Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

2. Bài ca cho các thí chủ nghèo

09/01/201106:16(Xem: 4641)
2. Bài ca cho các thí chủ nghèo

2

Bài ca cho các thí chủ nghèo


Một lần, khi Jetsušn ở tại Núi Khối Đỏ, một thí chủ tên là Vận May đến gặp ngài. Sau khi lễ chào Mila, ông nói : “Hỡi Cha, Jetsušn quý báu, ngài đã sống trong những chốn ẩn cư núi non hoang vắng mà không hối tiếc gì. Giờ đây, khi đêm ngày dấn thân vào sự triển khai sức mạnh tâm linh sâu xa để đem lại thịnh vượng và hạnh phúc cho chúng sanh, xin ngài hãy ngó đến chúng tôi, những người dân Thung Lũng Dam, với lòng đại bi. Chúng tôi nghèo nàn niềm tin và không có cơ hội thực hành. Chúng tôi đã hoàn toàn đi vào trong những công việc của cuộc đời này. Chúng tôi nghèo túng đến nỗi không đủ bột để làm lễ dâng cúng torma. Xin ngài hãy hướng sức mạnh tâm linh sâu xa nhắm vào chúng tôi, và dù chúng tôi không có cách nào cúng dường thích hợp, xin hãy nói cho chúng tôi một thời Pháp để gieo hạt giống giải thoát qua cái thấy bi mẫn của ngài.”

Jetsušn bèn dạy họ Pháp về tương quan nhân quả của hành động và sau đó hát bài ca này :

Con cầu nguyện dịch giả nổi danh
Tên là Marpa Lotsawa
Con người tuyệt vời họ Lhodrag
Với năng lực quý báu nói hai thứ tiếng.

Tôi, Milarepa, được nuôi dưỡng tốt đẹp
Do lòng tốt của lama thiêng liêng của tôi,
Không biết gì nhiều về những chuyện đời ;
Nhưng khi tôi ở trong núi non vắng hẳn bóng người –
Không góp nhặt thức ăn và sự sung túc –
Những thí chủ, đàn ông và đàn bà sùng tín,
Tụ tập lại như một đàn ong
Trên đóa hoa sen thơm ngát ngọt ngào.

Mọi thứ đó là do lòng tốt vị lama của tôi –
Xin ban cho con ân phước thường trực của ngài.

Tôi, Mila của những chốn ẩn cư trên núi,
Không đi vào công chuyện hay bán buôn ;
Nhưng khi tôi sống trong núi non hoang vắng,
Không nhờ vào của bố thí để sống còn,
Những thí chủ, đàn ông và đàn bà sùng tín,
Đem cho tôi đồ ăn thức uống ngon lành.

Mọi thứ đó là do lòng tốt vị lama của tôi.
Con dâng cúng lòng tôn kính để trả ơn lòng tốt ấy –
Xin ban cho con ân phước thường trực của ngài.

Tôi, Mila của những chốn ẩn cư trên núi,
Không nương dựa vào thức ăn của những lễ cúng
Hay vào những tinh chất của những viên thuốc của thiền giả ;(12)
Nhưng khi tôi trong những chốn ẩn cư núi non hoang vắng
Những thí chủ, đàn ông và đàn bà sùng tín,
Cung cấp cho tôi thức uống cao lương mỹ vị.

Mọi thứ đó là do lòng tốt vị lama của tôi.
Con dâng cúng lòng tôn kính để trả ơn lòng tốt ấy –
Xin ban cho con ân phước thường trực của ngài.

Tôi, thiền giả repa của núi non,
Không muốn áo quần lụa mềm xinh tốt
Do lòng ham thích sự hào nhoáng hay đẹp đẽ ;
Nhưng khi tôi sống trong núi non vắng hẳn bóng người
Những thí chủ, đàn ông và đàn bà sùng tín,
Cung cấp cho tôi những áo dài bằng len bền chắc.

Mọi thứ đó là do lòng tốt vị lama của tôi.
Con dâng cúng lòng tôn kính để đáp đền lòng tốt ấy –
Xin ban cho con ân phước thường trực của ngài.

