Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thông Bạch Lễ Tiểu Tường Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Đệ Lục Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất

21/10/202413:30(Xem: 560)
Thông Bạch Lễ Tiểu Tường Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Đệ Lục Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất


on tue sy-1945-2023-1


GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT

VIỆN TĂNG THỐNG

HỘI ĐỒNG GIÁO PHẨM TRUNG ƯƠNG 

---------------------------------

                                          Phật lịch: 2568                                                                                    Số:  24/HĐGPTƯ/TB/CTK

 

THÔNG BẠCH

LỄ TIỂU TƯỜNG ĐỨC TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG
ĐỆ LỤC TĂNG THỐNG GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT

           

          Kính bạch:    Chư tôn Trưởng lão Hội đồng Giáo phẩm Trung ương Viện Tăng thống,Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất,

                              Chư tôn Tịnh đức Tăng-già nhị bộ.

                              Kính thưa: Thiện tín Phật tử.

         
Trong đêm dài vô minh, với nổi khổ vô biên của chúng sanh, Chư Phật, Chư Tổ sư, liệt vị Tăng-già đã truyền thắp cho nhau ngọn đèn vô tận để soi sáng cung ma, biến uế độ thành tịnh độ. Trong sự tiếp nối chí nguyện thù thắng đó, Đức Trưởng lão Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, Đệ lục Tăng thống GHPGVNTN đã đem bi tâm phổ hóa quần sanh, thắp đèn tuệ dẫn người ra khỏi rừng tà, vận đức dũng giữ nền đạo thống, dựng đứng dậy những gì đã sụp đổ, mang lý tưởng Bồ-tát đạo dưỡng nuôi chánh tín trong lòng tứ chúng.

         
Tròn một năm Đức Trưởng lão Hòa thượng quảy dép về Tây, niềm xúc động mãi trào dâng, triệu tấm lòng tín đồ trên khắp năm châu luôn hướng về tri ân bậc Long tượng chốn rừng Thiền,  nơi Giác linh đường ngày ngày trầm xông hương ngát, người xa người gần một lòng khể thủ bậc Tôn sư, từng giọt lệ rơi tự thán đời mình phước kém khi Thầy không còn, những tâm tư trang trải cho ước nguyện Thầy tái lai,…tất cả gom lại trong những khoảnh khắc vô ngôn để niềm giao cảm Thầy trò nhiệm mầu trong tâm hạnh: “Hư không hữu tận, ngã nguyện vô cùng”.

         
Di sản của Ngài để lại cho tứ chúng là gia tài Phật pháp với Bồ-đề nguyện, Bồ-đề hạnh, và chí nguyện “Bỉ ký trượng phu ngã diệc nhĩ” (Người là bậc trượng phu thì ta cũng thế), và còn đây đạo nghiệp hoằng vĩ của bậc Giáo hội đạo sư luôn y chỉ đường hướng hành đạo của Thầy Tổ: “…Đại thừa giới đặc biệt nghiêm khắc răn dạy sự trung thành với Phật Pháp Tăng: cấm xu phụ quyền thế, cấm phỉ báng đồng đạo, cấm thuyết pháp hại đạo, cấm không cứu chuộc đồng đạo, cấm nạp tăng tịch cho chính quyền, cấm mặc cho đồng đạo bị chính quyền sai sử…Đại thừa giới lại cấm trở ngại sự xuất gia hành đạo, sự kiến thiết tự viện, sự tạo lập đạo tràng…Đặc biệt hơn nữa, Đại thừa giới cấm hại nước hại dân: làm gián điệp, nhất là gián điệp ngoại giao…Chỉ có thế mà thôi, Đại thừa giới cũng đã là 1 vị hộ pháp”[1]. Di sản tôn quý này, Hội đồng Trưởng lão Viện Tăng thống, tứ chúng GHPGVNTN trong và ngoài nước nguyện kế thừa, kiên trì giữ vững lập trường hoằng pháp mà Chư Phật, Chư Tổ, Lịch đại Tăng thống đã tuyên thuyết, trao truyền. Trước bao nghịch cảnh bủa vây thì chí nguyện của Giáo hội vẫn sắc son, lấy sự kham nhẫn để lèo lái con thuyền Giáo hội. Dù bao biến thiên của thế sự, nhân tâm thì GHPGVNTN xin nguyện làm Phật sự bằng Phật tâm, Phật chất, để góp phần phụng sự Dân tộc và Nhân loại.

