Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đạo Lý (Do HT. Thích Thiện Châu giảng giải và Phật tử Diệu Danh diễn đọc)

16/02/202307:21(Xem: 668)
Đạo Lý (Do HT. Thích Thiện Châu giảng giải và Phật tử Diệu Danh diễn đọc)


Phat thuyet phap 7
ĐẠO LÝ

HT. Thích Thiện Châu

Phật tử Diệu Danh diễn đọc

I.GIỚI THIỆU

 

Bản kinh này thuộc Tăng Chi Bộ (Anguttaranikâya, tập I, trang 173-177 bản in của Pâli Text Society-London. Nội dung gồm 2 phần:

 

1)    Không như thật và không lợi ích.

Phần nhất Phật trình bày tóm tắt ba lý thuyết ngoại đạo, tuy thích hợp với những quan điểm giáo lý truyền thống  của các đạo giáo song không như thật và không lợi ích. Không như thật vì túc nghiệp, (nghiệp hành động đã làm trong đời trước), sự tạo hóa của đấng Tự tại và không nhân duyên không thể là nguyên nhân hay sự giải thích về nguyên nhân của khổ vui nơi con người. Túc nghiệp ảnh hưởng nhưng không thể là yếu tố quyết định hoàn toàn khổ vui. Sự tạo hóa của đấng Tự tại chỉ là tín ngưỡng về quyền năng của thần linh mà không thật là nguyên nhân khổ vui. Còn không nhân duyên là quan điểm phủ nhận hoàn toàn các điều kiện khách quan và chủ quan gây nên khổ vui, trong khi đó khổ vui cũng như sự vật có ra do nhiều nhân duyên chứ không phải là ngẫu nhiên.

Không lợi ích vì ba lý thuyết trên tuy lý luận khác nhau song vẫn giống nhau ở điểm là gạt bỏ ý chí và hành động chủ quan, làm cho con người vọng niệm, thụ động, chấp nhận số phận, ỷ lại tha lực, không tha thiết với vấn đề tu dưỡng đạo đức, xây dựng cuộc sống an lành và hướng về giác ngộ giải thoát .

Những lý thuyết sai lầm, khuyết điểm này đã bị Phật chỉ trích cách đây hơn 2500 năm. Tuy thế, ngày nay người ta cũng còn tìm thấy một cách dễ dàng tính chất định mệnh, thần quyền và lý luận thiếu nghiêm túc trong những lý lẽ giải thích về nguyên nhân khổ vui nơi con người trong kinh sách của đạo giáo đang lưu hành. Cũng có nhiều người, vì không hiểu Phật lý căn bản, đã (1) dùng lý thuyết nghiệp báo (karmavipâka) như lý thuyết định mệnh, (2) xem Phật như thần linh và xếp ngang hàng với Thượng Đế (Phật –Trời), (3) mê tín rủi may, bói toán, số phận mà không quan sát sự vật với ánh sáng của đạo lý Duyên Khởi (paticcasamuppâda).

 

2. Như thật và lợi ích.

Phần hai Phật trình bày tổng quát đạo lý như thật và lợi ích. Trước hết, Phật phân tích những yếu tố cấu tạo sự sống con người. Ấy là sáu giới (dhâtu, éléments). Địa giới-chất cứng, thủy giới-chất lỏng, hỏa giới-sức nóng, phong giới-sức động, không giới-khoảng trống, hệ thuộc vật lý là vật lý và thức giới tâm linh là tâm lý. Vật lý và tâm lý (Rupa, Nâma) là những gì hiện hữu nơi con người và đồng hành sự sống linh động của con người.

Sự sống của con người được thể hiện đầy đủ là do sự tiếp xúc của sáu giác quan đối với sáu đối tượng. Khi sáu giác quan tiếp xúc với sáu đối tượng  thì liền theo đó cảm tình khổ vui và trung tính hiện ra.

Như vậy khổ vui của con người có ra là do những nhân duyên chủ quan, khách quan chứ không do túc nghiệp, sự tạo hóa của đấng Tự tại hay không nhân duyên.