Đây là tất cả những thứ bên ngoài,
Bây giờ tôi sẽ nói câu chuyện bên trong của tôi :

Khi tôi thực hành như đã được chỉ dạy
Bởi lama chân thật và thiêng liêng của tôi,
Dâng cúng ngài thân, khẩu và ý,
Những ân phước và thành tựu rơi xuống như mưa,
Và hơi ấm phúc lạc của kinh nghiệm nóng rực trong thân.
Đây là cách tốt nhất để phụng sự một nhà cai trị –
Tôi đã bỏ mọi nhà cai trị thế gian lại đàng sau.

Khi tôi lưu tâm đến những việc gần cạnh
Và gánh vác gánh nặng của khổ hạnh,
Những việc thế gian hoàn toàn bị quên lãng.
Sự ảnh hưởng trực tiếp như vậy vào bốn đại
Và sự bổ dưỡng bằng thức ăn của định
Là cái tốt nhất trong mọi phương tiện dinh dưỡng –
Tôi đã bỏ thức ăn và đồ uống thế gian lại đàng sau.

Khi tôi uống dòng suối của giác ngộ,
Hay nước xanh mát của thác núi ;
Đó là quyền sở hữu không người nào khác có,
Trà và bia đậm cả hai đều bị bỏ đi.
Sự làm dịu khổ đau của phiền não như vậy
Là cách tốt nhất để giải khát –
Tôi đã bỏ trà và bia lại đàng sau.

Khi tôi phát triển khí, kinh mạch v.v...
Chỉ mặc một áo vải dài của những repa,
Áo quần sang trọng, lụa là trưởng giả,
Và đồ len mềm đẹp đều bị bỏ đi.
Cái lạc nóng cháy ấy của tummo
Là cách tốt nhất để mặc y phục –
Tôi đã bỏ áo quần lụa đẹp ở lại đàng sau.

Khi tôi làm nhà tôi trong hang núi,
Những tòa nhà và ngoại ô lộn xộn
Của quê hương đã bị bỏ đi.
Một ngôi nhà tốt đẹp của định như thế
Và quê nhà của tâm an trụ
Là cách tốt nhất để trú ngụ –
Tôi đã bỏ quê hương và nhà đẹp ở lại đàng sau.

Khi tôi vun bồi tình bạn với trí huệ,
Tôi bỏ đi những vấn đề
Của một gã đàn ông luôn luôn rắc rối.
Sự phối hợp như vậy giữa phương tiện và trí huệ
Đặt nền vững chắc trên từ bi
Là loại tốt nhất của kết hợp lứa đôi –
Tôi đã bỏ những vấn đề của hôn nhân ở lại đàng sau.

Khi tôi nuôi dưỡng đứa con của tịnh quang,
Tôi bỏ đi những phàn nàn của những đứa con không thân thiện
Chúng ngược lại với sự chăm sóc thương yêu
Là điều rắc rối chính của cha mẹ chúng lúc tuổi già.
Mối tương quan đó giữa thực tại mẹ và con
Được đặt an nghỉ trong cái nôi của trạng thái bổn nhiên.
Là cách tốt nhất để nuôi dưỡng con ruột –
Tôi đã bỏ sự bất hạnh về những đứa con thân yêu lại đàng sau.

Khi tôi dựa vào bảy kho tàng cao cả(13)
Tôi bỏ đi ưa thích, ghét bỏ và xung đột
Những thứ làm nên sự sung túc trói buộc vào sanh tử.
Còn sự sung túc này của sự thấu hiểu mọi pháp là như huyễn
Và của sự biết đủ
Là cách tốt nhất để gom góp kho tàng –
Tôi đã bỏ mọi sung túc thế gian lại đàng sau.

Khi tôi hàng phục kẻ thù chấp ngã
Và gắn bó với sự khiêm nhường,
Tôi bỏ đi đất đai cho ba độc sanh ra.
Sự giải thoát khỏi những phiền não thù nghịch
Qua sự thấu hiểu rằng mọi chúng sanh là cha mẹ
Là cách tốt nhất để thuần hóa những kẻ thù –
Tôi đã bỏ sự chiến đấu với địch thủ thuộc thế gian lại đàng sau.

