Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Điếu Văn Tưởng Niệm HT Thích Kế Châu

23/08/201219:41(Xem: 8252)
Điếu Văn Tưởng Niệm HT Thích Kế Châu
ht thich ke chauĐIẾU VĂN
Của chư Tôn giáo phẩm các dòng pháp Nguyên Thiều
đọc trong lễ Di kim quan Cố Đại lão Hòa thượng Thích
KẾ CHÂU, trụ trì Tổ đình Thập Tháp vào Bảo tháp.
Mùng 9 tháng Chạp năm Ất Tỵ
PL. 2539 (28 - 01 - 1996)

 
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
Kính bạch Sắc tứ Thập Tháp Tổ đình, Tân tịch trụ trì Thích Kế Châu, Đại lão Hòa thượng giác linh, tác đại chứng minh.
Hôm nay, chúng tôi là những Pháp huynh, Pháp đệ thuộc dòng pháp Chúc Thánh, Tổ đình thứ hai Quảng Nam, và dòng pháp Thiền Tôn, Tổ đình thứ ba – Huế, tại Bình Định, và cũng là con cháu tám, chín đời dòng pháp Thập Tháp – Tổ đình thứ nhất, thuộc dòng pháp Thiên đồng Trung quốc tại Việt nam.
Giờ này, tất cả chúng tôi đã vân tập đông đủ trước linh đài trang nghiêm, đau buồn này để làm lễ tiễn đưa kim quan Cố Đại lão Hòa thượng vào “BẢO THÁP MẬT TÀNG”, nghìn thu an nghỉ.
Kính bạch Tân tịch Đại lão Hòa thượng giác linh!
Trước hết, tại nơi đây, tất cả chúng tôi:
Chí thành đến trước linh tòa,
Cung kính dâng lên pháp cúng
Kinh diên tán tụng,

* Trang 153 *
device

Lễ nhạc ca dương
Năm nén tâm hương,
Một diên thiền vị.
Để gọi là:
Chia xẻ chút tình tri kỷ,
Và, tỏ bày một dạ tiếc thương
Đưa Người lên đường,
Cầu Phật tiếp dẫn.
Ngưỡng mong giác linh từ mẫn,
Dũ ánh từ nhãn chiếu lâm!
Tất cả chúng tôi thiết nghĩ rằng: phải chăng?
Trời xui khiến tao phùng,
Chúng ta hân hạnh sinh ra,
Trên quê hương Quang Trung, Nguyễn Huệ.
Và, đạo đẩy đưa liên hệ,
Mỗi người khá may mắn lớn khôn,
Trong dòng họ Lâm tế - Nghĩa huyền.
Thật vậy:
Thập Tháp nhiều đời y bát chân truyền,
Nguyên Thiều ba phái ấn tâm chánh thống.
Bốn trăm năm trồng cây gây giống,
Tám, chín đời nối đuốc chuyền đèn,
Tăng đoàn không mấy kẻ thấp hèn
Giáo hội có nhiều người cao cả.
Để minh chứng điều đó, Bình định:
Có Thần Tăng, Thánh Tăng tôn giả,
Có Quốc sư, Đạo sư, Cao Tăng
Có giáo sĩ vinh thăng,

* Trang 154 *
device

Có già lam Sắc tứ,
Có Sư Tăng hóa duyên bổn xứ,
Có sứ giả hành đạo tha phương.
Có Tăng Ni:
Lúc nào cũng cắp sách đến trường,
Và có Phật tử:
Nơi đâu cũng thỉnh kinh về học.
Đó là vài nét vinh quang bốn thế kỷ của Phật giáo Bình định quê nhà. Và chắc giác linh Cố Hòa thượng cũng đã liễu tri tất cả. Trong ấy chưa kể các cơ sở văn hóa giáo dục, từ thiện xã hội đáng kể khác. Năm mươi năm qua, Phật giáo Bình định đã góp phần xây dựng đất nước và dân tộc.
Kính bạch Tân tịch giác linh Hòa thượng!
Giờ này chúng tôi trân trọng trình bày về thân thế và đạo nghiệp của Cố Hòa thượng.
Nhớ giác linh xưa! Người là sản phẩm của:
Trăng sao nghén thai mạng sống,
Đạo pháp nuôi dưỡng lòng thiền.
Nên Người sớm nhờ:
Thầy Tổ dạy khuyên,
Tuổi thơ thoát tục,
Ơn Thầy un đúc,
Chí lớn xuất trần.
Lúc thiếu thời:
Theo Tôn sư học đạo chuyên cần,
Và, tùng đại chúng tu thân tinh tấn.
Khi lớn lên, Người đã từng:

