Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lễ Cung Thỉnh Giác Linh Tham Yết Phật, Tổ Tại Tổ Đình Từ Hiếu Và Chùa Báo Ân

02/05/202217:38(Xem: 2106)
Lễ Cung Thỉnh Giác Linh Tham Yết Phật, Tổ Tại Tổ Đình Từ Hiếu Và Chùa Báo Ân
LỄ CUNG THỈNH GIÁC LINH THAM YẾT PHẬT, TỔ TẠI TỔ ĐÌNH TỪ HIẾU VÀ CHÙA BÁO ÂN

Chiều 1/5/2022 (1.4 Nhâm Dần), Ban Tổ chức Tang lễ cùng Môn đồ pháp quyến đã cung thỉnh Giác linh cố Trưởng lão Hòa thượng Viện chủ Tự viện Phước Duyên tham yết Phật, Tổ tại Tổ đình Từ Hiếu và Chùa Báo Ân, thành phố Huế.

Tại Tự Viện Phước Duyên – nơi tôn trí báo thân cố Trưởng lão Hòa thượng, môn đồ pháp quyến phủ phục trước Chư Tôn Tịnh Đức, Hòa thượng Sám chủ, Nhị vị Hòa thượng Chấp lệnh cùng Chư Tôn Đức Tăng trong Hội đồng Kinh sư. Hồi chuông cảnh tĩnh báo hiệu Nhị vị Hòa thượng Chấp lệnh khởi lệnh, điển báo. Thế là, kể từ nay đàn hậu học chúng con thực sự vắng dáng bậc Thầy khả kính. Hòa thượng Sám chủ cung tuyên pháp ngữ, phụng thỉnh linh mô, nhẹ gót vân trình về lại cội gốc nơi xuất phát khởi đầu Tâm Bồ Đề.

Môn đồ Pháp quyến, thế quyến đã thành tâm cung thỉnh Giác linh cố Trưởng lão Hòa thượng tham yết Phật, Tổ tại Tổ đình Từ Hiếu.

Tâm Khởi Điểm, Dung Hình Sương Ảnh
Chốn Môn Phong, Vắng Dáng Tôn Sư
Dấu Hài In Đậm Chân Tu
Hiếu Đồ Thất Chúng, Dụng Từ Thầy Trao.

Toàn thể đệ tử chúng con, tay nâng bát hương phụng hiến long vị và những tấm y như bảo vật ca sa truyền thụ, hàng môn nhơn tứ chúng đối trước Tam Bảo dưới đại hùng bảo điện Tổ đình Sắc tứ Từ Hiếu, nơi ấy chính là cội nguồn lưu truyền cho đàn hậu học nương tựa vào Tam Tôn truyền thụ giới pháp, luật nghi dụng hành, nuôi mầm chí lớn tâm sáng bồ đề xuất gia tu học. Trong giây phút tĩnh lặng ấy, bao niềm xúc động nhớ đến những tháng ngày bậc Tôn sư của chúng con thường hay lui tới vấn an, hầu Tổ để cho tâm trí càng ngày càng rạng tỏ lối tu. Bát hương, long vị và di ảnh đã được đặt trước ngôi đại hùng bảo điện, đệ tử chúng con phủ phục thay thế đảnh lễ Chư Phật, chuông trống trầm hùng vang vọng khắp trời tây như những đóa hoa ưu đàm nghiêng mình cung tiễn bậc Thầy Đại Sư của chúng con quẫy dép về tây với những giọt mưa nặng hạt như thầm tiễn khóc bậc Thầy Ân Sư.

Thế là, giây phút trang nghiêm ấy chúng con cung thỉnh di ảnh, long vị, bát hương về hầu chư Tổ, đảnh lễ chư vị Trưởng lão, Hòa thượng đường đầu, Hòa thượng Yết ma, Hòa thượng Giáo thọ, Hòa thượng A-xà-lê và chư vị Thất chứng Tôn Sư. Chính nơi ấy, Tôn Sư của chúng con đã nhận lãnh giới thân huệ mạng vào thập niên 60, nay ngần ấy thời gian trải qua bao mùa an cư tu tập, Thầy đã rũ bỏ trả thân huyễn mộng gởi lại cho đời một nụ cười công hạnh tu tập xuất gia. Hôm nay Thầy được trở bên chốn Tổ để đảnh lễ lần sau cuối.

