Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cuộc đời và Hành trạng của Hòa Thượng Thích Liễu Minh

05/09/202217:28(Xem: 2194)
Cuộc đời và Hành trạng của Hòa Thượng Thích Liễu Minh


ht lieu minh 1

Cuộc đời và Hành trạng của
Hòa Thượng Thích Liễu Minh




1. THÂN THẾ
Hòa thượng Thích Liễu Minh, tên thật là Lê Văn Hiến, Pháp danh Thị Huyền, Pháp tự Liễu Minh, hiệu Trí Hải, sinh ngày 7/3/1934 (nhằm ngày 3/2 năm Giáp Tuất), tại thôn An Hòa, xã Nhơn Khánh, huyện An Nhơn, tỉnh Nghĩa Bình (tức tỉnh Bình Định ngày nay).

Thân phụ là cụ ông Lê Cấm (tự Chấn), thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Nhĩ (tự Sĩ), Hòa thượng là con trai một trong gia đình có hai chị em, được sinh ra trong một gia đình nho phong lễ giáo, tin sâu nhân quả, kính thờ Tam Bảo. Từ thuở nhỏ, cậu bé Hiến thường được cha mẹ hướng dẫn đi chùa. Trong những lần đi chùa, cậu bé Hiến được diện kiến Hòa thượng chùa Linh Sơn. Hòa thượng thấy cậu bé có Tuệ căn thông minh hơn những đứa trẻ khác nên gởi cho Hòa thượng Thích Như Từ chùa Thiên Bình xoa đảnh thọ ký xuất gia khi tuổi đời vừa lên 10. Tuy tuổi còn khá nhỏ nhưng với Tuệ căn sẵn có và được Hòa thượng un đúc ý chí xuất gia, sau 5 năm công quả tập sự tại chùa Thiên Bình, chú Liễu Minh được Hòa thượng Bổn sư cho phép thọ giới Sa Di tại chùa Thiên Bình, do Hòa thượng Thích Tâm Đạt làm Hòa thượng đàn đầu truyền giới vào ngày 8/4/1950 (năm Canh Dần).



Từ đây, thầy Sa-di Liễu Minh lại thêm tinh tấn vượt trội, Thầy thuộc nằm lòng hai thời công phu sớm chiều, Thầy còn nhuần nhuyễn 4 bộ Luật Trường hàng, ngày đêm siêng năng chẳng sao lãng việc chấp tác tại bổn Tự được giao phó. Xét thấy đệ tử mình là một học trò giỏi và đủ giới hạnh, có thể dự vào hàng Tăng chúng Thích tử của Như Lai nên Hòa thượng bổn sư đã hoan hỷ gởi Thầy Liễu Minh vào miền Nam đăng đàn cụ túc thọ giới Tỳ Kheo do Đại lão Hòa thượng Thích Khánh Anh làm Hòa thượng đàn đầu truyền giới Tỳ Kheo tại chùa Ấn Quang – Sài Gòn ngày 8/4/1956 (năm Ất Mùi), ban cho Pháp danh Thị Huyền, tự Liễu Minh, hiệu Trí Hải, thuộc dòng Lâm Tế Chánh Tông đời thứ 42. Ôi:

Hoa nở giữa trời không vướng bận,
Lòng vui chào đón bậc Trung Tôn!

2. THỜI GIAN TU HỌC VÀ HÀNH ĐẠO

Khi còn ở quê nhà Bình Định, Hòa thượng Thích Liễu Minh đã được theo học tốt nghiệp các lớp Phật học, và lại tiếp tục theo đuổi con đường học vấn tại Phật học viện Nha Trang. Với chí học không mệt mỏi, thành tích học lực vượt trội nên Ban Giám Hiệu tại Phật học viện Nha Trang đã giới thiệu Hòa thượng vào trường cao học Phật học đường Nam Việt tại chùa Ấn Quang – Sài Gòn năm 1965.