* Trang 155 *
device

Gõ cữa Giác Phong tham vấn,
Và, vào nhà Qui Thiện bình văn.
Người có nhiều tri thức khả năng,
Và không ít công phu bất quyện,
Pháp luân tay thường vận chuyển,
Thiền trượng chân mãi khứ lai
Quyết dừng chân sanh tử đường dài,
Và tiến bước Niết bàn nẻo tắc.
Hiện tại, Người là hàng xuất gia Bồ tát,
Tương lai, Người là bậc nhập thất Như lai.
Do đó có thể nói - Người là:
Giáo hội Tăng tài,
Thiền đường pháp khí,
Thượng căn, đại trí,
Quảng kiến đa văn.
Vì vậy, Người xứng ngôi:
Cháu con biển pháp côn bằng,
Và đáng bậc,
Tử đệ rừng thiền sư tượng,
Y bát trang nghiêm Tăng tướng,
Gậy giày đĩnh đạc sư phong,
Nhất là trước những khó khăn
Lúc tuyết sương ai biết sức bá tòng,
Ngày mưa gió nào hay tình mai trúc.
Hơn thế nữa:
Gương trí tuệ không bao giờ vẩn đục,
Đức từ bi chẳng mấy thuở lạnh lùng!
Với Tăng chúng, khả ái năng dung,

* Trang 156 *
device

Với thế nhân, năng đồng bất dị.
Tính tình hoan hỉ,
Trách nhiệm vẹn toàn,
Phật sự lo toan,
Tâm hồn cởi mở.
Đó là đôi lời tán dương công đức, thân thế, sự nghiệp của Người trong một đời hành đạo, dù là chỉ một vài phần thôi.
Kính bạch giác linh Cố Hòa thượng!
Tất cả chúng tôi đến giờ phút này, đứng trước linh đài và chân dung Cố Hòa thượng, xin có đôi lời cảm nghĩ rằng:
Đó là mặt mày muôn thuở,
Đây là sắc tướng nghìn đời.
Nhưng biết làm sao giờ!
Ai tìm cá biển chân trời?
Nào thấy tăm hơi dấu vết.
Mà nên biết rằng:
Huyễn thân trăm năm mỏi mệt,
Chân tánh một phút huy hoàng.
Sau khi Người đã:
Vuông tròn công hạnh ba ngàn,
Nhơn viên quả mãn.
Và, phủi sạch trần lao tám vạn,
Thân tịnh, tâm thanh.
Từ nay, Người:
Sen vàng chín phẩm nên danh,
Tháp trắng nghìn thu an mạng
Chia tay đưa thầy một sáng,

* Trang 157 *
device

Rẽ bước nhớ người năm canh. 
Nay thời:
Giờ di quan sắp sửa khởi hành,
Phút ly biệt tiếc thương lưu luyến.
Than ôi! Hỡi ôi! từ nay:
Hiếu đồ tang quyến,
Thiện tín, Tăng Ni,
Mất hết còn chi,
Tôn sư từ phụ!
Mạo muội trước đài khể thủ,
Cung duy trên tọa cảm thông
Khốc văn dài ngắn mấy dòng,
Bày tỏ đau thương tấc dạ.
Cúi đầu tọa hạ,
Bái bạch xin nghe.
Nam mô Sắc tứ Thập Tháp Di Đà tổ đình đường thượng, nối dòng pháp Lâm tế đời thứ 41, húy thượng KHÔNG hạ TÍN, hiệu Kế Châu, Giáo hội đạo sư, Thập Tháp trụ trì, Tân tịch Đại lão Hòa thượng giác linh, tác đại chứng minh.
- Phục nguyện:
Đạo thọ Đông thiên khô héo,
Đào hoa Xuân nhật thắm tươi.
Chúng tôi cầu nguyện:
Giác linh đại lão Hòa thượng,
Tiêu dao cõi thánh vô dư,
Hoặc, an lạc nước trời hữu đảnh.
Để rồi xin Người trở lại quê nhà nghèo khổ này:

