Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Huyền Tôn

19/02/201115:55(Xem: 5806)
Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Huyền Tôn
HT_Huyen Ton (16)

Đức Trưởng Lão 
Hòa Thượng Thích Huyền Tôn




Thân thế:

Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Huyền Tôn, đệ tử của Đệ Lục Tổ Sư Thiên Ấn Tự, Hòa Thượng Tăng Cang Thích Chơn Trung, thế danh Nguyễn Thái Long, pháp danh Như Kế, pháp tự Giải Tích, pháp hiệu Huyền Tôn. Ngài sinh năm Mậu Thìn (1928.Việt lịch: 4807) tại làng Châu Nhai, Huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam. Thân phụ, bán thế xuất gia là Đại Sư thượng Như hạ Quý (1874-1942), Thân mẫu là Cụ bà Thái Thị Túc, pháp danh Như Chỉnh, tự Giải Lý (1891-1945).

- Năm 1931, 3 tuổi, được Cha Mẹ cho đi học chữ Nho qua các bộ Tam thiên tự, Ngũ thiên tự, Minh Tâm Bảo Giám, Gia huấn...
- Năm 1933, 5 tuổi, được Thân phụ cho học thuộc lòng 2 thời Kinh công phu và bộ luật Tỳ Ni. Đêm trăng, còn được học võ qua các bài: Ngọc Trản, Song kiếm, Xung thiên đề đao, Nam trường quyền.

- Năm 1934 (Giáp Tuất), 6 tuổi, cùng với Thân phụ xuất gia tại Tổ Đình Thiên Ấn, được Sư Phụ là Hòa Thượng Tăng Cang đạo hiệu Chơn Trung ban cho pháp danh Như Kế. Đại Lão Hòa Thượng Chơn Trung là một bậc uyên thâm về Nho học, làu thông về khoa Du Già (62 bộ ấn chú Mật giáo) và Bộ Kinh Bảo Tích. Ngài có công hạnh sáng lập và tu bổ 6 ngôi Chùa: Viên Giác (Núi Thình Thình), Bảo Lâm, Quang Lộc, Kim Liên, Long Sơn và Khánh Vân. Đệ tử của Ngài gồm có 14 Tỳ Khưu, 81 Sa Di, 14 Sư Cô và truyền Tam quy Ngũ giới cho hơn 1000 đệ tử tại gia. Chùa Viên Giác trên Núi Thình Thình, lúc nào cũng có hơn 10 đệ tử Tịnh nhơn thường trú làm công quả, mỗi kỳ Lễ lớn như Rằm Tháng Giêng, Rằm Tháng Bảy và tết Nguyên Đán, có từ 5 đến 7 ngàn đồng bào Phật tử về tham dự.

- Năm 1941 (Tân Tị), 13 tuổi, Hòa Thượng được Sư Phụ cho thọ Sa Di tại Giới Đàn Viên Giác, pháp tự là Giải Tích.
-  Năm 1948 (Mậu Tý), 20 tuổi, Hòa Thượng được thọ Cụ Túc Giới tại Giới Đàn Viên Giác, pháp hiệu Huyền Tôn. 
- Từ năm 1941, Hòa Thượng theo học tại các Phật Học Đường: Tây Thiên (1941-1945, Giáo Thọ Sư là HT Quy Thiện), Viên Giác (năm Mậu Tuất-1958)- Tốt nghiệp Cử Nhân Hán Học thuộc Bộ Giáo Dục Quốc Gia VN (năm Canh Tý-1960).

Đạo Nghiệp:

- Năm 1945 (Ất Dậu), 17 tuổi, được Hòa Thượng Tăng Cang cung cử làm Thủ Tọa Chùa Viên Giác, thay thế cho vị Trụ Trì đã về quê. HT đã đem pháp Lục Hòa để giải tỏa và dung thông "tập đoàn quyền hành" Tri sự, Hương đăng, Thủ khố, Tri khách... đã có từ trước tại Viên Giác, mang lại sự bình đẳng và an lạc cho ngôi Già Lam này.

