Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Frank Lee Woodward, một nhà phiên dịch Kinh Điển PG tại Úc Châu

23/05/201318:52(Xem: 16386)
Frank Lee Woodward, một nhà phiên dịch Kinh Điển PG tại Úc Châu



Nhân Vật Phật Giáo Thế Giới

Thích Nguyên Tạng
Melbourne, Úc Châu 2005
---o0o---

Frank Lee Woodward
một nhà phiên dịch Kinh Điển PG tại Úc Châu

woodward








Tên tuổi của Frank Lee Woodward nổi bật trong số các học giả Pali, người đã biên tập và chuyển ngữ kinh Phật thuộc Hội Phiên Dịch Kinh Điển Pali (Luân Đôn), tuy nhiên, Woodward được tôn kính và ghi nhớ công ơn mà ông đã phục vụ trong ngành giáo dục tại Tích Lan hơn là những gì ông đã cống hiến cho công tác phiên dịch kinh Phật.


Frank Lee Woodward sinh năm 1871 ở Norfolk, Anh Quốc, con trai thứ ba của một giáo sĩ Anh Giáo. Ở trung học, và sau đó ở Sydney Sussex College, Cambridge, ông là một tay chơi thể thao nổi tiếng, nhưng vào khoảng năm mười chín tuổi, ông trải qua một thời kỳ “u trầm” về tâm lý (psychological distress), đưa ông đến triết lý khắc kỷ của Marcus Aurelius, là người mà ông gọi là “cột trụ vững chắc cho những người sống nội tâm” (a pillar of strength to those who live inwardly). Từ năm 1898 ông dạy học ở Stamford trong 5 năm, nhận bằng tiến sĩ ở Đại Học Cambridge vào năm 1901. Trong khoảng thời gian này ông khám phá ra Thông Thiên Học (Theosophy), lúc đầu là qua thuyết luân hồi (reincarnation) của Plato. Ông gia nhập Hội Thông Thiên Học năm 1902, và rất tin vào Đại Tá Olcott và loại hình Phật Giáo của ông này. Dù ngay từ lúc đó đã là một điều lỗi thời, nhưng như một người theo Phật Giáo Thông Thiên Học, Woodward vẫn tuyệt đối tin vào các vị Mahatmas vùng Hy Mã Lạp Sơn mà bà Blavatsky đã nói đến. Về sau ông viết cho một người bạn: “Đừng chê giáo lý Thông Thiên Học chỉ vì mình không nắm được hay vì có sự thiên về một mặt, tức là thiên về Ấn Giáo. Đức Bồ Tát Di Lặc đang quán sát thế giới này” (Do not repulse Theosophy Society’s teachings because you cannot grasp them or because on side is prominent i.e Hinduism… the Bodhisatava Maitreya is watching over this world).

Là một người Thông Thiên Học thuộc phái cũ, ông sẵn sàng làm theo ý Đại Tá Olcott. Năm 1903, Olcott công cử cho ông chức vụ hiệu trưởng Trường Makinda của Hội Thông Thiên Học Phật Giáo ở Galle, Tích Lan.

Ở đây ông làm việc không mệt mỏi trong mười sáu năm, đạt một địa vị huyền thoại gần ngang với Đại Tá Olcott. Không nhận tiền lương, ông dùng nhiều tài sản của mình để xây dựng những cơ sở mới và nghĩa cửa này làm cho ông phải sống nghèo khó vào cuối đời. Tuy là một thầy giáo nghiêm khắc, ông vẫn được 350 nam sinh của trường này xem là thần tượng.

Ngoài công việc điều hành trường, ông đích thân giảng dạy với nhiều lớp khác nhau. Ông biết rõ tên của từng học sinh và nhớ cả tên lóng mà chính ông đặt cho từng người theo tên của nhân vật trong các vở kịch của Shakespear. Woodard cũng dạy những lớp Phật Học cao cấp. Ông thường mặc áo sơ mi trắng và thọ trì tám giới cấm vào ngày trăng tròn, ông cũng thường đích thân rửa chân cho nhiều vị tăng khi họ đến trường khất thực. Trong một thời gian ông làm chủ bút tờ “Buddhist”, tạp chí Phật Giáo hàng đầu của Tích Lan, và năm nào cũng đi Madras, Ấn Độ, để tham dự hôi nghị hàng năm của Hội Thông Thiên Học. Tuy nhiên, khí hậu nhiệt đới bắt đầu có ảnh hưởng rõ rệt đến sức khỏe của ông, vì thế năm 1919, trang bị với trọn một tấn sách và những “xá lợi”, tặng phẩm của các tăng sĩ ở quận Galle, ông về hưu ở Tasmania (Úc châu) và sống phần đời ba mươi năm còn lại của mình và dịch kinh sách tiếng Pali.

