Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh, người được Linh mục Thomas Merton Kính trọng

28/01/202220:16(Xem: 3681)
Tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh, người được Linh mục Thomas Merton Kính trọng

Linh mục Thomas Merton nhà văn Công Giáo Mỹ thế kỷ 20  và Thiền sư Thích Nhất Hạnh
Tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh, người được Linh mục Thomas Merton Kính trọng

(Remembering Thich Nhat Hanh, the Buddhist monk who Thomas Merton called a brother)

 

Trái: Linh mục Thomas Merton, nhà văn Công Giáo Mỹ thế kỷ 20, Phải: Thiền sư Thích Nhất Hạnh nói chuyện trong một cuộc phỏng vấn tại Hà Nội, Việt Nam vào ngày 29 tháng 3 năm 2005. (Ảnh: AP/ Richard Vogel.

 

Tháng 2 năm 1966 Thiền sư Thích Nhất Hạnh lập ra dòng tu Tiếp Hiện (The Order of Interbeing, L’ordre de l’interêtre), một dòng tu theo phái Phật giáo Dấn thân, dòng tu này dành cho người xuất gia cũng như người thế tục, nam cũng như nữ. Đây là quãng thời gian mà phương Tây biết đến vị tu sĩ Phật giáo này như một nhân vật tích cực hoạt động phản đối cuộc chiến tranh Việt Nam.

 

Năm 1966, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã đến thăm Hoa Kỳ, một chuyến đi diễn thuyết nhằm khai sáng cho người dân Hoa Kỳ về cuộc chiến tranh tại Việt Nam từ góc nhìn của người Việt Nam. Chuyến công du của Ngài bao gồm một loạt các cuộc giao lưu với các chính trị gia, nhà tư tưởng và các nhà lãnh đạo tôn giáo, bao gồm cả nhà hoạt động nhân quyền người Mỹ gốc Phi, và là người đoạt Giải Nobel Hoà bình Mục sư Tiến sĩ Martin Luther King, Jr., vào tháng 5 năm đó, Ngài đã gặp Linh mục Thomas Merton, một tu sĩ Trappist người Mỹ, nhà văn Công Giáo Mỹ thế kỷ 20, nhà thần học, nhà thần bí, nhà thơ, nhà hoạt động xã hội và học giả về tôn giáo so sánh.

 

Sự quan tâm của Linh mục Thomas Merton đối với Thiền sư Thích Nhất Hạnh, người đã đã thu thần tịch diệt vào lúc 00:00 giờ ngày 22/01/2022, trụ thế 97 Xuân, theo giờ Việt Nam, tại Tổ đình Từ Hiếu, thành phố Huế, Việt Nam.

 

Vào đầu những thập niên 1960, Linh mục Thomas Merton trở thành người đề xướng bất bạo động khi đối mặt với cỗ máy chiến tranh hạt nhân mà ông tin rằng có thể dẫn đến tự sát tập thể. Trong bối cảnh đó, ông là một nhà phê bình hùng hồn về Chiến tranh Việt Nam, ông miêu tả vào chiến dịch năm Mậu Thân (1968) là một "sự tàn bạo quá mức." Với tinh thần đạo hữu với nhau, Linh mục Thomas Merton muốn chia sẻ với Thiền sư Thích Nhất Hạnh để hiểu rõ ràng hơn những gì đang diễn ra tại Việt Nam.

 

Linh mục Thomas Merton cũng muốn chia sẻ với Thiền sư Thích Nhất Hạnh về chế độ tu hành của đạo Phật. Người đọc tự truyện "The Seven Storey" (Ngọn núi bảy tầng) của Linh mục Thomas Merton, biết rằng sự quan tâm của ông đối với Phật giáo bắt đầu từ khi còn là sinh viên Đại học Columbia sau khi đọc cuốn sách của một nhà văn người Anh di cư đến Mỹ và sống ở Los Angeles cho đến cuối đời Aldous Leonard Huxley (1894-1963), trong đó, nhà văn Aldous Huxley dựa trên các truyền thống giáo lý đạo Phật, đã viết về nhu cầu của nhân loại để chấp nhận chủ nghĩa khổ hạnh và thực hành chiêm nghiệm, để vượt qua những xung động cơ bản nhất của nó.

