Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tưởng Niệm HT Thích Đỗng Minh (PDF)

22/06/202117:02(Xem: 13216)
Tưởng Niệm HT Thích Đỗng Minh (PDF)

Tưởng Niệm HT Thích Đỗng Minh
Hoa-Dam-12

Lời thưa của người kết tập: 

Những khi nhắc chuyện Chùa xưa, Mẹ thường kể “… Sau ngày Ông Ngoại bị liệt, Ôn Đỗng Minh hay thăm hỏi, và dặn các học trò thường xuyên lui tới săn sóc…” Tôi biết vỏn vẹn chỉ chừng ấy về Ôn, vậy đã là quá nhiều!

Tập san Hoa Đàm số 12 này được kết tập và phát hành nhân ngày Kỵ, phần lớn nội dung bài vở, hình ảnh đã có trong tập Kỷ yếu Tưởng Niệm Ôn (viên tịch ngày 17.06.2005 | 11.05 năm Ất Dậu) do hàng Đệ tử của Ôn thực hiện trước đây, và một ít từ trang nhà Quảng Đức (https://quangduc.com/) của Thầy Nguyên Tạng biên tập, cũng như Pháp Tạng (http://phaptangpgvn.net/vie/) do Thầy Tâm Nhãn phụ trách.
Tủ Sách Hoa Đàm, từ trước cho đến nay nhắm đến việc tô bồi kiến văn cho Anh Chị Em Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử, nên ước mong việc kết tập thành các số báo theo chủ đề sẽ giúp dễ dàng tra cứu và tham khảo, đồng thời góp phần xây dựng phong phú hơn đề cương tu học xưa nay của tổ chức áo lam chúng ta.
Số báo này, lẽ ra tựa đầy đủ phải là "Xả - Hằng Nhẫn Nhục, Thường Tin Tấn". Tựa tuy có thể khó hiểu, xa lạ với nhiều người. Song, với Pháp lữ và hàng đệ tử của Ôn, thì không. Tuy nhiên sau khi đọc hết nội dung của tuyển tập, phần nào độc giả sẽ chia sẻ, cảm thông và hiểu thấu tâm ý của người kết tập.
Tình riêng, hay chung, đều gom trọn một tấm lòng tha thiết, mong được dắt dìu nhau về trong nẻo Đạo. [ Quảng Pháp Trần Minh Triết ]
Sách không bán, mọi chi tiết xin liên lạc (inbox) Trưởng Tâm Thường ĐịnhNhuận Pháp và Nguyên Không để được hướng dẫn có tập in, hoặc bản PDF.

ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG
THÍCH TRÍ QUANG
TẤN TỤNG HÒA THƯỢNG
TÂN VIÊN TỊCH
THÍCH ĐỖNG MINH
PHIÊN ÂM

Đỗng Minh tỳ kheo thiện qui chân tế
PHỤNG CÚNG CHÚNG TRUNG TÔN[1]
THIỆN THUẬN GIẢI THOÁT GIỚI[2]
BỊNH TỬ BẤT KHỔ THÂN[3]
THỊ THẮNG DỊ THỤC TƯỚNG[4]
Nhị ngũ tứ cửu
TRÍ QUANG tì kheo tấn tụng

DỊCH NGHĨA
Tỳ kheo Đỗng Minh an tường về cõi Chân-tịnh
Kính cúng dường bậc Chúng trung tôn
Người đã trọn vẹn tùy thuận giới giải thoát
Cả bệnh hoạn và sự chết đều không làm khổ được thân tâm
Đó là tướng dị thục thù thắng
Phật lịch 2549
Tỳ kheo TRÍ QUANG kính tiến lời tụng

Hòa Thượng Thích Đỗng Minh vốn là môn hạ từng theo học kinh luận đại thừa với Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang. Nay Ngài đã “thiện qui chân tế”, lại được bậc Thầy của mình đem cả chân tình xưng tán, thật đáng coi là việc “vị tằng hữu” trên đời. Cao quí thay, thượng trí thầy trò! Thắng diệu thay, tấm gương tròn đầy trong sáng!