Khi tôi hối thúc người ta tiến đến mục đích là thực tại,
Tôi đọc con đường sáu siêu việt
Và hướng dẫn với bốn phương tiện xã hội
Đó là những thân thuộc đã từ ái nuôi nấng tôi
Khắp hết không gian của sanh tử.
Đây là mối tương quan thân thuộc tốt nhất –
Tôi đã bỏ những tương quan thân thuộc thế gian lại đàng sau.

Khi tôi làm việc cho sự tự do của tất cả chúng sanh, những bà mẹ của chúng ta,
Với ý định tốt đẹp của tâm Bồ đề,
Công việc đa dạng ấy cho lợi lạc của chúng sanh
Bằng cách chỉ bày cho họ những cấp bậc của các thừa
Hợp với nhu cầu tâm linh của từng người
Là cái tốt nhất trong mọi loại tình bạn –
Tôi đã bỏ những tình bạn thế gian lại đàng sau.

Đó là câu chuyện bên trong của tôi,
Giờ tôi sẽ kể câu chuyện bí mật của tôi :

Mặc dù sự giác ngộ về thực tại
Trong đó không có ta không có người,
Không nhị nguyên, không phân chia – không hình tướng
Nhưng không phải trống không,
Cũng chẳng phải không phải trống không,
Rốt ráo không có mảy may người nhận biết.
Eh ma ! Cho đến khi một thiền giả núi non
Thấu rõ suốt ý nghĩa của điều này,
Nó chớ làm hư hoại nhân quả !

Mong rằng các bạn thí chủ, đàn ông đàn bà tụ tập nơi đây,
Có may mắn sống lâu, không bệnh tật,
Với sự thọ hưởng nguồn an lạc miên trường.

Mong các bạn có cái may mắn Pháp thân mặc dù cái chết,
Và cái may mắn chứng ngộ Thân Phật trong thân các bạn,
Lời Phật trong lời các bạn.
Và Tâm Phật trong tâm các bạn.
Mong rằng các bạn có cái may mắn của ba thân
Tự nhiên thành tựu với thân, khẩu và ý.
Hát lên bài ca tốt lành về kinh nghiệm này,
Trong chốn ẩn cư núi non tốt lành này,
Hãy chiêm ngưỡng Cái May Mắn Tốt Lành, vô số dakini.
Tụ hội tốt lành nơi đây
Và đám đông những người may mắn
Tôn vinh họ bằng bài ca tốt lành.

Tràn ngập bởi xúc cảm mạnh mẽ, những thí chủ phục vụ ngài và cầu xin ngài ở lại. Bài ca này thuộc vào nhóm đầu tiên những bài ca được hát khi ngài ở Núi Khối Đỏ.

