phương nam

06/01/201206:49(Xem: 5748)
5. Thời cực thịnh của phương nam

LỊCH SỬ VĂN MINH ẤN ĐỘ 

Tác giả: Will Durant - Nguyễn Hiến Lê dịch

CHƯƠNG III -
TỪ ALEXANDRE TỚI AURENG-ZEB

V. THỜI CỰC THỊNH CỦA PHƯƠNG NAM

Các vương quốc miền Deccan – Vijayanagar - Krishna Raya – Một Mẫu quốc thời Trung cổ - Luật pháp – Nghệ thuật – Tôn giáo – Hí kịch

Bọn xâm lăng Hồi càng tiến sâu vô thì văn hóa Ấn Độ càng lùi xuống phương Nam, thành thử tới cuối thời Trung cổ, chỉ ở miền Deccan là còn thấy những nét cao nhã nhất của nền văn minh Ấn Độ. Trong một thời gian, bộ lạc Chalyuka còn duy trì được nền độc lập của vương quốc vắt ngang qua Trung Ấn, từ bờ biển bên đây qua bờ biển bên kia, dưới triều Pulakeshin II, vương quốc đó khá vinh quang và hùng cường để thắng được Harsha, làm cho Huyền Trang phải phục và sứ thần Ba Tư Chosroès II phải tỏ lòng tôn kính. Chính dưới triều đại đó, trong vương quốc của Pulakeshin, xuất hiện những bức hoạ quan trọng nhất của Ấn Độ, tức những bích họa Ajanta. Ngai vàng của Pulakeshin bị vua Pallava lật đổ, và ông vua này thống trị Trung Ấn trong một thời gian ngắn. Ở cực Nam, và từ thế kỉ thứ I, các bộ lạc Pandya đã thành lập một vương quốc gần Madura, Tinnevelly và vài phần của Travancore, họ xây cất ở Madura một đền thờ vĩ đại và vô số công trình kiến trúc nhỏ hơn, làm cho Madura thành một trong những đô thị đẹp nhất thời Trung cổ Ấn Độ. Nhưng rồi họ bị các bộ lạc Chola đánh tan, sau bị bọn Hồi xâm chiếm. Người Chola cai trị cả hai miền từ Madura tới Mabras, phía Tây tiến tới Mysore. Họ đã xuất hiện từ thời Thượng cổ vì trong các sắc lệnh của Açoka có nói tới họ, nhưng tới thế kỉ thứ IX chúng ta không biết gì về họ cả, thế kỉ này họ mới thịnh lên, mở màn cho một loạt xâm lăng và tất cả các tiểu vương Nam Ấn, cả Tích Lan nữa, phải triều cống họ. Rồi họ suy lần và phải lệ thuộc quốc gia lớn nhất miền Nam, Vijayanagar[17].

Vijayanagar – tên này vừa là tên một vương quốc, vừa là tên một kinh đô – gợi cho ta niềm hoài cảm về sự phù du của vinh quang và tính mau quên của loài người. Thời cực thịnh, nó gồm các tiểu quốc hiện nay của bán đảo, kể cả Mysore và Madras. Muốn biết thời đó nó thịnh ra sao chỉ cần nhớ rằng vua Krishna Raya, trong trận Talikota, chỉ huy 703.000 bộ binh, 32.600 kị binh và 551 thớt voi, chưa kể mấy trăm ngàn người, nào là con buôn bán đồ vặt, theo quân đội, gái điếm và cả một bọn giang hồ thời xưa thường bu chung quanh một đạo quân ra mặt trận. Chính sách chuyên chế dịu bớt nhờ cái lệ cho các làng tương đối tự trị và nhờ thỉnh thoảng có được một minh quân nhân từ. Krishna Raya thống trị Vijayanagar ngang thời vua Henri VIII ở Anh[18] và có thể so sánh với ông vua cực đa tình này. Ông công bằng, đại độ, bố thí nhiều, tôn trọng tự do tín ngưỡng, yêu và khuyến khích văn chương, nghệ thuật, tha tội cho kẻ địch bại trận, không phá thành thị của địch, và siêng năng trị nước. Một nhà truyền giáo Bồ Đào Nha, Domingo Paes (1522)[19], viết về ông như sau:

