Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

17. Cuộc Du hành của Mila do một Giấc Mộng Gợi Ý

09/01/201106:27(Xem: 4763)
17. Cuộc Du hành của Mila do một Giấc Mộng Gợi Ý

17

Cuộc Du hành của Mila do một
Giấc Mộng Gợi Ý


Sau khi giáo hóa cho người dân Lowo và những người chăn cừu mùa thu năm đó, chúa tể vĩ đại của các thiền giả quyết định đi về hướng đồng bằng Kuthang. Ngài nói với Seben và các repa khác, “Các ông đi đến vùng dưới và khất thực một vòng. Khi mùa đông đến, hãy tiếp tục thực hành ở Động Răng Ngựa Núi Trắng. Ta đi đến đồng bằng Kuthang theo sự gợi ý của một giấc mộng đêm rồi.”

Họ xin ngài, “Xin đem chúng con theo.”

Ngài trả lời, “Nếu tất cả chúng ta đều đi, sẽ không có lương thực cho mùa đông. Các con hãy đến Núi Trắng – sự thực hành của các con sẽ phát triển ở đó.” Và để khuyên bảo họ, ngài hát bài ca này :

Con cầu nguyện dưới chân lama của con.

Seben thành tín, tôn kính và rất sùng mộ,
Tâm cởi mở, định hướng đúng, hòa hợp với tất cả,
Dũng mãnh và chuyên cần trong thực hành –
Dù con là một repa trẻ
Con là một đứa con đáng yêu ta nuôi nấng.

Con là một đứa con quý báu thân thiết với lòng ta,
Một đứa con giàu có, thừa tự những lời dạy của ta,
Một đứa con có thể mang gánh nặng,
Một đứa con may mắn với một chỗ an toàn trên con đường.
Giờ hãy nghe, kẻ thành tín :

Chúng ta sanh ra một mình ;
Chúng ta sẽ chết một mình – tự chúng ta –
Có ai có thần lực để ở lại mãi mãi ?
Bây giờ khi chúng ta có dịp may,
Mỗi chúng ta hãy tự mình thực hành.

Chúng ta sẽ thấy ai có chứng ngộ lớn hơn,
Ai có kiên nhẫn và trí huệ hơn,
Ai là tốt hơn trong thực hành Pháp.
Tất cả các con, những repa trẻ
Hãy thực hành như Seben chỉ dẫn.
Hãy ngồi nghiêm ngặt trên bồ đoàn của mình.

Rồi họ đi xuống đồng bằng Gungthang trong khi Mila hướng về Kuthang. Sau khi ngang qua Thang và Khum,(41) ngài gặp một thí chủ. Mila hỏi ông, “Ông có thể cho thiền giả này thức ăn chăng ?”

Ông trả lời, “Nhà tôi ở dưới miền thấp. Tôi có ở đây vì công việc. Ngài đến từ đâu, hỡi thiền giả ? Ngài trông không giống như những vị hành giả khác. Sao thế ?”

Mila hát bài ca này để trả lời :

Kính lễ các lama thiêng liêng.

Thí chủ hỏi, hãy nghe :
Tôi là Milarepa
Tôi là một hành khất khổ hạnh,
Một thiền giả lão luyện, kẻ tìm đồ bố thí,
Người chấp nhận những gì đến trên con đường của tôi.

Hãy nghe đây, tôi sẽ giải thích tại sao
Những đường lối của tôi khác với những người khác :

Những người khác chăm lo công việc của đời này ;
Tôi quan tâm đến những đời tương lai của tôi.

Những người khác tìm kiếm một người khác phái vừa lòng ;
Tôi chỉ bị quấy rối bởi một người vợ.

Những người khác tìm kiếm chỗ đứng trong đời này ;
Tôi luôn luôn ở một vị trí tầm thường.

Những người khác trang hoàng mình bằng áo quần, đồ trang sức ;
Tôi mặc một áo rách, không có gì đẹp quý.

Những người khác cố gắng làm cho thân họ hấp dẫn ;
Tôi chỉ hành động thoải mái và tự nhiên.

