Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tường Thuật về Chuyến Hành Hương Tích Lan - Bhutan – Nepal và Thái Lan

02/07/202019:32(Xem: 7300)
Tường Thuật về Chuyến Hành Hương Tích Lan - Bhutan – Nepal và Thái Lan



TƯỜNG THUẬT CHUYẾN HÀNH HƯƠNG
 CHIÊM BÁI DANH LAM PHẬT GIÁO
Tích Lan, Bhutan, Nepal & Thailand
Khởi hành: Ngày 26 /9/2019 và về lại Úc ngày 12/10/2019

 

Để tiếp nối nguyện vọng của những người con Phật là được hành hương chiêm bái các danh lam thánh tích Phật giáo trên thế giới, đặc biệt là các nước Á Châu. Một lần nữa Thầy Thích Nguyên Tạng, Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức đã cùng với anh Tony Thạch, Giám đốc công ty Triumph Tour tổ chức chuyến hành hương xuyên qua các nước Tích Lan - Bhutan – Nepal và Thái Lan từ ngày 26/9 đến 12/10/2019. Phái đoàn có tổng cộng 45 người do TT Thích Nguyên Tạnglàm trưởng đoàn, anh Tony Thạch làm phó đoàn và Phật tử Hoàng Lan Quảng Thiện Duyên làm trợ lý.

Ngày 01 ( thứ Năm 26/9/19): Melbourne-Bangkok

Và hôm nay ngày 26/9/2019, đúng 8:30pm, Thầy Trưởng Đoàn cùng 17 Phật tử ở Melbourne, 2 Phật tử ở Perth, 8 Phật tử ở Adelaide và 1 Phật tử từ Canberra đã có mặt tại Phi trường Quốc Tế Melbourne, làm thủ tục xuất cảnh để 11:30pm đáp chuyến bay sang Thái Lan. Sau khi mọi thủ tục đã hoàn tất, một việc không thể thiếu là mọi người đã tập trung lại nghe Thầy Trưởng đoàn nhắn nhủ đôi điều và chụp hình lưu niệm. Ngay sau đó hình ảnh được gởi lên trang nhà Quảng Đức và trang ĐGĐQĐ, tức thì phái đoàn đã nhận được những lời chúc an lành từ những người chưa đủ phước duyên để tham dự chuyến hành hương hứa hẹn có lắm điều thú vị này.

NGÀY 02 (thứ Sáu 27/9/2019): MELBOURNE-SYDNEY-BANGKOK – COLOMBO (SRI LANKA)

Sau chuyến bay đường dài, 6:00am ngày 27/9, nhóm Phật tử xuất phát từ Melbourne do Thầy Trưởng Đoàn hướng dẫn đã đến Phi trường Bangkok. Vì hành lý đã được ký gởi thẳng trên chuyến bay nối tiếp từ Bangkok đến Colombo nên mọi người được thong thả đi ăn sáng. Sau bữa điểm tâm với món ăn tự chọn, mọi người đã tỉnh táo và rất hoan hỷ khi được đưa đến thăm viếng một ngôi chùa. Ngay khi bước vào khuôn viên chùa đã thấy có bày bán những bó hoa nhỏ rất đẹp, mọi người trong đoàn ai cũng thỉnh một bó để dâng lên cúng Phật. Đặc biệt ngôi chùa này ngoài pho tượng Phật lớn đặt ở giữa, còn có rất nhiều tượng Phật được tôn trí dọc theo chiều dài của Chánh điện, mọi người có thể đến quỳ trực diện trước một tôn tượng để dâng hương hoa cúng dường và lễ lạy. Tất cả tôn tượng và các án thờ đều được sơn son thếp vàng đã tạo nên một ánh vàng hoàng kim rực rỡ càng tăng thêm phần trang nghiêm, lộng lẫy. Đoàn đã chụp hình lưu niệm tại trước điện thờ Đức Phật được tôn trí giữa Chánh điện và đã được Đh Tường Dinh ở Melbourne đề tặng 4 câu thơ:
Hành Hương xứ lạ quê người
Phái đoàn Thầy Tạng rạng ngời niềm vui
Hân hoan dâng đóa hoa tươi
Phật Đà cũng nở nụ cười như hoa

Sau khi rời chùa, đoàn được đưa đến một trung tâm chợ bán nhiều loại thực phẩm, và điều mà khiến cho mọi người trầm trồ thích thú đó là tất cả như lạc vào một rừng trái cây, nào là chôm chôm, nhãn, măng cụt, bòn bon, xoài, mít, sầu riêng…toàn là những loại trái cây quen thuộc của người Việt, nhưng lại bán rất mắc trên xứ Úc. Hôm nay mọi người tha hồ thưởng thức vì trái cây nơi đây vừa ngon vừa rẻ. Rời nơi đây với những túi sách trái cây trên tay, đoàn được đưa đi ăn trưa và sau đó trở lại phi trường đón phái đoàn của anh Tony gồm 17 người đến từ Sydney và 2 người đến từ Canada và Hoa Kỳ để cùng lên chuyến bay đến Colombo, Tích Lan.

NGÀY 03 ( thứ Bảy  28/9/19): COLOMBO - ANURAHDAPURA

Đoàn đã đến phi trường Tích Lan vào lúc 12:30am này 28/9, hoàn tất thủ tục nhập cảnh, đoàn về đến Samudra Hotel là đã 2 giờ sáng. Lúc này có lẽ ai cũng mỏi mệt vì đã 2 ngày một đêm chưa được đặt lưng xuống giường, mọi người tranh thủ nhận chìa khóa để được về phòng tắm rửa nghỉ ngơi. Sau vài tiếng nghỉ ngơi, 7:00am đoàn được báo thức để 8:00am ăn sáng, sau đó chụp vài tấm hình lưu niệm tại khách sạn sang trọng này. Đúng 9:00am xe bus rời khỏi khách sạn, lăn bánh trên con đường tiến về thành phố cổ Anurahdapura với âm thanh vang vang lời kinh tụng buổi sáng. Tâm người dường như tĩnh lặng trong những giây phút ấy, chào đón một ngày mới an lành.