Wooward mua một vườn táo nhỏ cùng với ngôi nhà tranh của một hội viện Thông Thiên Học. Tọa lạc ở bờ sông Tamar cách Launceston bốn mươi cây số, ngôi nhà của ông nhìn ra phong cảnh hùng vĩ của núi Ben Lemond, một trong những đỉnh núi cao nhất ở Tasmania, cách đó 65 cây số. Trong khung cảnh thơ mộng này, ông bắt đầu thực hiện công trình thực sự của đời mình, ở tuổi gần năm mươi. Ngoài việc thỉnh thoảng đóng góp bài vở cho tạp chí “Theosophy in Australasia”, công việc chính của Woodward là dịch thuật cho Hội Kinh Điển Pali (Pali Text Society), do Tiến sĩ Rhys Davids thành lập năm 1881 ở Luân Đôn. Tính từ năm 1916 trở đi, số kinh sách đóng góp của ông không dưới mười sáu cuốn, trong đó có các kinh như Trường Bộ Kinh(The Digha Nikaya, or "Collection of Long Discourses"), Trung Bộ Kinh(The Majjhima Nikaya, or "Middle-length Discourses),Tương Ưng Bộ Kinh(The Samyutta Nikaya or The Grouped Discourses), Tăng Chi Bộ Kinh (The Anguttara Nikaya, The "Further-factored" Discourses). Đáng kể nhất là tuyển tập “Lời Dạy của Đức Phật” (Some Sayings Of The Buddha), có lẽ là cuốn này làm cho ông được nhớ đến nhiều nhất. Chirstmas Humphreys, một tín đồ Phật Giáo Thông Thiên Học nổi tiếng ngang với Woodward, viết vào năm 1972 rằng ông xem cuốn này vẫn là tuyển tập về Kinh Điển Pali hay nhất đã được xuất bản. Cuốn này cũng được đưa vào loạt sách “Cổ Thư Của Thế Giới” (World’s Classics Series) với lời giới thiệu của Sir Francis Younghusband. Đối với nhiều người Tây Phương, kể cả những tín đồ PG Úc nổi tiếng sau này, thì cuốn “Lời Dạy của Đức Phật”vẫn là ngưỡng cửa để bước vào Phật Giáo, và dù ngày nay văn phong của cuốn này có vẻ hào nhoáng, nó vẫn làm cho Wooward được đặt ngang hàng với Rhys Davids và Nyanatiloka như một học giả kinh điển Pali.

Đời sống của F. L. Wooward ở Tasmania có tính cách đơn sơ và thôn dã. Ông sống cho những tác phẩm dịch thuật của mình và Tasmania cung cấp sự tịch tĩnh cần thiết cho ông. Tuy những người trong làng này xem ông là có phần lập dị, ông vẫn giao tiếp thân mật với những người láng giềng gần nhất và được trẻ em địa phương yêu mến. Mỗi khi đến tiệm tạp hóa ông lại mua kẹo phân phát cho chúng. Ông cũng lập những lá số tử vi (astrological charts) cho các em, và đây là một thú giải trí Thông Thiên Học. Là người ăn chay trường và yêu súc vật, ông làm cho hàng xóm ngạc nhiên khi họ thấy ông thích loài rắn trong vùng, trong đó có những con rắn được ông đặt tên riêng.

Trong những năm cuối đời của ông, khu vườn không được chăm sóc, và lối sống “ thiểu dục tri túc” của ông không tiện nghi gì hơn đời sống của một tu sĩ Phật Giáo, với số tiền trợ cấp khoảng 70 bảng một năm, nhưng ông vẫn xem là luôn luôn khá “vui vẻ và sôi nổi” rồi. Ông hành thiền mỗi đêm, và trở nên xao lãng với vẻ bên ngoài của mình đến mức trong những dịp ít có rời khỏi “bán kính đạo viện”, ông thường chỉ mặc “một cái quần pyjamas, một cái bao giấy thay cho áo sơ mi, và cái khăn đội đầu màu trắng”, theo lời kể của ông. Những người láng giềng nói rằng trong một chuyến đi dạo, ông tình cờ gặp Sir Robert Menzies lúc đó đang đi thăm người bạn trong vùng, và đã mời ông đến nhà mình uống trà. Woodward chỉ đi thành phố Launceston hai hay ba lần mỗi năm, thường là để tham dự những hoạt động của chi hội Thông Thiên Học địa phương. Ông tuyên bố rằng mình luôn luôn “tin tưởng vào phương diện tốt đẹp của bất cứ sự việc gì xảy ra”. Có lẽ sự nhiệt thành này đã giảm bớt phần nào khi ông giao tiếp với những Phật tử Úc mỗi lúc mỗi đông hơn trong mấy năm trước khi ông qua đời vào năm 1952.