Những người khác tìm kiếm đồ ăn thức uống ngon ;
Tôi tìm thực phẩm của tôi như một con chim.(42)

Ông hiểu điều này không, hỡi người thắc mắc ?

Thí chủ kêu lên, “Ngài là Mila thiền giả ! Tôi không đã nhận biết ngài !” Ông bày tỏ sự tôn kính và xin ban phước, và rồi nói, “Tên tôi là Gureb Darma Gyel. Sao ngài không đến chỗ tôi ?”

Mila không đến đó, mà đi Naphu. Thí chủ cung cấp cho ngài lương thực cho ba tháng, đáp lại Mila dạy Pháp cho ông rất nhiều. Một hôm Mila nói với ông, “Bây giờ, tôi sắp đến một chỗ vắng vẻ”, và không nghe lời năn nỉ của thí chủ, ngài ra đi. Đến một khúc đèo, ngài gặp một người du mục và hỏi, “Theo hướng này có một hang động nào tốt không ?”

Anh ta trả lời, “Qua đèo này, trên sườn phía bắc của núi, có một hang động gọi là Pong Lung.”

Quyết định đến đó, Mila đi qua một hẻm núi và gặp một thiếu nữ đang trông coi dê và cừu. Khi đến gần, cô nói :

Tôi đang thấy loại người nào đây ?
Tôi thấy một nhà khổ hạnh trần truồng.
Tôi thấy một người không biết hổ thẹn.
Tôi thấy một người không bị đói lạnh ảnh hưởng.
Chớ dừng nơi đây – hãy đi đến Núi Xám –
Chắc chắn ông sẽ thành tựu mục đích của mình.

Nói xong cô và cả đàn cừu biến mất như một mống cầu vồng. Mila đến ở lại tại Pháp Đài Kim Cương Núi Xám. Ở đó ngài dùng hết thức ăn để thiền định, mặc áo choàng dùng cho khổ hạnh, và ngồi dưới vòm của hang như một người đội mũ. Năng lực tâm thức và sự sáng tỏ trong trẻo của ngài khai triển mạnh mẽ, và ngài hát bài ca này :

Kính lễ dưới chân của lama cha tôi.

Tôi, thiền giả Milarepa,
Xin dâng bài ca này trong trạng thái tự nhiên,
Nhảy múa và hát ca trong cõi giới đại lạc.
Hãy nghe đây mẹ và chư dakini.

Sự không sợ hãi nóng và lạnh này
Niềm tin bình thường không thể nào sánh.

Khả năng nhất tâm trong cô quạnh này.
Sự tập trung bình thường không thể ngang bằng.

Cái bình thản không có những phóng chiếu thành đối tượng này
Bất cứ cái thấy bình thường nào cũng không thể nào sánh.

Hậu chứng đắc không thể diễn tả này
Thiền định bình thường không thể ngang bằng.

Tỉnh giác thông suốt này
Sự thực hành bình thường không thể nào sánh.

Sự hợp nhất của tánh Không và lòng bi này
Những thành tựu bình thường không thể ngang bằng.

Áo choàng giải thoát khỏi lạnh này
Những áo dài bình thường không thể nào sánh.

Sự tập trung thoát khỏi đói này
Thịt và bia bình thường không thể sánh bì.

Ngụm này nơi suối nguồn của giác ngộ
Thức uống bình thường không thể sánh bì.

Sự thỏa mãn sanh từ bên trong này
Kho tàng bình thường không thể ngang bằng.

Dịch giả Marpa Lotsawa
Những thành tựu giả bình thường không thể ngang bằng.

Cái thấy tự tâm như là khuôn mặt của bổn tôn
Những bổn tôn dành cho cá nhân không thể ngang bằng.

Thân huyễn này thoát khỏi ốm đau
Thì tốt hơn nhiều so với thuốc thang bình thường.

Thiền giả Milarepa này
Những hành giả tham thiền bình thường không thể ngang bằng.