         
Dù huyễn thân của Đức Trưởng lão Hòa thượng đã tan vào trong bốn đại, nhưng lời tha thiết được cất lên từ phẩm tính hùng lực và trí tuệ, từ bi, nhẫn nhục, khoan dung của bậc Thầy tôn quý vẫn còn đang lưu xuất trong đời sống tu học của Phật giáo đồ Việt Nam trên khắp năm châu : “Chúng đệ tử Phật Việt Nam, trong nước cũng như ngoài nước, cùng chung một huyết thống tổ tiên, cùng tôn thờ một Đức Đạo Sư, hãy cùng hòa hiệp như nước với sữa, thì ở trong Phật pháp mới có sự tăng ích và an lạc. Hãy quên đi những bất đồng quá khứ và hiện tại trong các hoạt động Phật sự, hãy quên đi những lỗi lầm của người này hay người kia, cùng hòa hiệp nhất trí hoằng dương Chánh Pháp trên cơ sở giáo nghĩa được lưu truyền trong Tam tạng Thánh giáo, để không phụ công ơn tài bồi của các Sư Trưởng; công đức hy sinh vô úy của chư vị Tăng Ni, Phật tử, vì sự trong sáng của Chánh Pháp, vì sự thanh tịnh và hòa hiệp của Tăng già, đã tự châm mình làm ngọn đuốc soi đường cho chúng ta ngày nay vững bước trên Thánh đạo”[2].

         
Kính bạch Chư tôn đức, 

Kính thưa quý vị,

         
Thấm thoát, thời gian theo quy luật vận hành của đất trời cũng tròn đủ tứ thời bát tiết, đã đến tuần lâm tiểu tường đức Trưởng lão Hòa thượng, đây là nhân duyên để Đại chúng bày tỏ lòng tri ân đến bậc Tôn sư khả kính. Hội đồng Giáo phẩm Trung ương Viện Tăng thống GHPGVNTN cùng Chư tôn tịnh đức Tăng-già nhị bộ, thiện tín Phật tử gần xa, thành tâm cung thiết đạo tràng báo ân, tưởng niệm Giác linh Đức Trưởng lão Hòa thượng Đệ lục Tăng thống GHPGVNTN vào ngày 12 tháng 11 năm 2024 (nhằm ngày 12 tháng 10 năm Giáp thìn), tại Chùa Phật Ân, Xã Long Đức, Huyện Long Thành, Tỉnh Đồng Nai với chương trình như sau:

-       7h00 – 8h30       : Chư tôn đức, Phật tử vân tập đảnh lễ Giác linh

-       8h30 – 9h30       : Trì tụng Kinh Di Giáo

-       9h30 – 11h00     : Cúng ngọ - Cung tiến Giác linh

-       11h00 – 12h00   : Thọ trai

-       14h00 – 16h00   : Thí thực âm linh cô hồn

          Hoàn mãn

          Dù báo thân Ngài đã mãn, nhưng pháp thân của bậc xuất trần thượng sĩ vẫn còn đang lưu nhuận để chấn hưng Phật giáo nước nhà, làm cho Tổ ấn trùng quang, pháp giới chúng sanh thấm nhuần ơn tế độ.  

          Cúi lễ Giác linh bậc Thầy tôn kính, chúng con xin nguyện tiếp nối hành nguyện của Ngài bằng việc thực hành chánh pháp, lợi lạc quần sanh qua lời giáo giới của Chư Tổ mà Ngài đã trùng tuyên khuyến tấn đồ chúng:

          “Cảm đức từ bi, để nhiều kiếp nguyền cho thân cận;

          Đội ơn cứu độ, nát muôn thân thà chịu đắng cay”

                                                   (Cư trần lạc đạo phú – Trần Nhân Tông)

          Nam mô tự Lâm tế chánh tông tứ thập tứ thế, Việt Nam Phật giáo Thống nhất Giáo hội, đệ lục Tăng thống đại bảo vị, húy thượng NGUYÊN hạ CHỨNG, hiệu TUỆ SỸ, Trưởng lão Hòa thượng Giác linh tác đại chứng minh.   

Phật Ân Tự, Phật lịch 2568, ngày 16 tháng 09 năm Giáp Thìn (18/10/2024)
Thừa ủy nhiệm
Hội đồng Giáo phẩm Trung ương
Chánh Thư ký Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống
(Xem phiên bản pdf có ấn ký)
Tỷ-kheo Thích Đức Thắng

 

 

 

Nơi nhận:

-     Chư tôn đức Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương Viện Tăng Thống, GHPGVNTN,

-     Các Nhiếp sự vụ, Phòng, Ban, Vụ trực thuộc Văn phòng Viện Tăng thống,

“Kính tri tường”

-     Môn đồ pháp quyến Đức Trưởng lão Hòa thượng 

“Đồng liễu tri”

-     Lưu hồ sơ Văn phòng Viện Tăng thống.

