Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật giáo tại Trung Hoa.

22/05/201318:17(Xem: 13078)
Phật giáo tại Trung Hoa.


Phật Giáo Khắp Thế Giới

Thích Nguyên Tạng
Melbourne, Úc Châu 2001
---o0o---

Image30

Trung Hoa (còn gọi là Trung quốc) là một quốc gia nằm ở vùng Trung và Đông Á. Diện tích : 9,6 triệu km2, dân số : 1,139 tỉ người (1992). Thủ đô : Bắc Kinh. Thành phố lớn nhất : Thượng Hải. Trung Hoa hiện nay là nước đông dân nhất trên thế giới. Là một quốc gia có nền văn minh cổ đại và có nhiều phát minh khoa học đóng góp cho sự tiến bộ của nhân loại. Ngành kinh tế chính : nông công nghiệp. Nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú: than đá, dầu mỏ, quặng sắt, quặng kim... các ngành công nghiệp rất đa dạng, đặc biệt phát triển các ngành công nghiệp nhẹ và thủ công nghiệp. Phật giáo (PG) là một trong ba tôn giáo chính ở Trung Hoa (TH).

Con đường và niên đại PG du nhập vào TH(thời Hậu Hán, 25-220 TL):

Theo sử liệu cho thấy PG được giới thiệu đến TH do các nhà buôn hay các nhà sư truyền giáo người Ấn qua các ngã đường biển và đường bộ. Về đường biển thì xuất phát từ các hải cảng vùng Nam Ấn rồi qua ngã Sri Lanka, Nam Dương để vào hải cảng Quảng Đông. Về đường bộ, còn gọi là con đường tơ lụa (Silk road) nối liền Đông Tây, di chuyển bằng lạc đà, xuất phát từ miền Đông Bắc Ấn, rồi băng qua các sa mạc ở Trung Á để tới Lạc Dương (Loyang, thủ đô của nhà Hán), TH.

Theo biên niên sử thì Phật giáo truyền đến Trung Hoa vào thế kỷ thứ 2 trước Tây Lịch từ Trung Á nhằm niên hiệu Nguyên Thọ đời vua Ai Đế nhà Tiền Hán, nhưng PG không truyền bá rộng rãi cho đến năm 65 Tây lịch, dưới triều vua Minh Đế ( Ming Ti, niên hiệu Vĩnh Bình thứ 10 nhà Hậu Hán, 25-220 TL), thì PG mới bắt đầu cắm rễ và phát triển ở TH . Vì muốn thần dân tu học Phật pháp nên vua Minh Đế đã cử một phái đoàn gồm 18 người đến Thiên Trúc để thỉnh cầu hai Thiền sư người Ấn là Ca Diếp Ma Đằng (Kàsyapama'tanga) và Trúc Pháp Lan (Dharmaraksa) đến TH hoằng pháp. Hai vị Tăng người Ấn này đã mang đến TH bộ Kinh Bốn Mươi Hai Chương(Sutra in 42 Sections) và trú ngụ tại Chùa Bạch Mã (Pai-ma-ssu, ngôi chùa đầu tiên ở TH do vua Minh Đế xây dựng, đến nay vẫn còn) ở Lạc Dương để hoằng dương Phật Pháp.

Tiếp theo sau hai ngài Ca Diếp Ma Đằng và Trúc Pháp Lan, những nhà truyền giáo khác đến TH là ngài An Thế Cao (An Shih-Kao), là người An Tức (Parthian, thuộc Bắc Ấn) , ngài Chi Lâu Ca Sấm (Lokaksema), ngài Trúc Phật Sóc (Sangha Buddha) đến TH vào năm 148 TL, mang theo nhiều Kinh Đại thừa để phổ biến nơi vùng đất mới này.

Phật giáo Trung Hoa, thời kỳ hình thành:

PG đã thành hình và đã truyền bá rộng rãi trong dân chúng TH dưới triều đại nhà Hán, nhưng PG trong thời kỳ này mang màu sắc pha tạp của Nho giáo và các tín ngưỡng dân gian ( folk beliefs) cho dù các tư tưởng căn bản PG như Duyên sinh vô ngã, Giới định huệ, Nhân quả, nghiệp báo ... đã được truyền dạy ngay từ buổi đầu. Chính ngay trong thời nhà Hán, Lão giáo (Taoism) và Phật giáo đã chính thức kết hợp hài hòa để mang đến ích lợi thiết thực cho người dân. Từ vua chúa đến thần dân đều tin và phụng thờ Phật Thích Ca và Lão Tử trên cùng một bàn thờ. Những bản kinh Phật được chuyển dịch ra Hoa ngữ đều dùng những từ ngữ của đạo Lão để giúp cho người dân dễ hiểu vào giáo lý Đạo Phật.

Sau triều đại nhà Hán, Phật giáo đã bắt đầu ảnh hưởng vào nền văn hóa và văn chương của TH.

Phật giáo trong thời kỳ Tam quốc (220-280 TL) :

Sau khi nhà Hậu Hán sụp đổ, Trung quốc chia ra thành 3 nước, đó là nước Ngụy, Thục và Ngô. PG trong thời đại này chỉ phổ biến ở hai nước Ngụy và Ngô. Tại nước Ngụy, với sự xuất hiện của ngài Đàm Ma Ca La (Dharmakàla) và ngài Đàm Đế đã giúp cho không khí phiên dịch Luật tạng bắt đầu khởi sắc. Hai bộ luật được chuyển dịch ra Hán ngữ trong thời kỳ là Tăng Kỳ Giới BảnĐàm Vô Đức Yết Ma.