Sau 5 tiếng đồng hồ chạy xe trên lộ trình luôn có những hàng cây xanh tươi mát dọc hai bên đường, đoàn đã đến thành phố cổ Anurahdapura. Đoàn đã dùng trưa tại khách sạn với những thức ăn tự chọn thật phong phú.
Ăn trưa xong đoàn đi thăm viếng cây Bồ đề được xem là linh thiêng và có tuổi thọ lâu đời nhất tại Thánh tích Mahamegha, phố cổ Anurahdapura.
Đến nơi, đoàn chỉnh tề với áo Tràng lam, chắp tay niệm danh hiệu Bổn Sư, kinh hành từ ngoài cổng vào đến bên trong. Theo truyền thống của Tích Lan, khách hành hương phải đi chân trần vào bên trong để chiêm bái, nên dù vừa trải qua cơn mưa, nền đất có vẻ ẩm ướt dơ bẩn, nhưng mọi người vẫn tháo bỏ giày, đi vào cung kính dâng lên đóa hoa sen hồng và lễ lạy tại gốc cây Bồ Đề, được đặt trên nền đất cao 6m50 và được bao bọc chung quanh bởi những hàng rào chắn rất kiên cố.
Thầy Trưởng đoàn đã tóm tắt cho mọi người biết lịch sử của cây Bồ Đề này như sau: Vào năm 288 trước Tây lịch, con gái của Vua A Dục, Tỳ kheo Ni A la Hán Tăng Gia Mật Đa, cũng là người sáng lập nên Ni đoàn Phật giáo tại Sri Lanka, đã đem một nhánh cây Bồ Đề được chiết từ cây Bồ Đề gốc nơi Đức Phật thành Đạo tại Bồ đề Đạo Tràng, Ấn Độ sang Sri Lanka. Nhánh Bồ đề thuộc thế hệ thứ 2 này được đem trồng trên một khu đất cao 6,5m trong vườn Thượng uyển của Vua, tính đến nay đã có tuổi thọ là 2307 năm. Sở dĩ cây Bồ Đề tại Sri Lanka này được cho là có tuổi thọ cao nhất vì cây Bồ đề gốc tại Ấn Độ đã bị tàn phá bởi Hồi Giáo, sau đó các tu sĩ Ấn Độ đã sang Sri Lanka xin chiết cành từ cây Bồ đề này mang về Ấn Độ trồng. Và như thế cây Bồ đề mà chúng ta được chiêm bái tại Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ hiện nay thuộc thế hệ thứ 3. Chúng ta, những người con Phật tưởng cũng nên dành một thoáng tưởng niệm đến công ơn người đã có duyên lành gìn giữ được ấn tích nơi Đức Phật Thành đạo. Thầy Trưởng đoàn đã đại diện phái đoàn cúng dường nơi này $1000 Úc kim.
Trong khuôn viên ngoài cây Bồ đề di tích này còn có rất nhiều cây Bồ đề và nhiều loại cây to lớn khác tạo nên một rừng cây trên thảm cỏ xanh mướt. Tại đây, từng gia đình, từng cá nhân được chụp hình với Thầy Trưởng đoàn trong khung cảnh có cây cỏ xanh tươi bao quanh, xa xa là đỉnh một ngọn tháp mờ ảo trong khói mây, cảm ơn ban nhiếp ảnh đã biết chọn vị trí, để cho mọi người có tấm hình thật đẹp đáng lưu vào album kỷ niệm.
Trước khi lên xe ra về, đoàn đã chụp vài tấm hình lưu niệm với những Phật tử bản xứ đang chiêm bái tại nơi này. Đoàn đã ăn tối và nghỉ đêm tại khách sạn ở Anurahdapura.

 

NGÀY 04 (Chủ Nhật 29/9/19): ANURADHAPURA – KANDY

Sang ngày 29/9 sau một đêm dài được nghỉ ngơi thoải mái, điểm tâm no đủ, đoàn rời khách sạn tiếp tục cuộc hành trình.
Buổi sáng đoàn được đưa đến viếng thăm Sunday School Aloka Vihara tại Habarana do Thượng Tọa Maharambawewe Palitha làm hiệu trưởng. Đây là trường dạy giáo lý Phật vào ngày Chủ Nhật, ở đây ngoài chư Tăng, tất cả y phục của mọi người từ lớn đến nhỏ đều là màu trắng, trông thật tinh khiết. Phái đoàn đã tặng 200 tập vở, và 200 viết bis, cùng $1000 Úc kim để góp phần ngân quỹ cho trường.

Tiếp đó đoàn di chuyển đến chiêm bái Đại Phật lộ thiên cao 100m tại Golden  Temple, còn có tên gọi là chùa Hang Dambulla. Khung cảnh nơi đây thật thoáng mát và trong lành bởi những tàn cây xanh tươi bao quanh, và hình ảnh đầu tiên ập vào mắt mọi người là ngôi tháp hình chuông to lớn được thếp vàng óng ả, nổi bật giữa bờ rào chắn màu trắng toát được kiến tạo thành những hình hoa văn trông rất đẹp. Đoàn đã kinh hành trên đoạn đường có nhiều cột mang lá cờ Phật giáo đang tung bay trong gió, đến bên dưới tượng Phật, đoàn được Thầy Trưởng đoàn hướng dẫn cung kính tụng một thời kinh cúng dường. Và mọi người đã không bỏ cơ hội chụp thật nhiều tấm ảnh với cảnh đẹp chung quanh. Trước khi rời nơi này Thầy Trưởng đoàn đã gặp và cúng dường Hòa Thượng Trụ Trì $500 Úc kim.
Tiếp nối hành trình viếng thăm Chùa Hang, mọi người lên xe được đưa lên khoảng nửa đường núi đá thì xe dừng lại, xuống xe mỗi người được Thầy Trưởng đoàn cho thỉnh một đóa sen để đích thân cúng Phật, tất cả đều mặc áo tràng lam thành tâm kinh hành niệm Phật tiến lên chùa Hang. Thầy Trưởng đoàn đã cho biết đây là một ngôi chùa lớn nằm giữa trung tâm nước Sri Lanka, được công nhận là Di Sản Thế Giới từ năm 1991, là ngôi Chùa hang động lớn nhất và được bảo tồn tốt nhất ở Sri Lanka, nằm trên khu vực núi đá có độ cao 160m so với đồng bằng và có hơn 80 hang động được ghi nhận trong khu vực xung quanh. Tuy nhiên điểm hấp dẫn chính được trải ra trong 5 hang động.
Phái đoàn đã phải vượt qua đoạn dốc quanh co, bước lên những đoạn tam cấp dốc đứng để đến khu vực hang động nằm trên đỉnh núi. Bước vào bên trong, mọi người không khỏi ngạc nhiên và thích thú với không gian trang nghiêm và tĩnh mịch, được trưng bày gồm các bức tượng và các bức tranh có liên quan đến Đức Phật và cuộc sống của Ngài. Tổng số có 153 bức tượng Phật, 3 bức tượng của vị vua Sri Lanka có công đóng góp nhiều nhất trong việc xây dựng và trùng tu ngôi Chùa Hang này, cùng 4 bức tượng của các vị thần và nữ thần. Tất cả với nhiều tư thế đứng, ngồi thiền và niết bàn là những minh họa tiêu biểu nhất của nghệ thuật chạm trổ và điêu khắc Sinhalese cổ đại. Bên cạnh đó còn có các bức tranh vẽ trên tường có diện tích 2.100 mét vuông, miêu tả sự cám dỗ của quỷ Mara và bài giảng đầu tiên của Đức Phật với những nét vẽ thật tinh xảo và tỉ mỉ. Trên trần hang động được vẽ các hoa văn theo phong cách của người Tích Lan và những hình ảnh diễn tả cuộc đời của Đức Phật.
Chùa Hang Dambulla được xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ thứ nhất trước Tây lịch cho đến thế kỷ thứ tư sau Tây lịch và đến thế kỷ thứ 12 được mở rộng để bổ xung thêm các pho tượng. Thế kỷ 18 được trùng tu và tô vẽ lại các pho tượng và lần trùng tu sau cùng là vào năm 1915 do một đại thí chủ Tích Lan (người địa phương gần chùa) đã phát tâm cúng dường ngân quỹ để trùng tu toàn bộ hang động.
Rời hợp thể chùa Hang nơi có những cây xanh bao quanh tạo nên một vẻ thanh thoát và trong lành khiến lòng người cũng có cảm giác bình yên.