Tổng hợp theo tài liệu:

-The Western Contribution to Buddhism.William Peiris (1973). Motilal Banarsidass Publications, Delhi, India

-History of Buddhism in Australia 1848-1988. Paul Croucher (1989) New South Wales University Press. Australia



Frank Lee Woodward-1*

Frank Lee Woodward-2

---o0o---


vu tru2

Trở về Mục Lục "Nhân Vật Phật Giáo Thế Giới"
do TT Thích Nguyên Tạng biên soạn từ năm 1990

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/01/2022(Xem: 3646)
Thầy Claude Anshin Thomas sinh năm 1947, gốc người Mỹ, Thiền giả, diễn giả, học giả về Công lý & Hòa bình, Giáo thụ Thiền học, nhà văn quốc tế, chiến sĩ hòa bình ủng hộ bất bạo động. Đến tuổi thanh xuân, Thầy từng là một cựu chiến binh Hoa Kỳ tham gia chiến tranh chống Cộng sản tại chiến trường Việt Nam. Khi về quê nhà Hoa Kỳ, sau những lần bệ kiến Thiền sư Thích Nhất Hạnh và kết duyên Bồ đề quyến thuộc Phật pháp với Thiền sư Cư sĩ Bernie Glassman (1939-2018), vị Thiền giả, một nhà tiên phong nổi tiếng thế giới trong phong trào Thiền Phật giáo Hoa Kỳ, nhà lãnh đạo tinh thần, tác giả, nhà xuất bản, một nhà tiên phong trong Doanh nghiệp Xã hội Phật giáo bền vững; Thầy Claude Anshin Thomas đã nhận thức được ý nghĩa là hòa bình bất bạo động, biến súng đạn thành chất liệu Từ bi để hóa giải hận thù và năm 1995 Thầy xuất gia theo thiền phái Tào Động Phật giáo Nhật Bản, trở thành vị thiền giả nổi tiếng. Thầy truyền đạt giáo lý Thiền đạo Phật theo cách thức phi tôn giáo, trực tiếp và đúc
13/01/2022(Xem: 3419)
Cư sĩ WS Merwin, cựu Viện trưởng Học viện Nhà thơ Hoa Kỳ, một bậc thầy thơ đa năng người Mỹ, với nhiều phong cách khác nhau, đã sáng tác hơn 50 tác phẩm thơ và văn, nhiều tác phẩm chuyển dịch.Trong phong trào chống chiến tranh vào những thập niên 1960, các tác phẩm độc đáo của ông được đặc trưng bởi lối kể chuyện gián tiếp, không ngắt quãng. Trong những thập niên 1980-1990, việc sáng tác của ông lấy cảm hứng từ triết lý đạo Phật và sinh thái sâu sắc.
13/01/2022(Xem: 3125)
Moscow chưa bao giờ thiếu vắng Giáo đường. Trước cuộc Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917, thậm chí còn có một biểu đạt đặc biệt, "bốn mươi bốn", được sử dụng để miêu tả số lượng Giáo đường trong thành phố (nghĩa là 40 nhân 40, tức là 1.600, hoặc chỉ "rất nhiều"). Ngày nay, Moscow có Giáo đường Chính thống giáo Nga, Công giáo La Mã, Anh giáo và Cộng đồng các Giáo hội Luther, cũng như các nhà thờ Hồi giáo và Hội đường Do Thái giáo. Hầu hết tất cả người Muscovite và du khách thập phương đến thành phố có thể nhìn thấy nơi thờ phụng cho riêng mình, ngoại trừ các Phật tử. Các thành viên tôn giáo này, một trong ba tín ngưỡng chính trên thế giới, chưa có một nơi thờ phụng ở Moscow.
11/01/2022(Xem: 2769)
Sự sụp đổ của Đế quốc Nga và sự trỗi dậy của Chủ nghĩa Cộng sản là một tai họa khủng khiếp đối với đạo Phật. RIR - Russia Beyond đăng tin bằng tiếng Nga cho biết thời kỳ đen tối này bởi đạo Phật bắt nguồn từ Ấn Độ. Sau cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917, Phật tử, cùng với các tín đồ tôn giáo khác là mục tiêu đàn áp của nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Liên Xô (tân chính phủ). Vào đầu những thập niên 1940, khi các tôn giáo hoàn toàn bị biến mất, thực tế bởi không còn tu sĩ tôn giáo hay chùa chiền và nhà thờ, thánh đường nào nữa tại Liên Xô.