Xa hơn, căn cứ đạo lý Duyên khởi Phật trình bày sự thật về cuộc đời (Khổ và khổ nhân) và lý tưởng để thay đổi cuộc đời (khổ diệt và con đường diệt khổ) trong bốn chân lý cao thượng. Về Khổ, Phật chỉ rõ những nỗi khổ căn bản mà ai ai cũng phải chịu như sanh già bệnh chết và những nỗi khổ phụ thuộc có nhiều hay ít do con người tạo nên như sầu bi khổ ưu não, oán thù tụ hội, thương yêu biệt ly, mong cầu không được. Về nhân khổ, Phật phân tích quá trình dẫn đến khổ não là 12 nhân duyên mà chúng ta có thể tóm tắt trong ba điểm: mê lầm ==> hành động ích kỷ ==> đau khổ. Về khổ diệt, Phật nêu lên sự tiêu diệt toàn bộ quá trình gồm 12 nhân duyên mà vô minh hay mê lầm là khâu quan trọng. Vô minh bị tiêu diệt thì hành động ích kỷ không còn, không có hành động ích kỷ thì đau khổ không hiện ra. Về con đường diệt khổ, Phật giới thiệu một giải pháp chơn chánh: tu dưỡng theo con đường tám nẻo gồm 3 điểm: Sống theo giới luật (giới), tu tập thiền định (định) và phát triển trí tuệ (Tuệ).

Như vậy, Phật giải thích Khổ vui là những gì hiện hữu ngay nơi con người; muốn diệt trừ đau khổ không thể làm gì khác hơn là hủy bỏ nguyên nhân của nó tức là mê lầm và hành động ích kỷ bằng cách thực hiện giới định và tuệ; và một khi có đủ giới định tuệ thì an vui thể hiện ngay ở đây và bây giờ.

Vì xem đời sống ngắn ngủi của kiếp sống người chỉ là một giai đoạn trong quá trình sống-chết-chết-sống của mỗi chúng sanh, cho nên khi trình bày sự thực về cuộc đời Phật đề cập cả những nỗi khổ căn bản và khi trình bày lý tưởng để thay đổi cuộc đời Phật đưa ra một giải pháp trọn vẹn nhằm giác ngộ giải thoát con người với quá trình sống chết sâu thẳm lâu dài của nó.

Lẽ dĩ nhiên, với mục đích diệt khổ cho chúng sanh, Phật không những không bỏ quên mà còn tán thán và ca ngợi những cố gắng và mọi phương pháp nhằm thăng hoa một cách quân bình đời sống con người và xã hội loài người.

 

II. CHÁNH KINH

Các Tỳ Kheo, có ba lý thuyết ngoại đạo, (1) bị người trí thẩm vấn, nạn vấn, và thảo luận, dù thích hợp với truyền thống, làm chỗ dựa cho sự không hành động. (2)

 

Ba lý thuyết ngoại đạo

Các Tỳ Kheo, có một số Samôn, Bàlamôn nói và chấp như vầy: Tất cả Khổ, vui, không khổ không vui mà con người cảm thọ đều do túc nghiệp. (3) Có một số Samôn Bàlamôn nói và chấp như vầy: Tất cả khổ, vui không khổ không vui mà con người cảm thọ đều do sự tạo hóa của đấng Tự tại (4). Có một số Samôn, Bàlamôn nói và chấp như vầy: Tất cả khổ vui, không khổ không vui đều không nhân duyên (5).

Này các Tỳ Kheo, đối với các Samôn Bàlamôn nói và chấp như vầy: Tất cả khổ, vui, không khổ, không vui mà con người cảm thọ đều do túc nghiệp, sự tạo hóa của đấng Tự tại, không nhân duyên, (*) Ta đến với họ và nói với họ như vầy: Các Tôn giả, có thật chăng các vị nói và chấp như vầy: Tất cả khổ, vui, không khổ không vui mà con người cảm thọ đều do Túc nghiệp, sự tạo hóa của đấng Tự tại , không nhân duyên? (*)

Được Ta hỏi như vậy thì họ trả lời: Vâng, đúng như thế. (*)

 

Lý thuyết bị chỉ trích.