 Sau khi xuống núi, phái đoàn ngồi xe bus 45 phút hướng về Spice Garden, đoàn đã ăn trưa tại đây và có dịp hiểu biết thêm các loại gia vị khác nhau nổi tiếng của Tích Lan. Quý Phật tử trong đoàn thích thú khi được nhìn thấy tận mắt các loại gia vị được trồng và chế biến tại khu vườn này, và không quên mua nhiều sản phẩm tại đây như là dầu chữa trị đau nhức, làm tốt da, ngưng rụng tóc và bạc tóc….gia vị nấu cari v.v…

Rời Spice garden, đoàn lên xe bus chuyển đến thành phố Kandy, một thành phố lớn ở miền Trung Sri Lanka, đến nơi, đoàn vào xem buổi trình diễn múa hát theo truyền thống Tích Lan, 7 giờ tối đoàn về đến Regency Hotel, ăn tối và nghỉ đêm tại đây.

 

NGÀY 05 ( thứ Hai 30/9/19) : KANDY – COLOMBO

Sáng ngày 30/9, sau khi điểm tâm xong, một số người đã tranh thủ chụp hình lưu niệm trong khuôn viên Regency Hotel, có lối kiến trúc nhìn giống như  kiểu Nhật, nằm trên đồi cao, nhìn chung quanh toàn là núi đồi cây cối xanh um, trông thật mát mắt. Đến giờ tất cả lên xe bus để đi đến Kandy. Như thông lệ của mỗi buổi sáng, khi xe vừa lăn bánh mọi người ngồi ngay ngắn thành tâm tụng thời kinh Lăng Nghiêm do Thầy Trưởng đoàn hướng dẫn. Thanh âm của lời kinh luôn khiến tâm người lắng đọng.
Theo chương trình hôm nay đoàn sẽ đến thăm Chùa Sri Dalada Maligawa (Chùa Răng Phật) nơi lưu giữ chân Xá Lợi Răng của Đức Phật, tọa lạc tại thành phố Kandy. Được biết Kandy là kinh đô cuối cùng của vua chúa Sri Lanka, nằm giữa những ngọn đồi trên cao nguyên và là một trong những thành phố có phong cảnh đẹp nhất tại Sri Lanka. Tương truyền vào thế kỷ thứ 4, dưới thời vua Sri Meghevanna cai trị Sri Lanka, có vương tử Danta Kumara cùng vợ là Himali đã từ nước Kalinga, miền Nam Ấn Độ đến Sri Lanka lánh nạn. Hai vợ chồng đã mang một Xá Lợi răng của Phật đến hiến cúng cho vua nước Sri Lanka. Xá lợi Răng Phật được tôn thờ tại tịnh xá ở Anuradhapura, thường gọi là Chùa Phật Nha. Thế rồi trải qua bao nhiêu thế kỷ, xứ sở Sri Lanka cũng có nhiều biến chuyển theo thời gian. Cũng như thế vì để bảo tồn, Xá lợi răng Phật cũng được di dời đến nhiều nơi khác. Mãi cho đến cuối thế kỷ 17, trong thời cai trị của Vua Vimaladhammasuriya II, nhà vua đã cho xây dựng chùa Phật Nha tại kinh đô Kandy và mang Xá lợi Răng Phật về tôn thờ tại đây, tính đến nay đã gần 400 năm. Và vào năm 1988, Chùa Sri Dalada Maligawa (Chùa Xá Lợi Răng Phật) đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Khi đến nơi, mọi người xuống xe, y phục chỉnh tề với áo Tràng lam, chắp tay niệm Phật kinh hành từ bãi đậu xe vào đến khu vực chùa nơi có cảnh sát kiểm soát. Vị cảnh sát và một vị có trách nhiệm nơi đó đã cung kính tiếp chuyện với Thầy trưởng đoàn, sau đó theo thông lệ ở của xứ sở này, mọi người đã tháo bỏ giày tiếp tục kinh hành vào khuôn viên chùa với đôi chân trần. Nơi đây quả là rộng lớn và thoáng mát nhờ những tàn cây xanh bao quanh che chắn bớt ánh nắng. Thầy Trưởng đoàn đã hướng dẫn đoàn kinh hành giáp vòng khuôn viên chùa, sau đó mỗi người thỉnh một đóa sen để vào bên trong dâng cúng. Khác hẳn với bên ngoài mà chúng ta đã thấy là toàn thể ngôi chùa chỉ có 2 sắc màu nâu và trắng hòa nhập với màu xanh của cây lá trông rất thanh thoát và nhẹ nhàng, nhưng vào bên trong thì những bức tường đều được trang trí bằng những bức họa, phù điêu, tranh và tượng đầy màu sắc. Riêng gian chính của phần vòm mái được dát vàng ròng đã phản chiếu ánh vàng rực rỡ. Phái đoàn đã tuần tự tham quan các nơi và cuối cùng lên đến nơi tôn trí Xá Lợi Răng Phật, nơi đây cũng đang có rất nhiều người bản xứ đang dâng hoa cầu nguyện. Thầy trưởng đoàn và tất cả cũng tuần tự dânghoa cúng dường. Xá Lợi Răng Phật được xem là quốc bảo của Sri Lanka nên được bảo tồn rất kỹ lưỡng và nghiêm nhặt, không phải lúc nào cũng được chiêm bái. Hôm nay đoàn không có duyên lành nên sau hơn 2 tiếng rưỡi chờ đợi vẫn không được chiêm bái Xá Lợi Răng Phật, Thầy Trưởng đoàn đã hướng dẫn mọi người đứng bên ngoài phía thờ Bảo tháp Xá Lợi thành tâm tụng một thời kinh, cúng dường $1000 Úc kim rồi ra về.

