- Kinh Bốn Niệm Xứ (Do HT. Thích Thiện Châu giảng giải và Phật tử Diệu Danh diễn đọc)
- Đạo Lý (Do HT. Thích Thiện Châu giảng giải và Phật tử Diệu Danh diễn đọc)
- Kinh Ba Tĩnh Lặng (Do HT. Thích Thiện Châu giảng giải và Phật tử Diệu Danh diễn đọc)
- Kinh Bố Thí (Do HT. Thích Thiện Châu giảng giải và Phật tử Diệu Danh diễn đọc)
- Kinh Con Rùa (Do HT. Thích Thiện Châu giảng giải và Phật tử Diệu Danh diễn đọc)
- Kinh Dhammadinna (Do HT. Thích Thiện Châu giảng giải và Phật tử Diệu Danh diễn đọc)
- Kinh Gần Phật Xa Phật ( do HT. Thích Thiện Châu giảng giải, Phật tử Diệu Danh diễn đọc)
- Kinh Kalama (Do HT. Thích Thiện Châu giảng giải và Phật tử Diệu Danh diễn đọc)
- Kinh Những Con Thiêu Thân (Do HT. Thích Thiện Châu giảng giải và Phật tử Diệu Danh diễn đọc)
- Kinh Pháp Cú Dhammapada
- Kinh Xứng Đôi ( do HT. Thích Thiện Châu giảng giải, Phật tử Diệu Danh diễn đọc)
- Lời Phật Dạy (Do HT. Thích Thiện Châu giảng giải và Phật tử Diệu Danh diễn đọc)
- Mừng Phật Đản (HT. Thích Thiện Châu giảng giải, Phật tử Diệu Danh diễn đọc)
- Nghi Thức Lễ Phật (do HT Thích Thiện Châu biên soạn, Phật tử Diệu Danh diễn đọc)
- Nghĩa Chữ Cho (HT. Thích Thiện Châu giảng giải, Phật tử Diệu Danh diễn đọc)
- Tam Bảo là chuẩn đích cho phát triển Phật Giáo Việt Nam
- Tịnh Độ Nhân Gian
- Vu Lan
- Sự Sống và Sự Chết Trong Phật Giáo
HT. Thích Thiện Châu giảng giải
Phật tử Diệu Danh diễn đọc
I/ Giới thiệu
Đây là những bài kinh ngắn được rút ra từ tập "Phật tự thuyết" (Udâna) (2) phẩm thứ 6 trang 72 (Pali texet Society) thuộc tiểu bộ kinh (Khuddaka Nikâya) gồm 15 quyển.
Nội dung kinh nói về: Một hôm Phật đang ngồi giữa trời, trong đêm tối, bên cạnh dĩa đèn dầu cháy sáng. Sau khi thấy những con kiến cánh, mối bay, dế mèm v.v… tiếp tục rơi vào những dĩa đèn dầu và chết một cách thảm thương, Phật liền nói lên bài kệ mà đại ý như sau:
Trong thế gian có nhiều người giàu lý tưởng, có quyết tâm, đầy thiện chí, luôn luôn muốn mang hết sức cố gắng vượt qua những phiền phức, khó khăn, nhiều khi phải hy sinh cả mạng sống để tìm cầu và thực hiện Chân Thiện Mỹ. Song rất ít người thành tựu được ước nguyện. Nguyên nhân vì đâu? Theo Phật thì bởi vì người đời thiếu trí tuệ sáng suốt để phân biệt được phải trái, lành ác, chơn giả v.v… hoặc bởi vì không có bạn tốt, thầy sáng dắt dìu chia sẻ kinh nghiệm đứng đắn nên dễ dàng chấp nhận những điều thấy nghe sai lạc của mình hay tin tưởng những lời dạy kinh sách tà vạy, phương pháp tu dưỡng nguy hiểm của kẻ khác mà phải rơi vào vực thẳm tà kiến, vọng tưởng, mê lầm; cuối cùng phải mang lấy tai ương đau khổ. Chúng ta phải chịu đọa đày đau khổ vì bị rơi vào tà đạo, điều ấy là tất nhiên. Tuy nhiên dù có gặp chánh đạo mà cố chấp nghi lễ, văn tự, tạo thêm những điều ràng buộc phi lý, vô ích gây thêm nhiều phiền não cho mình, cho người và không tự nhận chân lý nơi thực tế thì chúng ta vẫn bị giam hãm trong ngục tù vọng tưởng hay chơi vơi trên mấy lý luận nói bàn để cười đùa cho vui mà không đem lại thật lợi ích.
Bài học đạo lý của Phật về những con thiêu thân quả thật là giản dị, nhưng chí lý và ích lợi cho những ai muốn trông thấy và được sống trong ánh sáng ấm áp tươi đẹp của mặt trời.
II/ Chánh kinh
Tôi nghe như vầy. Một thời Thế Tôn ở tại Savatthi trong vườn ông Anathapindika và rừng cây Jeta (3). Lúc bấy giờ, Thế Tôn đang ngồi giữa trời , trong đêm tối đen nghịt, với những dĩa đèn dầu cháy sáng. Khi ấy nhiều côn trùng có cánh (4) tiếp tục rơi vào những dĩa đèn dầu ấy, gặp phải tai họa, phải bị hủy diệt, gặp tai họa và bị hủy diệt.
Thế Tôn khi đã thấy những côn trùng có cánh tiếp tục rơi vào những dĩa đèn dầu cháy sáng, gặp phải tai họa, phải bị hủy diệt, gặp tai họa và bị hủy diệt, và sau khi Thế Tôn hiểu được ý nghĩa này, liền nói lên lời cảm hứng này : „chúng chạy gấp, song không tới nơi chân thật, lại làm tăng thêm điều ràng buộc mới mẻ. Những người cố chấp vào những điều thấy nghe giống như những côn trùng rơi vào lửa đèn“
III/ Chú thích sơ lược
1- Tựa này do dịch giả đặt ra theo ý nghĩa của kinh.
2- Phật tự thuyết- Đây là quyển thứ ba trong 15 quyển thuộc tiểu bộ kinh (Kuddaka Nikâya). L. Woodward dịch ra Anh ngữ; Pâli text society ấn hành 1935. Thượng Tọa Thích Minh Châu đã dịch ra Việt ngữ, tủ thư Phật học Vạn Hạnh ấn tống 1978.
3- Vườn ông Anathapindika và rừng cây Jeta: ông Anathapindika cảm mộ Phật nên lấy vàng lát đất để mua vườn cho Phật ở (nhưng không lót vàng được những chỗ có cây). Còn thái tử Jeta vì cảm mến lòng thành của ông Anathapindika đối với Phật nên dâng cúng rừng cây cho Phật; do đó mới có danh từ này.
4- Những côn trùng có cánh như kiến cánh, mối bay, dế mèn, phù du v.v…