Vậy xin mạo muội diễn dịch bài tụng trên ra mấy vần lục bát như sau:
Cúng dường bậc Chúng trung tôn
Giới nghi nghiêm mật sạch không lỗi lầm
An nhiên bệnh tử tới gần
Thường tịch quang độ chân thân hiện bày

Miền Tây Gia-nã-đại,
ngày Đầu tháng Cuối năm 2005 (PL. 2549)
Cư sĩ Hạnh Cơ

________________________________

[1] “Chúng trung tôn” là bậc có giới đức cao tột, được tôn quí, kính trọng nhất trong đại chúng. Ở đây có ý nói, Hòa thượng Đỗng Minh là bậc đạo cao đức trọng hiếm có trên đời, được tất cả mọi người đều tôn quí.
[2] Chữ “thiện” trong câu chữ Hán có nghĩa là trọn vẹn, không có chút lỗi lầm, sơ sót nào. Từ “thuận giải thoát giới” trong câu chữ Hán là ý nghĩa của tiếng Phạn “ba-la-đề-mộc-xoa”, tức giới luật. Giới luật có công năng phòng hộ thân tâm, diệt trừ mọi phiền não, làm cho người tu hành giải thoát ba cõi. Chữ “thuận” tức là tùy thuận. Giới luật thuận theo quả giải thoát, cho nên nói là “tùy thuận giải thoát giới”, hay “thuận giải thoát giới”. Câu này nói lên cái thấy tinh tường của tác giả về Hòa thượng Đỗng Minh, và đó là lí do tại sao trong câu đầu tác giả đã xưng tụng Hòa thượng là bậc “Chúng trung tôn”.
[3] Hai tháng trước ngày viên tịch, Hòa thượng Đỗng Minh lâm trọng bệnh. Tuy thân bị bệnh (một chứng bệnh mà nếu là người thường thì đau đớn dằn vặt dữ dội) nhưng tâm Ngài vẫn an nhiên tự tại, đi đứng ngồi nằm thư thái, phong độ hoan hỉ thường xuyên. Biết trước giờ phút lâm chung sẽ đến nhanh chóng mà tâm không sợ sệt, không bị thế gian thường tình làm cho chướng ngại tuệ giác; cứ thế an tường, cho đến giây phút cuối cùng xả bỏ báo thân. Câu này tác giả đã nói lên sự thật về đạo phong cao cả của một bậc chứng đạt.
[4] Cái nhân khi đã chín muồi, kết trái, thì gọi là “dị thục”. Chữ “thắng” nghĩa là tốt đẹp vượt trội hơn hết. Trong thuật ngữ Phật học, chữ “thắng” thường được dùng để chỉ cho sự toàn thiện, toàn bích, trang nghiêm tốt đẹp vượt trội thế gian; ở đây được tác giả dùng để chỉ cho đạo phong toàn bích, cao vợi của Hòa thượng Đỗng Minh. Chữ “tướng” ở đây có thể chỉ cho cái thân tướng hữu hình (có thể trông thấy bằng nhục nhãn), mà cũng có thể chỉ cho cái thân tướng vô hình (chỉ có thể trông thấy bằng tuệ nhãn hay đạo nhãn) của một người. Hòa thượng Đỗng Minh đã gieo trồng thiện căn từ bao đời trước để đến đời này có được cái báo thân toàn thiện, kiêm đủ các đức tính bi trí dũng, một đạo phong cao vợi của bậc chân tu; đó quả thật là một “thắng dị thục tướng” hiếm thấy trên đời.