- Năm 1945 đến 1947, Hòa Thượng chịu nhiều lao khổ để bảo vệ Tăng chúng và Chùa Viên Giác dưới ách thống trị của chính quyền Việt Minh.

- Năm 1947-1951, tiếp mật chỉ của HT Huyền Quang “Thành lập PG Liên khu 5”, Hòa Thượng đi bộ vào Tổ Đình Thập Tháp để cùng chư Tôn Đức như quý Ngài: HT Huyền Quang, Giác Tánh, Tâm Hoàn, Bảo An, Kế Châu, Như Thắng, Như Phẩm, Như Kế, Đồng Từ, Thiện Duyên... thành lập đoàn Thanh Niên Tăng 12 vị do HT Huyền Quang làm Thư ký,  để thăm viếng tất cả các chùa và thuyết giảng từ miền duyên hải cho đến sơn cùng. Trên bước đường hoằng pháp, Hòa Thượng đã đi về giữa 2 tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi gồm 3 lần đi bộ, ước chừng 340 km cho 1 năm và 4 tháng trên đường trường. Riêng tại Bình Định: Kỳ Sơn, Qui Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Háo Lễ, Bồng Sơn, Tam Quan, Chương Hòa …có vài lược đi xe “Gòn”.

- Năm 1948-1949, sau khóa huấn luyện Thập Tháp, Tăng đoàn làm việc ở Chương Hòa, Chùa Thắng Quang gần biên giới Quảng Ngãi. Nhân đó, Tăng đoàn qua biên giới làm việc trong tám ngày cho 2 quận Sa Huỳnh và Đức phổ. Hòa Thượng đã chia tay với Tăng Đoàn về luôn Quảng Ngãi để lo Phật sự với sơn môn.

- Năm 1950-1952, Hòa Thượng cùng quý Ngài Trí Hữu, Chí Thiện, Quang Thể, Đồng Chơn hoằng pháp tại Quảng Ngãi và Quảng Nam.

- Năm 1953, Hòa Thượng ra Chùa Từ Đàm, Huế để tường trình Phật sự địa phương với HT. Trí Quang và HT Mật Nguyện. Cũng trong năm này, Hòa Thượng đã gặp HT Tâm Châu từ Bắc mới vào Huế.

- Năm 1954-1959, Hòa Thượng được công cử làm Tổng Thư Ký cho Hội An Nam Phật Học dưới sự Lãnh đạo của HT Thích Trí Quang, Hội đặt trụ sở tại Chùa Hội Phước (Quảng Ngãi), nhân sự gồm có các Hòa Thượng: Giải An, Huyền Đạt, Huyền Tấn, Huyền Tế, Huyền Kính, Giải Hậu và toàn Sơn-Môn 171 Tăng. Về phía Cư Sĩ có Đh Dung, Bùi Toàn, ông Phùng, anh Nhập v.v… Thường trú trong chùa: Thầy Huyền Tôn, Thầy Giải Hậu. Trải qua 6 năm, Hòa Thượng một mình đi bộ, đi xe đạp, xích lô, suốt qua 7 quận huyện, hơn 50 làng xã của Quảng Ngãi, và 2 năm đi bộ giữa Quảng Ngãi và Bình Định cùng với Tăng đoàn tỉnh ấy làm việc không ngừng. Riêng tại Quảng Ngãi Hòa Thượng đã đem về cho tỉnh nhà 25 khuôn hội. Mỗi khuôn hội từ 70 đến 300 hội viên. Tính trung bình có khoảng 5 đến 7 ngàn  Phật Tử. Tỉnh Bình Định nhờ đạo lực của các Ngài Huyền Quang, Giác Tánh, PG rạng rỡ như thủy triều dâng của buổi ban mai.