Trên đường trở về lại Colombo, dọc đường mọi người được thưởng thức chất nước ngọt ngào mát lịm của những trái dừa có vỏ màu vàng rực mà người dân ở đây gọi là dừa King.
Về đến thủ đô Colombo phái đoàn đến viếng thăm chùa Gangaramaya. Đây là một trong những ngôi chùa cổ linh thiêng nổi tiếng nhất tại Sri Lanka, được xây dựng từ năm 1890, tính đến nay đã có 129 niên đại. Kiến trúc của ngôi chùa mang sắc thái của cả Sri lanka, Thái Lan và Trung hoa. Phái đoàn đã ngồi xếp bằng nghiêm trang trước tôn tượng Bổn Sư Thích Ca to lớn được đặt ngay giữa Chánh điện, chung quanh là vô số các bức tượng khác từ dưới đất lên vách tường và đến mái nhà với nhiều màu sắc rực rỡ, Thầy trưởng đoàn đã hướng dẫn phái đoàn tụng một thời kinh và dâng bao thư cúng dường. Quan sát khắp nơi từ ngoài vào trong, đâu đâu cũng có tôn trí nhiều pho tượng sắc thái khác nhau, ngay cả trên những vách tường cũng được chạm khắc tô vẽ những hình tượng với nhiều màu sắc. Ngoài ra Chùa Gangaramaya còn giống như một bảo tàng thu nhỏ, đuợc trưng bày các bộ sưu tập tượng Phật và các đồ vật liên quan đến Phật giáo…Phái đoàn đã được chiêm bái Xá lợi tóc của Phật được tôn thờ ở nơi này và được Sư Trụ Trì tặng cho mỗi người một sợi dây đeo vào cổ tay với lời chú nguyện bình an. Từ giã Sư trụ Trì đoàn về khách sạn, dùng tối và nghỉ ngơi sớm để hôm sau bay sang Kathmandu.


NGÀY 06 (thứ Ba 1/10/19): COLOMBO - DELHI -KATHMANDU

Hôm nay ngày 1/10 đoàn được thức chúng vào lúc 3 giờ sáng, rời khách sạn để đến phi trường quốc tế Colombo đáp chuyến bay sang Ấn Độ, tuy phải thức sớm nhưng trong thời gian chờ đợi tại phi trường, ai cũng tỉnh táo cười nói chứ chẳng có vẻ gì mệt mỏi. Khi đến phi trường Delhi, đoàn lại chuyển tiếp máy bay và đã đến phi trường Kathmandu (Nepal) vào lúc 3:30pm, hoàn tất thủ tục nhập cảnh rời sân bay về đến khách sạn là đã 6:00pm. Mọi người nhanh chóng nhận phòng để kịp ăn tối vào lúc 7:00 sau đó về phòng nghỉ ngơi, đêm nay chắc hẳn mọi người sẽ có một giấc ngủ ngon sau một ngày vất vả lên xuống máy bay đôi lần.


NGÀY 07 ( thứ Tư 2/10/19): KATHMANDU (NEPAL)

Hôm nay thứ Tư, 2/10 đã là ngày thứ 7 của chuyến hành hương, sau buổi điểm tâm sáng, đoàn chia ra ngồi trên 4 chiếc mini bus để đến viếng 2 Bảo tháp nổi tiếng của Kathmandu.
Bảo tháp đầu tiên đoàn đến tham quan là Bảo tháp Swayambhunath tọa lạc trên ngọn đồi hình nón, mọi người phải vượt qua 365 bậc thang để lên đồi, cũng may thành viên của đoàn lần này không có ai đến bậc lão nên không có vấn đề gì. Trên đoạn đường xuyên qua 365 bậc thang đoàn có dịp quan sát nhiều khu vực thờ các tôn giáo khác nhau như thờ Đạo Hindus, Đạo Phật Kim Cương Thừa của miền Bắc Nepal và Tây Tạng, và Đạo Phật Newari của miền Trung và Nam Nepal. Bảo tháp Swayambhunath còn được gọi là “Đền Khỉ” vì nơi đây có sự hiện diện của các chú khỉ và nhất là vào ban đêm khi không có bóng người qua lại, đàn khỉ cả hàng trăm con xuất hiện láo nháo nhảy nhót lung tung.