Trong khi tại nước Ngô thì có các ngài Khương Tăng Hội (Kang Seng Hui), một thiền sư người nước Khương Cư (Sogdiane, nay thuộc nước U-dơ-bếch, Liên xô cũ), ngài từng xuất gia và tu học tại Việt Nam trước khi sang TH hoằng pháp. Ngài đến nước Ngô năm 247 ( nhằm vào năm thứ 10, niên hiệu Xích Ô. Tại nơi này ngài đã thành lập trung tâm hoằng pháp Kiến Sơ, tổ chức đại giới đàn và độ người xuất gia. Tiếp đó ngài được vua Ngô Tôn Quyền ủng hộ để xây dựng Chùa Kiến Sơ và ngôi chùa này về sau đã trở thành trung tâm hoằng pháp nổi tiếng qua các triều đại như Tây Tấn, Tống, Tề, Lương , Trần, Tùy. Ngôi chùa đã từng đổi tên như Trường Khánh Tự, Phụng Hiến Tự, Thiên Hỷ Tự.....

Phật giáo Trung Hoa, thời Tây Tấn (265-316 TL)

Khởi đầu nhà Tây Tấn, Tư Mã Viêm lên xưng đế và đóng đô ở Lạc Dương, nhưng mãi đến năm 280, sau khi đánh tan nhà Ngô, nhà Tấn mới thống nhất được đất nước. Trong thời kỳ này, có nhiều bậc danh tăng xuất hiện để phiên dịch Kinh điển ra Hán ngữ. Đáng chú ý là ngài Đàm Ma La Sát (Dharmaraksa, Trúc Pháp Hộ), người đã chuyển ngữ nhiều bộ kinh quan trọng như Kinh Pháp Hoa(Saddharma-pundarika Sutra), một bộ Kinh Đại thừa nổi tiếng mà về sau Tông Thiên Thai lấy làm kim chỉ nam để tu tập. Ngài còn dịch thêm bốn bộ kinh khác là Kinh Bát Nhã(Prajnaparamita), Kinh Duy Ma Cật(Vimalakirtidesa, kinh này về sau được ngài Cưu Ma La Thập dịch lại), Kinh Thủ Lăng Nghiêm(Surangama Sutra) , Kinh A Di Đà(Sukhavati-vyuha Sutra).

Phật giáo Trung Hoa ,thời Đông Tấn (317-420 TL)

Mở đầu nhà Đông Tấn, Tư Mã Duệ xưng đế ở Kiến Xương. PG trong thời kỳ này được xem là phát triển trên cả hai phương diện cả hình thức tín ngưỡng lẫn tư tưởng triết học . Có nhiều danh tăng đến từ Ấn Độ và đặc biệt là ngay tại TH lại xuất hiện nhiều tăng sĩ tài ba để đóng góp cho công trình phiên dịch và truyền bá Chánh Pháp. Nổi bật nhất là ngài Cưu Ma La Thập (Kumarajiva, 344-413), được người đời tôn xưng là Tam Tạng Pháp sư, người có công phiên dịch nhiều bộ kinh đại thừa từ Phạn ra Hán. Các dịch phẩm chính của ngài là : Kinh A Di Đà( Amitabha Sutra, dịch năm 402), Kinh Pháp Hoa(Lotus Sutra, 406), Kinh Duy Ma Cật(Vimalakirtinirdesa, 406), Kinh Kim Cang(Vajracchedika Sutra, 407), Luận đại Trí Độ(Mahaprajnaparamita-Sastra,412), Thập Nhị Môn Luận (Dvàdasadvara Sastra, 409).

Trong khi ở miền Nam thì có ngài Pháp Hiển ( Fa Hsien , 337-422), một nhà chiêm bái Phật tích (399-314) và phiên dịch kinh điển. Ngài đã vượt qua sa mạc Gobi và Hy Mã lạp sơn để tới Tây vức, ngài dành 6 năm để học chữ Phạn và chiêm bái, sau đó thỉnh kinh trở về TH. Chính sự thành công của ngài đã gợi cảm hứng cho ngài Huyền Trang hai trăm năm sau cũng lên đường đi Tây Trúc thỉnh kinh. Các dịch phẩm quan trọng của ngài gồm có: Kinh Đại Niết Bàn(Mahaparinirvàna Sutra), và Luật Tạng(Vinaya-Pitaka), đáng kể nhất là tác phẩm Phật quốc ký(Fo kuo chi/ Record of the Buddhist countries) được xem là bộ sách giá trị ghi chép về lịch sử và văn hóa của PG Ấn Độ trong thế kỷ thứ 4 và 5.

Sau thời đại nhà Đông Tấn, TH lại tiếp tục chia đôi đất nước thành Nam và Bắc triều (420-588) cho nên PG cũng như vận nước thăng trầm theo thời gian.

