Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật Giáo tại Ý

22/05/201318:17(Xem: 15126)
Phật Giáo tại Ý


Phật Giáo Khắp Thế Giới

Thích Nguyên Tạng
Melbourne, Úc Châu 2001
---o0o---


Phật Giáo Tại Ý

Ý( Italy) một quốc gia ở phía Nam châu AÂu. Tôn giáo chính: CõÐốc giáo, các tôn giáo khác gồm có Phật giáo, Do Thái, Hồi Giáo. Ngôn ngữ: tiếng Ý, Ðức, Pháp, Slovene. Tỷ lệ đọc, viết: từ tuổi 15 trở lên có thể đọc-viết: toàn dân: 97%, nam giới:98%, nữ giới : 96%. Tiền tệ: đồng Lira; Thủ đô Rome ( Roma); Dân số: 58 triệu ( 1988). Diện tích : 301.277 km2 . Kể từ sau thế chiến thứ II, Ý đãtrở thành một quốc gia có nền kinh tế nông nghiệp tầm cỡ, với tổng sản lượng quốc dân tính theo đầu người: 13.320 đô la. Hàng hóa xuất khẩu của Ý gồm có hóa chất, hàng dệt và quần áo, kim loại, xe hõi, rau quả và rượu vang.

Phật giáo lần đầu tiên được nghe đến ở Ý là năm 1295 sau một phiên tòa xử tội Marco Polo khi ông này viết một cuốn sách du lịch về Á Châu, trong đó có đề cập đền Ðạo Phật. Ông bị tống giam sau phiên xử. Không có bằng chứng nào cho thấy người ta quan tâm đến Phật giáo từ đó cho đến đầu thế kỷ thế 20.

Hai nhàhọc giả Phật giáo người Ý được nhắc đến nhiều nhất hiện nay làGiuseppe De Lorenzo và Giuseppe Tucci. Cả hai vị này đều đóng góp công sức trong việc chuyển dịch Trung Bô Kinh (Majjhima Nikaya /Middle-length Discourses) sang tiếng Ý.

Hội Phật Giáo Ý (Italian Buddhist Union)đã nỗ lực vận động trong nhiều năm qua để Phật giáo tại Ý được nhà nước công nhận là một tôn giáo ở tại đất nước này.

Sự nỗ lực vận động bởi Hội Phật giáo Ý trong các năm qua đã đạt được chính thức công nhận là một niềm vui lớn cho Phật tử Ý. Kết quả này đã được công bố tại cuộc họp báo do Hội Phật giáo Ý tổ chức tại trụ sở của Hội Báo Chí Italy ở Rome vào ngày mùng tám tháng 11 năm 1995. Quốc hội đãyêu cầu chính phủ Ý thừa nhận Phật giáo và cấp chiếu khán nhập cảnh cũng nhưtạo mọi điều kiện dễ dàng cho tất cả tăng tín đồ Phật giáo nước ngoài.

Chủ tịch Hội Phật Giáo Ý, Thượng tọa Thanavaro cho biết rằng Ngài rất ngạc nhiên và vui mừng về số lượng tín đồ Ðạo Phật 70.000 người ở Italy (trong số này có khoảng 20.000 người đến từ Ðông và Nam châu Á). Ngài nói : "đã đến lúc chúng ta phải làm một cái gì đó để cải thiện sự không cân bằng giữa chính phủ và Phật tử Italy". Ngài cũng cho biết bước tích cực sắp tới sẽ thiết lập mối quan hệ mật thiết giữa chính quyền và Hội Phật giáo Ý. Ông Pethiyagoda, đại sứ quán Sri Lanka và cũng là đại diện thường trú thuộc Tổ Chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) đã ủng hộ việc này.

Trong những năm qua, Hội Phật giáo Ý đãthường xuyên có những cuộc gặp gỡ cấp cao với các bộ trưởng thuộc bộ nội vụ để làm việc với họ về vấn đế Tôn giáo.

Công tác vận động này phải kể đến công của ông Aldo Trione, giáo sýkhoa Triết thuộc Ðại học Naples và là một dân biểu quốc hội, người đã đệ trình lên quốc hội xem xét điều 3 và điều 8 của Hiến Pháp Italy, những quy định về tính bình đẳng đối với mọi công dân Ý mà trong đó không có sự phân biệt nào về màu da, ngôn ngữ hoặc tín ngưỡng.

Trong điều 8 của Hiến Pháp Ý ghi rõ: "Tất cả các tôn giáo đều có quyền tự tổ chức theo những quy chế của mình (...) và mối quan hệ của họ phải được giải quyết qua sự chấp thuận giữa Chính Phủ và Ban Tôn giáo". Ông Trione tuyên bố rằng sự quan tâm của ông là đặt trên nền tảng văn hóa "Tôi thấy rằng giáo lý Ðạo Phật là một chân lý vĩ đại có thể giúp cho phương Tây vượt qua được những khủng hoảng của cuộc sống".

Chính phủ Italy đã từng thừa nhận đạo Thiên Chúa, Tin Lành và Do Thái. Và đến nay đạo Phật cũng đã được tổng thống phê chuẩn nhưlà một tôn giáo chính thức có mặt tại Ý vào năm 1991.