Kế tiếp đoàn đến chiêm báiBảo tháp Boudhanath, là tháp lớn nhất ở Nepal và là ngôi đền Phật giáo Tây Tạng thiêng liêng nhất bên ngoài Tây Tạng. Đây là trung tâm văn hóa Tây Tạng ở Kathmandu và có nhiều biểu tượng Phật giáo. Tháp nằm ở thị trấn Boudha, thuộc ngoại ô phía Đông Kathmandu, cách trung tâm Kathmandu khoảng 11 km.Tòa tháp này đã có từ cổ xưa từ thế kỷ thứ 5 và cho đến nay vẫn chứa đựng những điều huyền bí về sự linh thiêng, và vào năm 1979 đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản thế giới. Tại đây chúng ta thấy cờ Phật giáo bay ngợp trời chung quanh tháp từ trên đỉnh kéo dài xuống tận chân tháp và khắp đó đây trong khuôn viên, nhưng 5 sắc màu cờ ở đây có một chút khác với màu cờ Phật giáo của nước Việt Nam cũng như Tích Lan, nơi mà đoàn mới vừa viếng thăm mấy ngày trước. Màu cờ Phật giáo mà chúng ta thường thấy gồm có 5 màu: Xanh, vàng, đỏ, trắng, cam thì cờ ở đây đã không có màu cam mà thay vào đó là màu xanh lục. Khoác áo tràng lam, đoàn đã tụng một thời kinh cúng dường và đi nhiễu một vòng chung quanh tháp, đồng thời cũng không quên lưu lại những tấm hình đẹp nơi thiêng liêng cổ kính này. Rời nơi đây để đi ăn trưa, sau đó đoàn trở lại tự do shoping tại khu vực chung quanh tháp trong một tiếng đồng hồ. Sản phẩm nơi này đa phần là Phật cụ, nhang... Và một điều thú vị là tại đây có một quán ăn của người Việt Nam có tên là Pho 99, với menu giới thiệu các món ăn Việt Nam được viết bằng tiếng Việt đặt trước cửa tiệm, điều này chứng tỏ cũng có đông đảo người Việt từ khắp nơi trên thế giới đến chiêm bái Bảo tháp. Trong lúc mọi người đi shop thì Thầy Trưởng đoàn đã trở lại livestream khung cảnh Bảo tháp để mọi người ở nhà chiêm ngưỡng, qua đó Thầy đã giải thích về các tầng bậc của tháp như sau: Tầng bầu tròn màu trắng là nơi để thờ Xá lợi Phật và Bồ Tát; tầng 2 hình vuông, bốn mặt đều có hình hai con mắt, tượng trưng cho Từ Bi và Trí tuệ; tầng 3 có 13 bậc tượng trưng cho 13 giai tầng của thiền định; đỉnh trên cùng biểu trưng cho sự giác ngộ và giải thoát. Lời giải thích của Thầy quả là thú vị vì đó là hàm ý theo tinh thần giáo lý Phật xuyên qua cấu trúc của Bảo tháp. Còn một điều nữa không thể không nhắc đến là ở Bảo tháp Swayambhunath có nhiều Khỉ xuất hiện vào ban đêm, thì ở Bảo tháp Boudhanath này lại có vô số chim Bồ câu ( loài chim biểu tượng hòa bình), vô tư hòa nhập vào đám người qua lại chẳng hề sợ hãi. Ngẫm nghĩ lại theo giáo lý Phật thì hai hiện tượng này dường như một nơi biểu tượng cho tâm người khi toan tính lăng xăng như Khỉ nhảy nhót; còn nơi kia biểu tượng khi tâm an thì mọi việc đều an bình. Chúng ta đi tham quan từ nơi có khỉ nhảy nhót tứ tung rồi đến nơi có loài chim biểu tượng hòa bình, cũng chính là hướng đi của người tu Phật: Buông bỏ mọi vọng tưởng lăng xăng để có được sự an bình tự tại. Mầu nhiệm thay thiên nhiên cũng cố tình nhắc nhở cho chúng ta trên bước đường tu tập.
Buổi chiều phái đoàn đến tham quan Quảng trường Durbar, trung tâm của thủ đô Kathmandu, quảng trường này lúc nào cũng sôi động, từng là nơi ở của hoàng gia Vương quốc Nepal. Tại nơi này có những tòa nhà cổ được bảo tồn tốt nhất trên thế giới, tạo nên một bảo tàng ngoài trời tuyệt đẹp. Mặc dù quảng trường đã bị hư hại trong trận động đất năm 2015, nhưng vẫn còn nhiều kiến trúc bằng đá để xem. Quảng trường Durbar là trung tâm truyền thống của Kathmandu, một quần thể kiến trúc ấn tượng bao gồm nhiều cung điện, đền thờ, sân và miếu cổ xưa. Địa danh từng là căn cứ quyền lực trong thành phố, nơi sinh sống của các vị vua nắm quyền cai trị. Phái đoàn đã được hướng dẫn viên đưa đến nơi cư trú của Nữ Thần, theo lời kể của hướng dẫn viên được anh Tony thông dịch lại thì vị nữ thần này phải là một cô gái còn trinh được chọn trong lứa tuổi từ 5 đến 11 tuổi và phải thuộc dòng họ Thích Ca, cô gái được chọn sẽ trở thành hiện thân của thần Hindu, Durga. Cô được tôn thờ trong các lễ hội và không bao giờ được bước chân xuống đất, cô di chuyển bằng cách bồng trên tay hoặc ngồi kiệu. Người ta quan niệm ai nhìn thấy bóng dáng của vị nữ thần này thì sẽ được may mắn, và vì chỉ xuất hiện thoáng qua một chút rồi thôi, nên nơi đây lúc nào cũng có đông đảo người chờ bên ngoài, hầu mong thấy được bóng dáng của vị nữ thần.

Trời đã về chiều nhưng vẫn còn gắt nắng, lại thêm nhiều bụi bặm, mọi người đã vội vàng đi về bãi đậu xe để trở về. Đoàn ghé ăn cơm tối tại nhà hàng, sau khi ăn xong, Đoàn đã được ôngPhurba Gyaltsen Sherpa, Chủ tịch Hội Tương Trợ Xây Dựng Bệnh Viện Từ Thiện Himalayan Sherpa, Nepal, thuyết trình về quá trình xây dựng bệnh viện này trên núi Everest, ông cho biết công trình đã đi qua 70% với kinh phí $800.000 đô la Mỹ, hiện đang gặp khó khăn, và đang vận động các nơi đóng góp để sớm hoàn thành, hầu giúp cho dân nghèo ở miền núi xa xăm ở Nepal này sớm ngày được xử dụng. Đoàn đã cúng dường $2000 Úc kim. Tuy vậy khi trở về khách sạn nghỉ ngơi, cảm thấy thương cho những người dân khốn khó nơi này nên mọi người trong đoàn phát tâm đóng góp thêm. Danh sách vừa được bỏ lên trang ĐGĐQĐ, thì lập tức nhận được sự ủng hộ từ những người không có mặt trong phái đoàn, đã khiến cho Thầy Trưởng đoàn và Hoàng Lan thêm phần bận rộn vì phải tiếp nhận và cập nhật danh sách liên tục, tuy nhiên có lẽ Thầy rất hoan hỷ vì hàng đệ tử đã luôn ghi nhớ lời Thầy dạy: “Bố thí, cúng dường giống như đào giếng, càng xuống sâu càng có nhiều nước…”