Khi tốt nghiệp ra trường, Hòa thượng đạt thành tích tương đương Tiến sĩ Đông Phương học ngày nay, không chỉ giỏi về Phật học mà Ngài còn thông suốt cả thế học. Với sự tinh thông nhạy bén Đạo – Đời, ai hỏi gì Ngài liền trả lời ngay nên mọi người lúc ấy rất nể trọng, xem Ngài như một quyển Tự điển sống. Với sự tin tưởng của các bậc Trưởng lão Hòa thượng, Ngài được mời về Viện hóa đạo phục vụ làm việc ở thập niên 70, đem Giáo Pháp của Phật phổ hóa đến khắp nơi, hàng Tăng Ni và Phật tử được thấm nhuần giáo lý mà Ngài đã ban bố. Ai đã từng tiếp xúc với Ngài đều hoan hỷ với nụ cười luôn nở trên môi, luôn sống hạnh giản dị, xả kỷ vị tha của Ngài.

Khi đất nước hòa bình, Ngài xuôi về miền Tây tiếp tục con đường hoằng Pháp lợi Sanh, Ngài đến chùa Thanh Quang tại Thành phố Mỹ Tho lưu trú một thời gian trên bước đường du phương hoằng hóa của người con Phật.

Nhất bát thiên gia phạn
Cô thân vạn lý du
Chỉ vi sanh tử sự
Giáo hóa độ xuân thu.



Ban ho tri An QuangH.T Lieu Minh & H.T Hộ GiacH.T Lieu Minh
H.T Lieu-Minh 2


Vào thập niên 80, trong một vùng xa xôi hẻo lánh của chợ Bưng, một ngôi tự viện rêu phong đổ nát, không có thầy hương khói tụng niệm và hoạt động Phật sự, môn đồ tứ chúng đã bày tỏ ý nguyện và cung thỉnh Ngài về Trụ trì chùa Nhơn Phước, ấp 1, xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang vào năm 1988. Quán xét nhân duyên hóa độ chúng sanh đã đến nên Ngài đã nhận lời về chùa Nhơn Phước làm Trụ trì cho đến ngày viên tịch.

Trải qua 27 năm ở tại chùa, Ngài đã trùng tu hoàn toàn lại ngôi chùa và ngôi đình Nhơn Hội được xây dựng khang trang tốt đẹp, có nơi trang nghiêm cho hàng Phật tử về chiêm bái và tu học. Về mặt công tác từ thiện cứu đời, Ngài luôn tiên phong và ủng hộ hết lòng qua những việc xây dựng cầu đường, tặng nhà tình thương, nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết, tặng quà cho bà con nghèo và trẻ em nghèo hiếu học tại địa phương. Với Bi tâm rộng lớn, Ngài dùng Y Phương Minh (Vô Vi Ấn Pháp) để trị bệnh cứu đời. Ai cần gì đến Ngài, Ngài liền hoan hỷ ban bố từ vật chất đến giáo lý Phật đà.



Cố Hòa thượng Mật giả Thích Liễu Minh bên mái chùa Nhơn Phước từng là nơi Ngài mật hạnh hóa độ biết bao chúng sanh quy Phật tu hành…

Trong những năm hành đạo, Ngài đã tế độ hàng nghìn Phật tử quy y Tam Bảo, độ chúng xuất gia nương theo đức hạnh của Ngài trên bước đường tu học, trong đó có những vị đệ tử xuất gia đã được tiếp nối theo ý nguyện của Ngài, “tác Như Lai sứ, hành Như Lai sự” như:

– Thượng tọa Thích Đức Thành
– Đại đức Thích Nhuận Đức
– Đại đức Thích Trung Chánh
– Đại đức Thích Minh Phước
– Đại đức Thích Viên Trí

3. THỜI KỲ THỊ TỊCH

Khi mãn mùa An cư kiết Hạ PL.2559 – DL.2015 (Ất Mùi), Ngài cảm thấy thân tứ đại giả hợp đến hồi tan hoại, Ngài sắp xếp và dặn dò mọi chuyện với hàng đệ tử những việc làm sau này khi Ngài viên tịch.

Ngày 15/10/2015 (tức ngày 3/9 năm Ất Mùi), Ngài thấy thân tứ đại bất hòa, hàng đệ tử muốn đưa Ngài đến bệnh viện để tịnh dưỡng nhưng Ngài nhất định không đồng ý.