Theo Dharma World, 12/1992


---o0o---

Kỹ thuật vi tính:
Hải Hạnh, Ðàm Thanh, 

Diệu Nga, Tâm Chánh, Nguyên Tâm
Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 5524)
Sự tín ngưỡng Phật giáo tại Ðài Loan bắt nguồn từ những di dân hai tỉnh Phúc Kiến và Quảng Ðông vào thời Minh – Thanh. Nhưng vào thời kỳ đầu này Phật giáo chỉ chú trọng đến việc cầu phước, tiêu tai, sự tu tập chủ yếu là của các cá nhân đơn lẻ, chứ chưa có những hoạt động mang tính Tăng đoàn ở qui mô lớn.
10/04/2013(Xem: 5078)
Một hiện tượng không bình thường đang dần phát triển trong giới Phật giáo Đài Loan, đó là việc ni giới Đài Loan mấy năm gần đây vận động huỷ bỏ “Bát Kỉnh Pháp”. Hiện tượng này do sư cô Thích Chiếu Huệ khởi xướng và ngày càng lan rộng, nhận định về hiện tượng này và tìm hiểu nguyên nhân mà nó phát sinh cần có cái nhìn toàn diện về xã hội và Phật giáo Đài Loan.
10/04/2013(Xem: 5671)
Từ ngày 18-27/05/2002, nhà lãnh đạo của Phật giáo Tây Tạng, Ðức Ðạt Lai Lạt Ma, sẽ viếng thăm các tiểu bang Canberra, NSW và Victoria. Ðây là chuyến viếng thăm Úc lần thứ 4 kể từ năm 1996 của Ðức Ðạt Lai Lạt Ma, chuyến viếng thăm của Ngài sẽ bắt đầu từ ngày 18, và kết thúc vào ngày 27 tháng 05 năm 2002. Các sự kiện chính sẽ được diễn ra tại bốn thành phố: Melbourne, Geelong, Canberra và Sydney.
10/04/2013(Xem: 5004)
Theo tin đài VOA, ngày 8/1/2002, đức Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố tại tỉnh Sanarth, Bắc Ấn, ngày nào mà Tây Tạng còn chưa được giải phóng, Ngài sẽ tái sinh vào những nơi đất nước tự do.
10/04/2013(Xem: 4519)
Các con số thống kê chính thức của viện Thống Kê Úc Đại Lợi cho thấy rằng trong 5 năm vừa qua, những người dân Úc Đại Lợi không tin vào Thượng Đế (vô tôn giáo) đã giảm đi. Điều không thể chối cãi là các tín đồ Ki-Tô tiếp tục giảm sút nhiều hơn đối với đạo Anh Cát Giáo và đạo Nhà Thờ Hợp Nhất (Uniting Church), còn đạo Thiên Chúa La Mã bị giảm tượng đối ít hơn. Trong khi đó số người tự coi là vô thần giảm đi hơn là con số của năm năm về truớc. Vào năm 2001 chỉ có hơn 15% dân số bị xếp loại vô tôn giáo, so với 16.5% vào năm 1996. Các tôn giáo có tín đồ gia tăng là đạo Hồi và đạo Ấn, vì lý do di dân.
10/04/2013(Xem: 5066)
Kênh truyền hình Địa Dư Quốc Gia (National Geographic Channel) đã cho trình chiếu trong tháng 5/2002 vừa qua một loạt phóng sự (Mummy Road Show) về các xác ướp cận đại còn giữ gìn đuợc tốt. Chương trình nghiên cứu này do hai chuyên gia về xác ướp là ông Jerry Conlogue và Ron Beckett thực hiện.
10/04/2013(Xem: 4979)
Tin 1 triệu người thuộc giai cấp cùng đinh của Ấn Độ từ bỏ Ấn giáo, quy y Tam Bảo tại viện Ambedkar, thủ đô Delhi Ấn Độ, đã tạo ra cơn sửng sốt cho các đảng lãnh đạo Ấn giáo của chính phủ Ấn Độ và gây chấn động khắp thế giới. Thanh Tâm đã phỏng vấn đại đức Thích Nhật Từ, tu sĩ Việt Nam duy nhất tham dự đại lễ quy y này.
10/04/2013(Xem: 5392)
Để hiểu rõ thêm về vai trò lịch sử trọng đại của Hoàng Đế Asoka không những đối với dân-tộc A?, mà còn đối với nhân loại qua sự truyền bá Phật giáo đến các nước khác, ta nên ôn lại đôi chút về bối cảnh lịch sử A? độ đương thời.
10/04/2013(Xem: 4961)
Hiện nay có khá nhiều bản dịch ra Anh ngữ về những Pháp dụ của Vua Asoka vốn được viết bằng tiếng Brahmi (Prakrit). Bản dịch Việt ngữ này đã dựa vào 2 bản Anh ngữ phổ thông nhất và được nhìn dưới 2 góc độ tiêu biểu: 1). Giới hàn lâm, của các tác giả Nayarayanrao Appurao Nikam và Richard McKeon thuộc Viện Đại học Chicago, ấn hành năm 1959 (Viết tắt "Bản Nikam") và 2).
10/04/2013(Xem: 4837)
Trung Quốc trải qua 10 năm đại nạn "đại cách mạng văn hóa", Phật giáo đứng mũi chịu sào, tự viện bị chiếm, Phật tượng bị đập phá, tăng ni bị trục xuất khỏi chùa. Cho đến vào khoảng thập niên 70, nhà nước thực hành cải cách đổi mới, bắt đầu toàn diện quán triệt thực hiện chính sách tự do tín ngưỡng tôn giáo, tự viện lần lượt khôi phục sinh hoạt tôn giáo, tăng ni xuất gia càng ngày càng đông, nhưng tăng tài của Phật giáo lại quá hiếm hoi, không đủ người kế tục sự nghiệp hoằng dương chánh pháp, tiếp dẫn hậu lai, làm sao có thể thay đổi được vận mệnh của Phật giáo ?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]