***
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/09/2013(Xem: 20519)
Hòa thượng Thích Đạt Đạo, thế danh Huỳnh Văn Hà, sinh năm Tân Mão (1951) tại xã Hạnh Thông, Quận Gò Vấp, tỉnh Gia Định, nay là Thành phố Hồ Chí Minh. Thân phụ là Cụ Ông Huỳnh Văn Chánh. Thân mẫu là Cụ Bà Lê Thị Kia, pháp danh Diệu Ca. II. Thời kỳ xuất gia học Đạo Vốn sinh ra trong một gia đình Phật tử thuần thành, nhiều đời tin kính Tam bảo, từ nhỏ Hòa thượng đã có thiện duyên với Phật pháp, được Cụ Ông, Cụ Bà thường xuyên dẫn đi chùa chiêm bái và lễ Phật. Năm 11 tuổi, Hòa thượng quy y năm giới với Hòa thượng Bổn sư thượng Đức hạ Chơn, pháp danh là Quảng Trí và sinh hoạt Gia đình Phật tử Quảng Hương. Với tâm nguyện muốn xuất gia học đạo, năm 13 tuổi (1964), Hòa thượng được Hòa thượng Bổn sư cho phép thế phát xuất gia và hành điệu tại chùa Long Huê, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó, Hòa thượng vào tu học ở Tu viện Quảng Hương Già Lam, từ năm 1966 - 1968.
12/09/2013(Xem: 8756)
Tôi mới nhận được một tin đáng lưu tâm. Đó là Ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon(Phan Cơ Văn) là người gốc Việt Nam có dòng dõi với Phan Huy Chú. Trước đây tôi có đọc bộ sách lịch sử về VN của Bác Sĩ Trân Đại Sĩ ở Pháp viết về dòng dõi của Hoàng Tử Lý Long Tường vào giữa thế kỷ thứ 13 tại Bắc Hàn (rất hay), sau đó được biết Ông Lý Thừa Vãng Tổng Thống Nam Hàn cũng có nguồn gốc từ nhà Lý của VN và Tổng Thống Đài Laon Lý Kính Huy cũng dòng dõi nhà Lý nầy. Nay được biết thêm Ông Ban Ki Moon của Nam Hàn cũng gốc gác từ VN. Như vậy cũng là một niềm vui, nhưng xin kiểm điểm lại việc nầy. Ở Đức, tôi có thể liên lạc với Dr. Phan Huy Oánh là người nhà với Ông Phan Huy Qúat để dò hỏi thêm việc nầy. Đây là những chứng nhân của lịch sử cần nên quan tâm.
07/09/2013(Xem: 19707)
¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 ¨ CÁO BẠCH TANG LỄ HT. THÍCH MINH TÂM (GHPGVNTN Âu Châu), trang 7 ¨ ĐÔI LỜI CẢM NIỆM VỀ SỰ VIÊN TỊCH CỦA HT THÍCH MINH TÂM (thơ điếu của HT Thích Thắng Hoan), trang 8 ¨ TƯỞNG NIỆM HT. THÍCH MINH TÂM (thơ HT. Thích Nguyên An), trang 8 ¨ XƯNG TÁN CÔNG HẠNH CỦA CỐ TRƯỞNG LÃO HT. THÍCH MINH TÂM (HT. Thích Tín Nghĩa), trang 9 ¨ ĐIỆN THƯ PHÂN ƯU (GHPGVNTN Hoa Kỳ), trang 10 ¨ SƠ LƯỢC TIỂU SỬ HT. THÍCH MINH TÂM (GHPGVNTN Âu Châu và Môn đồ pháp quyến phụng soạn), trang 11 ¨ CẢM NIỆM ÂN SƯ (ai văn của Môn đồ pháp quyến HT. Thích Minh Tâm), trang 12
07/09/2013(Xem: 4592)
