Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hội Phật Giáo Tây Tạng tại Melbourne, Úc Châu

22/05/201318:18(Xem: 14483)
Hội Phật Giáo Tây Tạng tại Melbourne, Úc Châu


Phật Giáo Khắp Thế Giới

Thích Nguyên Tạng
Melbourne, Úc Châu 2001
---o0o---

Hội Phật Giáo Tây Tạng
tại Melbourne, Úc châu

Hội Phật giáo Tây Tạng ( Tibetan Buddhist Society) thành lập vào năm 1979 tại thành phố Melbourne với mục đích đáp ứng nhu cầu tu học Phật của quần chúng tại Úc, quan tâm đến thiền định, triết học, tâm lý học Phật giáo và đặc biệt là pháp tu Kim Cương Thừa theo truyền thống của Phật giáo Tây Tạng.

Sáng lập viên và cũng là vị lãnh đạo tinh thần của Hội là Hòa Thượng Geshe Archarya Thubten Loden, 77 tuổi ( năm 2001). Ngài là một vị cao Tăng trong PG Tây Tạng, Ngài là bạn đồng học với Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 dưới sự dẫn dắt của Hòa thượng Trưởng lão Trijang Dorje. Ngài có hơn 40 năm tu học ở Tây Tạng và Aán Độ trước khi ngài đến hoằng pháp độ sinh tại Úc vào năm 1976.

geshe-la pruning rosesHòa Thượng Geshe A. Thubten Loden

Hiện nay, Hội có 6 trung tâm chi nhánh ở Úc, bao gồm ở các tiểu bang như Victoria, New South Wales, Queensland và Perth. Trụ sở chính của Hội toạ lạc trên một khu đất yên tĩnh, rộng 10 mẫu (Anh) cách trung tâm thành phố Melbourne khoảng 25 phút lái xe số.

Tại Trung Tâm này, đang tạo dựng một khu vườn an bình và hỷ lạc với 1.700 gốc hoa hồng từ 275 giống khác nhau. Khu vườn được tạo lập để cống hiến niềm vui cho người đệ tử Phật và du khách bốn phương. Hòa Thượng Hội Trưởng dù bận rộn nhiều công tác giảng dạy và viết sách, nhưng ngài đã dành 3 giờ mỗi ngày để chăm sóc cho khu vườn an lạc này, vì " nó khiến cho mọi người có niềm vui khi họ đến đây", ngài tâm sự. Những cánh hoa hồng khoe sắc đủ màu thắm tươi ở nơi đây đã cuốn hút ngày càng đông khách thập phương vào mỗi độ xuân về.

Trung tâm có mở các khóa dạy giáo lý để hướng dẫn cho Phật tử địa phương, hiện tại có chương trình giảng dạy 3 cấp khác nhau từ cơ bản đến cao cấp. Cấp 1; là khóa căn bản, giới thiệu tổng quát về Đạo Phật, Thiền học và Mật tông; cấp 2, khóa học Con đường đưa đến giác ngộ ( Path to Enlightenment), cấp 3: nghiên cứu chuyên sâu và áp dụng pháp tu Kim Cương thừa (Vajrayàna) pháp môn tu chính của Phật giáo Tây Tạng, có thể đạt được giác ngộ ngay trong đời này hoặc trong 3 đời kế tiếp tùy theo khả năng tu tập của từng người. Hiện tại, ở cấp 3 này, Hội đang có khóa học về Vajrayogini và Yamantaka, là một loại thiền định của Bồ tát Văn Thù (Manjushri), vị Bố tát trí tuệ, pháp tu này nhằm chặt đứt mọi chướng ngại của tất cả chúng sanh trong kiếp sống này như bệnh hoạn, đời sống ngắn ngũi và nghèo khổ, tức là nếu áp dụng pháp tu đúng đắn, hành giả sẽ đạt tới kết quả: không bệnh, kéo dài tuổi thọ ( để có đủ thời gian tu tập, chứ không phải để hưởng thụ) và không còn nghèo khổ nữa. Riêng học viên ở khóa 3 phải dự lễ điểm đạo (Initiation) trước khi học.