Phật giáo ở miền Nam Trung Hoa:

Nam phần TH [ có các nước Tống (420), Tề (479), Lương (502), Trần-Tùy (589) ] do các vua chúa người Hoa thống trị, đang trong thời điểm không thỏa mãn với triết học của Nho giáo, nên đã chuyển hướng, quan tâm đến giáo lý của đạo Phật. Do đó, chẳng bao lâu, PG đã ảnh hưởng sâu rộng từ cung đình cho đến làng xã TH. Các bậc danh tăng xuất hiện trong thời kỳ này có các ngài như Tăng Già Bạt Đà La (Shanghabhadra) , Tăng Tuệ, Huyền Xướng (nước Tề), nước Tống có ngài Cầu Na Bạt Đà La (Gunabhadra), Cương Lương Da Xá (Kàlayàsas), nước Lương với sự trị vì của Lương Võ Đế, một ông vua tín ngưỡng Phật pháp nên trong thời kỳ này PG phát triển rất mạnh, nhiều kinh sách được phiên dịch và ấn hành, các danh tăng tại nước này có các ngài Bồ Đề Đạt Ma (Bodhidharma) Tăng Già Bà La (Sanghapàla), Ba La Mật Đa (Paramàntha)....

Phật giáo ở miền Bắc Trung Hoa:

Miền Bắc TH [gồm các nước Bắc Ngụy (439),về sau chia thành Đông Ngụy (534) và Tây Ngụy (535) theo sau triều Đông Ngụy là Bắc Tề (550), và kế tiếp Tây Ngụy là Bắc Chu (536)], không do các vua chúa người Hoa trị vì, họ không theo Nho giáo, nên rất ủng hộ PG. Tuy nhiên, PG cũng đã trải qua hai kỳ pháp nạn dưới triều vua Thái Võ Đế (thuộc nhà Bắc Ngụy, 466 TL) và vua Võ Đế (triều đại Bắc Chu, 560 TL) nên PG tưởng có lúc đã tàn lụi nơi miền Bắc. Nhưng do có nhiều tăng sĩ đến từ Ấn Độ đã giúp phục hưng Phật pháp tại nơi này. Vào cuối thế kỷ thứ 4 TL, 90% dân số miền Bắc TH (sát với Trung Á và con đường lụa) là Phật tử. Và từ nơi đây, PG đã truyền bá đi Triều Tiên, Nhật Bản và nhiều quốc gia láng giềng khác.

Trong hai thế kỷ 5 và 6 TL, các Tông phái PG Ấn độ bắt đầu truyền đến TH, đặc biệt trong thời kỳ này các tông phái mới cũng được phát sinh tại xứ sở này. PG đã trở nên ảnh hưởng mạnh trong giới trí thức và có quyền lực ở TH, chùa chiền được vua chúa và nhân dân thi đua xây dựng trên khắp đất nước. Do đó không có gì ngạc nhiên, khi triều đại nhà Tùy (581-618) lên ngôi sau khi thống nhất đất nước, PG đã trở thành quốc giáo (state religion) của đất nước này.

Phật giáo Trung Hoa, thời kỳ phát triển :

Thời đại nhà Tùy (581-618, ) :

Thời kỳ vàng son của PGTH tập trung vào triều đại nhà Tùy ( Sui , 581-618) , đây là thời kỳ kiết thiết PGTH. Dưới triều đại nhà Tùy có nhiều vị vua kính ngưỡng và hộ trì PG như vua Tùy Văn Đế và vua Tùy Dạng Đế nên PG đã phát triển rất nhanh. Chùa chiền được xây dựng khắp mọi nơi, người dân mến mộ đạo và phát tâm xuất gia ngày càng đông, ngay cả vua Tùy Dạng Đế cũng đến quy y và thọ Bồ tát giới với ngài Trí Khải ở núi Thiên Thai và tổ chức cúng dường 1.000 vị tăng. Các danh tăng có công hoằng pháp và phiên dịch kinh điển trong thời kỳ này là các ngài Đạt Ma cấp Đa (Dharmagupta); Na Liên Đề Xá (Nàrendrayasas); ngài Xà La Quật Đa ( Jnanagupta)..v.v.

Thời đại nhà Đường (618-907, Mậu dần- Đinh Mão):

Mặc dù phần lớn các vua nhà Đường luôn là tín đồ của đạo Lão. Nhiều vị vua ủng hộ Phật pháp vì thuận theo lòng dân, nhưng cũng có vua thẳng tay đàn áp PG, vì cho rằng PG không bao giờ có thể thay thế được Nho giáo và Lão giáo, chẳng hạn vào năm 845 TL, vua Võ Tôn (Wu-tsung) , đã mở chiến dịch khủng bố PG. Theo sử liệu ghi nhận có trên 40.000 tự viện bị phá hủy và 260.500 tăng ni bị buộc phải hoàn tục. Tuy nhiên, đó chỉ là một khúc quanh của lịch sử PGTH, thời gian còn lại của nhà Đường là phục hưng và có thể nói PGTH trong thời kỳ này được phát triển toàn diện từ kiến thiết hạ tầng đến học thuật tông phái, triết học và nghệ thuật. Và những thành công rực rỡ của PGTH trong thời kỳ đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống tu học không những trong phạm vi đương đại mà còn kéo dài đến tận các thế kỷ sau , không những chỉ ảnh hưởng trong nước mà còn truyền bá ra các quốc gia PG lân cận nữa.