- Từ năm 1954-1960, Hòa Thượng là Giáo Sư Phật học tại các Phật Học Đường Bảo Lâm (Mỹ Khê, Quảng Ngãi), Phật Học Đường Kim Liên (Tịnh Giang, Quảng Ngãi).

- Năm 1960 (Canh Tý), Hòa Thượng trao lại công việc chùa cho Sư huynh Giải Hậu và theo lời mời của HT Thích Thiện Hòa, Giám Đốc Phật Học Đường Nam Việt (Ấn Quang) vào Sài Gòn nhận dạy lớp Trung Đẳng Phật Học cho 60 Tăng sinh tại chùa Minh Quang ở gần đường Trương Minh Giảng. HT Thiện Hòa là bậc tu hành chơn chánh, Ngài theo kệ truyền thừa của môn phái Lâm Tế Chúc Thánh mà đối xử, xem Hòa Thượng chữ “Như” vào hàng Sư huynh, vì HT Huyền Tôn, gọi HT Khánh-Anh, Pháp chủ PGMN là Sư thúc.

- Năm 1960-1970, Hòa Thượng cùng HT Thanh Kiểm làm việc trong Ban Phiên Dịch của Ban Tu Thư Bộ Văn Hóa Giáo Dục Quốc Gia do Cụ Nguyễn Thọ Dực làm Trưởng Ban và Cụ Chánh Trí Mai Thọ Truyền làm Bộ trưởng Bộ Giáo Dục. HT Tài Quan đã giới thiệu HT Huyền Tôn cho Ban Phiên Dịch Hán Cổ khi Hòa Thượng từ miền Trung mới vào Nam.

- Năm 1963, Hòa Thượng gặp nhiều lao khổ trong cuộc tranh đấu PG chống lại chính quyền nhà Ngô, Hòa Thượng cùng với Thầy Chơn Ngữ mang huyết thư của Ủy Ban Liên Phái đến Tổ Đình Ấn Quang nhưng bị lộ và bị bắt bỏ tù, bị đánh đập, vết thẹo hằn sâu trên lưng vẫn còn gây đau nhức. Thầy Chơn Ngữ là người đã vâng lệnh HT Quảng Đức tưới xăng lên người trước khi Ngài tự châm lửa tự thiêu.

- Từ năm 1964 đến 1974, Hòa Thượng là Giảng Sư của Viện Hóa Đạo. 
- Năm 1965, Hòa Thượng được cử làm Trưởng Ban Tổ Chức Đại Lễ Phật Đản Ất Tỵ tại Tỉnh Gia Định. 
- Từ năm 1960-1962,  Hòa Thượng là Giáo Sư Phật học tại Phật Học Đường Quang Minh (Sài Gòn).
- Từ năm 1969-1972, Hòa Thượng là Giáo sư Trung học dạy học tại Trường Bồ Đề ở Sài Gòn. Hiệu trưởng là HT Quảng Liên, đồng nghiệp với Hòa Thượng lúc này có Thầy Đức Niệm, Thầy Thanh Trúc.

- Năm 1969 (Kỷ Dậu), 42 tuổi, được Viện Hóa Đạo tấn phong Giáo Phẩm Thượng Tọa.
- Từ năm 1969-1972, Hòa Thượng được HT Trí Thủ mời làm Chánh Đại Diện Phật Giáo Tỉnh Gia Định.
- Từ năm 1960 đến 1975, Hòa Thượng là ký giả và dịch giả cho các tờ báo: Báo Hoằng Pháp của Viện Hóa Đạo, Tuần Báo An Lạc (Chùa Quan Âm, Phú Nhuận), Tin Sớm (chủ bút: Nguyễn An Ca), Tiền Tuyến của Quân đội VNCH, Xuân của Thông Tin v.v… với bút hiệu Lĩnh Nam và Hạo Gia. Soạn lịch Âm Dương. Dịch truyện chưởng cho tờ Trắng Đen. Các chuyện khác: Kỳ nữ Tố Nga, Chuyện cấm đọc đêm 30, Hùm thiêng ba móng (Truyện dài nhiều kỳ), Con Khỉ khôn và Cá Sấu, Tiếng mõ đêm 30 (truyện ngắn)…Dịch sách cho nhóm Tàu Chợ Lớn. Đó là những tác phẩm bán bản quyền.