Ông có hạnh phúc không, hỡi thiền giả ?
Hãy nghe thêm nữa, chư dakini :
Trong Động Pháp Đài Kim Cương Núi Xám
Tôi tìm định-như-kim-cương(43)
Tịnh quang vô sanh này của bản thân tâm thức
Thấm nhuần tánh Không và lòng bi
Bây giờ tôi hiểu rằng nó là sanh tử
Đối với người không chứng ngộ, trong khi với người chứng ngộ
Nó chiếu sáng như là pháp thân.

Bây giờ tôi hiểu sự hiển lộ
Của pháp thân linh thánh cho lợi lạc của riêng tôi
Trong thực tại bất sanh bất diệt,
Rạng rỡ, trong trẻo, không chút dấu vết nhiễm ô.

Thúc đẩy bởi tình thương và lòng bi
Cho những ai chưa chứng ngộ
Một trạng thái tự nhiên như vậy,
Tôi hồi hướng mọi hoạt động cho sự lợi lạc của những người khác
Với sự mong muốn mạnh mẽ họ được giải thoát.
Bây giờ tôi đã biểu lộ sắc thân của tôi
Cung cấp lợi lạc cho những người khác theo nhu cầu của họ.

“Chết” chỉ là một định kiến ;
Tôi đã thấu rõ định kiến cũng là pháp thân
Tự do với sanh, tự do với tử.

Kỳ diệu ! Kỳ diệu ! Những sự vật trong sanh tử
Không hiện hữu, mà chỉ xuất hiện ! Kỳ diệu vĩ đại !

Con dâng cúng bài ca này của lòng tôn kính, lama thiêng liêng !
Hãy chia xẻ buổi tiệc tiếng nói này, chúng hội dakini !


Ngài lại dấn thân vào thiền định. Một hôm thí chủ Darma Gyel đến mang theo một bao bột và một lườn thịt, nói rằng, “Con chờ ngài đã lâu. Con mang bột và lương thực đến.” Sau khi nhìn quanh, ông nói, “Không có cả một chậu đựng nước mưa ở phía ngoài hang. Hẳn ngài phải có điều bất tiện.”

Mila hát để trả lời :

Đại dịch giả Marpa,
Lama thiêng liêng, quý báu, đầy đủ khả năng,
Con thường trực cầu nguyện ngài –
Che chở cho con với sự chú ý không dao động.

Hãy nghe, thí chủ tín tâm :
Cái gì không tịnh là thanh tịnh –
Tịnh quang này là giác.

Cái gì không ấm là ấm –
Cái áo vải chật hẹp này là ấm.

Cái gì không lạc phúc là lạc phúc –
Thân huyễn này là lạc phúc.

Cái gì không hoan hỷ là hoan hỷ –
Giấc mộng này là hoan hỷ.

Ngài có hạnh phúc không, thiền giả ?
Hang Kim Cương Núi Xám có cao hay không ?

Nếu Núi Xám không cao
Làm sao chim kên kên có thể vút bay trên đó ?

Nếu bờ đá này không lạnh,
Làm sao những dòng suối và sông có thể đông cứng ?

Nếu tôi không được sưởi ấm bởi cái lạc của nội nhiệt tummo,
Làm sao một cái áo vải có thể giữ cho tôi ấm ?

Nếu tôi không ăn thực phẩm của việc định tâm,
Làm sao tôi có thể chịu đựng cơn đói không có lương thực ?

Nếu tôi không uống dòng giác ngộ,
Làm sao tôi có thể chịu khát không có nước ?

Nếu lời dạy của lama không sâu xa,
Làm sao chúng có thể chiến thắng những ma quỷ và những chướng ngại ?

Nếu thiền giả này không chứng ngộ,
Làm sao nó có thể ở trong núi non hiu quạnh ?

Do lòng tốt của lama khéo léo của tôi
Tôi đã làm cho thực hành thành sự quan tâm thiết yếu của tôi.

Làm sao người xem mọi sự như bạn
Lại tìm thấy cái gì khó chịu, bất tiện ?

