Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chùa Thiên Trúc tổ chức Lễ Tưởng Niệm Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh

27/01/202206:04(Xem: 2581)
Chùa Thiên Trúc tổ chức Lễ Tưởng Niệm Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh

CHÙA THIÊN TRÚC TỔ CHỨC LỄ TƯỞNG NIỆM

TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH NHẤT HẠNH

 

Sáng ngày 25 tháng 01 năm 2022, tại chánh điện chùa Thiên Trúc đã diễn ra buổi lễ Tưởng Niệm TLHT Thiền Sư Thích Nhất Hạnh thật trang nghiêm và trọng thể. Đến chứng minh và tham dự có Hòa thượng viện chủ tu viện Kim Sơn Thích Tịnh Từ, Hòa thượng viện phó Thích Tịnh Diệu; Hòa thượng Thích Thông Đạt, viện chủ chùa Đại Nhật Như Lai; TT. Thích Pháp Trí, trú trì chùa Tiên Quang; ĐĐ Thích Huyền Thiện, trú trì chùa Huệ Minh; ĐĐ Thích Hạnh Thông, Niệm Phật Đường Fremont; ĐĐ Thích Lệ Tịnh, trú trì chùa Phước Đức và TT. Thích Thiện Long, trú trì chùa Thiên Trúc, cũng là xướng ngôn điều hành  buổi lễ. Về phía Chư Ni có Sư bà Thích Nữ Nguyên Thanh, trú trì chùa An Lạc, Ni sư Thích Nữ  Nguyên Thiện, trú trì chùa Huyền Không; Ni sư Thích Nữ  Quảng Tịnh, trú trì chùa Phật Quang; Ni sư Thích Nữ  Tịnh Hòa, trú trì chùa Liên Hoa, Ni sư Thích Nữ Tiến Liên, trú trì tịnh xá Ngọc Hòa cùng Chư Tôn Đức Tăng Ni trong vùng Thung Lũng Hoa Vàng. Quý thiện nam tín nữ Phật tử mặc dù là Thứ Ba giữa tuần nhưng vẫn đến tham dự rất đông.

Mở đầu buổi lễ là phần dâng hương cầu nguyện của Chư Tôn Hòa thượng, sau đó là đảnh lễ Giác linh.

Nói đến công hạnh của Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh, một bậc thầy xuất chúng của Phật giáo Việt Nam và Thế giới, Thầy MC nói: “Hơn 90 năm nơi trần thế, Ngài đã đóng góp cho nền văn học thế giới hơn 120 tác phẩm. Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh đã có công đức cảm hóa lớn lao đối với môn đồ tứ chúng không chỉ là Phật giáo đồ Việt Nam, mà cho cả toàn thế giới. Người đi đến khắp các đạo tràng khắp thế giới, từ Đông sang Tây, từ Âu sang Á mà không biết mệt mỏi để đánh trống Pháp, dựng cờ Pháp, kết nối thương yêu, xây dựng Tăng thân, chia sẻ tình huynh đệ. Tấm gương xuất chúng của Người, kể cả đức tu và sự uyên thâm về Phật học cũng như thế học, từ khi mới xuất gia ở Việt Nam cho đến ngày Người trút hơi thở cuối cùng, là tấm gương lớn mãi mãi rạng soi cho hậu thế”. 


su ong lang mai-chua thien truc (1)su ong lang mai-chua thien truc (2)su ong lang mai-chua thien truc (3)su ong lang mai-chua thien truc (4)su ong lang mai-chua thien truc (5)su ong lang mai-chua thien truc (6)su ong lang mai-chua thien truc (7)su ong lang mai-chua thien truc (8)su ong lang mai-chua thien truc (9)su ong lang mai-chua thien truc (10)su ong lang mai-chua thien truc (11)su ong lang mai-chua thien truc (12)su ong lang mai-chua thien truc (13)su ong lang mai-chua thien truc (14)

Sau phần tuyên đọc sơ lược tiểu sử của Thiền sư Thích Nhất Hạnh của thầy Pháp Trí là phần phát biểu tâm tình của Sư ông viện trưởng tu viện Kim Sơn, Hòa thượng nói: “Sư ông Nhất Hạnh sang tu viện Kim Sơn giảng pháp nhiều lần. Sư ông và Sư ông Nhất Hạnh có một mối thâm tình huynh đệ rất sâu sắc. Sư ông cảm phục trước sư uyên bác Phật học và tinh thần nhập thế của Sư ông Nhất Hạnh.” Sư ông Tịnh Từ cảm tác 4 câu thơ theo tinh thần “Hiện pháp lạc trú” của Sư ông Nhất Hạnh là:

 

“Phải biết rong chơi từng hơi thở

Tịnh Độ đây rồi chẳng đâu xa

Sống chết nhẹ nhàng không vướng bận

Thảnh thơi qua lại một vầng trăng.”

 

Cuối cùng là phần cúng ngọ và đảnh lễ Giác linh, sau đó chư Tăng Ni và Phật tử thọ trai rồi hoàn mãn.