Tuy thân tứ đại sắp hoại diệt nhưng Ngài vẫn hoan hỷ dạy bảo các đệ tử những lời Pháp nhũ sau cùng, và Ngài đã xả báo an tường, an nhiên thị tịch vào lúc 17:30 ngày 20/10/2015 (nhằm ngày 8/9 năm Ất Mùi).

Kính bạch chư Tôn Đức!

Kính thưa Quý liệt vị!

Cuộc đời của Hòa thượng Thích Liễu Minh là một tấm gương sáng cho hậu thế noi theo, là ánh đuốc trong đêm đen cho người lạc lối tìm về. Nay tuy Ngài đã về cõi Niết Bàn Vô Sanh nhưng chúng con luôn khắc ghi hình bóng và lời dạy của Ngài trong tâm khảm của hàng đệ tử chúng con.

Chúng con nguyện sẽ mãi mãi tinh tấn tu học để không phụ công ơn giáo dưỡng của Ngài.

Nam mô Việt Nam Phật Giáo Phụng vì từ Lâm Tế Chánh Tông Tứ thập nhị thế Húy Thị Huyền Hiệu Trí Hải Thượng Liễu Hạ Minh Hòa thượng Ân Sư Giác Linh Đài Tiền chứng giám!










Đôi dòng tiểu sử trên không thể nói hết công hạnh tu hành và hóa độ chúng sanh của Ngài, vị Mật giả có mật hạnh thâm sâu, vô ngã vô tướng độ tử – độ sanh biết bao người và chúng sanh khắp mọi cảnh giới quy Phật tu hành. Được tận mắt chứng kiến những mật hạnh của Ngài như:

– Ăn uống chỉ tự mình lo mà không phiền đến bất cứ ai dù tuổi rất cao, lại cách 3 – 4 ngày mới dùng 1 bát cháo lỏng hay nước của các loại rau củ nấu cùng để uống dần.

– Mặc áo thun rách, quần vải ú, đi chân trần. Nhiều năm không tắm mà người chẳng hôi.

– Chỗ ngủ nghỉ chỉ giản đơn 1 tấm chiếu bạc, cái gối và mùng.

– Mỗi sáng hay chiều thường hay tự đi kiếm củi về dùng. Chiều đến chỉ trụ tại chùa 1 mình để tọa thiền độ chúng sanh trong Thập phương Tam cõi, không cho ai ở lại.

– Với bao người bệnh do nghiệp duyên, oán trái, bùa ngãi, thư ếm, Tà lậm… đến nhờ thì Ngài trì mật chú chư Phật để hóa độ mọi thành phần nương vào, cho âm siêu dương thới chỉ bằng 2 bàn tay với Vô Vi Ấn Pháp của nhà Phật.

– Trọn đời Ngài không thủ giữ tiền bạc cúng dường của Thập phương Thiện – Tín. Ngài chỉ chuyên tâm lo trị bệnh độ chúng như mật nguyện mà thôi.

Người bệnh đến chùa nhờ Ngài hóa độ gồm đủ mọi tầng lớp trong xã hội, từ bình dân đến trí thức, cư sĩ đến cả tu sĩ trong và ngoài nước. Có người bệnh ung thư do nghiệp sát nhiều đời; có người trí thức đang làm việc bỗng bị tâm thần mà không rõ lý do; có người làm kinh doanh bị thư ếm vì cạnh tranh trên thương trường; có người vì oan gia trái chủ đời nào mà bị đòi mạng, nương gá vào thân sanh đủ chứng bệnh nan y, tâm loạn điên đảo; có vị cán bộ xã mang người thân bệnh đến nhờ Ngài giúp… Điển hình cho tầng lớp trí thức là vị Giám đốc Bệnh viện Phú Thọ (vừa là bác sĩ vừa là võ sư, theo đạo Chúa) bị bệnh nan y ra nước ngoài chữa trị nhưng vô phương cứu chữa, đành trở về sống trong tuyệt vọng. May thay, vợ ông có người bạn là Phật tử (đã từng nhờ Ngài độ cho dứt bệnh) khuyên bảo tận tình: “hãy tới nhờ Ngài giúp cho, y học phương Tây đã bó tay, mạng xem như không còn thì có gì phải chấp nhất (đạo) nữa” nên vợ chồng ông thu xếp xuống chùa, nhờ Ngài hóa độ. Kiên trì một thời gian nhờ Ngài độ cho mà ông đã hết bệnh, từ đó cải đạo chuyển sang kính tín Tam Bảo, quy y Phật đà, hỗ trợ tịnh tài tu sửa chùa nghèo cho thập phương Thiện Tín có ngôi Tam Bảo trang nghiêm đảnh lễ, có nơi nghỉ trưa trong thời gian chờ trị. Ngoài ra, tại tầng trên cùng của Bệnh viện Phú Thọ, ông còn tự mình thiết lập 1 bàn thờ Phật trang nghiêm để thuận tiện lễ Phật, sám hối mỗi ngày. Về phía tu sĩ, có không ít vị là trụ trì Chùa, Tịnh xá, điển hình như Hòa thượng Thích Giác Thới (trụ trì Tịnh xá Ngọc Thuận), Hòa thượng Thích Giác Giới (trụ trì Tịnh xá Ngọc Viên), Hòa thượng Thích Nhất Hạnh (Làng Mai – Pháp)… đều đã từng đến nhờ Ngài trị bệnh, hóa giải oan khiên chướng duyên nhiều đời, trợ lực cho đạo tâm được vững vàng, tinh tiến.