Ta bèn nói với họ như vầy: Các Tôn giả, như thế thì do túc nghiệp, sự sáng tạo của đấng Tự tại, không nhân duyên (*) mà có những kẻ giết hại sanh linh lấy của không cho, sống không phạm hạnh (6), nói dối trá, nói hai lưỡi, nói thô ác, nói phù phiếm, tham lam, tàn bạo, tà kiến (7). Nhưng các Tỳ Kheo, ai dựa vào túc nghiệp, sự tạo hóa đấng tự tại, không nhân duyên (*), như là lý lẽ vững chắc sẽ không có ước muốn, siêng năng, đây là điều nên làm, đây là điều không nên làm. Như thế thì điều nên làm, điều không nên làm không thể hiện hữu một cách chắc chắn vững vàng được (8), danh từ Samôn không thể áp dụng một cách đứng đắn để chỉ cho các vị, bởi vì (các vị) sống trong vọng niệm và không phòng hộ.

Các Tỳ kheo, đây là ba (*) sự chỉ trích đúng đắn của ta đối với các Samôn Bàlamôn nói và chấp như vậy. Các Tỳ kheo, đây là ba lý thuyết ngoại đạo, bị người trí thẩm vấn, nạn vấn, thảo luận, dù thích hợp với truyền thống, làm chỗ dựa cho sự không hành động.

 Và, các Tỳ Kheo, đây là đạo lý do ta thuyết giảng, không bị chỉ trích, không ô nhiễm, không đáng chê, không bị các Samôn Bàlamôn quở trách. Và các Tỳ Kheo, thế nào là đạo lý do ta thuyết giảng không bị chỉ trích, không ô nhiễm, không đáng chê, không bị các Samôn Bàlamôn quở trách?

 

Đạo lý của Phật

Các Tỳ Kheo, sáu giới (dhâtu), sáu Xúc-xứ ( phassâyatana), mười tám ý -cận-hành (manopavicârâ), bốn chân lý cao thượng  (ariyasacca) (*), là đạo lý do Ta thuyết  giảng không bị chỉ trích, không ô nhiễm, không đáng chê, không bị các Samôn Bàlamôn có trí quở trách.

 

Giới, xúc xứ, ý-cận-hành.

Đây (*) là sáu giới: địa giới, thủy giới, hỏa giới, phong giới, không giới, thức giới (10) (*)

Đây là (*) sáu Xúc-xứ: Xúc-xứ nơi mắt, Xúc-xứ nơi tai, Xúc-xứ nơi mũi, Xúc-xứ nơi lưỡi, Xúc-xứ nơi thân, Xúc xứ nơi ý (11) (*);

Đây (*) là mười tám ý-cận-hành (12): Mắt khi thấy sắc hướng đến sắc làm chỗ nương cho hỷ, ưu, xả; lưỡi khi nếm vị hướng đến vị làm chỗ nương cho hỷ, ưu, xả; thân khi xúc vật hướng đến vật làm chỗ nương cho hỷ, ưu, xả; thân khi xúc vật hướng đến vật làm chỗ nương cho hỷ, ưu, xả, ý khi biết pháp (13) hướng đến pháp làm chỗ nương cho hỷ, ưu, xả (*).

 

Bốn chơn lý

Đây là bốn chơn lý cao thượng (*). Do chấp thủ sáu giới, các Tỳ Kheo, nên có nhập thai, do nhập thai nên có danh sắc, duyên danh sắc có sáu xứ, duyên sáu xứ có xúc, duyên xúc có thọ. Đối với người có cảm thọ (14), các Tỳ Kheo, Ta nói rõ: đây là khổ, đây là nhơn khổ, đây là khổ diệt, đây là con đường diệt khổ.

 

Khổ

Các Tỳ Kheo, thế nào là chơn lý cao thương về khổ?

- Sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, sầu bi khổ, ưu não là khổ, oán thù tụ hội là khổ, thương yêu biệt ly là khổ, cầu không được là khổ; tóm lại năm thủ uẩn là khổ (15). Các Tỳ Kheo, ấy là chơn lý cao thượng về khổ.