Tiếp đến, môn đồ pháp quyến, thế quyến đã thành tâm cung thỉnh Giác linh Cố Trưỡng lão Hòa thượng về Chùa Báo Ân-nơi một thời xuất gia tu học khởi đầu với tâm chí bồ đề tăng trưởng, mái tóc xanh trả lại cho trần thế, khoác chiếc áo nâu sòng thanh đạm, thực tu bằng công hạnh Thiền-Mật-Tịnh, với dung hạnh chất phác, khiêm cung, thương và hiểu như hai thực tại mà Tôn Sư đã dày công vun bồi xây đắp để cho hàng hậu học chúng con nương tựa noi theo. Tôn Sư cũng là vị thầy khả kính, một tùng Tùng Lâm Thạch trụ trong thế kỉ 21 này. Giờ này chúng con phụng hiến.

Đoàn xe di ảnh, linh mô đã dạo bước khắp những dòng đường xứ Huế, dạo qua các chốn thiền môn, các chốn Tổ đình lần cuối, đoàn xe đã trở về lại nơi chốn Tăng Già Lam Phước Duyên Tự Viện mà Tôn Sư đã kế thế trụ trì suốt 54 năm mùa xuân thu giữa chốn thiền môn tịch lặng, 8 năm làm viện chủ, hơn 76 năm tu học. Tôn Sư đã đảnh lễ Tam Bảo tại trú xứ Tăng Già Lam lần sau cuối.

Hạt mưa rơi nhẹ rừng thiền,
Tôn Sư khuất dáng, về miền tịch không
Môn đồ đệ tử đứng trông
Giọt mắt rơi lệ, cõi lòng nhớ thương.


Ban Tư liệu-Truyền thông Tang lễ.