Các chương trình học trước đây của hội phần lớn đều sử dụng tiếng Tây Tạng, tuy nhiên, cách đây 6 năm, Hòa Thượng Geshe Loden đã cho in nhiều tác phẩm của ngài bằng tiếng Anh để cung ứng rộng rãi cho trào lưu học Phật ngày càng đông của người đệ tử Phật.

Các khóa tu hằng năm của Hội đều được tổ chức ngay ở Trung Tâm chính tại Melbourne. Trung Tâm này mỗi năm có tổ chức hai lễ hội lớn là Tết Truyền Thống Tây Tạng và Đại Lễ Phật Đản hàng năm, và trong hai dịp này, Trung Tâm mở cửa khu vườn hoa hồng cho Phật tử bốn phương trở về chiêm ngưỡng.

Ngôi Chánh điện mới:

Trung Tâm hiện hoàn thành công trình xây dựng chánh điện thờ với sức dung chứa cùng lúc hơn 300 người. Công trình khởi đầu từ năm 1999, đến nay đã hoàn tất với tổng chi phí là 2 triệu năm trăm ngàn Úc Kim. Trong điện Phật được trang hoàng theo truyền thống Tây Tạng với các bức phù điêu, hình vẽ tượng Phật và Bồ Tát rất công phu và hoành tráng đầy vẽ nghệ thuật, giữa chính điện là một pho tượng Phật Thích Ca, cao 4 mét, sơn son thiếp vàng, được thỉnh sang từ Nepan

tibettemple-ainbow 3
Ngôi Chánh điện mới

Nhà Xuất bản Đâu Xuất ( Tushita Publication)

Hôi đã thành lập nhà Xuất bản riêng để ấn hành kinh sách từ năm 1996. Đến nay hội đã ấn hành được 6 tập sách giá trị như : Con đường giác ngộ (Path to Enlightenment) với 1000 bàn về giáo lý nhân quả, vô thường, khổ, không, vô ngã, tâm giác ngộ và tánh không; " Thiền định, Pháp tu đạt đến giác ngộ: (Meditations on the Path to Enlightenment) với hơn 600 trang, nhấn mạnh rằng thiền định là con đường dẫn đến giác ngộ và sách đã chỉ rõ phương pháp, kỹ thuật cần thiết để cho mọi người áp dụng để có thể đạt tới giác ngộ và giải thoát; " Cốt lõi của con đường giác ngộ" ( Essence of the Path to Enlightenment ) với 300 trang, tập sách trình bày cô động trong 11 chương về lời giảng của Lạt ma Tsong Khapa (Tống Khách Ba) , đây là chìa khóa bước vào con đường giác ngộ, Lạt Tsong Khapa ( 1357-1419), vốn được xem là hóa thân của Bố Tát Văn Thù. Trong PG Tây Tạng xem đại sư là một Lạt ma nghiêm trì giới luật cẩn mật và là một đại hành giả lỗi lạc chân tu thật chứng có trí huệ quảng đại bác học đa văn, một nhà cách mạng tôn giáo vĩ đại ở Tây Tạng, Ngài đã khởi xướng việc gìn giữ giới luật của ba thừa (Tiểu Thừa, Bồ Tát Thừa, Kim Cương Thừa) thanh tịnh, cải cách và xiển dương đường hướng tu học Phật pháp bằng cách hợp nhất mọi giáo nghĩa Luật giáo, Hiển giáo Mật giáo của tất cả tông phái ở Ấn Độ và Tây Tạng về nơi biển Phật pháp, và đặc biệt ngài là tổ sư của phái Hoàng giáo và thiết lập chế độ chuyển thế tái sanh của Đạt Lai Lạt Ma và Ban Thiền Lạt Ma; " Khả năng cơ bản cho sự giác ngộ: (The Fundamental Potential for Enlightenment) với 310 trang, giải thích cặn kẽ rằng tất cả chúng sanh đều có Phật tánh và có thể đạt được giác ngộ, khả năng cơ bản này có 2 loại, loại tự nhiên và loại tự phát triển qua tu tập. Tập sách mới nhất của Hòa Thượng Geshe Loden là " Đại dương của pháp môn bất phân ly và trí tuệ" (Ocean of Indivisible Method and Wisdom), với hơn 400 trang, giải thích rõ về pháp tu và tầng bậc chứng đắc hoàn hảo nhất và cao nhất của tông Phật giáo Tây Tạng.