 

 
                                              



[1] Trí Quang (1998), Bồ-tát giới, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, trang 07

[2] Tuệ Sỹ (2022), Giới thiệu công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam, Hội đồng Hoằng pháp ấn hành, trang 325

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/07/2022(Xem: 3507)
Gần đây trên trang nhà Quảng Đức xuất hiện một tuyển tập thơ Bồ Đề gồm nhiều bài thơ tự cảnh tỉnh mình với bút hiệu Chiêu Đề, Thôi kệ, Tát Bà Ha từ HT Thích Đồng Bổn … khiến người viết có chút thắc mắc vì chỉ mới vài năm trước đây mỗi khi muốn tìm tiểu sử một nhân vật Phật Giáo VN nào trong thế kỷ 20 ( danh tăng) tôi thường tìm kiếm trên mạng để rồi download PDF mà tìm hiểu thêm và đã biết đến tiểu sử của Ngài qua mục tác giả của Trang nhà Quảng Đức, theo đó tôi được ghi lại như sau:
29/06/2022(Xem: 7141)
Hơi Thở, Đường Dẫn Đến Chánh Niệm (Bài viết của TT Nguyên Tạng tưởng niệm Sư Ông Làng Mai, do Ca Nhạc Sĩ Thùy Linh diễn đọc)
27/06/2022(Xem: 3654)
Thông báo về Lễ Bách Nhật và Lễ Nhập Bảo Tháp HT Thích Đỗng Tuyên tại Tu Viện Quảng Hương, Già Lam, Sài Gòn (28/6/2022)
25/06/2022(Xem: 5959)
Hòa Thượng Thích Thắng Hoan, thế danh là Nguyễn văn Đồng, sanh năm Kỹ tỵ ( 1928 ) tại thành phố Cần Thơ, miền Nam Việt Nam. Thân phụ là ông Nguyễn văn Ngô, một nhà nho và cũng là một nhạc sĩ cổ nhạc . Thân mẫu là cụ bà Nguyễn thị Hương, Tỳ kheo ni Như Quả, thọ giới Cụ Túc năm 1968 tại đại giới đàn chùa Từ Nghiêm.. Gia đình có hai anh em, người em trai thế danh là Nguyễn Thanh Vân hiện cư ngụ tại Sàigòn
07/05/2022(Xem: 5568)
Đến ngày mùng 8 tháng 12 năm 1986, ngày lễ Đức Phật thành đạo thì Thầy được chính thức xuất gia tại Thiền viện Thường Chiếu. Hòa Thượng Bổn Sư là thượng Thanh hạ Từ cho pháp danh là Thích Tuệ Hải.
03/05/2022(Xem: 6975)
Ngài Thông Ân nghe Thiền sư đến xứ Bàu Trâm, liền thỉnh Sư về chùa Kim Quang xin truyền Cụ túc Tỳ khưu và Bồ tát giới cho Ngài, được ban Pháp hiệu là Hữu Đức vào năm 1847. Lúc ấy Thiền sư Bảo Tạng 30 tuổi và Ngài Hữu Đức 36 tuổi. Sau đó thầy trò chia tay. Ngài Thông Ân rời Bàu Trâm đến xứ Bàu Siêu, dân làng nghe được liền kéo đến tấp nập cầu xin trị bệnh và lập chùa Kỳ Viên cho Ngài trú trì.
02/05/2022(Xem: 6436)
Ni trưởng Thích nữ Như Ngọc, thế danh Chế Thị Gi, sinh năm Đinh Tỵ (1917) tại làng Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Thuở nhỏ, Ni trưởng vừa học trường làng vừa theo học Hán - Nôm với Trưởng lão Hòa thượng Thích Bửu Phước, chùa Phước Ân. Bào tỷ của Ni trưởng tân viên tịch là cố Trưởng lão Ni Như Hoa, người đã hướng dẫn em gái mình đến tổ đình Kim Huê đảnh lễ ngài Luật sư Thích Chánh Quả cầu xin xuất gia tu học Phật pháp và được Hòa thượng bổn sư ban pháp danh Giác Ngọc.
26/04/2022(Xem: 4751)
Hòa thượng tu tập theo pháp môn trì danh niệm Phật, thường là mật niệm và thường hành trì thần chú Chuẩn đề. Khiêm cung và hỷ xả là một trong những hạnh mà Hòa thượng thực hành rất miên mật, nên trong ứng xử hàng ngày Hòa thượng thường thể hiện tâm kính trên nhường dưới, vì vậy mà rất được mọi thành phần từ Tăng sĩ đến xã hội phần nhiều đều thương quý.
22/04/2022(Xem: 4485)
Thiệp Thỉnh Lễ Đại Tường Hòa Thượng Thích Quảng Thanh (ngày 8-9/6/2022) tại Cali, Hoa Kỳ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]