Xin sẽ gặp ông lại, Darma Gyel.
Vị thí chủ mang lương thực đến vào một dịp khác, nhưng ông thấy bên trong hang hoàn toàn ngập nước. Nhớ lama của mình, ông khóc và ra đi. Người địa phương nói với ông rằng Mila còn sống ở đó nên ông trở lại kiếm. Ông lại thấy bên trong hang toàn là lửa cháy. Cầu nguyện lama của mình, ông bỏ đi. Người ta lại quả quyết ngài còn ở đó, nên ông trở lại và thấy cái hang biến mất. Ông nghĩ ra rằng ông không thể tìm thấy Mila do nghiệp chướng của ông, thế nên ông ở lại đó và cầu nguyện mãnh liệt trong suốt ba ngày. Rồi vào buổi sáng, một hòm màu trắng đựng toàn thánh tích xuất hiện. Ông đảnh lễ hòm đựng thánh tích và đi vòng quanh cầu nguyện. Rồi ba ngày sau vào sáng sớm ông thấy hòm chứa thánh tích biến thành Jetsušn Milarepa. Vui mừng ông đảnh lễ và sờ chân ngài. “Tại sao con không thể tìm thấy ngài quá lâu như vậy ?” Mila hát :

Lama Vajradhara linh thánh của con,
Kính lễ Lotsawa, ngài phát lộ
Tinh túy của đại ấn vô sanh,
Con cầu nguyện – xin ban cho con những phước lành.

Tôi sẽ trả lời câu hỏi của ông,
Thí chủ tín tâm – hãy chăm chú nghe :

Ở Động Pháo Đài Kim Cương Núi Xám
Tôi, Milarepa Tây Tạng,
Đến để thiền định theo sự hướng dẫn của chư dakini.
Nhiều kinh nghiệm và chứng ngộ đã hiện lên
Và bây giờ tôi đã thấy thật tánh của tâm thức tôi,
Nhưng tôi sẽ không phát lộ những bí mật ấy ngay bây giờ.

Thí chủ, khi ông đến trước đây
Lúc ấy tôi đang tập trung
Vào thiền quán về nước(44)
Ông đã thấy cái hang ngập đầy nước.
Sau đó ông thấy sự thiền quán về lửa
Rồi sự thiền quán về không khí,
Và cuối cùng hòm thánh tích màu trắng
Xuất hiện khi tôi tập trung
Vào thiền quán về đất

Khi nghiệp chướng của ông đã được dẹp bỏ,(45) ông thấy tôi.
Hãy ngậm miệng – chớ nói với ai.

Mọi hình tướng xuất hiện đều là giả ảo.
Những xuất hiện giả ảo là mạn đà la của huyễn,
Nhưng với người không chứng ngộ chúng có vẻ là thực theo điều kiện.

Ông có hiểu điều này không Darma Gyel ?
Mục đích của Mila được tự nhiên thành tựu –
Một phước lớn cho những tín đồ
Như Darma Gyel khi đi vào con đường giác ngộ.

Ông bị chìm ngập. Mùa đông năm ấy Mila dạy ông năm giai đoạn,(46) và qua kinh nghiệm chứng ngộ tốt đẹp ông có một chỗ đặt chân trên con đường.