Meditations_pteessence_tpePath_teFund_Potential_pteOcean
Năm tập sách giá trị của nhà xuất bản Đâu Suất



Tất cả các tập sách trên đang được phát hành rộng rãi trên khắp nhà sách lớn trên nước Úc và cả tại các Trung Tâm của Hội.

Khu vườn hòa bình và an lạc :

Có trên 1.700 gốc bông hồng được trồng trong khu vườn này, mỗi sáng có khoảng 600 chim chóc các loại, kể cả 50 con vịt trời nữa, kéo về nơi đây để "dùng điểm tâm" với lúa mạch và bánh mì do Trung Tâm khoản đãi.

Lễ Hội:

Mỗi năm Hội tổ chức lễ hội mùa xuân vào tháng 11, Lễ Phật Đản vào tháng 5 và Tết cổ truyền Tây Tạng vào tháng giêng hằng năm. Hội có cung thỉnh nhiều giảng sư từ các sắc tộc khác như Thái Lan, Tích Lan, Việt Nam và Tây Tạng đến thuyết pháp. Thông thường có khoảng 1400 đến 1500 đến tham dự lễ và nghe thuyết pháp.

Trách nhiệm của hội viên:

Thành viên ( sinh hoạt phí, cá nhân: $ 66 ; gia đình: $ 99) của Hội được các điều lợi ích như sau:

  • - Nhận được bản tin hằng tháng của Hội
  • - Được giảm giá 10% cho tất cả các Kinh sách do Hội phát hành
  • - Có thể dùng thư viện
  • - Được mời tham dự các buổi đại tiệc vào các dịp lễ Phật Đản, Tết cổ truyền, đặc biệc các thành viên trong gia đình đều được mời tham dự.

Xin liên lạc về Trung Tâm để thỉnh sách và đăng ký các khóa học qua địa chỉ : Tibetan Buddhist Society, 1425 Mickleham Road, Yuroke, Victoria 3063, Australia. Telephone: 61 3 9333 1770. Email: [email protected]; Website: tibetanbuddhistsociety.org.

Chương trình thuyết giảng trong kỳ lễ Tết cổ truyền của Hội năm nay - 2001 gồm có:

    • Ngày thứ bảy : 24/02/2001 :
    • 10 .a.m : Hòa Thượng Tiến Sĩ Viriyananda( Người Thái Lan), giảng với đề tài: Chất lượng của cuộc sống ( Quality of life)
    • 12.00 : Lễ Khánh Thành Trung Tâm Tu Học và lễ hội Tết cổ truyền của Tây Tạng
    • 2.30 p.m : Đại Đức Tony Beaumont( Người Tây Tạng), giảng đề tài: Cống hiến một pháp môn tu tập an lạc nội tâm trong cuộc sống(Giving the path of Inner Peace in Life)
    • 4 p.m : Đại Đức ekai Korematsu Osho( Người Nhật) giảng đề tại: Mỗi ngày đều là ngày tốt ( Every Day is a Good Day)
  • Ngày Chủ Nhật: ngày 25/02/2001:
  • 10 a.m : Đại Đức Thích Nguyên Tạng( người Việt Nam) giảng đề tài " Nghiệp và Chuyển Nghiệp" ( Karma and Changing Karma).
  • 11.30 a.m: Đại Đức Toby Gillies( Người Úc) giảng đề tài: Thiền Định và Pháp Bảo ( Meditation and the Dharma Jewel)
  • 2 p.m: Hòa Thượng Geshe Archarya Thubten Loden( Người Tây Tạng), giảng đề tài: Thiện tâm: động cơ của sự giác ngộ" ( Good heart: Cause of Enlightenment.
  • 4 p.m : Cư Sĩ Les Sheehy(người Úc) giảng đề tài: Thay đổi cuộc sống của bạn ( Change your World)