NGÀY 08: (thứ Năm 3/10/19): Tu Viện Kopan ở Kathmandu

Buổi sáng ngày 3/10, sau khi ăn sáng xong đoàn chuẩn bị lên núi Hy Mã Lạp Sơn. Con đường đất lên núi gập ghềnh với nhiều ổ gà nên xe lúc nào cũng lắc lư, mọi người luôn bị đưa đẩy theo độ lắc của xe rất khó chịu nhưng vẫn vui, và mọi người đã cười ồ lên khi trong lúc livestream cho người ở nhà xem, Thầy Trưởng đoàn đã không quên nhắc nhở: “Chiều nay Phật tử Quảng Đức nhớ về chùa hộ niệm cho Cụ bà Hồ Thị Hồng…”, có người lên tiếng trách: “ Đã đi chơi rồi mà Thầy còn lo nhắc đi hộ niệm” tuy là lời trách móc nhưng âm hưởng có pha lẫn một chút cảm động. Không cảm động sao được khi dù vắng mặt nhưng Thầy vẫn quan tâm việc ở chùa, vẫn thăm hỏi sức khỏe của cụ Bạch Vân, người Phật tử lâu năm cao tuổi nhất của chùa vừa mới bị té đang nằm bệnh viện… Sau hơn 2 tiếng đồng hồ di chuyển từ khách sạn lên khu vực núi mà từ nơi đó lẽ ra mọi người sẽ nhìn thấy rất rõ đỉnh núi Everst, nhưng tiếc thay hôm nay bầu trời có quá nhiều mây mù nên không thể tận mắt nhìn thấy hình ảnh hằng được thế giới ca tụng. Không thể làm gì hơn, mọi người cũng đã chụp vài tấm hình đứng bên bờ núi cao, chung quanh có cây xanh, mây trắng bao phủ trông cũng rất huyền ảo. Để nghỉ ngơi trước khi xuống núi, đoàn dừng chân, ngồi uống tách cà phê mà bàn được kê ngay bờ vực núi chung quanh toàn là mây trông cũng rất thú vị.
Xuống núi đoàn thẳng đường đến Tu Viện Kopan và dùng trưa tại đó với thức ăn tự chọn.
Tu viện Kopan là tu viện Phật giáo Tây Tạng ở Nepal, tọa lạc dưới chân dãy Hy Mã Lạp Sơn do Lạt ma Thubten Yeshe và đệ tử của Ngài là Lạt ma Thubten Zopa Rinpoche thành lập vào năm 1974. Lạt ma Thubten Zopa Rinpoche là hóa thân của Lạt ma Lawudo, đã thực hiện lời hứa của mình với các Lạt ma Lawudo trước đó là xây dựng một trường học tu viện cho trẻ em địa phương. Ngày nay, Tu viện Kopan đã phát triển mạnh mẽ với hằng mấy trăm tu sĩ, chủ yếu đến từ Nepal và Tây Tạng.
Lối kiến trúc và cây cảnh trong khuôn viên tu viện trông rất sang trọng và thanh nhã, trong khuôn viên những vườn cây kiểng, những cảnh mục được chưng bày trông rất đẹp mắt, ai cũng muốn có được những tấm ảnh đẹp nhờ cây cảnh nơi đây. Phái đoàn được mời vào Thiền đường, nơi thật rộng lớn, sạch sẽ và trang nghiêm, mọi hình thức xây dựng, trang trí đều theo kiến trúc Tây Tạng, nhìn tổng quát thật là rực rỡ đẹp mắt. Nơi này là chỗ tu tập hằng ngày của các tu sĩ, và vào lúc này đã có khoảng 200 tu sĩ trẻ ngồi xếp bằng trên những tấm đệm trải dài hai bên dối diện nhau, Phái đoàn ngồi lắng nghe họ tụng một thời kinh bằng tiếng Tây Tạng.  Thầy trưởng đoàn đã hướng dẫn đoàn quỳ giữa Chánh điện, Thầy đại diện dâng lời tác bạch và dâng cúng dường 200 bao thư mà đêm trước đoàn đã sắp xếp bỏ vào mỗi bao 3.000 Rupee, kế tiếp đoàn tụng thời kinh Bát Nhã cúng dường. Tu Viện cũng có quà đáp lễ cho đoàn, anh Tony và Thầy Trưởng đoàn nhận được khăn Khata màu vàng, còn tất cả mọi thành viên trong đoàn mỗi người nhận một chiếc khăn Khata màu trắng. Theo phong tục người Tây Tạng, nhận chiếc khăn Khata như là nhận được phép lành hoặc là sự chúc nguyện bình an, ai nấy đều hoan hỷ. Sau đó mọi người trong đoàn tuần tự trao đến tận tay mỗi vị tu sĩ một bao thư. Đoàn chụp hình lưu niệm với các tu sĩ rồi từ giã ra về.


NGÀY 09 (thứ Sáu 4/10/19): KATHMANDU – BHUTAN

Sau khi ăn sáng Xong, 9:00am đoàn đã gặp ôngPhurba Gyaltsen Sherpa, Chủ tịch Hội Tương Trợ Xây Dựng Bệnh Viện Từ Thiện Himalayan Sherpa, Nepal để trao số tiền đoàn đã quyên góp hỗ trợ cho công trình xây dựng bệnh viện. Thầy Trưởng đoàn đã tận tay trao cho ông số tiền gồm:
$16,300 AUD, $1,100 USD, $100 CAD và $1,000 Rupee.
Ông Phurba đã cho treo một băng rôn chào mừng phái đoàn hành hương Quảng Đức để chụp hình kỷ niệm.Ông ngỏ lời tha thiết cảm ơn phái đoàn và quý Phật tử bên Úc gởi tiền qua ủng hộ cho công trình. Ông nói: “Hy vọng công trình xây dựng sẽ hoàn thành vào cuối năm 2020 và sẽ có thư mời quý vị đến Nepal tham dự lễ khánh thành bệnh viện này”. Trước khi từ giã, ông đã trân trọng choàng vào cổ mỗi người trong đoàn chiếc khăn Khata. Xin cầu nguyện cho công trình xây dựng bệnh viện sẽ được hoàn thành như dự định.

Tại phi trường quốc tế Kathmadu, đoàn lên máy bay vào lúc 3 giờ để bay sang Bhutan. Trong tuyến đường bay kéo dài gần 1 tiếng rưỡi, ai ngồi cạnh cửa sổ máy bay, nhất là phía bên trái sẽ có dịp chiêm ngưỡng những hình ảnh lý thú của dãy núi Hy Mã Lạp Sơn, của ngọn núi Everest chập chùng trong mây, dường như được phủ một màn tuyết trắng, có lẽ vì vậy màtrong thơ văn được nhắc đến với cái tên “Dải Tuyết Sơn”. Ban nhiếp ảnh đã không bỏ lỡ cơ hội, nhanh chóng lưu lại những hình ảnh tuyệt vời này.
Đến phi trường Bhutan, vừa bước ra khỏi máy bay, ai cũng thấy thoải mái với bầu không khí trong lành ở nơi đây. Đoàn được hướng dẫn viên địa phương đón tiếp và đưa về khách sạn Ariya ở tại Thimphu. Được biết Thimphu là trung tâm quyền lực của Bhutan. Đất nước Bhutan với một diện tích nhỏ bé khoảng hơn 40,000 km vuông, đồi núi bao quanh, không có đường thông ra biển, là một quốc gia khá tách biệt với thế giới bên ngoài, nhưng Bhutan được thế giới thán phục với các giá trị văn hóa, môi trường và thắng cảnh hùng vĩ.Chính phủ hoàng gia dựa theo giáo lý nhà Phật làm nền tảng để xây dựng luật pháp của đất nước, còn người dân thì xem nó như là kim chỉ nam cho cuộc sống hằng ngày. Đoàn cũng được hướng dẫn viên cho biết không có lò sát sanh ở Bhutan, tất cả các loại thịt được dùng để nấu nướng trong khách sạn, nhà hàng…đều nhập từ Ấn Độ, đây quả là điều hiếm có, chắc chỉ duy nhất ở quốc gia này.Về đến Khách sạn, nơi đây đã chuẩn bị một tấm băng rôn chào đón phái đoàn hành hương Quảng Đức, sau khi ổn định chỗ ngủ, đoàn dùng tối tại đây rồi nghỉ ngơi trong những căn phòng trang trí thanh nhã, thoáng mát với những khung cửa sổ mà từ đó có thể nhìn thấy những khu nhà bên dưới, có lối kiến trúc gần giống nhau,nằm san sát xen lẫn màu xanh của cây cỏ, núi đồi dọc theo dòng sông nước chảy xiết thật là thơ mộng, tâm người cũng chợt thấy thênh thang nhẹ nhàng.