 

Nhơn khổ

Các Tỳ Kheo, thế nào là chơn lý cao thượng về nhơn khổ?

- Duyên vô minh có hành, duyên hành có thức, duyên thức có danh sắc, duyên danh sắc có sáu xứ, duyên sáu xứ có xúc, duyên xúc có thọ, duyên thọ có ái, duyên ái có thủ, duyên thủ có hữu, duyên hữu có sanh, duyên sanh có lão, tử, sầu bi, khổ ưu não. Như thế là nhân toàn bộ của khổ uẩn. Các Tỳ Kheo, ấy là chơn lý cao thượng về nhơn khổ.

 

Khổ diệt

Các Tỳ Kheo, thế nào là chơn lý cao thượng về khổ diệt ?

- Do vô minh diệt không dư tàn nên hành diệt, hành diệt nên thức diệt, thức diệt nên danh sắc diệt, danh sắc diệt nên sáu xứ diệt, sáu xứ diệt nên xúc diệt, xúc diệt nên thọ diệt, thọ diệt nên ái diệt, ái diệt nên thủ diệt, thủ diệt nên hữu diệt, hữu diệt nên sanh diệt, sanh diệt nên lão tử, sầu bi khổ ưu não đều diệt. Như thế là sự tiêu diệt toàn bộ khổ uẩn. Các Tỳ Kheo, ấy là chơn lý cao thượng về khổ diệt.

 

Con đường diệt khổ

Các Tỳ Kheo, thế nào là chơn lý cao thượng về con đường diệt khổ?

Đây là con đường tám nẻo cao thượng tức là chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Các Tỳ Kheo, ấy là con đường diệt khổ.

 

Kết luận

Các Tỳ Kheo, sáu giới, sáu xúc xứ, mười tám ý-cận-hành, bốn chơn lý cao thượng (*) là đạo lý do Ta thuyết giảng không bị chỉ trích, không ô nhiễm, không đáng chê, không bị các Samôn Bàlamôn có trí quở trách. Điều đã được nói như thế là do nhân duyên như thế.

 

CHÚ THÍCH SƠ LƯỢC

1) Lúc Phật ở đời có rất nhiều ngoại đạo. Tính ra có đến 62 phái. Song ba lý thuyết được Phật trình bày trong bản kinh này có thể tóm tắt được tất cả những lý thuyết của ngoại đạo. Danh từ ngoại đạo không những chỉ các đạo giáo không phải đạo Phật mà còn chỉ các đạo giáo không như thật và lợi ích.

2) Sự không hành động được dịch từ chữ akiriya; dịch giả không dịch là vô vi, vì chữ vô vi trái nghĩa với chữ hữu vi (asankhata sankhata) trong Phật lý không có nghĩa là thụ động.

3) Túc nghiệp (pubba-Kata-Hetu) chỉ cho hành động đã làm trong đời trước; Túc nghiệp luận là lý thuyết của ngoại đạo mang tính chất định mệnh  trong khi đó Đạo lý nghiệp báo (Karma-vipâka) chủ trương rằng hành động quá khứ, kể cả những hành động trong phút trước, chỉ có ảnh hưởng mà không thể là yếu tố quyết định khổ vui; vì nếu có ý chí và đủ điều kiện người ta có thể đổi khổ thành vui, nghĩa là chuyển nghiệp. Đạo lý nghiệp báo phải được đặt trong toàn bộ Phật lý mà trong tâm là Đạo lý Duyên-Khởi. Hiểu đạo lý nghiệp báo một cách máy móc và một chiều tức là biến đạo lý giải thoát của Phật thành lý thuyết định mệnh của ngoại đạo.

4) Sự sáng tạo của đấng Tự-tại (issaranimâna) là sự tín ngưỡng về quyền năng của Thần linh. Tín ngưỡng này rất phổ thông. Hầu hết các Nhất thần giáo đều chủ trương rằng tất cả sự vật trong thế gian đều là sản phẩm bị tạo hóa bởi một đấng toàn trí toàn năng. Đạo Phật không hề chủ trương có một đấng tạo hóa; do đó xem Phật như Trời là điều sai lầm rất lớn.