uongdongsuoinui-08


Mila giữa một hào quang cầu vồng


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/06/2011(Xem: 8308)
Vào năm 1949, tôi đã cùng thầy Trí Hữu, một vị Thượng tọa từ Đà Nẵng thành lập nên Phật Học Đường Ấn Quang ở Sài Gòn. Tôi dạy lớp sơ cấp đầu cho các vị Sadi. Hồi đó tên chùa là Ứng Quang. Chùa vách tre lợp lá rất đơn sơ. Khi đó chiến tranh đang diễn ra giữa quân đội Pháp và lực lượng kháng chiến Việt Minh.
18/06/2011(Xem: 4854)
Phong trào Phật giáo nhân gian (人間佛教) xuất hiện vào đầu thế kỷ 20. Từ những năm thập niên 80 thế kỷ trước, phong trào này trở thành một khuynh hướng chính của Phật giáo ở Trung Hoa lục địa, Đài Loan và Hồng Kông, vượt thoát những khác biệt tông phái và vùng miền. Cho dù ở bên trong phạm vi Phật giáo, hay ở trong giới học giả hay các phân khoa hành chính tôn giáo, mỗi khi thảo luận về tình hình hiện nay và việc phát triển Phật giáo Trung Quốc trong tương lai, người ta không thể bỏ qua chủ đề Phật giáo nhân gian.
10/06/2011(Xem: 6084)
Cách đây hơn hai nghìn năm, Việt Nam là trung tâm mậu dịch buôn bán, rất nhiều thương thuyền của nhiều quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước Nam hải khác đến miền bắc Việt Nam. Các Tăng lữ Ấn thường đi cùng các thuyền buôn trên đường đến Trung Quốc, dừng lại Việt Nam trong một thời gian ngắn. Vì vậy có thể nói, Việt Nam tiếp xúc Phật giáo Ấn Độ sớm hơn Trung Quốc. Tuyến đường biển là tuyến đường Phật giáo tiểu thừa Ấn Độ truyền vào Trung Quốc và cũng là con đường Tây vực truyền vào Trung Quốc; mặt khác, Phật giáo Việt Nam lại được truyền đến từ Trung Quốc (Thiền Nam tông), chính ở đây diễn ra sự giao hội, dung hợp hết sức thú vị của hai dòng phái Phật giáo này diễn ra trên đất Giao Chỉ. Một là Phật giáo Nam tông hai là Phật giáo Bắc tông.
23/05/2011(Xem: 10297)
Chủ đề chính của bài này là những hình ảnh đẹp được chụp ở một số nước châu Á trong dịp Lễ Phật Đản. Mời anh em cùng xem qua.
14/05/2011(Xem: 6136)
Nếu chúng ta tìm hiểu các hoạt động, các nghi thức mà Phật giáo ở các nước tổ chức Đại lễ Phật đản ở xứ họ thì chúng ta sẽ học hỏi được rất nhiều điều giá trị...
06/05/2011(Xem: 7597)
Sách Phật tổ Thống ký thuật là dưới đời Đường, vua Hỷ tông năm 873 TL, ngày tám tháng Tư, thiết lễ Phật đản bằng cách rước kiệu di tích đức Phật từ Phụng hoàng Pháp môn về Lạc dương.
27/04/2011(Xem: 7287)
Một chủ đề chính của cuốn sách này là qua thực hành chúng ta có thể trau dồi tỉnh giác lớn lao hơn suốt mỗi khoảnh khắc của đời sống. Nếu chúng ta làm thế, tự do và linh hoạt mềm dẻo liên tục tăng trưởng...
18/04/2011(Xem: 6004)
Vào tháng Mười năm 2002, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 sẽ truyền pháp Thời Luân ở Graz, Áo Quốc. Sự kiện được thực hiện công cộng cho cả những Phật tử lẫn không Phật tử. Mục tiêu của lễ truyền pháp là để cung cấp một cơ hội cho mọi người tất cả mọi tín ngưỡng tụ họp trong một không khí hòa bình để lắng nghe giáo huấn về từ ái và bi mẫn và để tái khẳng định chí nguyện của mọi người để duy trì đạo đức thuần khiết từ truyền thống của họ. Do vậy, lễ truyền pháp được công khai hóa như “Giáo Pháp Thời Luân vì Hòa Bình Thế Giới”. Với những hành giả Phật tử, mục tiêu bổ sung là ban phép gia trì cho họ để dấn thân trong những thực hành mật thừa nâng cao của Giáo Pháp Thời Luân.
10/04/2011(Xem: 5889)
Hãy nói về những việc khác thường phải hiểu đối với Giáo Pháp Thời Luân. Thiết lập nó như một mạn đà la Vô Thượng Du Già, trình bày những đặc trưng đặc biệt của nó.
25/03/2011(Xem: 4675)
Kỳ Na giáo là lối đọc thành tiếng theo phiên âm Hán Việt danh xưng của đạo Giaina. Trong một số sách tiếng Việt đang lưu hành, thường để nguyên tên đạo Giaina hoặc đạo Jaina. Tiếng Anh là Jainism; tiếng Pháp là Jainisme hay Djainisme. Trong Kinh Trung Bộ của Phật giáo, Kỳ Na giáo được gọi Nagantha: là Ly hệ phái. [1]
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]