Ông là ông vua hoàn toàn nhất, được dân kính sợ nhất; tính tình vui vẻ, ông tiếp đãi các người ngoại quốc một cách niềm nở, lễ độ… Đáng là một đại vương, rất công bằng nhưng thỉnh thoảng phát cơn thịnh nộ lên… Ông uy nghiêm hơn hết thảy các vua khác, quân đội rất đông, đất đai rất rộng, nhưng có tài như ông thì đáng lẽ kho tàng của ông phải phi thường chứ, vậy mà hình như không có là bao. Ông hoàn toàn về mọi mặt.

Kinh đô của ông thành lập năm 1336, có lẽ là đô thị giàu nhất Ấn Độ cho tới thời đó. Nicolo Conti[20] lại thăm thành đó vào khoảng 1420, bảo rằng chu vi dài non trăm cây số, Paes khen là “lớn bằng thành La Mã và rất đẹp”, và có “nhiều hoa viên, nhiều ống nước”, vì các kĩ sư đã đắp trên sông Tungabadra một cái đập lớn, tạo thành một hồ chứa nước, rồi đặt một cống nước dài hai mươi bốn cây số đưa nước về thành, có chỗ phải đục núi mấy cây số cho cống nước qua. Abdu-r-Rajzzad thăm kinh đô đó năm 1443, bảo “khắp thế giới, chưa trông thấy mà cũng chưa nghe thấy nói có một thành phố nào được như vậy”.

Paes bảo “sự cung cấp thực phẩm ở đây hoàn hảo nhất thế giới, thứ gì cũng có”. Cũng theo ông ta, thành phố có trên một trăm nghìn nóc nhà nghĩa là dân cư tới nửa triệu. Ông ta ngạc nhiên thấy trong một lâu đài nọ có một phòng cất toàn bằng ngà, “rực rỡ, đẹp đẽ lạ thường, khó mà thấy một phòng thứ hai như vậy”. Khi vua Hồi giáo[21] ở Delhi là Firoz Shah cưới con gái của vua Vijayanagar – lễ cưới cử hành tại kinh đô Vijayanagar – thì khắp con đường dài mười cây số trải toàn là nhung, sa tanh, nỉ thêu kim tuyến và các thứ hàng quí khác. Nhưng chúng ta nên nhớ rằng anh chàng nào đi xa về cũng nói khoác.

Đám thần dân ở dưới gồm nông nô và lao động sống lúc nhúc trong cảnh nghèo khổ, mê tín; nhưng luật lệ rất nghiêm khắc tới tàn nhẫn nên họ không dám gian manh, tương đối lương thiện trong thương mại. Hình phạt có nhiều đẳng: bị chặt chân, chặt tay, bị voi giày, bị chặt đầu, hoặc bị đóng cọc vào đít lên tới ruột khi còn sống hoặc bị móc sắt vào cằm rồi treo lên cho tới khi chết; bọn cướp đường bị trừng trị theo lối đó. Mãi dâm không bị cấm, và triều đình đặt ra qui chế, kiểm soát để thu thuế. Abdu-r-Razzad bảo: “Trước sở đúc tiền là toà thị chánh, viên thị trưởng có 12.000 cảnh sát mà tiền lương đều do thuế mãi dâm đài thọ. Những hồng lâu đó trang hoàng rực rỡ, ả nào ả nấy rất đẹp, có tài tán tỉnh đưa tình làm cho quan viên mê mệt, không bút nào kể xiết”. Xét chung thì đàn bà phục tòng chồng, khi chồng chết thì tuẫn tiết, có khi tự thiêu sống nữa.