Các bậc danh tăng thạc đức xuất hiện trong thời kỳ như ngài Pháp Tạng của Hoa Nghiêm tông , ngài Đạo Tuyên của Luật tông, ngài Huệ Năng của Thiền tông, ngài Kim Cương Trí của Mật Tông, và đặc biệt có ngài Huyền Trang (Hsuan-tsang, 600-664) , đã lên đường đến Tây Trúc để chiêm bái, học hỏi trong 16 năm và mang về cho TH nhiều tài liệu Kinh sách quý giá trong thời kỳ này. Tác phẩm Đại Đường Tây Vực Ký (Ta-t'ang hsiyu chi) của ngài đã trở thành tư liệu nghiên cứu lịch sử, văn bản học văn hiến học vô giá cho thời đại hôm nay ; các công trình nghiên cứu phiên dịch và sáng tác của ngài như Kinh Bát Nhã(Prajnaparamita sutra, 600 quyển), A-tỳ-đạt-ma-câu-xá-luận,(Abhidharma-kosa-sastra ) , Duy Thức tam Thập Tụng Luận(Trimshika- sastra) Nhị Thập Tụng Luận(Vimsatikakarika-sastra) , Du Già Sư Địa Luận(Yogacaryabhùmi-sastra) hay Thành Duy Thức Luận( Vijinaptimatrata- sastra, tác phẩm sáng tác).... đã trở thành một công trình văn hóa của toàn nhân loại.

Một nhà dịch thuật kinh điển khác trong thời kỳ này là ngài Nghĩa Tịnh (I-ching, 635-713), là một nhà chiêm bái và phiên dịch kinh điển quan trong của PGTH. Năm 617, ngài lên đường hành hương sang Ấn Độ bằng đường biển và lưu lại nơi ấy 20 năm. Tại đại học Nalanda ngài đã theo học giáo nghĩa của cả hai hệ thống tư tưởng Tiểu thừa (Hinayana) và Đại thừa (Mahayana) và tiếp đó ngài bắt đầu chuyễn ngữ những ?inh sách quan trọng ra Hán ngữ. Năm 695, ngài trở về TH và mang theo 400 Kinh sách các loại. Tại quê nhà với sự hợp tác của ngài Thực Xoa Nan Đà (Sikshananda), ngài tiếp tục công việc nghiên cứu và dịch thuật của mình. Các dịch phẩm quan trọng của ngài là Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh(Buddhavatamsaka sutra) và Luật tạng (Vinaya-pitaka) của phái Căn bản thuyết nhất thiết hữu bộ Tì-nại-da(Mulasarvastivada) và trên 50 dịch phẩm quan trọng khác.

Cùng với Cũng trong thời điểm này có nhiều tông phái PG ra đời tại TH để sánh vai với các trường phái học thuật xứ sở này, để cùng nhau mang lại ích lợi và phát triển tâm linh cho người dân. Các tông phái đáng chú ý là Tịnh Độ tông, Thiền tông, Thiên Thai tông, Hoa Nghiêm tông..v.v...

Các Tông phái Phật giáo Trung Hoa:

  • Luật Tông (Lu/Vinaya):là một trong những Tông Phái chính của PGTH. Tông này theo khuynh hướng bảo thủ giống như truyền thống ở các nước ở Nam Á, được ngài Đạo Tuyên (Tao-hsuan, 596-667) dựa vào bộ Tứ Phần Luật(The Vinaya in Four Parts, bản dịch của ngài Buddhayashas) mà thành lập vào thời đại nhà Đường. Chủ trương của tông là nghiêm trì giới luật để tiến đến Phật quả. Đây là một tông phái kiểu mẫu nhất để lập lại trật tự và giữ vững quy cũ thiền môn của PGTH.

    • Câu xá Tông (Kosha-tsung/Realistic): Tông này phát xuất từ một ý tưởng trong luận bảnA Tỳ Đạt Ma Câu XaAbhidharma-kosha sastra) của ngài Thế Thân (Vasubandhu , 316-396) là em của đại sư Vô Trước (Asanga) và từng là một học giả lừng danh của phái Nhất Thiết Hữu Bộ(Sarvastivada/ All things exist, một trong 18 tông phái của PG Tiểu Thừa ). A Tỳ Đạt Ma Câu Xá luận [ được ngài Chân Đế dịch (Paramàrtha, 563-567), nhưng về sau được ngài Huyền Trang dịch lại]là một luận bản phê bình đại cương về hệ thống triết học A Tỳ Đàm (Abhidharma) của Tiểu Thừa. Tông này được thành lập không bao lâu thì sát nhập vào Tam Luận Tông.

  • Tam Luận Tông ( San-lun/Three Treatises) : do ngài Cưu Ma La Thập thành lập.Tông này phát xuất từ phái Trung Quán ở Ấn Độ, một trường phái phát triển của Đại sư Long Thọ (Nararjuna). Giáo lý tông này cũng nhấn mạnh đến tự tánh không của vạn pháp. Như tên gọi của tông này, Tam Luận, tức là dựa vào ba bộ luận chính, Trung Quán Luận(Madhyamika), Thập Nhị Môn Luận(Dvadasamuka Sastra) của Ngài Long Thọ,và Bách luận(Shata sastra) của Ngài Thánh Thiên (Aryadeva).

  • Pháp Tướng Tông (Fa-tsiang/Idealist): bắt nguồn từ trường phái Du Già(Yogacara) của Ấn Độ, một tông phái của PG phát triển có mặt từ năm 167 TL tại Ấn. Tại TH do ngài Huyền Trang dựa theo bộ Nhị Thập Tụng luận( Vimsatikàkàrikà) mà thành lập.