- Năm 1979 (Kỷ Mùi), Hòa Thượng bị Cục R của CS dọa dẫm, bắt buộc phải làm việc theo lịnh của họ, cho nên Hòa Thượng quyết định lên đường vượt biên vào ngày 9-3-1979, sau 9 ngày lênh đênh trên biển cả, Hòa Thượng đã đến được Trại Tỵ Nạn trên đảo Pulau Bidong, Malaysia và lưu trú tại đây một năm 2 tháng. Tại Chùa Từ Bi trên Đảo, HT thành lập Ban Đại diện PG, Hòa Thượng làm Chủ Tịch, Thầy Nguyên Hạnh làm Thư-ký, các Thầy Thiện-Đạt, Minh Mẫn, Minh Cường, Thiện Huệ và 9 Sư Cô…thành lập GĐPT Long-Hoa. TS Nhất Hạnh 2 lần gởi tiền $500 & $2000 Mỹ Kim, HT Huyền Tôn đại diện nhận và đổi ra tiền Mã Lai để phát ra cho đồng bào tỵ nạn trên đảo.

- Năm 1980, Hòa Thượng đến định cư tại Melbourne, Australia.

- Năm 1981 (Tân Dậu), Hòa Thượng là đồng sáng lập và làm Hội Trưởng Hội PGVN tại Victoria. 
- Năm 1981, Hòa Thượng khai sơn Chùa Đại Bi Quan Âm tại Victoria.

- Năm 1982, Hòa Thượng và Hội bảo lãnh 41 Gia đình sang Úc định cư tỵ nạn qua diện Phật Giáo bảo trợ.
- Năm 1982, Hòa Thượng và Hội can thiệp thành công đưa 700 em cô nhi đến Mỹ định cư. HT HuyềnTôn đã nhân danh Hội Trưởng Hội PGVN tại Victoria, đến gặp Ngài Cao Ủy Tị Nạn Sắc Tộc của Úc để can thiệp và Cao Ủy Tỵ Nạn đã đồng ý tiếp nhận.

 - Năm 1983 (Giáp Tý), Hòa Thượng là thành viên đồng sáng lập GHPGVNTN Úc Châu-Tân Tây Lan.

- Năm 1983 đến 1987, Hòa Thượng là đệ nhất Phó Viện Trưởng Viện Hoằng Đạo, kiêm 3 Tổng Vụ: Giáo Luật, Tăng Sự và Hoằng Pháp.

- Năm 1983-1987, Hòa Thượng làm Chủ Bút Báo PGVN Úc Châu.

- Năm 1986-1914: Hòa Thượng là Đàn chủ Gia Trì Sư tại 15 pháp hội Chẩn tế Bạt độ Âm linh Cô hồn tại các chùa thành viên tự viện của GH trên toàn liên bang Úc Đại Lợi.

- Năm 1989: Hòa Thượng là Yết Ma A Xà Lê Sư tại Giới Đàn Phước Huệ.

- Năm 1992: Hòa Thượng kiến tạo Lăng Nghiêm Bảo Vương Tự, vùng Essendon, Victoria.

- Năm 1992-1999, Hòa Thượng là Chủ tịch Hội Tài Trợ Tăng Ni, Tự Viện VN (Tổng Kết số tiền tài trợ: $46,875.00. (Hội có 21 thành viên; ChủTịch: HT Huyền Tôn, Thư ký: Đh.Tâm Mãn, Trưởng Ban Vận Động: Đh. Bảo Minh Đạo, Thủ quỹ: Đh.Bảo Diệu Ngọc)

- Năm 1993 (Quý Dậu), 66 tuổi, Ngài được tấn phong lên Giáo phẩm Hòa Thượng.
- Năm 1995, Hòa Thượng là Giáo Thọ Sư tại Giới Đàn Phước Huệ.