---o0o---

Kỹ thuật vi tính:
Hải Hạnh, Ðàm Thanh, 

Diệu Nga, Tâm Chánh, Nguyên Tâm
Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/01/2022(Xem: 3059)
Ngoại giao tôn giáo có thể là một chiến thuật chính sách đối ngoại phức tạp của Đại Cung điện Kremlin, nhưng nó sẽ không bao giờ vượt qua các nhu cầu chính sách đối ngoại cơ bản của Nga.
14/01/2022(Xem: 4250)
Mạng lưới quốc tế Phật giáo Nhập thế “Ái hữu cho Hòa bình” (Buddhist Peace Fellowship, 和平團契, BPF), trụ sở hiện nay tại thành phố Oakland, tiểu bang California, Hoa Kỳ, là tổ chức phi lợi nhuận dành riêng cho phật tử tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường và thay đổi xã hội tiến bộ. Các tổ chức phi lợi nhuận BPF là chi nhánh quốc tế của “The Fellowship of Reconciliation” (FoR or FOR) với phương châm hoạt động hướng tới hòa bình toàn cầu, giúp đỡ người dân gặp khó khăn tại các quốc gia như Myanmar, Bangladesh, Tây Tạng và Việt Nam.
14/01/2022(Xem: 4789)
Thầy Claude Anshin Thomas sinh năm 1947, gốc người Mỹ, Thiền giả, diễn giả, học giả về Công lý & Hòa bình, Giáo thụ Thiền học, nhà văn quốc tế, chiến sĩ hòa bình ủng hộ bất bạo động. Đến tuổi thanh xuân, Thầy từng là một cựu chiến binh Hoa Kỳ tham gia chiến tranh chống Cộng sản tại chiến trường Việt Nam. Khi về quê nhà Hoa Kỳ, sau những lần bệ kiến Thiền sư Thích Nhất Hạnh và kết duyên Bồ đề quyến thuộc Phật pháp với Thiền sư Cư sĩ Bernie Glassman (1939-2018), vị Thiền giả, một nhà tiên phong nổi tiếng thế giới trong phong trào Thiền Phật giáo Hoa Kỳ, nhà lãnh đạo tinh thần, tác giả, nhà xuất bản, một nhà tiên phong trong Doanh nghiệp Xã hội Phật giáo bền vững; Thầy Claude Anshin Thomas đã nhận thức được ý nghĩa là hòa bình bất bạo động, biến súng đạn thành chất liệu Từ bi để hóa giải hận thù và năm 1995 Thầy xuất gia theo thiền phái Tào Động Phật giáo Nhật Bản, trở thành vị thiền giả nổi tiếng. Thầy truyền đạt giáo lý Thiền đạo Phật theo cách thức phi tôn giáo, trực tiếp và đúc
13/01/2022(Xem: 4356)
Cư sĩ WS Merwin, cựu Viện trưởng Học viện Nhà thơ Hoa Kỳ, một bậc thầy thơ đa năng người Mỹ, với nhiều phong cách khác nhau, đã sáng tác hơn 50 tác phẩm thơ và văn, nhiều tác phẩm chuyển dịch.Trong phong trào chống chiến tranh vào những thập niên 1960, các tác phẩm độc đáo của ông được đặc trưng bởi lối kể chuyện gián tiếp, không ngắt quãng. Trong những thập niên 1980-1990, việc sáng tác của ông lấy cảm hứng từ triết lý đạo Phật và sinh thái sâu sắc.
13/01/2022(Xem: 3873)