  • Mật Tông (Mi-tsung/Tantric): do ngàiThiện Vô Úy (Subhakarasimha, 637-735) thành lập vào năm 716. Vị tông chủ của giáo phái này là Đức Đại Nhật Như Lai(Mahavairocana), hành giả của giáo phái này tu theo lời dạy trong bộ Đại Nhật Kinh (Mahavairocana sutra, do ngài Thiện Vô Úy dịch ). Người kế thừa tông này là ngài Kim Cương Trí (Vajrabodhi, 670-741) người Ấn, đến TH vào năm 720 và ngài Bất Không Kim Cương (Amoghavajra,705-774, người Ấn), hai ngài có công giải thích kinh Đại Nhật, lập đàn tràng Mandala và nhiều lễ nghi khác để hướng dẫn đồ chúng thực hành. Tông này chỉ hoạt động gần 100 năm thì bị thay thế bởi Lạt Ma giáo của Tây Tạng.

  • Hoa Nghiêm Tông (Hua Yen/Flower Adornment): do ngài Tu-Shun (557-640) dựa vào Kinh Hoa Nghiêm (Avatamsaka Sutra) để lập tông . Nhưnng ngài Pháp Tạng (Fa-Ts'ang, 643-712 TL, gốc người Soghdian nhưng sinh tại Trường An,TH, là tổ thứ 3 của Hoa Nghiêm tông) đã có công xiển dương tông này. Ngài Pháp Tạng trước đó từng là thành viên trong ban phiên dịch của pháp sư Huyền Trang, ngài đã tâm đắc và dẹp tan mọi ảo mộng về duy tâm sau khi đọc Kinh Hoa Nghiêm. Hoàng Hậu Võ Tắc Thiên (trị vì năm 690-705) rất sùng mộ tông này nên vào năm 704 đã thỉnh cầu ngài Pháp Tạng vào cung đình để thuyết giảng Kinh Hoa Nghiêm. Các vị tổ thừa kế tông này là ngài Chih-Yen (602-668) , Ch'eng-Kuan, 738-838) và Kuei-feng Tsung-mi (780-841). Tiếp đó tông này phát triển rất mạnh ở TH. Tông này tôn thờ và thực hành pháp hạnh của đức Phật Tỳ Lô Xá Na.

  • Thiên Thai Tông (T'ien-T'ai/White Lotus):còn được gọi là Pháp Hoa Tông, một trong những tông phái chính của PGTH được Ngài Trí Khải (Chih-i, 538-597 TL, thường được gọi là Thiên Thai Đại Sư) dựa vào giáo lý Kinh Pháp Hoa(Saddharma-pundarika) mà lập tông tại núi Thiên Thai vào năm 575, ( nơi đây hiện còn ngôi chùa Quốc Thanh do chính Ngài Trí Khải xây dựng vào năm 601, được xem là thánh tích quan trọng của PGTH). Trí Khải đại sư là tác giả của trên ba mươi luận bản nổi tiếng như Pháp Hoa Huyền Nghĩa(Fa-hua hsuan-tsan), Pháp Hoa Văn Cú(Fa-hua Wen Chu), Ma Ha Chỉ Quán(Mo-ho-chih-kuan)... các vị tổ trong dòng truyền thừa tông này là Kuan-ting, Fa-hua, T'ien-kung, Tso-ch'i, Ch'an-jan và ngài Tao-Sui, người có công giới thiệu tông này đến Nhật bản vào thế kỷ thứ 9.

    • Tịnh Độ Tông (Ch'ing-t'u/Pureland ): đây là một tông phái rất phổ biến ở các quốc gia Bắc phương PG, có nguồn gốc từ thế kỷ thứ hai Tây lịch tại Ấn Độ. Tông này dựa vào giáo lý của Kinh Vô Lượng Thọ(Sukhavativyuha) và Kinh A Di ĐaAmitabha-sutra). Cả hai bộ Kinh này đều mô tả về một cõi giới ở phía Tây, nơi những hành giả tu tập theo tông này sẽ tái sinh sau khi bỏ báo thân ở cõi Ta Bà như là một kết quả từ niềm tín tâm nơi Đức Phật Di Đà và tu tập nhiều thiện nghiệp. Vị Tông chủ của phái này là Đức Phật A Di Đa?ay Đức Phật có ánh sáng vô lượng (unlimited light Buddha).Tại TH tông này do Tô Huệ Viễn (Hui-Yuan ,334-416) khai sáng vào năm 402, nhưng đến khi Ngài Đàm Loan (476-542) thời nhà Ngụy mới chính thức hình thành và đến đời ngài Đạo Trác (562-645) thời nhà Đường mới phát triển toàn diện và truyền bá khắp TH.