- Năm 1999 (Kỷ Mão), Hòa Thượng là thành viên đồng sáng lập Giáo Hội PGVNTN Hải Ngoại tại UĐL-TTL (tại Chùa Pháp Bảo, Sydney).
- Từ năm 1999 (Kỷ Mão), Hòa Thượng là Thành viên Hội Đồng Chứng Minh của Giáo Hội PGVNTN Hải Ngoại tại UĐL-TTL

- Năm 2005, Hòa Thượng được cung thỉnh làm Đàn Đầu Hòa Thượng tại Giới Đàn tổ chức tại Tu Viện Vạn Hạnh, Canberra, do HT Quảng Ba làm Đàn Chủ.

- Từ năm 2011 (Tân Mão), Hòa Thượng là Tăng Giáo Trưởng của GHPGVNTNHN UĐL-TTL.
- Từ năm 2012 (Nhâm Thìn), Hòa Thượng cùng TT Tâm Phương chủ trương Bố Tát định kỳ mỗi tháng cho Tăng Đoàn tại Victoria và Hòa Thượng luôn có mặt tham dự.

- Hiện nay Hòa Thượng là Phương Trượng Bảo Vương Tự tọa lạc tại vùng Ardeer, Victoria, Australia.


Tác phẩm của Hòa Thượng đã in:

 

- Chư Kinh Mật Giáo 
- Kinh Vu Lan Bồn; 
- Kinh Đại Báo Phụ Mẫu Trọng Ân;
- Kinh Hiền Kiếp Thiên Phật Danh; 
- Kinh Bát Đại Nhơn Giác;
- 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp của Phật

- Du Già Diệm Khẩu Thí Thực Khoa Nghi; 
- Cực Tịnh Sanh Động
- 5000 Việt Lịch (đang biên soạn, TT Nguyên Tạng sẽ hoàn chỉnh và in ấn trong tương lai).

 

 

Suốt 36 năm định cư tại Úc Châu, với vai trò của một nhà truyền giáo, Đức Trưởng Lão HT Thích Huyền Tôn đã giảng nói hàng ngàn bài pháp trợ đạo, dắt dẫn con người trở nên hiền lương, tốt đẹp, tự tại an lành, bình đẳng nhân ái cho xã hội. HT đã làm theo lời Phật dạy trong bộ Kinh Thủ Lăng Nghiêm (Q7), phát tâm tạo ấn bản Thần Chú "Ma Ha Tất Đát Đa Bát Đát Ra” để biếu tặng cho đồng hương Phật tử, ngõ hầu giải trừ ma bịnh, linh nghiệm an tường, đã có hơn 2700 ấn bản được phát tặng. HT luôn chí tâm lục hòa với tất cả Chư Tôn Pháp lữ trong Giáo Hội suốt từ 1980 đến nay (2016). Riêng tại Chùa Bảo Vương, nơi trụ xứ hằng tuần mỗi Chủ Nhật đều có thời giảng dạy Phật Pháp, tụng kinh, khóa lễ kỳ an, kỳ siêu cùng với 50 hay 70 Phật tử. Các lễ lớn đều tổ chức trang nghiêm và đông đúc. Tuy lặng lẽ âm thầm nhưng hoan hỷ, vui vẻ, yên hòa cho mọi người, bình an cho mọi sinh hoạt. Ai có tu trì sẽ tận hưởng niềm an lạc ấy./.