5) Không nhân duyên (ahetu-apaccaya) tức là quan điểm cho rằng sự vật có ra một cách ngẫu nhiên mà không do điều kiện nào hết. Lý thuyết này làm cho con người có thái độ chấp nhận số phận, phó mặc cho rủi may, trái ngược hoàn toàn với đạo lý Duyên Khởi của Phật.

(*)- Những dấu này chỉ cho sự rút gọn để khỏi có sự lặp đi lặp lại trong bản dịch.

6) Sống không phạm hạnh: chạy theo dục lạc, không thanh tịnh

7) Tức là mười điều bất thiện được thể hiện qua hành động, lời nói và tâm ý.

8) Khi đã chấp nhận ba lý thuyết ngoại đạo, người ta mất cả ý chí và không còn siêng năng để tránh điều ác làm điều lành, nghĩa là không có ý muốn tu dưỡng đạo đức, giác ngộ, giải thoát cho mình cho người.

9) Chức năng của tu sĩ (Samôn) là tu dưỡng, sống trong sự tỉnh giác của tâm ý, giữ gìn và phát triển khả năng trí tuệ. Nhưng nếu tất cả đều do túc nghiệp, sự tạo hóa của đấng Tự-tại và không nhân duyên thì chức năng của tu sĩ không thể hiện hữu hay trở thành vô dụng.

10) Sáu giới (dhâtu): Chúng sanh hay con người là tên gọi chỉ cho sự tổng hợp của sáu yếu tố. Sáu yếu tố này có thể tóm thâu trong hai phần:

- Vật lý (rupa): địa giới, thủy giới, hỏa giới, phong giới, không giới, và

– Tâm lý (nâma): thức giới.

Nơi con người thì có đủ vật lý và tâm lý. Còn ngoài sự vật thì chỉ có vật lý

11) Sáu Xúc-xứ (phassâyatana): Xúc-xứ (phassâyatana): Xúc-xứ lá ấn tượng tình cảm hay lý trí, một trong những nhân tố tâm lý liên hệ mật thiết với tất cả nhận thức của sáu giác quan : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân ý, khi đối diện với sáu đối tượng: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; và cũng là cơ sở cho những tình cảm khổ, vui và trung tính.

12) Ý cận-hành (manopavicâra): những hành trạng gắn liền với tâm ý; có 18 loại: 6 loại thuộc về hỷ, 6 loại thuộc về ưu, 6 loại thuộc về xả, không hỷ không ưu.

13) Pháp (dharma): những đối tượng bên trong của tâm ý

14) Cảm thọ ở đây có nghĩa là hay biết chứ không riêng gì cảm giác, cảm tình.

15) So với bản kinh Chuyển Pháp Luân thì có lẽ bản văn Pali thiếu các câu "oán thù tụ hội là khổ, thương yêu biệt ly là khổ" dịch giả thêm 2 câu này

 