  • Thiền Tông (Ch'an/Zen): là một tông phái đặc biệt và thành tựu nhất của PGTH. Thiền bắt nguồn từ thời Phật Thích Ca, rồi được Tổ Bồ Đề Đạt Ma (Bodhidharma, 470 - 536, là sơ tổ của dòng Thiền TH), con của vua Chí Cương, thuộc dòng Sát Đế Lợi, nước Quốc Hương, Nam Thiên Trúc, vùng Cao nguyên Dekkan, miền Nam Ấn Độ. Ngài là Tổ sư thiền tông đời thứ 28 của Ấn Độ. Năm 526 vâng lời Thầy Prajnatara (Tổ thứ 27), ngài đến Trung Hoa để hoằng pháp. Tại Trung Hoa lúc đầu thiền bị ảnh hưởng mạnh mẽ của đạo Lão và Khổng. Thiền chỉ độc lập và nổi tiếng từ thế kỷ thứ bảy, tức phải đợi đến đời tổ Huệ Năng (Hiu Neng, 638-713, tổ thứ sáu) thì tông này mới được truyền bá rộng rãi và đã trở thành một tông phái chính cho tới ngày nay. Các bộ kinh chính của tông này là: Kinh Lăng Già(Lankavatara), Kinh Bát Nhã(Heart sutra), Kinh Duy Ma Cật(Vimalakirtinirdesa), Kinh Kim Cương Bát Nhã(Vajracchedika), và về sau có thêm bộ Pháp Bảo Đàn Kinhcủa lục tổ Huệ Năng nữa.

Phật giáo Trung Hoa, thời kỳ suy vi và chấn hưng:

Sau cuộc đàn áp dã man dưới triều đại vua Võ Tôn vào năm 845. Cả Thiên Thai Tông và Hoa Nghiêm Tông đều bị tàn lụi vì sự đơn độc của hai tông phái này. Thiền và Tịnh Độ tông với nhiều tín đồ, được sống sót, phục hồi và tìm lại chỗ đứng trong xã hội Khổng Mạnh.

Triều đại nhà Nguyên (1215-1368) :

Mật giáo của PG Tây Tạng được giới thiệu đến miền Bắc TH nơi được sự đở đầu của hoàng gia sau khi Mông cổ xâm lăng TH, nhưng phần lớn theo khuynh hướng chính trị hơn là tôn giáo. Trong thời kỳ này đại tạng Kinh của Tây Tạng được truyền đến TH và được chuyển dịch sang hán ngữ .

Triều đại nhà Minh (Ming,1368-1662):

Khởi đầu từ vua Chu Yuan Chang, một vị vua rất kính ngưỡng Đức Phật Di Lặc (MaitryaBuddha), nên hết lòng ủng hộ Thiền và Tịnh Độ tông. Do đó trong thời kỳ này hai tông phái chính trên đã phục hưng và phát triển mạnh và không những truyền bá rộng khắp TH.

Triều đại nhà Thanh (Ch'ing, 1662-1911):

PG tiếp tục phát triển, nhất là Mật tông của Tây Tạng được hoàng gia bảo trợ nên có nhiều ưu thế hơn. Các hoàng đế Thuận Trị, Khang Hy, Ung Chính, Càn Long là những ông vua hết lòng hộ trì Phật pháp và bảo trợ nhiều công trình Phật sự để đời như cho khắc in ba Đại Tạng Kinh TH. Tuy nhiên cuộc nổi loạn vào các năm 1851-64 ở miền Nam TH do vua Manchu của nhà Thanh cầm đầu, đã tạo ra một cuộc khủng bố khốc liệt đối với PG, kết quả nhiều tự viện bị hủy diệt và tịch thu. Sau đó, PGTH phải cầu viện PG Nhật bản trợ giúp để phục hồi.

Đầu thế kỷ 20 là thời điểm chấn hưng PGTH. Sau cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 đã tạo ra một làn sóng mới về dân chủ tự do cho nhân dân TH thoát khỏi ách thống trị của chế độ phong kiến. Năm 1912, Tổng Hội Phật Giáo TH(Chinese Buddhist Association) ra đời tại Thượng Hải, một năm sau đó một hội khác ra mắt tại Bắc Kinh là Trung Ương PG Công Hội. Đến năm 1922, công cuộc chấn hưng PG đã lên cao với sự lãnh đạo phong trào tích cực của Đại sư Thái Hư (T'ai-Hsu, 1890-1947), người khai sáng Hội PG TH(Buddhist Society of China) có hơn 5 triệu thành viên trên khắp đất nước. Mở đầu ngài cho thành lập Phật học viện Pháp Tạng ( Fa t'sang Buddhist School), ngài nhấn mạnh rằng chương trình dạy được kết hợp hài hòa giữa Phật học và khoa học để thu hút giới thanh niên trí thức, kết quả là học viên theo học rất đông.

Không những Đại sư Thái Hư chăm lo chấn hưng nền PG trong nước mà ngài còn có nhiều đóng góp để chấn hưng PG thế giới. Chẳng hạn, năm 1924, ngài tổ chức Hội nghị Phật giáo thế giới(World Buddhist Conference) tại Lô Sơn, TH. Năm 1925, ngài tổ chức Hội nghị Phật giáo Đông Á(East Asian Buddhist Conference) ở Tokyo, Nhật bản. Và từ năm 1928, ngài bắt đầu các chuyến đi hoằng pháp ở các nước ở phương Tây. Ngài đã trở thành một trong những nhà truyền giáo người châu Á đầu tiên đến diễn thuyết tại Pháp, Đức, Anh và Mỹ quốc, riêng tại Pháp, vào 1931, ngài đã cho xây dựng một Học viện PG tại Pari để hướng dẫn quần chúng Tây phương học Phật.

Nhìn chung với sự góp sức chấn hưng của các Đại sư Thái Sư và sự ủng hộ của chính phủ TH, PG đã nhanh chóng phục hưng về mọi phương diện từ kiết thiết trùng tu cơ sở cho đến văn hóa nghệ thuật, in ấn kinh điển. Phong trào chấn hưng PG tại TH lúc ấy đã ảnh hưởng và lan tỏa đến các nước làng giềng như Nhật bản, Triều tiên và Việt Nam.