 Thien Bach Nien Lai

 

 

 Thu But cua Hoa Thuong Thich Huyen Ton


Liên lạc:

HT. Thích Huyền Tôn
Lăng Nghiêm Bảo Vương Tự
2A Mc Laughlin St
Ardeer, Vic 3022
Australia
Tel: 613. 9266 1282
Mob: 61. 0435 242 775

 
Xem tác phẩm của HT Thích Huyền Tôn
kinhdugia-diemkhau_biatruoc1
 Bia_2_Kỷ Yếu Tri Ân Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Huyền Tôn-1
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/06/2011(Xem: 8305)
Ngài họ Nguyễn húy là Hữu Kê, dòng họ của Đại thần Nguyễn Trãi. Nguyên quán thuộc Tông sơn Gia miêu Ngoại trang, tỉnh Thanh Hóa. Ngài thọ sanh năm Nhâm Tý (1912), tại làng Nguyệt Biều, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên. Vốn thọ sanh trong gia đình vọng tộc, quý phái, thích lý luận Nguyễn Hữu Độ.
24/06/2011(Xem: 5347)
Ngài Mật Thể, pháp danh Tâm Nhất, pháp tự Mật Thể, tên thật là Nguyễn Hữu Kê, sinh năm 1912 ở làng Nguyệt Biều, quận Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên. Chánh quán huyện Tống Sơn, Gia Miêu ngoại trang, tỉnh Thanh Hóa, thuộc dòng Thích Lý của Cụ Nguyễn Hữu Độ. Gia đình Ngài qui hướng đạo Phật, cụ thân sinh và người anh ruột đều xuất gia.
23/06/2011(Xem: 5815)
Đọc Thánh Đăng Ngữ Lục, do Sa môn Tánh Quảng, Thích Điều Điều đề tựa trùng khắc, tái bản năm 1750, ta thấy đời Trần có năm nhà vua ngoài việc chăn dân, họ còn học Phật, tu tập và đạt được yếu chỉ của thiền, như vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông và Trần Minh Tông. Và sự chứng ngộ của các Thiền sư đời Trần thì không thấy đề cập ở sách ấy, hoặc có đề cập ở những tư liệu khác mà hiện nay ta chưa phát hiện được, hoặc phát hiện thì cũng phải tra cứu và luận chứng dài dòng rồi mới kết đoán ra được.
23/06/2011(Xem: 6779)
Đọc sử Phật giáo Việt Nam, hẳn chúng ta đều biết nước mình có một ông vua đi tu ngộ đạo, đó là vua Trần Nhân Tông. Ngài làm vua trong thời gian nước nhà đang bị quân Mông Cổ đem đại quân sang xâm lấn nước ta lần thứ ba.
22/06/2011(Xem: 7447)
Trong sáu thập niên qua, TIME đã không ngừng ghi chép lại những vinh quang cùng khổ nhọc của Á châu. Trong số đặc biệt kỷ niệm thường niên hôm nay, chúng tôi muốn bày tỏ lòng kính trọng của mình đến những nhân vật nổi bật đã góp phần vào việc hình thành nên thời đại chúng ta. Những thập niên xáo động nhất của một lục địa đông dân nhất trên trái đất này đã sản sinh ra hàng loạt những nhân vật kiệt xuất. Trong sáu mươi năm qua, kể từ khi TIME bắt đầu cho xuất bản ấn bản Á Châu, chúng tôi đã có cái đặc ân là được gặp gỡ đa số những nhân vật ngoại hạng này –theo dấu cuộc vận động hay trên chiến trường, trong phòng hội hay trong phòng thí nghiệm, tại cơ sở sản xuất hay tại phim trường.
16/06/2011(Xem: 5017)