 

Nhưng phải đến cuối những thập niên 1950, Linh mục Thomas Merton mới bắt đầu nghiên cứu các tác phẩm Phật giáo sâu hơn và trao đổi với các nhà tư tưởng Phật giáo, như Thiền sư Suzuki Daisetsu Teitarō (1870-1966). Linh mục Thomas Merton trở nên tin rằng các tu sĩ chiêm niệm Cơ đốc giáo thu thập nhiều lợi ích từ việc đối thoại với đạo Phật. Không thể phủ nhận hoặc coi thường những khác biệt thực sự tồn tạo giữa Cơ Đốc giáo và đạo Phật, Linh mục Thomas Merton tin rằng những người chiêm nghiệm Phật giáo và Cơ Đốc giáo có thể học hỏi lẫn nhau, đặc biệt là trong một thế giới dường như đang "tự mình hủy diệt" (self-destruction, 自我毀滅).

 

Vào ngày 28 tháng 5 năm 1966, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đến thăm Linh mục Thomas Merton, Tu viện của Đức Mẹ Gethsemani, Kentucky, tiểu bang thứ 15 của Hoa Kỳ. Tháp tùng với người đạo hữu, một nhà văn người Mỹ, nhà thần học giáo dân Cơ đốc chính thống, nhà giáo dục và nhà hoạt động vì hòa bình James Hendrickson Forest (1941-2022), cả hai đã trò chuyện đến khuya. Họ muốn chia sẻ cho nhau bởi các bài kinh tụng thường nhật tại tu viện, về việc công phu tu tập thiền định trong các truyền thống của nhau, về sự hình thành cơ sở tự viện và họ bàn thời sự nóng bỏng bởi Chiến tranh Việt Nam.

 

Vài năm sau, Thiền sư Thích Nhất Hạnh nhớ lại cuộc gặp gỡ của họ một cách trìu mến: "Trò chuyện với đạo hữu ấy thật dễ dàng," Ngài nói. "Đạo hữu ấy cởi mở với mọi thứ . . . Đạo hữu ấy muốn biết nhiều hơn và nhiều hơn nữa. Đạo hữu ấy đã không nói nhiều gì về bản thân. Đạo hữu ấy liên tục đặt các câu hỏi. Và sau đó Đạo hữu ấy sẽ lắng nghe." Đạo hữu ấy tiếp tục: "Tôi rất ấn tượng bởi khả năng đối thoại đầy thuyết phục của Thiền sư Thích Nhất Hạnh."

 

Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã chia sẻ với các vị tu sĩ tại Tu viện của Đức Mẹ Gethsemani một ngày sau cuộc gặp gỡ Linh mục Thomas Merton. Ông bước vào và tiếp tục nói chuyện với cộng đồng về những buổi giao lưu chia sẻ tình đạo hữu với nhau. Buổi nói chuyện đã được ghi lại và rõ ràng qua băng ghi âm rằng, Linh mục Thomas Merton đã rất ấn tượng bởi vị Thiền sư Việt Nam. Miêu tả Thiền sư Thích Nhất Hạnh là "một người sống cực kỳ giản dị, khiêm tốn", Linh mục Thomas Merton nói với huynh đệ của mình rằng Thiền sư Thích Nhất Hạnh là "một vị Thiền sư toàn hảo" mà ông cảm thấy "hoàn toàn hấp dẫn lực khi tiếp xúc".

Linh mục Thomas Merton nhấn mạnh với các tu sĩ rằng Chiến tranh Việt Nam "phải được coi là biểu hiện của một cuộc khủng hoảng tinh thần," và như vậy, ông nhấn mạnh thêm rằng việc đối thoại với các tu sĩ huynh đệ từ tình huống ngay cả khi họ đến từ một truyền thống tôn giáo khác. Thiền sư Thích Nhất Hạnh rất cởi mở về những gì đang diễn ra trên quê hương đất nước của mình. "Mọi thứ đều bị tàn phá," Linh mục Thomas Merton nhớ lại câu nói của mình khi được hỏi về Chiến tranh Việt Nam.