11/01/2022(Xem: 3258)
Nhân dịp kỷ niệm 75 năm thành lập Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) và kỷ niệm 30 năm ngày Thành lập Văn phòng Đại diện UNESCO tại Vương quốc Phật giáo Campuchia, một buổi tiệc chiêu đãi đối tác đã được tổ chức tại Văn phòng Đại diện UNESCO tại thủ đô Phnom Penh vào cuối tháng 12 năm 2021.
11/01/2022(Xem: 2508)
Đại học Tăng già Phật giáo Vientiane (Sangha College in Vientiane, Laos) được thành lập vào năm 1929 (PL.2472), do Vương thân Phetsarath Rattanavongsa (1890-1959) và Trưởng lão Hòa thượng Somdet Phra oukeo Outhen Sakda, Tăng thống Vương quốc Phật giáo Lào và Thống đốc Vientiane kiến lập.
08/01/2022(Xem: 3944)
Đại học Phật giáo Nālandā Malaysia -Giáo dục toàn diện, Phát triển Con người toàn diện" (Nālandā Institute Malaysia -Holistic Education for Integral Human Development). Đại học Phật giáo Nālandā Malaysia (NIM) đã được hình thành vào tháng 01 năm 2006, nhằm đáp ứng nhu cầu của cộng đồng Phật giáo, để có một cơ sở giáo dục Phật giáo tại Malaysia. Cố vấn tinh thần cho Hội Phật giáo Nālandā, Hòa thượng Tiến sĩ Kirinde Sri Dhammananda Nayaka Thera đáng kinh, đã cho thấy sự ủng hộ rõ ràng với ý tưởng của Ngài.
08/01/2022(Xem: 6293)
Taxila: Trong một cuộc khai quật một Bảo tháp Phật giáo tại Ban Faqiran, nhà Khảo cổ học của Bộ Liên bang Khảo cổ học đã phát hiện đồ cổ quý hiếm, trong đó có một đồng xu bằng đồng từ thời Vương triều Mughal, một đế quốc Hồi giáo (chịu ảnh hưởng từ nền văn hoá Ba Tư) ở Tiểu lục địa Ấn Độ đã ra đời vào năm 1526, nắm quyền kiểm soát trên phần lớn tiểu lục địa trong các thế kỷ 17 và 18, và cáo chung vào giữa thế kỷ 19.
08/01/2022(Xem: 3409)
Ung Chính lên ngôi lấy hiệu "Thuận Trị Hoàng đế, 順治皇帝" từ nhỏ đã thích đọc kinh sách Phật giáo, quảng giao tăng chúng, tinh thông Phật lý. Vua học thiền với Quốc sư Chương Gia, được hướng dẫn Thiền tọa liên tục trong hai ngày, đương thời Quốc sư Chương Gia (章嘉國師) khen ngợi vua có Chủng Tính Tối Thượng Thừa, khuyến khích bế quan nhập Thất Thiền tu, 14 ngày đêm miên mật tham cứu công án thoại đầu...
08/01/2022(Xem: 5326)
Bengal cổ đại là một trung tâm chính của Phật học, nghệ thuật và chủ nghĩa đế quốc; quả thực, đạo Phật là nền tảng của di sản văn hóa và ngôn ngữ của Bengal - bài thơ đầu tiên ở Bengali là Charyapada, được sáng tác bởi Chư tôn thiền đức Tăng già Phật giáo thời bấy giờ. Các Charyapada là tập hợp các bài thơ Thần kỳ, những bài tán thán sự chứng ngộ trong Kim Cương thừa truyền thống của Phật giáo mật tông ở các nơi Assam, Bengal, Bihar và Orissa. Theo các học giả đương đại, thuật ngữ Dharma trong tiếng Bengal có nghĩa là "Bauddha Dharma" (Buddhadharma) hoặc Phật pháp (佛法) và thuật ngữ Dharmapuja có nghĩa là "Buddhapuja". Khi Phật giáo bắt đầu suy tàn ở nhiều nơi khác nhau của Ấn Độ, nơi trú ẩn cuối cùng của Phật giáo là ở Bengal.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567