Vừa ở khóa Tu học về được 2 ngày, còn mang theo niềm vui, với những gương mặt thân yêu của Quí Thầy, hơi ấm của tình bạn đang vây quanh con; không ngờ chị bạn cùng khóa Tu học gọi điện thoại cho biết Thầy vừa viên tịch tại Phần Lan. Một hung tin như trong mộng làm con quá đỗi bàng hoàng! Làm sao con có thể tin được vì con vừa tham dự khóa Tu học Phật Pháp Âu Châu lần thứ 25 ở Turku- Finland về. Mới đó mà! Thầy mới khai thị cho khóa học, cấp lớp chúng con đã được Thầy giảng dạy một buổi và hằng ngày Thầy đã đến đạo tràng thọ trai cùng Tăng Chúng; động viên cho hàng Phật tử đang hiện diện. Thầy đã vui với thành quả số Phật tử tham dự: 837 người, ngoài sự dự đoán của ban tổ chức vì đường sá xa xôi và tốn kém. Vậy mà tinh thần học Phật vẫn dâng cao!
29/08/2013(Xem: 9853)
THẦY GIÁO LÀNG TÔI (Kính tặng TT.Thích Liễu Pháp, trụ trì chùa Thiên Xá, Đồng Đế, Nha Trang) TỊNH MINH
27/08/2013(Xem: 13708)
Thiền tông truyền sang Trung Hoa vào thế kỷ thứ VI, do Tổ Bồ-đề-đạt-ma (Bodhidharma). Đến thế kỷ thứ VII, Thiền tông truyền sang Việt Nam, do Tổ Tỳ-ni-đa-lưu-chi (Vinitaruci). Thế là, Thiền tông có mặt ở Việt Nam sau Trung Hoa một thế kỷ. Đến thế kỷ thứ XII, Thiền tông mới truyền vào Nhật Bản. So Việt Nam với Nhật Bản, Thiền tông truyền bá ở Việt Nam trước Nhật Bản đến năm thế kỷ. Song ở Trung Hoa, Nhật Bản về sử liệu Thiền tông rất dồi dào, còn ở Việt Nam thật là nghèo nàn đáo để. Sự nghèo nàn ấy, không phải Thiền tông Việt Nam truyền bá kém cỏi hơn các nước Phật giáo bạn. Bởi vì nhìn theo dòng lịch sử, từ thế kỷ thứ VII cho đến thế kỷ thứ XIV, chúng ta thấy Thiền tông đã nắm trọn vẹn tinh thần truyền bá Phật giáo và cả văn hóa dân tộc Việt Nam. Những sách vở của người Việt Nam sáng tác hoặc ghi chép lại, không kém gì các nước Phật giáo bạn. Nào là Đại Nam Thiền Uyển Truyền Đăng Lục, Liệt Tổ Truyện, Nam Minh Thiền Lục, Thánh Đăng Thực Lục, Liệt Tổ Yếu Ngữ, Kế Đăng Lục, Tam Tổ T
22/08/2013(Xem: 7843)
Tin buồn do HT Như Điển gởi đi từ Phần Lan vào chiều ngày 8-8-2013, đã làm bàng hoàng và xúc động đối với Tăng Ni và Phật tử gần xa. Ôn đã ra đi trong lúc Phật sự còn ngổn ngang, bỏ lại phía sau mình niềm tiếc nhớ kính thương khôn nguôi của tất cả mọi người.
18/08/2013(Xem: 7444)
Hồi nhỏ ba tôi đưa tôi lên qui y với Hoà thượng Đôn Hậu tại chùa Thiên Mụ (1956), nhưng sau lớn lên học Đại học, vào Đoàn Sinh viên Phật tử (1963), tôi lại tham gia "tranh đấu Phật giáo" tại chùa Từ Đàm (1963-1966). Hoà thượng Thích Thiện Siêu là một trong những vị lãnh đạo của tôi lúc ấy.
17/08/2013(Xem: 12160)
Hòa thượng thế danh là Võ Hóa, pháp danh Chơn Húy, pháp hiệu Khánh Anh, Ngài sinh năm Ất Mùi (1895) tại xã Phổ Nhì, tổng Lại Đức, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Khi nhỏ, Ngài theo học Nho, luôn tỏ ra là một Nho sinh xuất sắc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]