* Trang 158 *
device

Biển khổ cứu người trôi nổi
Đường mê đưa kẻ lạc lầm.
Và cũng để giáo dục Tăng Ni - Phật tử
Thế nào là: “khô mộc long ngâm”
Thế nào là: “trường không điểu tích”.
(Đạo lý sanh tử có không)
Để Tổ đình bớt phần cô tịch,
Để tòng lâm thêm vẻ trang nghiêm
Bốn chúng chờ đợi quan chiêm,
Mười phương dắt dìu tín ngưỡng.
Và cũng cầu nguyện cho:
Nước nhà thịnh vượng
Đạo pháp xương minh
Cúi mong giác linh
Từ bi chứng giám.
(Xin mời tất cả quý vị Giáo phẩm và toàn thể Tăng Ni, Phật tử đứng dậy)
Xin tất cả dưới tọa nghiêng mình
Một lòng ngậm ngùi bái biệt.
Nay kính cẩn bái điếu!
Chúng tôi: Giải An, Bảo An, Huyền Quang, Hưng Phước, Thiên Phước, Đồng Thiện, tất cả cúi đầu, chấp tay hộ niệm.
Nam mô Tây Phương Giáo Chủ Tiếp Dẫn Đạo Sư - Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật (3 lần)
 
Quảng Ngãi ngày 10 / 12 / Ất hợi
PL. 2539 (29/01/1996)
Lão tăng Huyền Quang cung soạn cúng dường.