 

Bài và ảnh Long Trí

 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/08/2012(Xem: 6791)
Kính bạch Sắc tứ Thập Tháp Tổ đình, Tân tịch trụ trì Thích Kế Châu, Đại lão Hòa thượng giác linh, tác đại chứng minh. Hôm nay, chúng tôi là những Pháp huynh, Pháp đệ thuộc dòng pháp Chúc Thánh, Tổ đình thứ hai Quảng Nam, và dòng pháp Thiền Tôn, Tổ đình thứ ba – Huế, tại Bình Định, và cũng là con cháu tám, chín đời dòng pháp Thập Tháp – Tổ đình thứ nhất, thuộc dòng pháp Thiên đồng Trung quốc tại Việt nam. Giờ này, tất cả chúng tôi đã vân tập đông đủ trước linh đài trang nghiêm, đau buồn này để làm lễ tiễn đưa kim quan Cố Đại lão Hòa thượng vào “BẢO THÁP MẬT TÀNG”, nghìn thu an nghỉ. Kính bạch Tân tịch Đại lão Hòa thượng giác linh! Trước hết, tại nơi đây, tất cả chúng tôi: Chí thành đến trước linh tòa, Cung kính dâng lên pháp cúng Kinh diên tán tụng,
04/08/2012(Xem: 6490)
Hòa thượng Thích Duy Lực, pháp danh Duy Lực, pháp tự Giác Khai, nối pháp thiền phái Lâm Tế. Ngài thế danh La Dũ, sinh ngày 5 tháng 5 năm Quý Hợi 1923, nhằm Trung Hoa Dân quốc thứ 12, tại làng Long Yên, huyện Phong Thuận, phủ Triều Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc; thân phụ là cụ ông La Xương, thân mẫu là cụ bà Lưu Thị. Ngài sinh trưởng trong một gia đình chuyên nghề nông trang, quy kính Tam bảo. Năm Mậu Dần 1938, Ngài được 16 tuổi, vừa học xong tiểu học thì phải lên đường theo cha sang Việt Nam sinh sống. Khi mới sang, gia đình Ngài dừng chân ở Cần Thơ lập nghiệp; trong những lúc rỗi rảnh Ngài thường tranh thủ tự học thên Hoa văn và quốc ngữ Việt Nam.
20/07/2012(Xem: 8104)
Thiền sư Bạch Ẩn Huệ Hạc (1685–1768) là vị Tổ trung hưng thiền Lâm Tế tại Nhật Bản. Xa rời phương thức đánh hét cùng các ngôn ngữ siêu tuyệt, Ngài cố công diễn tả Thiền bằng ngôn ngữ dễ hiểu để tầng lớp bình dân có thể hiểu được.
19/07/2012(Xem: 5609)
Qua hàng ngàn năm Lịch sử của Dân tộc, hơn 2000 năm có mặt trên đất nước, Phật giáo đã đóng góp cho Tổ quốc một thời gian dài trên dưới 400 năm an bình thịnh vượng, chưa nói đến những thời đại riêng lẻ ngắn ngủi.
03/07/2012(Xem: 10289)
Hòa Thượng Thích Trí Tịnh, thế danh Nguyễn Văn Bình, sinh ngày 02 tháng 09 năm Đinh Tỵ (17-10-1917), tại làng Mỹ An Hưng (Cái Tàu Thượng) huyện Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (Đồng Tháp).
30/06/2012(Xem: 8916)
Thành Kính Tưởng Niệm Hòa Thượng Thích Giác Lâm (1928 - 2012)
24/06/2012(Xem: 11734)
Kính lạy tôn dung Ngài Con xin tìm lại dấu xưa 39 năm, hai thế kỷ sao vừa Nín thở, lặng yên, đọc từng con chữ
12/06/2012(Xem: 4976)
Hòa thượng họ Đỗ, huý Châu Lân, sinh năm 1927 (Đinh Mão) tại thôn Quan Quang, xã Nhơn Khánh, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Thân phụ là cụ ông Đỗ Hoạch, và thân mẫu là cụ bà Trần Thị Tú. Gia đình gồm năm người con, hai trai và ba gái; Hòa thượng Thích Đỗng Quán thứ ba, và Ngài là thứ tư. Gia đình Ngài đời đời thuần tín Tam bảo. Cha mất sớm, được mẹ chăm lo dạy dỗ. Với bẩm tánh thông minh và hiếu học, năm 11 tuổi Ngài thi đậu bằng Yếu lược. Việc này chưa xảy ra ở vùng quê của Ngài nên đích thân ông Lý trưởng đến thăm và chúc mừng. Đó là một vinh dự cho gia đình và quê hương Ngài lúc bấy giờ.
11/06/2012(Xem: 5081)
Sự nghiệp thiền sư Tăng Hội rất lớn lao. Nhờ vào những trước tác của Thầy mà ta biết được hành tướng của sự thực tập thiền tại trung tâm Luy Lâu Việt Nam và tại trung tâm Kiến Nghiệp Trung Quốc ngày xưa. Tư tưởng thiền của thầy Tăng Hội là tư tưởng thiền Đại Thừa, đi tiên phong cho cả tư tưởng Hoa Nghiêm và Duy Thức Bao giờ các chùa Việt Nam sẽ thờ tổ Khương Tăng Hội Hiện nay chúng ta đang ở thế kỷ XXI với nền văn minh rực rỡ, với nhiều thiết bị hiện đại, với mức sống rất cao, với vốn hiểu biết rất thien su khuong tang hoi.jpg
10/06/2012(Xem: 13274)
Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Chơn, thế danh Trương Xuân Bình, sinh ngày 20 tháng 11 năm 1933 (Quý Dậu) tại Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Việt Nam, là con thứ sáu trong một gia đình mười hai anh chị em. Thân sinh của Cố Trưởng Lão Hoà Thượng là cụ Trương Xuân Quảng, mất năm 1945, nguyên quán làng Kim Thành, quận Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, làm quan dưới thời Pháp thuộc, được bổ nhậm chức Kiểm Học (tương đương với Trưởng Ty Nha Học Chánh dưới thời các chính phủ quốc gia sau này) tỉnh Bình Thuận năm 1933 – 1939, và Đốc Học tỉnh Quảng Ngãi năm 1940 – 1945. Nhờ túc duyên với Phật Pháp, nên đến năm 1950, Cố Trưởng Lão Hoà Thượng đến Chù
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567