NGÀY 10 (thứ Bảy 5/10/19): THIMPHU

Hôm nay (5-10-2019) điểm tâm xong, đoàn rời hotel đến chiêm bái Phật đài Buddha Dordenma, tọa lạc trên đỉnh ngọn đồi Kuenselphodrang và nhìn về phía Nam của Thung lũng Thimphu. Và như để tỏ lòng ngưỡng mộ và hòa chung tinh thần tôn trọng và bảo tồn văn hóa truyền thống, mà qua đó hiện tại tất cả y phục người dân ở đây mặc đều là y phục truyền thống của người Bhutan, nên Thầy Trưởng đoàn đã khuyến khích các Phật tử nữ trong đoàn mặc áo dài truyền thống Việt Nam và các nam thì mặc vest. Những chiếc áo dài VN thướt tha với nhiều màu sắc, đã đem đến sự ngạc nhiên và thích thú cho người dân ở đây, và các hướng dẫn viên địa phương đã trầm trồ tán thán vì lẽ đây là lần đầu tiên áo dài VN được xuất hiện nơi này.

Khi đến nơi tôn tượng Thích Ca tọa lạc, phái đoàn đã xếp hàng trang nghiêm, kinh hành niệm Phật từ bãi đậu xe vào trước Phật đài. Tôn tượng có chiều cao 51m5, khiến pho tượng trở thành là một trong những tượng Phật đồng mạ vàng lớn nhất thế giới hiện nay. Bên trong tôn tượng này có thờ 100.000 tượng nhỏ cao 8 inch và 25.000 tượng cao 12 inch. Bên ngoài cũng có những pho tượng Phật đứng được tôn trí xung quanh. Tất cả hàng trăm ngàn tượng Phật lớn nhỏ ở đây đều cũng được đúc bằng đồng và mạ vàng như pho tượng khổng lồ. Đoàn cúng dường Tam Bảo $500 Úc Kim, chụp hình lưu niệm rồi tiếp tục đến tham quan Bảo Tháp Memorial Chorten.

Bảo tháp Memorial Chorten là nơi tưởng niệm vị vua thứ ba của Bhutan là Jigme Dorji Wangchuk, người có công trong công cuộc đưa đất nước Bhutan phát triển và hòa nhập thế giới, Ngài rất được người dân tôn kính và biết ơn. Khi đoàn đến nơi này đã thấy có nhiều người dân Bhutan từ già đến trẻ, tay cầm chuỗi hạt, hoặc xoay Kinh Luân Xa, miệng niệm Thần chú “Um Mani Padme Hum”, điquanh Bảo tháp nhiều vòng để cầu bình an.
 
Kế tiếp đoàn ngồi xe bus đến chiêm bái Tu Viện Tashichho Dzong, vừa là Tu Viện tu học, vừa là một Trung tâm hành chánh và pháo đài phòng thủ, được xây dựng từ thế kỷ 17, ngày nay là nơi đặt văn phòng của Nhà vua, và văn phòng của chính phủ. Tại đây đoàn may mắn xem được Lễ Hội Tsechu- lễ hội “Múa quỷ” là một lễ hội độc đáo được tổ chức hàng năm trên một sân rộng ở ngoài trời, do các vị Lạt Ma Bhutan đeo mặt nạ và mặc lễ phục ngũ sắc, trình diễn các điệu múa như xoay vòng tròn, cúi đầu, nhảy lên một chân, miệng thì thầm niệm thần chú, với ý nghĩa trừ ma, loại bỏ chướng ngại và mang về sự an lành, hạnh phúc.
Tại đây đoàn vào Chánh Điện tụng bài Bát Nhã Tâm Kinh, niệm Phật, hồi hướng và cúng dường Tam Bảo $500 Úc Kim.
 Tiếp đó, đoàn đi ăn trưa ở bên cạnh Tu viện Druk Wangyal Lhakhang, nơi có quần thể 108 bảo tháp Druk Wangyal Chorten truyền thống đặc trưng của Bhutan.
Sau khi ăn trưa với các thức ăn thanh đạm nhưng đầy đủ chất bổ dưỡng, đoàn ngồi xe bus 2 tiếng hướng về cố đô Punakha, đến nơi 4 giờ chiều, đoàn vào chiêm bái tu Viện Punakha Dzong, cũng là Trung tâm quyền lực đầu tiên tại Bhutan. Ngôi Tu Viện này cũng là nơi diễn ra đám cưới của Đức Vua và Hoàng hậu Bhutan vào năm 2011. Và đây cũng là nơi đang lưu giữ xá lợi toàn thân của Lạt Ma Shapdzung Ngawang Namgyal Rinpoche - Ngài là người xây dựng đất nước Bhutan, hoằng truyền Phật pháp và lập ra Phật giáo Bhutan. Ngài chính là một hoá thân của Quan Thế Âm Bồ Tát.
 Tại đây đoàn tham dự thời Kinh buổi chiều của Chư Tăng nội tự, các vị Lạt Ma vừa tụng kinh, trì chú, đánh trống, thổi kèn, vừa bắt ấn… lời kinh rền vang trong không gian Punnakha, chúng đệ tử trong phái đoàn hành hương sụp lạy đảnh lễ và cúng dường Tam Bảo ở đây $1000 Úc Kim.
 Từ Tu Viện Punakha Dzong, đoàn hành hương nhìn thấy nơi hai dòng sông hợp nhất, Sông Cha ( Pho Chhu) nước trắng như sữa, sông Mẹ (Mo Chhu) nước hồng. Giống như hai kinh mạch tâm linh trắng và đỏ trong cơ thể chúng ta. Punakha Dzong nằm trên doi đất giữa nơi hai dòng sông hợp dòng.
Hình ảnh của Punakha Dzong đẹp như tranh vẽ mà lâu nay chỉ nhìn thấy trên website, trên poster… nay mới tận mắt nhìn thấy, ai cũng vui mừng hoan hỷ và cố tranh thủ tự chụp một tấm hình để lưu dấu kỷ niệm. Rời Punakha Dzong trong lưu luyến, phái đoàn về River Valley, ăn tối và nghỉ đêm tại River Valley, cố đô Punakha.