* Trang 159 *
device

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/03/2013(Xem: 7491)
Trường trung học chưa được cất. Ngoài giờ học, bọn trẻ tha hồ đi rong chơi. Khi lên núi Lăng, khi lên Thạch Động, lúc ra biển Mũi Nai. Mấy đứa con trai rắn mắt, thích cảm giác mạnh thì rủ nhau hái trộm xoài, đặt bẫy, bắn chim hoặc xuống mé biển dưới chân hòn Kim Dự, ...
29/03/2013(Xem: 5721)
Nói đến thơ và nền Triết Học lưu xuất từ Tư Tưởng Phật học Tánh Không hay một Triết lý phiêu bồng từ Đông sang Tây của thế tục đế, hầu như đã được tồn đọng trong con người gầy guộc, nhỏ nhắn, dáng dấp phiêu diêu, lãng đãng như sương sớm, mây chiều.
29/03/2013(Xem: 5525)
Những năm tháng dùi mài kinh điển trong các tự viện để thể nhập Phật học huyền vi, u hiển, một thời nào đó đã lầu thông giáo lý cao siêu giải thoát, hướng thân lập mệnh trên con đường giác ngộ, để rồi hôm nay là thành quả hiển nhiên có được tận cùng tâm hồn sâu thẳm mà Thầy đang phô diễn như ý nghĩa cao siêu của Đại Bi Tâm.
29/03/2013(Xem: 5785)
Đây là chủ đề bài thuyết trình của diễn giả Nguyên Siêu, tác giả 650 trang sách trong tác phẩm “Tuệ Sỹ Đạo Sư, Thơ, Và Phương Trời Mộng” tập 1 và tập 2 vừa hoàn thành và được chính thức ra mắt tại hội trường của Hiệp Hội Người Việt tại San Diego, miền Nam California.
29/03/2013(Xem: 11946)
Tôi người Quảng Bình, 1 trong 3 nơi mà Huyền Trân công chúa mới đáng là thành hoàng. Tổ tiên gốc người Hải dương, 4 cha con cùng có mặt trong đạo quân tiếp quản Quảng Bình, rồi định cư ở 3 làng. Thuận Lý là con trưởng, kế đó, Phương Xuân là con thứ 2. Diêm điền, làng tôi, là nơi Tổ của làng tôi cùng con út định cư.Làng tôi cách trung tâm tỉnh lỵ Quảng bình chỉ có chừng 600 mét đường chim bay.
27/03/2013(Xem: 11910)
Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư, Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 01 (2007, Canada) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 02 (2008, Hoa Kỳ) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 03 (2019, Hoa Kỳ) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 04 (2010, Đức) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 05 (2011, Pháp) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 06 (2012, Úc) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 07 (2013, Hoa Kỳ) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 08 (2014, Úc) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 09 (2015, Pháp) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 10 (2016, Canada) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 11 (2018, Pháp) Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn - lần 12 (2020, Úc)
18/03/2013(Xem: 6308)
Viện Đại học Vạn Hạnh ở Sài Gòn, thủ đô miền Nam Việt Nam, trước năm 1975 là một trung tâm văn hóa Phật giáo nổi tiếng lừng lẫy. Nơi đây đã quy tụ biết bao hào kiệt trượng phu, biết bao tao nhân mặc khách, biết bao giáo sư, triết gia cự phách thượng đẳng. Đặc biệt là các thiên tài xuất chúng siêu việt như Phạm Công Thiện, Tuệ Sỹ, Lê Mạnh Thát, nổi bật nhất là Bùi Giáng, một thi sĩ kỳ dị, xưa nay chưa từng thấy xuất hiện trên bầu trời văn nghệ Việt Nam và thế giới.
11/03/2013(Xem: 7004)
Lê Quý Đôn (1726-1784) là một danh sĩ, nhà văn hóa, sử gia, sống vào đời Hậu Lê. Ông không những ba lần thi đều đỗ đầu, kinh qua nhiều chức quan, đã từng đi sứ sang Trung Quốc, mà còn là một nhà bác học, đã để lại một gia tài đồ sộ bao gồm khoảng 16 tác phẩm và nhiều thơ, phú bằng chữ Nôm khác. [1] Trong số những tác phẩm ấy, có Kiến văn tiểu lục, [2] là một tác phẩm dành riêng quyển 9 – thiên Thiền dật, để viết về Phật giáo và Thiền tông Phật giáo Việt Nam, chủ yếu là những vị Tổ thuộc Thiền phái Trúc lâm. Trong bài viết ngắn này, chúng ta thử chỉ tìm hiểu quan điểm của Lê Quý Đôn về Phật giáo, mà không bàn sâu đến phần Thiền tông Việt Nam mà ông đã chép.
21/02/2013(Xem: 7579)
Hòa thượng Thích Tâm Giác, thế danh là Trần Văn Mỹ, sinh năm 1917 tại tỉnh Nam Định, thân phụ là cụ ông Trần Văn Quý, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Suôi. Ngài là con trai thứ hai trong gia đình gồm hai trai một gái. Ngài sinh trưởng trong một gia đình Nho phong. Thân phụ Ngài tinh thông Hán học. Cả hai ông bà lại rất thâm tín Phật pháp. Do đó, Ngài được hấp thụ ngay từ thuở ấu thơ hai nền văn hóa cổ truyền của dân tộc là Khổng giáo và Phật giáo.
19/02/2013(Xem: 8982)
Mới đây các nhà khảo cổ Mỹ và Canada đưa ra chứng cứ cho rằng Phật giáo đã được truyền vào Mỹ trước khi ông Columbus tìm ra châu Mỹ. Tuy nhiên, theo các tài liệu có được hiện nay thì Phật giáo chỉ thật sự có mặt tại Mỹ sau kỳ Đại hội Tôn giáo Thế giới tổ chức tại bang Chicago vào năm 1893. Nhưng ai là người có công truyền bá và làm lớn mạnh "hạt giống Bồ đề" trên đất Mỹ? Trong bài này, chúng tôi sẽ giới thiệu một số nhà sư cư sĩ người châu Á, những người tiên phong có công đặt nền móng xây dựng ngôi nhà chánh pháp trên đất Mỹ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]