 

Linh mục Thomas Merton rất ấn tượng Thiền sư Thích Nhất Hạnh, đến nỗi một tháng sau chuyến thăm, ông đã viết thư cho Ủy ban Nobel Na Uy (Den norske Nobelkomité), kêu gọi rằng "Sứ giả thực sự của hòa bình và của các giá trị tinh thần" này được xem xét cho giải Nobel Hòa bình. Ngay sau khi cuộc gặp gỡ của họ, Linh mục Thomas Merton đã xuất bản một bài tiểu luận ngắn với tựa đề "Nhat Hanh is My Brother" (Nhất Hạnh là đại Sư huynh của Tôi) và đăng trên tạp chí Jubilee. Tại đây, ông đã bày tỏ sự kính yêu của mình với Thiền sư Thích Nhất Hạnh bằng những lời lẽ cũng cho thấy ông đã vỡ mộng như thế nào đối với rất nhiều người Mỹ đồng hương ủng hộ Chiến tranh Việt Nam khiến ông bối rối:

 

"Tôi đã nói với Thiền sư Thích Nhất Hạnh là đại Sư huynh của tôi và đó là sự thật. Cả hai chúng tôi đều là tu sĩ với nhau và chúng tôi đã khép mình trong giới luật, chế độ tu viện khoảng chừng đó năm. Chúng tôi đều là nhà thơ, nhà hiện sinh. Tôi có nhiều điểm giống với đại Sư huynh Thích Nhất Hạnh hơn là với nhiều người Mỹ và tôi không ngần ngại nói lên sự thật. Điều tối quan trọng là các trái phiếu đó phải được chấp nhận. Họ là những chuỗi liên kết của một tình đoàn kết mới và một tình huynh đệ mới đang bắt đầu thể hiện rõ ràng trên khắp năm châu lục và dàn trải trên tất cả các lĩnh vực chính trị, tôn giáo và văn hóa".

 

Là những người đồng cảnh ngộ trong một thế giới được đặt trưng bởi sự chia rẽ, Linh mục Thomas Merton và Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã chọn cách nhìn thấy ở nhau điều gắn kết họ với nhau, để khẳng định với nhau điều mà họ cũng nhìn thấy bên trong mình. Cả hai vị đều nhận ra rằng con đường dẫn đến hà bình chỉ có thể được tạo nên bởi đối thoại tập trung vào đó hợp nhất hơn là chia rẽ. Mặc dù Linh mục Thomas Merton không ủng hộ chủ nghĩa tương đối hoặc chủ nghĩa đồng bộ mà theo cách nói của ông "chấp nhận mọi thứ bằng cách vô tư", tuy nhiên, ông lập luận rằng điều gì mà đoàn kết chúng ta phải được khẳng định vì lợi ích hòa bình.

 

Đây là nguyên tắc đặc trưng cho cuộc đời của Linh mục Thomas Merton, cũng như cuộc đời của Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Vào một ngày mùa xuân năm 1966, trong một tu viện, bang Kentuky, hai vị tu sĩ từ các truyền thống tôn giáo và quốc tịch khác nhau - một công dân của một quốc gia bị đánh bom, mìn và một là công dân của một cường quốc đang thực hiện vụ đánh bom, mìn - đã coi như như anh em cùng huyết thống.

 

Tác giả Gregory Hillis, Phó Giáo sư Thần học tại Đại học Bellarmine, 2001 Newburg Rd, Louisville, KY 40205, Hoa Kỳ.

 