Để trị bệnh, Ngài dùng Vô Vi Ấn Pháp Tam Muội để gia trì, Từ tâm để hóa độ giúp chúng sanh khắp cõi đang nương gá nơi thân người bệnh được khai tâm mở trí, thấu rõ nghiệp duyên oán báo tuần hoàn vay trả – trả vay biết bao giờ dứt mà tự tâm hoan hỷ buông xả, tỏ lòng sám hối, quy Phật tu hành, gọi là âm siêu. Còn người bệnh do nhờ nghiệp duyên oán trái được Ngài hóa giải, “chủ nợ” nhẹ “siêu” nên hết bệnh, thân tâm an hòa, từ đó thấu rõ vô thường, nhân quả nghiệp báo mà càng tín tâm nơi Tam Bảo, dốc lòng sám hối tu hành, làm lành lánh dữ…, gọi là dương thới. Đó chính là nghĩa âm siêu – dương thới nhà Phật, và chỉ có bậc chơn tu đạo hạnh xuất thế, hạnh nguyện tương ưng với Chư Phật mới có thể làm được như vậy mà thôi!

Những mật chú Ngài thường trì để trị bệnh độ chúng là Tịnh Pháp Giới Chơn Ngôn, Vãng Sanh Chơn Ngôn, Lục Tự Đại Minh Chơn Ngôn, Chuẩn Đề Chơn Ngôn…, hay đơn giản chỉ là câu niệm: Nam mô A Di Đà Phật. Rõ thấy, bậc chơn tu chỉ Tâm trì chú (hay niệm Phật) cùng hai tay với Vô Vi Ấn Pháp nhà Phật (Tam mật) mà đã hóa độ “âm siêu dương thới” cho tỉnh giác, hướng Phật tu hành, thật là bất khả tư nghì. Nhớ lời Ngài năm xưa đã từng bảo ban: “Khi trị bệnh, Sen từ người Thầy bay qua người bệnh đó con. Sen này đâu phải dễ có, nếu không có công phu Giới – Định – Huệ, tâm Từ hải hà vô lượng. Sen từ Thầy bay qua, đó gọi là gieo chủng tử Phật cho người sống cũng như đã khuất”, nào phải câu nệ nơi sắc tướng lễ nghi rình rang, đàn tràng gấm hoa lòe loẹt… trong mê sự. Thế mới biết hạnh nguyện và tâm hành hóa độ chúng sanh rốt ráo của bậc Đại sĩ là bất khả tư nghì! Thế mới biết Đạo Phật vi diệu nhiệm mầu, không thể nghĩ bàn; và chỉ có Phật đạo mới giải nghiệp rốt ráo, độ tận chúng sanh mà thôi!