thinh giac linh yet phat to (1)thinh giac linh yet phat to (2)thinh giac linh yet phat to (3)thinh giac linh yet phat to (4)thinh giac linh yet phat to (5)thinh giac linh yet phat to (6)thinh giac linh yet phat to (7)thinh giac linh yet phat to (8)thinh giac linh yet phat to (9)thinh giac linh yet phat to (10)thinh giac linh yet phat to (11)thinh giac linh yet phat to (12)thinh giac linh yet phat to (13)thinh giac linh yet phat to (14)thinh giac linh yet phat to (15)thinh giac linh yet phat to (16)thinh giac linh yet phat to (17)thinh giac linh yet phat to (18)thinh giac linh yet phat to (19)thinh giac linh yet phat to (20)thinh giac linh yet phat to (21)thinh giac linh yet phat to (22)thinh giac linh yet phat to (23)thinh giac linh yet phat to (24)thinh giac linh yet phat to (25)thinh giac linh yet phat to (26)thinh giac linh yet phat to (27)thinh giac linh yet phat to (28)thinh giac linh yet phat to (29)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/03/2011(Xem: 4470)
Tôi đã sống với một con người với tất cả ý nghĩa của Người trong một thời gian tương đối dài giữa một giai kỳ buồn vui pha trộn. Có thể nói Gs Phạm Công Thiện là người có một cách sống giản dị, không kiểu cách, cầu kỳ, ngược lại rất khiêm cung và nhẫn nại, nhẫn nại ngay cả trong hoàn cảnh rất khó nhẫn.
17/03/2011(Xem: 4550)
Hòa Thượng thế danh là Phạm Kim Huệ, sinh năm Giáp Tuất, ngày 02-4-1934 tại làng Cẩm Phô, quận Điện Bàn (nay là thành phố Hội An), tỉnh Quảng Nam, Việt Nam. Thân phụ của Hòa Thượng là Cụ Ông Phạm Kim Cái pháp danh Như Thế, và Thân mẫu là Cụ Bà Nguyễn thị Di pháp danh Như Kim, đều làm nghề Đông y. Hòa Thượng là con thứ sáu trong gia đình gồm sáu anh chị em. Sinh trưởng trong một gia đình nho học, thâm tín Phật giáo, nên lúc tám tuổi Ngài được gia đình cho vào chùa học đạo.
15/03/2011(Xem: 5874)
Tôi biết tin GS Phạm Công Thiện mất qua trang web viet-studies của GS Trần Hữu Dũng post ngày 10-3. Dòng thông tin được dẫn từ báo Người Việt ở Houston, bang Tesas cho biết theo gia đình và Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất ở Mỹ xác nhận ông mất ngày 9-3-2011, thọ 71 tuổi. Trước khi mất dường như ông đã biết trước cuộc vĩnh ly này nên nhập định rồi ra đi nhẹ nhàng. Ngoài dòng báo tin của báo Người Việt còn bài viết cho người đã mất của nhà văn Viên Linh với tư cách bạn bè.
12/03/2011(Xem: 6113)
Phạm Công thiện, ông là ai? Có nhiều người đã hỏi như thế. Triết gia? Thiền sư? Thi sĩ? Văn sĩ? Hay là một người lang thang rong chơi trong cuộc đời ? Hay là nghệ sĩ với ước vọng thành một tài năng lớn của thế giới? Hoặc là một người đang trong cơn mộng du suốt cả đời? Trần Tuấn Kiệt trong một bài viết trong “Tác Giả Tác Phẩm“, xuất bản cách nay gần bốn chục năm, cũng nói về chân dung người thi sĩ rất mực nghệ sĩ này:
25/02/2011(Xem: 5978)
Lễ huý nhật Ôn Trí Thủ năm 2005 tại Quảng Hương Già Lam
19/02/2011(Xem: 4740)
Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Huyền Tôn, đệ tử của Đệ Lục Tổ Sư Thiên Ấn Tự, Hòa Thượng Tăng Cang Thích Chơn Trung, thế danh Nguyễn Thái Long, pháp danh Như Kế, pháp tự Giải Tích, pháp hiệu Huyền Tôn. Ngài sinh năm Mậu Thìn (1928.Việt lịch: 4807) tại làng Châu Nhai, Huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam. Thân phụ, bán thế xuất gia là Đại Sư thượng Như hạ Quý (1874-1942), Thân mẫu là Cụ bà Thái Thị Túc, pháp danh Như Chỉnh, tự Giải Lý (1891-1945).
13/02/2011(Xem: 17218)
Ca Sĩ Gia Huy, Tên thật của Gia Huy là Đặng Quốc Hung. Anh đến Montreal, Canada vào năm 1991 để cùng đoàn tụ với gia đình. Anh hát lần đầu tiên tại vũ trường Chateau Du Parc tại Montreal. Lúc đó, anh hát với ban nhạc Phạm Mạnh Cường để trình bày những tác phẩm như "Máu Nhuộm Bãi Thượng Hải", "Mười Năm Tình Cũ" và "Lambada". Ngay sau lần trình diễn đầu tiên, Gia Huy trở thành một ấn tượng của dân chúng tại Montreal. Anh bắt đầu hát cho một số vũ trường tại địa phương như Bistro Dore, Miss Sai Gòn, và Đêm Sai Gòn. Tuy nhiên, mục đích của Gia Huy là nổi danh ngoài Canada và khuếch trương số khán thính giả đi khắp thế giới.
30/01/2011(Xem: 5135)
Hòa Thượng Thích Như Điển - Đệ Nhị Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTN Âu Châu - Phương Trượng Chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc
14/01/2011(Xem: 5267)
Hòa thượng họ Hồ Đắc, tên Cư, Pháp danh Tâm Thật, Pháp hiệu Thiện Châu, sinh ngày 23 tháng 2 năm 1931 tức ngày 7 tháng 1 năm Tân Mùi tại làng An Truyền, huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên. Thân phụ Thầy là Cụ Hồ Đắc Phách, thân mẫu là Cụ Nguyễn Thị Cần. Thầy xuất gia năm 16 tuổi (1947) và thọ giới tỳ kheo năm 1952. Bổn sư của Thầy là Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Giác Nguyên, Viện chủ Tổ Đình Tây Thiên (Huế).
07/01/2011(Xem: 5741)
Ông vua đầu tiên của nhà Trần và cũng là một thiền sư cư sỹ, Trần Cảnh (Trần Thái Tông) (1218-1277) đã để lại một sự nghiệp chính trị, một dòng văn học bất hủ, đến bây giờ vẫn mãi là kim chỉ nam, ngọn đuốc soi đường trong đêm dài tăm tối, cho những ai tìm phương vượt thoát, lộ trình cho những ai muốn đưa dân tộc tìm tới đỉnh cao của nhân bản và an lạc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567