Tôi có duyên lành gặp được ngài một lần khi ngài đến thăm Hòa thượng chùa Đông Hưng, bổn sư của tôi, cũng là y chỉ sư của Hòa thượng Quảng Thạc, một để tử xuất gia của ngài khi còn ở đất Bắc. Cung cách khiêm cung, ngài cùng Hòa thượng tôi đàm đạo về quá trình tu tập cũng như Phật học, hai ngài đã rất tâm đắc về chí nguyện giải thoát và cùng nhau kết luận một câu nói để đời : “Mục đích tu hành không phải để làm chính trị”. Cũng câu nói này, khi chia tay chư tăng miền Nam, ngài đã phát biểu với hàng pháp lữ Tăng ni đưa tiễn. Khi sưu tập tư liệu về cuộc đời của ngài, tôi may mắn gặp được các bậc tri thức cao đồ của ngài kể lại. Nay, nhân có cuộc hội thảo về phong trào chấn hưng Phật giáo miền Bắc và công hạnh của ngài, tôi xin được góp thêm đôi điều.
14/06/2011(Xem: 6458)
Thiền sư PHÁP THUẬN (Bính Tý 918): Thiền sư đời Tiền Lê, thuộc dòng thiền Tỳ-Ni-Đa-Lưu Chi, không rõ gốc gác quê quán và tên thật, chỉ biết rằng Sư họ Đỗ, xuất gia từ thuở nhỏ ở chùa Cổ Sơn (Thanh Hóa), sau theo học đạo Thiền sư Phù Trì ở chùa Long Thọ, nổi tiếng là uyên thâm đức độ. Tương truyền rằng chính Sư đã dùng nghệ thuật phù sấm, làm cố vấn giúp vua Lê Đại Hành nắm quyền bính, dẹp yên được hỗn loạn trong triều cuối đời nhà Đinh, được vua Lê vô cùng trọng vọng. Năm 990 niên hiệu Hưng Thống thứ 2, Sư không bệnh mà viên tịch, thọ 76 tuổi, để lại cho đời các tác phẩm: “Bồ Tát sám hối văn”, “Thơ tiếp Lý Giác”, và một bài kệ.
14/06/2011(Xem: 6439)
• Thiền sư Chân Không(Bính Tuất -1046): Sư họVương, thế danh Hải Thiềm, quê quán ở làng Phù Đổng (nay là Tiên Sơn-Bắc Ninh), xuất thân trong một gia đình quý tộc. Lúc thân mẫu của ông mang thai, cha ông nằm mộng thấy một vị tăng Ấn Độ trao cho cây tích trượng, sau đó thì ông ra đời. Mồ côi cha mẹ từ thuở niên thiếu, ông siêng chăm đọc sách không màng đến những chuyện vui chơi. Năm 20 tuổi ông xuất gia, rồi đi ngao du khắp nơi để tìm nơi tu học Phật Pháp. Nhân duyên đưa đẩy cho Sư đến chùa Tĩnh Lự ở núi Đông Cứu (Gia Lương-Hà Bắc), nghe Thiền sư Thảo Nhất giảng kinh Pháp Hoa mà ngộ đạo, được nhận làm đệ tử, sớm tối tham cứu thiền học, và được sư thầy truyền tâm ấn, thuộc dòng thiền Tì-ni-đa Lưu -chi, thế hệ thứ 16. Sau, Sư lên núi Phả Lại, trại Phù Lan (nay thuộc huyện Mỹ Văn-Hưng Yên) làm trụ trì chùa Chúc Thánh, ở suốt 20 năm không xuống núi để chuyên trì giới luật, tiếng thơm đồn xa đến cả tai vua.
13/06/2011(Xem: 14331)
Ôi, trong giáo pháp Phật đà của ta, việc trọng đại nhất là gì ? Con người sinh ra không từ cửa tử mà đến, chết không vào cửa tử mà đi. Thế nên người nằm non ở tổ, bỏ ngủ quên ăn, chẳng tiếc thân mạng, đều vì việc lớn sinh tử. Ở thời giáo suy pháp mạt này mà có người vì việc lớn sinh tử như Hòa thượng Liễu Quán, thật là hy hữu.
05/06/2011(Xem: 13021)
Ngôi chùa nhỏ nằm khiêm tốn trong khoảng đất rộng đầy cây trái. Buổi tối, mùi nhang tỏa ra từ chánh điện hòa với mùi thơm trái chín đâu đó trong vườn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]