Nhớ có lần Ngài chia sẻ: tại những nơi thường xảy ra tai nạn giao thông chết người thường rất dễ bị tai nạn xảy ra do các vong người chết tại đó gây ra. Có lần, vong nương gá nơi người bệnh kể rằng tại ngã 4 Đồng Tâm, Tiền Giang, hôm đó do nghiệp oan trái nhiều đời với vài người trên xe (16 chỗ) mà vong muốn hất tung cho xe ngã để họ chết, nhưng trên xe có vị Phật tử cứ niệm Phật hoài, khiến cho vong dù cố hết sức đòi mạng cũng không sao làm được. Đó cũng là lý do vì sao tại những nơi ấy, người dân thường đặt Miễu thờ. Vì vậy, Ngài dạy rằng hãy nhớ niệm Phật khi đi trên đường đến bất cứ đâu, và tại những nơi xảy ra tai nạn, đừng bao giờ khởi tâm tội nghiệp vì họ (người mới mất) sẽ lập tức đeo bám theo ngay. Thay vào đó, hãy miên mật tâm niệm Phật chứ đừng nghĩ tưởng gì thì tất cả, người sống cũng như kẻ khuất, tự nhiên được Pháp lạc mà thôi!

Chùa xưa cảnh cũ còn đây, nhưng Thầy đã vắng bóng. Đệ tử Cổ Thiên viết những dòng này, tâm thư tưởng niệm ân đức Thầy trọn đời vì Phật Pháp và chúng sanh. Một ngày gần đây, khi Phật sự in Kinh hoàn thành, con sẽ về thăm và kính dâng quyển “Đường Lối Tu Phật” để đảnh lễ Giác linh Thầy thùy từ chứng giám. Thầy trò ta, dẫu không theo lễ nghi “nhận Thầy – chọn Trò” như thường tình tại thế gian, nhưng tâm mật tương ưng, cảm ứng đạo giao, hỏi còn gì bằng. Con sẽ tiếp bước Thầy và Chư Phật vì mạng mạch Phật Pháp và độ tận Chúng sanh!

Đệ tử Cổ Thiên quỳ kính đảnh lễ Giác linh Thầy!

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật _()_
Nam Mô A Di Đà Phật _()_



————————————————


LƯU Ý

Như đã giảng trong bài VÔ NIỆM – SỰ QUY NHẤT CỦA THIỀN TỊNH MẬT, chỉ khi niệm Phật đến Vô Niệm, tức Niệm Phật Tam Muội, mới có thể ĐỘ SANH – ĐỘ TỬ (âm siêu dương thới) như Ngài. Nếu đạo hạnh chưa đến, đừng tự làm theo mà trị bệnh cho ai, sẽ tự chướng ngại mình, lợi bất cập h