Tác giả Gregory Hillis

Biên dịch Thích Vân Phong

(Nguồn: America Magazine)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/07/2022(Xem: 4347)
Do duyên lành đưa đẩy tôi mới quyết định xuống Chùa Tổ Viên Giác tại Hannover để dự lễ Khánh Tuế lần thứ 73 của Sư Ông Viên Giác vào ngày 28 tháng 6 năm 2022, mặc dù tôi chẳng được mời! Nhưng dù sao tôi cũng là đệ tử của Sư Ông, nhớ ngày sinh nhật của Sư Phụ đến chúc thọ cũng phải đạo.
02/07/2022(Xem: 3539)
Gần đây trên trang nhà Quảng Đức xuất hiện một tuyển tập thơ Bồ Đề gồm nhiều bài thơ tự cảnh tỉnh mình với bút hiệu Chiêu Đề, Thôi kệ, Tát Bà Ha từ HT Thích Đồng Bổn … khiến người viết có chút thắc mắc vì chỉ mới vài năm trước đây mỗi khi muốn tìm tiểu sử một nhân vật Phật Giáo VN nào trong thế kỷ 20 ( danh tăng) tôi thường tìm kiếm trên mạng để rồi download PDF mà tìm hiểu thêm và đã biết đến tiểu sử của Ngài qua mục tác giả của Trang nhà Quảng Đức, theo đó tôi được ghi lại như sau:
29/06/2022(Xem: 7238)
Hơi Thở, Đường Dẫn Đến Chánh Niệm (Bài viết của TT Nguyên Tạng tưởng niệm Sư Ông Làng Mai, do Ca Nhạc Sĩ Thùy Linh diễn đọc)
27/06/2022(Xem: 3700)
Thông báo về Lễ Bách Nhật và Lễ Nhập Bảo Tháp HT Thích Đỗng Tuyên tại Tu Viện Quảng Hương, Già Lam, Sài Gòn (28/6/2022)
25/06/2022(Xem: 6078)
Hòa Thượng Thích Thắng Hoan, thế danh là Nguyễn văn Đồng, sanh năm Kỹ tỵ ( 1928 ) tại thành phố Cần Thơ, miền Nam Việt Nam. Thân phụ là ông Nguyễn văn Ngô, một nhà nho và cũng là một nhạc sĩ cổ nhạc . Thân mẫu là cụ bà Nguyễn thị Hương, Tỳ kheo ni Như Quả, thọ giới Cụ Túc năm 1968 tại đại giới đàn chùa Từ Nghiêm.. Gia đình có hai anh em, người em trai thế danh là Nguyễn Thanh Vân hiện cư ngụ tại Sàigòn
07/05/2022(Xem: 5607)
Đến ngày mùng 8 tháng 12 năm 1986, ngày lễ Đức Phật thành đạo thì Thầy được chính thức xuất gia tại Thiền viện Thường Chiếu. Hòa Thượng Bổn Sư là thượng Thanh hạ Từ cho pháp danh là Thích Tuệ Hải.
03/05/2022(Xem: 7029)
Ngài Thông Ân nghe Thiền sư đến xứ Bàu Trâm, liền thỉnh Sư về chùa Kim Quang xin truyền Cụ túc Tỳ khưu và Bồ tát giới cho Ngài, được ban Pháp hiệu là Hữu Đức vào năm 1847. Lúc ấy Thiền sư Bảo Tạng 30 tuổi và Ngài Hữu Đức 36 tuổi. Sau đó thầy trò chia tay. Ngài Thông Ân rời Bàu Trâm đến xứ Bàu Siêu, dân làng nghe được liền kéo đến tấp nập cầu xin trị bệnh và lập chùa Kỳ Viên cho Ngài trú trì.
02/05/2022(Xem: 6493)
Ni trưởng Thích nữ Như Ngọc, thế danh Chế Thị Gi, sinh năm Đinh Tỵ (1917) tại làng Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Thuở nhỏ, Ni trưởng vừa học trường làng vừa theo học Hán - Nôm với Trưởng lão Hòa thượng Thích Bửu Phước, chùa Phước Ân. Bào tỷ của Ni trưởng tân viên tịch là cố Trưởng lão Ni Như Hoa, người đã hướng dẫn em gái mình đến tổ đình Kim Huê đảnh lễ ngài Luật sư Thích Chánh Quả cầu xin xuất gia tu học Phật pháp và được Hòa thượng bổn sư ban pháp danh Giác Ngọc.
26/04/2022(Xem: 4777)
Hòa thượng tu tập theo pháp môn trì danh niệm Phật, thường là mật niệm và thường hành trì thần chú Chuẩn đề. Khiêm cung và hỷ xả là một trong những hạnh mà Hòa thượng thực hành rất miên mật, nên trong ứng xử hàng ngày Hòa thượng thường thể hiện tâm kính trên nhường dưới, vì vậy mà rất được mọi thành phần từ Tăng sĩ đến xã hội phần nhiều đều thương quý.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]