Dưới triều các Raya, vua Vijayanagar, văn học thịnh vượng; tác phẩm viết bằng tiếng sanscrit, ngôn ngữ cổ điển, và tiếng Telugu, thổ ngữ miền Nam. Krishna không những trọng đãi thi sĩ, chính ông cũng là thi sĩ, và thi sĩ ở triều đình được ông mến nhất, Alasani-Peddana, là một trong những “thi sĩ rong” ca tụng chiến công anh hùng, nổi tiếng nhất của Ấn Độ. Hoạ và kiến trúc phát triển mạnh, người ta xây cất những đền vĩ đại mà mặt đá gần như chỗ nào cũng chạm trổ. Đạo Phật đã mất ưu thế, một giáo phái Bà La Môn riêng thờ thần Vichnou được nhiều người theo hơn cả. Không khi nào giết bò cái vì coi là linh vật, nhưng có giết những loài khác để tế thần và dân chúng cũng ăn thịt trâu, ngựa, dê, gà. Tôn giáo có tính cách tàn bạo mà cử chỉ lại phong nhã.

Tất cả sức mạnh và sự xa hoa đó bị tiêu diệt trong có một ngày. Các dân tộc Hồi xâm lăng cứ tiến chầm chậm về phương Nam, thình lình vua Hồi các xứ Bijapur, Ahmadnagar, Golconde và Bidar hợp lực để chiếm nốt cái góc mà các vua Ấn còn giữ được. Liên quân của họ gặp đạo quân non nửa triệu của Rama Raja ở Talikota[22], nhưng quân Hồi còn đông hơn nữa và thắng được. Rama Raja bị bắt và chặt đầu trước mắt quân Ấn, quân Ấn thất vọng, đào tẩu hết. Trong cuộc rút lui vội vàng đó, non năm trăm ngàn quân Ấn bị giết, máu đỏ cả dòng sông trong miền. Quân Hồi vô kinh đô cướp bóc được biết bao nhiêu của cải tới nỗi “bất kì tên lính nào cũng hóa giàu, có vàng, có đồ tư trang, vải vóc, lều, ngựa và nô lệ”. Cướp bóc, luôn năm tháng trời: dân vô tội cũng bị giết, giết hết, và vơ vét các kho lẫm, các cửa tiệm hết nhẵn rồi họ tàn phá các cung điện, đền đài, kiên nhẫn hủy từng bức tranh, bức tượng, sau cùng họ cầm đuốc đi khắp các đường phố, gặp cái gì cháy được là đốt cho rụi mới thôi. Khi họ rút lui, Vijayanagar hoang tàn như sau một cơn động đất, không còn một phiến đá nào lành. Thực là một cuộc tàn phá hoàn toàn, dữ dội, đặc biệt của sự xâm lăng ghê gớm mà người Hồi đã bắt đầu từ ngàn năm trước, bây giờ thì hoàn thành.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/11/2012(Xem: 5512)
Đến đây, nếu để ý bạn sẽ thấy gần như mỗi người Tây Tạng đi đâu cũng xoay trên tay bánh xe mani (một ống đồng xoay trên một trục thẳng đứng)...
15/08/2012(Xem: 6255)
Truyền thống Kadampa của Phật giáo Tây Tạng xuất hiện trong thế kỷ mười một vô cùng tích cực và sáng tạo. Trường phái này do Đạo sư Ấn Độ Atisha (982-1054) sáng lập. Ngài đến Tây Tạng năm 1042. Mặc dù trường phái này không tồn tại thật bền vững như một truyền thống độc lập, nó đã thâm nhập vào các trường phái khác và vì thế để lại một ảnh hưởng lâu dài.
08/06/2012(Xem: 6345)
Mọi người dù có học thức hay không học thức, giàu hay nghèo, đen hay trắng, ngay cả xanh dương hay xanh lục; đều giống nhau. Tôi không xem chính trị tự nó là điều gì đấy sai lạc, nhưng bởi vì người ta sử dụng chính trị vì mục đích ích kỷ, và cuối cùng chính trị trở thành dơ bẩn. Trong tôn giáo cũng vậy, nếu con người sử dụng trong cung cách sai lầm thì tôn giáo cũng trở thành tôn giáo dơ bẩn. Ở đây tôi hưởng thụ tự do ngôn luận, tự do tư duy, tự do di chuyển. Khi tôi khoảng mười lăm tuổi, tôi mất những tự do ấy.