uongdongsuoinui-05


Một nữ thí chủ trẻ cúng dường bơ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/06/2011(Xem: 8459)
Vào năm 1949, tôi đã cùng thầy Trí Hữu, một vị Thượng tọa từ Đà Nẵng thành lập nên Phật Học Đường Ấn Quang ở Sài Gòn. Tôi dạy lớp sơ cấp đầu cho các vị Sadi. Hồi đó tên chùa là Ứng Quang. Chùa vách tre lợp lá rất đơn sơ. Khi đó chiến tranh đang diễn ra giữa quân đội Pháp và lực lượng kháng chiến Việt Minh.
18/06/2011(Xem: 4941)
Phong trào Phật giáo nhân gian (人間佛教) xuất hiện vào đầu thế kỷ 20. Từ những năm thập niên 80 thế kỷ trước, phong trào này trở thành một khuynh hướng chính của Phật giáo ở Trung Hoa lục địa, Đài Loan và Hồng Kông, vượt thoát những khác biệt tông phái và vùng miền. Cho dù ở bên trong phạm vi Phật giáo, hay ở trong giới học giả hay các phân khoa hành chính tôn giáo, mỗi khi thảo luận về tình hình hiện nay và việc phát triển Phật giáo Trung Quốc trong tương lai, người ta không thể bỏ qua chủ đề Phật giáo nhân gian.
10/06/2011(Xem: 6246)
Cách đây hơn hai nghìn năm, Việt Nam là trung tâm mậu dịch buôn bán, rất nhiều thương thuyền của nhiều quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước Nam hải khác đến miền bắc Việt Nam. Các Tăng lữ Ấn thường đi cùng các thuyền buôn trên đường đến Trung Quốc, dừng lại Việt Nam trong một thời gian ngắn. Vì vậy có thể nói, Việt Nam tiếp xúc Phật giáo Ấn Độ sớm hơn Trung Quốc. Tuyến đường biển là tuyến đường Phật giáo tiểu thừa Ấn Độ truyền vào Trung Quốc và cũng là con đường Tây vực truyền vào Trung Quốc; mặt khác, Phật giáo Việt Nam lại được truyền đến từ Trung Quốc (Thiền Nam tông), chính ở đây diễn ra sự giao hội, dung hợp hết sức thú vị của hai dòng phái Phật giáo này diễn ra trên đất Giao Chỉ. Một là Phật giáo Nam tông hai là Phật giáo Bắc tông.
23/05/2011(Xem: 10415)
Chủ đề chính của bài này là những hình ảnh đẹp được chụp ở một số nước châu Á trong dịp Lễ Phật Đản. Mời anh em cùng xem qua.
14/05/2011(Xem: 6213)
Nếu chúng ta tìm hiểu các hoạt động, các nghi thức mà Phật giáo ở các nước tổ chức Đại lễ Phật đản ở xứ họ thì chúng ta sẽ học hỏi được rất nhiều điều giá trị...
06/05/2011(Xem: 7761)
Sách Phật tổ Thống ký thuật là dưới đời Đường, vua Hỷ tông năm 873 TL, ngày tám tháng Tư, thiết lễ Phật đản bằng cách rước kiệu di tích đức Phật từ Phụng hoàng Pháp môn về Lạc dương.
27/04/2011(Xem: 7355)
Một chủ đề chính của cuốn sách này là qua thực hành chúng ta có thể trau dồi tỉnh giác lớn lao hơn suốt mỗi khoảnh khắc của đời sống. Nếu chúng ta làm thế, tự do và linh hoạt mềm dẻo liên tục tăng trưởng...
18/04/2011(Xem: 6084)
Vào tháng Mười năm 2002, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 sẽ truyền pháp Thời Luân ở Graz, Áo Quốc. Sự kiện được thực hiện công cộng cho cả những Phật tử lẫn không Phật tử. Mục tiêu của lễ truyền pháp là để cung cấp một cơ hội cho mọi người tất cả mọi tín ngưỡng tụ họp trong một không khí hòa bình để lắng nghe giáo huấn về từ ái và bi mẫn và để tái khẳng định chí nguyện của mọi người để duy trì đạo đức thuần khiết từ truyền thống của họ. Do vậy, lễ truyền pháp được công khai hóa như “Giáo Pháp Thời Luân vì Hòa Bình Thế Giới”. Với những hành giả Phật tử, mục tiêu bổ sung là ban phép gia trì cho họ để dấn thân trong những thực hành mật thừa nâng cao của Giáo Pháp Thời Luân.
10/04/2011(Xem: 5949)
Hãy nói về những việc khác thường phải hiểu đối với Giáo Pháp Thời Luân. Thiết lập nó như một mạn đà la Vô Thượng Du Già, trình bày những đặc trưng đặc biệt của nó.
25/03/2011(Xem: 4758)
Kỳ Na giáo là lối đọc thành tiếng theo phiên âm Hán Việt danh xưng của đạo Giaina. Trong một số sách tiếng Việt đang lưu hành, thường để nguyên tên đạo Giaina hoặc đạo Jaina. Tiếng Anh là Jainism; tiếng Pháp là Jainisme hay Djainisme. Trong Kinh Trung Bộ của Phật giáo, Kỳ Na giáo được gọi Nagantha: là Ly hệ phái. [1]
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]