Moscow chưa bao giờ thiếu vắng Giáo đường. Trước cuộc Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917, thậm chí còn có một biểu đạt đặc biệt, "bốn mươi bốn", được sử dụng để miêu tả số lượng Giáo đường trong thành phố (nghĩa là 40 nhân 40, tức là 1.600, hoặc chỉ "rất nhiều"). Ngày nay, Moscow có Giáo đường Chính thống giáo Nga, Công giáo La Mã, Anh giáo và Cộng đồng các Giáo hội Luther, cũng như các nhà thờ Hồi giáo và Hội đường Do Thái giáo. Hầu hết tất cả người Muscovite và du khách thập phương đến thành phố có thể nhìn thấy nơi thờ phụng cho riêng mình, ngoại trừ các Phật tử. Các thành viên tôn giáo này, một trong ba tín ngưỡng chính trên thế giới, chưa có một nơi thờ phụng ở Moscow.
11/01/2022(Xem: 3443)
Sự sụp đổ của Đế quốc Nga và sự trỗi dậy của Chủ nghĩa Cộng sản là một tai họa khủng khiếp đối với đạo Phật. RIR - Russia Beyond đăng tin bằng tiếng Nga cho biết thời kỳ đen tối này bởi đạo Phật bắt nguồn từ Ấn Độ. Sau cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917, Phật tử, cùng với các tín đồ tôn giáo khác là mục tiêu đàn áp của nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Liên Xô (tân chính phủ). Vào đầu những thập niên 1940, khi các tôn giáo hoàn toàn bị biến mất, thực tế bởi không còn tu sĩ tôn giáo hay chùa chiền và nhà thờ, thánh đường nào nữa tại Liên Xô.
11/01/2022(Xem: 3987)
Nhân dịp kỷ niệm 75 năm thành lập Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) và kỷ niệm 30 năm ngày Thành lập Văn phòng Đại diện UNESCO tại Vương quốc Phật giáo Campuchia, một buổi tiệc chiêu đãi đối tác đã được tổ chức tại Văn phòng Đại diện UNESCO tại thủ đô Phnom Penh vào cuối tháng 12 năm 2021.
11/01/2022(Xem: 3208)
Đại học Tăng già Phật giáo Vientiane (Sangha College in Vientiane, Laos) được thành lập vào năm 1929 (PL.2472), do Vương thân Phetsarath Rattanavongsa (1890-1959) và Trưởng lão Hòa thượng Somdet Phra oukeo Outhen Sakda, Tăng thống Vương quốc Phật giáo Lào và Thống đốc Vientiane kiến lập.
08/01/2022(Xem: 4732)
Đại học Phật giáo Nālandā Malaysia -Giáo dục toàn diện, Phát triển Con người toàn diện" (Nālandā Institute Malaysia -Holistic Education for Integral Human Development). Đại học Phật giáo Nālandā Malaysia (NIM) đã được hình thành vào tháng 01 năm 2006, nhằm đáp ứng nhu cầu của cộng đồng Phật giáo, để có một cơ sở giáo dục Phật giáo tại Malaysia. Cố vấn tinh thần cho Hội Phật giáo Nālandā, Hòa thượng Tiến sĩ Kirinde Sri Dhammananda Nayaka Thera đáng kinh, đã cho thấy sự ủng hộ rõ ràng với ý tưởng của Ngài.
08/01/2022(Xem: 7131)
Taxila: Trong một cuộc khai quật một Bảo tháp Phật giáo tại Ban Faqiran, nhà Khảo cổ học của Bộ Liên bang Khảo cổ học đã phát hiện đồ cổ quý hiếm, trong đó có một đồng xu bằng đồng từ thời Vương triều Mughal, một đế quốc Hồi giáo (chịu ảnh hưởng từ nền văn hoá Ba Tư) ở Tiểu lục địa Ấn Độ đã ra đời vào năm 1526, nắm quyền kiểm soát trên phần lớn tiểu lục địa trong các thế kỷ 17 và 18, và cáo chung vào giữa thế kỷ 19.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]