29/05/2012(Xem: 15860)
Đây là cuốn sách đầu tiên ghi lại lịch sử Phật Giáo ở Úc Châu và ảnh hưởng của Phật Giáo đối với đời sống văn hóa và tâm linh của người Úc... Thích Nguyên Tạng
16/04/2012(Xem: 5772)
Lá thư hàng tháng của Viện Đại Học Phật Giáo Âu Châu (tháng 4/2012) có đưa ra trong phần tin tức một bài tổng kết về sự hiện diện của Phật Giáo tại Phi Châu. Từ nhiều thế kỷ nay lục địa mênh mông và p
07/04/2012(Xem: 6490)
Trong cuối kỷ nguyên hai mươi đầu thế kỷ 21 đầy biến động chính trị trọng đại trên thế giới cũng như ở nhiều quốc gia, mà chúng tôi chỉ trình bày với mức tối thiểu về một khía cạnh Tôn giáo trong những năm tháng gần đây, nhất là đối với Phật Giáo Việt nam ở hải ngoại. Còn đề tài trên chắc chắn phải dành một chỗ rộng hơn, hay là có nhiều bậc thức giả mổ xẻ nhiều hơn trong những dịp có thể.
05/02/2012(Xem: 5705)
Trong khi, Tăng Ni và Phật tử khắp nơi trên thế giới thừa nhận Ấn Độ là đất nước khai sinh Phật pháp với sự giác ngộ của đức Phật tại Bồ Đề Đạo Tràng và là nơi đức Phật đã truyền bá chánh pháp trong 45 năm; Trong khi, nhu cầu để bảo vệ, bảo tồn các Phật tích và thánh địa Phật giáo trên toàn cầu, đặc biệt những thánhtích gắn với cuộc đời của đức Phật như Lumbini ở Nepal, và Bồ Đề Đạo Tràng, Sarnath và Kushinagar ở Ấn Độ, cũng như các truyền thống văn hóa và tôn giáo của đạo Phật được giảng dạy, phát triển và thực hành qua nhiều thế kỷ;
15/01/2012(Xem: 7046)
Đa Văn Thiên Vươnglà một vị thần trong thần thoại của Ấn Độ cổ. Theo truyền thuyết, ngài là thầnDạ xoa có tên Kuvera hay Kubera. Ngoài ra, ngài cũng được gọi là Vaiśravanahoặc Vessavana, phiên âm Hán Việt là Tỳ Sa Môn. Còn xung quanh việc xuất thâncủa ngài, cho đến nay vẫn còn nhiều truyền thuyết khác nhau... Phật giáo nhận thấy rằng tất cả mọi người và mọi chúng sanh đều phụ thuộc lẫn nhau. Mặc dù thân và tâm của mọi người khác nhau nhưng mọi người vẫn tương quan với nhau.
07/01/2012(Xem: 6513)
Trong sự phát triển quá nhanh chóng của xã hội ngày nay, phật tử khắp nơi trên thế giới trở nên linh hoạt hơn trong việc bảo vệ lẫn truyền bá tư tưởng đạo Phật của họ. Với con số khoảng 500 triệu phật tử, đạo Phật được xem là tôn giáo lớn nhất thứ tư của hành tinh này. Đạo Phật có hai tông phái chính: Theravada (Phật giáo Nguyên thủy) và Mahayana (Phật giáo Đại thừa) cùng nhiều môn phái khác, trong đó gồm có môn Thiền quen thuộc cùng những bản kinh dịch khác nhau của người Tây Tạng...
07/01/2012(Xem: 9706)
Trong giới biên khảo, sử gia giữ một địa vị đặc biệt, vì sức làm việc phi thường của họ. Họ kiên nhẫn, cặm cụi hơn hết thảy các nhà khác, hi sinh suốt đời cho văn hóa...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567