Lời kết:

Vào đầu thế kỷ 20, PGTH phải chịu trải qua một thời kỳ cải cách để có thể thích hợp trào lưu mới của xã hội, những tưởng vận mệnh PG đã thoát khỏi tai ách của thời cuộc, nhưng không bao lâu sau đó, PGTH lại tiếp tục bị tàn phá trầm trọng qua cuộc chiến Trung-Nhật (1940-1945), rồi tiếp đó là cuộc cách mạng văn hóa nội bộ (1966-1976), PGTH đã trở thành nạn nhân của các cuộc đàn áp vô căn cứ của chính sách đổi mới lạ lùng này.

Từ năm 1976 đến nay, tuy chính phủ TH có nhiều chính sách cởi mở hơn để khôi phục lại PG, nhưng nhìn chung PGTH vẫn chưa lấy lại được sinh khí của mình như thuở nào. Tất cả phải đợi chờ đến một cuộc đổi mới khác trong một tương lai gần ./.

Tham khảo theo các tài liệu :

  • Daisaku Ikeda, The Flower of Chinese Buddhism, Weatherhill, New York, 1997
  • Peter Harvey, An Introduction to Buddhism, teachings, history and practices, Cambridge University Press, London,1997
  • William E. Soothill & Lewis Hodous, A Dictionary of Chinese Buddhist Terms, Motilal Banarsidass Publishers, Delhi, India, 1997
  • Andrew Skilton , A Concise History of Buddhism, Windhorse Publications, 1994
  • John Snelling , The Buddhist Handbook, the complete guide to Buddhist Schools, Teachings, Practice and History, Inner Traditions, Canada, 1992
  • Most Ven. Thich Huyen Ton, Lịch Việt Nam Văn Hiến Năm Ngàn Năm, Melbourne, Úc Châu, 1990