Buddha-0001

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/06/2011(Xem: 11553)
Ngôi chùa nhỏ nằm khiêm tốn trong khoảng đất rộng đầy cây trái. Buổi tối, mùi nhang tỏa ra từ chánh điện hòa với mùi thơm trái chín đâu đó trong vườn.
01/06/2011(Xem: 5608)
Cuộc đời và sự nghiệp của Khương Tăng Hội, ta hiểu biết qua hai bản tiểu sử xưa nhất, một của Tăng Hựu (446 - 511) trong Xuất tam tạng ký tập 13 ĐTK 2145 tờ 96a29-97a 17 và một của Huệ Hạo trong Cao Tăng truyện 1 ĐTK 2059 tờ 325a13-326b13. Bản của Huệ Hạo thực ra là một sao bản của bản Tăng Hựu với hai thêm thắt. Đó là việc nhét tiểu sử của Chi Khiêm ở đoạn đầu và việc ghi ảnh hưởng của Khương Tăng Hội đối với Tô Tuấn và Tôn Xước ở đoạn sau, cùng lời bình về sai sót của một số tư liệu. Việc nhét thêm tiểu sử của Chi Khiêm xuất phát từ yêu cầu phải ghi lại cuộc đời đóng góp to lớn của Khiên đối với lịch sử truyền bá Phật giáo của Trung Quốc, nhưng vì Khiêm là một cư sĩ và Cao Tăng truyện vốn chỉ ghi chép về các Cao Tăng, nên không thể dành riêng ra một mục, như Tăng Hựu đã làm trong Xuất tam tạng ký tập 13 ĐTK 2145 tờ 97b13-c18, cho Khiêm.
31/05/2011(Xem: 14295)
Quy ẩn, thế thôi ! (Viết để thương một vị Thầy, mỗi lần gặp nhau thường nói “mình có bạn rồi” dù chỉtrong một thời gian rất ngắn. Khi Thầy và tôi cách biệt, thỉnh thoảng còn gọi điệnthoại thăm nhau) Hôm nay Thầy đã đi rồi Sắc không hai nẻo xa xôi muôn ngàn Ai đem lay ánh trăng vàng Để cho bóng nguyệt nhẹ nhàng lung linh Vô thường khép mở tử sinh Rong chơi phù thế bóng hình bụi bay Bảo rằng, bản thể xưa nay Chơn như hằng viễn tỏ bày mà chi
27/05/2011(Xem: 7705)
Vào năm 247, một vài năm sau khi Chi Khiêm rời khỏi kinh đô Kiến Nghiệp, Khương Tăng Hội, một vị cao tăng gốc miền Trung Á, đã đến đây. Ngài đến từ Giao Chỉ, thủ phủ của Giao Châu ở miền cực Nam của đế quốc Trung Hoa (gần Hà nội ngày nay). Gia đình của Ngài đã sinh sống ở Ấn độ trải qua nhiều thế hệ; thân phụ của Ngài, một thương gia, đến định cư ở thành phố thương mại quan trọng này.
25/05/2011(Xem: 4213)
Đại lão Hòa Thượng Thích Đồng Huy HT. Thích Đồng Huy - Thành viên HĐCM, Ủy viên HĐTSTW GHPGVN, Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Trưởng ban Quản trị Đại Tòng Lâm, Viện chủ Tu viện Vạn Hạnh.
05/05/2011(Xem: 4899)
Từ hôm hay tin Thầy lâm bịnh và tiếng nói yếu ớt của Thầy qua điện thoại làm con rất lo. Nhiều năm qua con cố gắng về thăm Thầy một lần nhưng ước vọng đơn sơ ấy đã không toại nguyện. Hơn hai mươi năm con xa Thầy, xa Tu viện, xa đồi núi thương yêu thưở nào. Mai này nếu được về thăm thì thầy đã ra đi biền biệt.
23/04/2011(Xem: 4103)
Thầy đã đọc toàn bộ bài “Tham luận” Nhân trong ngày “Hội thảo” nhớ “Tổ Sư”, Sự nghiệp tu chứng đắc lý chơn như “Ngài Liễu Quán”, sáng gương ngàn thế hệ.
21/04/2011(Xem: 7185)
Hòa Thượng THÍCH BẢO AN, húy thượng THỊ hạ HUỆ tự HẠNH GIẢI, thế danh LÊ BẢO AN, thuộc đời Lâm Tế Chánh Tông thứ Bốn mươi hai.
16/04/2011(Xem: 5909)
Kính lạy thầy, Trước mắt con là di bút Thầy để lại, nét chữ thân quen với màu mực còn đậm nét tinh khôi. Nghiệp đã qua rồi lòng nhẹ nhõm Ngàn xưa mây bạc vẫn thong dong Thầy vừa an nhiên xã bỏ báo thân, dãi mây bạc giờ nương theo gió loãng tan mất dấu. Nẻo sinh tử Thầy thong dong qua lại, như đi trên những dặm đường quen để gieo trồng hạt giống từ bi, giáo hóa, độ sinh. Thân bệnh Thầy mang trong những năm tháng sau này, cho con biết rõ vô thường tất đến. Vậy mà nỗi đau đớn, bàng hoàng vẫn khơi động trong con khi đón nhận tin xa, bởi từ đây con vĩnh viễn mất Thầy trong kiếp sống này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567