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2023(Xem: 1829)
Tôi nhận được bản thảo cuốn sách “Phật pháp vấn đáp” của Hòa thượng Thích Giác Quang dày 500 trang và tôi đoc sơ ngay lập tức bản thảo này. Thú thật rằng là người đọc nhiều, nhưng ngay cả với tôi, nhiều điều được Hòa thượng giảng giải ở đây, bây giờ tôi mới hiểu, hoặc hiểu đúng. Bản thân tôi, dù mới tu tập chưa lâu nhưng vẫn thấy rằng rất nhiều người dân đất Việt, kể cả các Phật tử, nhất là miền Bắc, đang hiểu sai về Đức Phật và các giáo lý của Ngài. Hiểu sai một cách nghiêm trọng, thậm chí đang làm ngược lại cả những gì Đức Phật dạy. Vậy nên tôi đang cố công biên soạn cuốn sách hỏi đáp đơn giản và cơ bản nhất về Đức Phật và đạo Phật. Mừng thay, có bản thảo cuốn sách giá trị này, tôi hơn vớ được vàng.
09/04/2023(Xem: 827)
HT Thích Chí Thiền ngài đã sớm thông tam giáo (Phật giáo, Nho giáo và Lão/Đạo giáo) từ truyền thống gia đình và trường lớp. Như chúng ta đã biết từ ngày những tôn giáo này du nhập vào Việt Nam hòa quyện cùng tín ngưỡng dân gian bản địa, hình thành nên văn hóa dân tộc. Tông Lâm Tế vào Việt Nam từ thế kỷ 12, từng bước đã khác nhiều với thuở ban đầu tại Trung Hoa. Và vị quan trẻ Nguyễn Văn Hiển sau khi vào cửa Phật, nhận “pháp danh Như Hiển, hiệu Chí Thành” là thuộc Thiền phái Lâm Tế Gia phổ. Trên bước đường hoằng pháp lợi sanh, HT. Thích Chí Thiền từng bước trả ơn Tam bảo, ơn đất nước, ơn cha mẹ và ơn chúng sanh.
09/04/2023(Xem: 1116)
Tiểu Sử Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh (1926-2022) 🌹🥀🌷🍀🌷🌸🏵️🌻🙏🙏🙏🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷
09/04/2023(Xem: 1142)
Tiểu Sử Thượng Tọa Thích Tuệ Giác (1960-2021) 🌹🥀🌷🍀🌷🌸🏵️🌻🙏🙏🙏🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷
09/04/2023(Xem: 864)
Tiểu Sử Hòa Thượng Thích Nguyên Trực (1943-2018)
08/04/2023(Xem: 1492)
#tieusuchutonduc, #phapamphatgiaotoancau ĐỂ XEM THÊM TIỂU SỬ CHƯ TÔN ĐỨC. BẤM VÀO PLAYPLIST: • Tiểu Sử Chư Tôn Đức 🌎 PHÁP ÂM PHẬT GIÁO TOÀN CẦU (Youtube & Facebook) 👉 / @phapamphatgiaoto... 🙏🏻 Chủ trương: Hoà Thượng Thích Thông Hải 🧘🏻‍♀️ Điều hành: Ca Nhạc Sĩ Thuỳ Linh 😀 Chân thành cám ơn quý vị đã ủng hộ và Subcribe cho đài PAPGTC. Trân trọng! Thanks for Subcribing to our channel. 😀 Nhấn chuông để được thông báo ngay khi có video mới nhất của đài PAPGTC. Press the bell to watch right away when we post a new video. 😀 YouTube: Pháp Âm Phật Giáo Toàn Cầu 👉 / @phapamphatgiaoto... 👉 Facebook: Pháp Âm Phật Giáo 👉 / @phapamphatgiaoto... 📧 Email: phapamphatgiaotoancau@gmail.com ✏️ Mọi góp ý xin hãy comment bên dưới, chúng tôi sẽ phúc đáp nhanh nhất có thể. 👍 Thank you very much for watching videos. Remember to SUBCRIBE, LIKE, SHARE and COMMENT :-)
05/04/2023(Xem: 1164)
Tiểu Sử Hoà Thượng Thích Chí Mãn (1942-2017)
05/04/2023(Xem: 1294)
Tiểu Sử Hoà Thượng Thích Phước Đường (1932 - 2017)
04/04/2023(Xem: 838)
Hòa thượng Thích Đắc Pháp, thế danh Thái Hồng Điệp, sinh năm 1938, tại xã Tường Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Thân phụ là ông Thái Văn Hai và thân mẫu là bà Bùi Kim Loan. Năm 1947, thân phụ Hòa thượng hy sinh trong khi bị giam cầm tại nhà lao Côn Đảo. Những tưởng được nương bóng mẹ hiền đến lúc lớn khôn, nhưng thật không may, hai năm sau, lúc Hòa thượng 12 tuổi, mẫu thân lại quy tiên. Mặc dù không còn cha mẹ cận kề dạy bảo, nhưng với nghị lực cùng tinh thần hiếu học và nền nếp đạo đức gia đình từ xưa, Hòa thượng đã tự rèn luyện bản thân về cả tri thức và đạo đức cho đến lúc trưởng thành.
04/04/2023(Xem: 1055)
Hòa thượng Thích Liễu Lạc, thế danh Trương Văn Trình, sinh năm 1878 (Kỷ Mẹo), vốn là bậc đại điền chủ, nổi tiếng nhân hậu, đạo đức khắp vùng. Phụ thân là cụ ông Trương Văn Thêm, mẫu thân là cụ bà Nguyễn Thị Em. Hòa thượng là người con út trong gia đình có bốn anh chị em. Năm 1910, Hòa thựơng tu theo đạo Minh Sư và được gọi là Ông lão Năm. Đạo Minh Sư chủ trương “Thờ cúng Phật, tu theo Lão giáo, sống theo Nho gia’’, nên Hòa thượng có điều kiện so sánh, nhận thấy Phật đạo cao siêu hơn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567