---o0o---

Kỹ thuật vi tính:
Hải Hạnh, Ðàm Thanh, 

Diệu Nga, Tâm Chánh, Nguyên Tâm
Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/03/2022(Xem: 3331)
Thế giới đang chứng kiến cuộc chiến khốc liệt tại Ukraine. Chiến tranh đã chính thức khởi động vào ngày thứ Năm, 24 tháng 2 năm 2022, khi quân đội Nga tấn công sâu vào lãnh thổ Ukraine. Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelensky, đã cùng nhân dân quyết tâm bảo vệ lãnh thổ của tổ quốc khiến cho hầu hết các quốc gia và nhân dân trên thế giới cảm động và hết lòng ủng hộ. Chiến sự xảy ra suốt hơn 2 tuần qua khiến hơn 1 triệu dân Ukraine phải di tản qua các nước tự do láng giềng; hàng nghìn người dân vô tội đã bị tử vong hoặc thương vong dưới bom đạn từ quân đội Nga; nhiều thành phố, khu dân cư bị phá hủy nặng nề, và gần nhất, ngày 9 tháng 3 năm 2022, quân đội Nga đã ném bom vào một bệnh viện phụ sản ở thành phố cảng miền nam Mariupol của Ukraine khiến một số bệnh nhân phụ nữ, nhi đồng bị thiệt mạng hoặc bị thương.
11/03/2022(Xem: 2374)
Sự hiện diện của nền dân chủ tự do gắn liền với những tư tưởng tự do, bình đẳng có vẻ như là điều hiển nhiên và không thể đảo ngược. Nhưng những tư tưởng này còn mong manh hơn chúng ta nghĩ. Sự thành công của chúng trong thế kỷ 20 phụ thuộc vào những điều kiện công nghệ độc đáo có thể được chứng minh là không bền vững. Vào thập kỷ thứ hai của thế kỷ 21, chủ nghĩa tự do cá nhân bắt đầu mất đi sự tin cậy. Các câu hỏi về khả năng của nền dân chủ tự do cho tầng lớp trung lưu đã ngày thêm nhiều hơn; chính trị thì ngày thêm man rợ và càng ngày thêm có nhiều quốc gia có những lãnh đạo thể hiện xu hướng mị dân và độc tài. Nguyên nhân gây ra sự chuyển biến mang tính chính trị này thật phức tạp, nhưng chúng có vẻ như đan xen với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện nay. Công nghệ dành cho nền dân chủ thay đổi và cũng như trí tuệ nhân tạo (AI) đang phát triển, thậm chí nó còn có thể đi xa hơn nữa.
10/03/2022(Xem: 2241)
Hôm thứ Hai, ngày 07 tháng 03 vừa qua, người phát ngôn của Bộ Lễ nghi và Tôn giáo Vương quốc Campuchia Cư sĩ Seng Somuny xác nhận rằng, tính đến ngày 05 tháng 03 vừa qua, có đến 1.751 người đã mắc Covid-19 hầu hết là các chức sắc tôn giáo. Cư sĩ Seng Somuny cho biết, trong số những người bị nhiễm Covid-19 có 23 trường hợp tử vong và 1.264 người đã được chữa khỏi. Trong số những người bị nhiễm Covid-19, có 315 người Hồi giáo, 06 người tử vong và 305 người đã được chữa khỏi. Thiên Chúa giáo có 23 trường hợp bị mắc Covi-19, một người tử vong và 116 người đã được chữa khỏi. Trong số những người tôn giáo khác, có tổng cộng 38 nhà sư Phật giáo bị mắc Covid-19 và tất cả những người khác đều đã bình phục.
02/03/2022(Xem: 2576)
Đang bình yên vì đâu bom đạn nổ ? Do lòng tham hay cuồng vọng vô minh ? Được gì đây khi đánh mất thanh bình ! Nghiệp lực tạo đầy tang thương đổ vỡ !
02/03/2022(Xem: 2521)
Trắc nghiệm trong Nghiên cứu Chiến lược: Tại sao mã thông báo cho nữ Thủ tướng thứ ba của Ấn Độ Indira Gāndhī về vụ Thử nghiệm hạt nhân Pokhran 1 thành công; Bài kiểm tra đầu tiên có tên mã là "Đức Phật mỉm cười" (Buddha is smiling), được tiến hành vào tháng 5 năm 1974, trong khi các bạn suy nghĩ về nó, hãy chuyển sang tình hình nóng bỏng ở Ukraine. Vào thời điểm các bạn đang đọc tin này, quân đội của Nga đã tấn công áp sát rất gần thủ đô Kyiv của Ukraine. Câu hỏi thường được thắc mắc trong vài ngày qua và sẽ tiếp tục vang vọng trong nhiều thập kỷ tới, liệu Tổng thống Nga Vladimir Putin có dễ dàng uy hiếp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, nếu quốc gia này không từ bỏ kho dự trữ vũ khí hạt nhân sau Bản ghi nhớ Budapest 1994.
01/03/2022(Xem: 3900)
Những ngày gần đây, dường như chánh niệm đang lan tỏa khắp mọi nơi. Khi tìm kiếm trên Google mà tôi đã thực hiện vào tháng 1 năm 2022 cho cụm từ "Chánh niệm" (Mindfulness) đã thu được gần 3 tỷ lượt truy cập. Phương pháp tu tập thiền chánh niệm này hiện được áp dụng thường xuyên tại các nơi làm việc, trường học, văn phòng nhà tâm lý học và các bệnh viện trên khắp cả nước Mỹ.
01/03/2022(Xem: 3871)
Hàng trăm đồ tạo tác vật phẩm văn hóa Phật giáo đã bị đánh cắp hoặc phá hủy sau cuộc quân sự Taliban tấn công và tiếp quản Chính quyền Afghanistan ngày 15 tháng 08 năm 2021. Hôm thứ Ba, ngày 22 tháng 02 vừa qua, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết, Hợp chúng quốc đã hạn chế các vật phẩm văn hóa Phật giáo và lịch sử từ Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan, với hy vọng ngăn chặn "những kẻ khủng bố" kiếm lợi, nhưng các chuyên gia bày tỏ lo ngại về những hậu quả không mong muốn.
01/03/2022(Xem: 2918)
Tôi thật đau lòng như kim châm muối xát về cuộc xung đột đổ máu tại Ukraine. Thế giới của chúng ta luôn tương tác phụ thuộc lẫn nhau, đến mức xung đột bạo lực giữa hai quốc gia chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến phần còn lại của nhân loại thế giới. Chiến tranh đã lỗi thời - bất bạo động là cách duy nhất. Chúng ta cần phát triển ý thức về tính hợp nhất của nhân loại, bằng cách coi những người khác đều là huynh đệ cùng chung sống trong đại gia đình trên hành tinh này. Đây là cách chúng ta sẽ xây dựng một thế giới hòa bình hơn. Các vấn đề và bất bạo động được giải quyết tốt nhất thông qua đối thoại. Thực sự hòa bình có được nhờ sự hiểu hiểu biết, cảm thông và tôn trọng hạnh phúc của nhau.
26/02/2022(Xem: 2401)
Thiền phái Tào Khê, Phật giáo Hàn Quốc đầu tư kiến tạo Trường Đại học Nông nghiệp Công nghệ cao Borigaram (보리가람농업기술대학) tại làng Mwasonga, cách thành phố lớn nhất của Tanzania, TP.Dar es Salaam, khoảng 3 giờ đồng hồ đi xe hơi, Cộng hòa Thống nhất Tanzania, một quốc gia ở bờ biển phía đông châu Phi và đã đi vào hoạt động cho lớp học đầu tiên. Gồm 60 sinh viên được thi tuyển từ khắp Tanzania, họ được lưu trú tại Ký túc xá trong khuôn viên trường từ tháng 2 năm 2016 và đã đưa ra những học kỳ đầu tiên.
26/02/2022(Xem: 2126)
Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan phải hứng chịu các cuộc nội chiến kéo dài liên miên, chiến tranh tàn phá khốc liệt, hiện người dân nơi đây đang sống trong cảnh mùa giá lạnh cay đắng. Nhiều người đang phải chịu cảnh đói và rét, khẩn cấp cứu hộ quốc tế là tối cần thiết. Với từ bi tâm cứu trợ nhân đạo, Pháp sư Giác Thành, Phó Tổng Thư ký Quốc tế Phật Quang Sơn đặc trách vực Đông Nam Á, cùng đồng tâm hợp lực với tổ chức Hòa bình Thế giới Malaysia, Ngân hàng Đầu tư Kỹ thuật số Golden Horse, đã tiến hành thành lập Nhóm Sưởi ấm và Chăm sóc Nhân đạo để viện trợ nhân đạo cho nhân dân các địa phương Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567