NGÀY 11 (Chủ nhật 6/10/19): PUNAKA- THIMPHU: CHÙA CHIMI LHAKHANG

Sáng ngày Chủ nhật 6/10, đoàn được thức chúng vào lúc 6:30 sáng, 7:30 bắt đầu điểm tâm, sau đó đoàn rời River Valley Hotel đẹp mắt bên cạnh dòng sông Punakha hiền hòa chảy xiết trước tiền đình khách sạn, đoàn đến thăm và cúng dường Chùa Chimi Lhakhang. Ngôi  chùa này, được xây dựng vào thế kỷ 15 để tôn thờ Lạt Ma Drukpa Kunley (1455-1529) có biệt danh là “Người Điên Thần Thánh (Divine Madman), một người đã truyền bá một Đạo Phật phóng khoáng. Ngài được xem như một “Tế Điên” của Bhutan, ông đi ngang dọc khắp nơi Bhutan dùng thi ca hài hước để truyền bá Đạo Pháp, người dân Bhutan xem ông là Thánh sống. Ngôi chùa này cũng được nổi tiếng với thành quả cầu con của những gia đình hiếm muộn, và ngôi làng nơi chùa Chimi Lhakhang tọa lạc được gọi là làng Cầu Con. Phái đoàn đã được xem cuốn album với nhiều hình ảnh cảnh cha mẹ người Âu châu, Á châu, tay bồng những đứa bé bụ bẩm, bên cạnh đó là những lá thư cảm ơn những vị Sư ở đây, vì sau khi trải qua nghi lễ cầu con họ đã có thể sanh được những đứa con mà họ hằng mong ước. Phái đoàn đã tập trung vào Chánh điện cùng Sư Trụ Trì và toàn thể tu sĩ ở đây tọa thiền, sau những phút giây để tâm được tĩnh lặng, rất đơn giản mỗi người trong đoàn được mời dùng một tách nước, một nhúm cơm bỏ trên tay hoặc một chiếc bánh, mọi người thọ dụng một cách hoan hỷ. Thầy Trưởng đoàn đã thay mặt đoàn lần lượt trao bao thư cúng dường đến tận tay quý tu sĩ ở đây với tổng số tiền là $3,000 Úc Kim. Phái đoàn cũng đã được quý Sư chú nguyện cho lời cầu nguyện của mỗi người, qua đó chắc hẳn không chỉ là cầu con, cầu cháu mà còn là những điều cầu nguyện khác, mong rằng mọi mong ước sẽ được thành tựu.


Sau khi dùng cơm trưa tại nhà hàng, đoàn đến tham quan khu bảo tồn Takin (Royal Takin Preserve) nơi này không lớn lắm. Được biết trước đây khu này được thành lập như là một sở thú với mục đích nuôi dưỡng các loài động vật đặc thù của địa phương. Thế nhưng, việc nuôi nhốt động vật là không phù hợp với giáo lý Phật giáo nên trong một khoảng thời gian dài, người ta đã quyết định thả tất cả các động vật đang được nuôi tại đây về lại môi trường tự nhiên, sở thú cũng đóng cửa. Nhưng vì có nhiều loài được nuôi từ lúc còn nhỏ, nên khi lớn lên được trả về thiên nhiên, chúng đã không thể tự sống được. Và đây là lý do mà vườn thú được hoạt động trở lại. Sau này sở thú được phát triển thành một khu bảo tồn động vật, đặc biệt là loài Takin (trong tiếng Bhutan gọi là Pakin), bò xạ hương. Đây là một loài động vật đặc hữu của Bhutan, mức độ bảo tồn tương đương với loài gấu trúc của Trung Quốc, chúng có nguy cơ bị tuyệt chủng cao. Loài này có chiếc đầu lớn và có sừng, chỉ có thể tìm thấy chúng ở Bhutan và Bắc cực. Truyền thuyết kể rằng các nhà hiền triết người Bhutan Lama Zhukakula đã tạo ra chúng bằng các ghép giữa xương cừu và các loài gia súc khác. Ngoài ra ở đây còn có các loài đặc biệt khác nhưhươu,tuần lộc và táo gai.

Tiếp đó đoàn đến thăm ngôi chùa có 360 niên đại, đoàn đã xếp hàng kinh hành niệm Phật từ ngoài cổng vào bên trong để tham quan và chụp hình kỷ niệm.

Rời nơi này đoàn trở về khách sạn Thimphu.


NGÀY 12 ( thứ Hai 7/10/19): THIMPU-PARO

Sáng ngày thứ Hai 7/10 đoàn được thức chúng sớm vào lúc 5 giờ, 6 giờ điểm tâm và 7 giờ phái đoàn rời Rammada Hotel hướng về Paro. Xe bus chạy mất khoảng 1 tiếng 30 phút thì đến chân núi, nơi Tu Viện Paro Taktsang còn thường được gọi là The Tiger’s Nest Monastery (Tu Viện Hang Cọp) tọa lạc trên một vách núi đá ở độ cao 3000 mét, đây là một tu viện Phật giáo nổi tiếng nhất ở Bhutan và là một trong những tu viện bí ẩn bậc nhất thế giới. Nơi này được tín đồ Phật giáo và người dân Bhutan đặc biệt tôn kính, bởi vì nó gắn liền với quá trình tu tập và hành đạo của Ngài Padmasambhava (Liên Hoa Sanh). Được biết ngoài Bhutan, còn có Tây Tạng và Nepal, là 3 nước mà người dân đều tôn thờ Ngài Liên Hoa Sanh như là Phật Thích Ca, vì Ngài là người đem giáo lý Phật hoằng hóa khắp nơi, là vị tổ khai sinh Phật giáo tại 3 nước này.
Năm 1692, Ngài Druk Desi Tenzin Rabgye đã cho xây Tu viện Paro Taktsang tại chỗ có hang động, nơi mà Ngài Liên Hoa Sanh đã hành thiền trong thời gian hoằng hóa giáo pháp tại Bhutan vào thế kỷ thứ VIII, để tưởng niệm Ngài.
Vào năm 1998, ngôi Chánh điện của Tu Viện Paro Taktsang bị một ngọn lửa thiêu rụi, Vua Jigme Singye Wangchuck, cùng với chính phủ Bhutan đã chỉ đạo công việc trùng tu Tu viện Paro Taktsang. Công việc trùng tu được hoàn thành vào năm 2005 với toàn bộ kiến trúc được tạo dựng theo mô hình cũ.

Hiện tại, quần thể Tu viện Paro Taktsang trông rất hùng vĩ, bề thế ở trên vách núi đá. Vách núi hết sức cheo leo, có thể nói là dựng đứng. Quần thể tu viện gồm có bốn ngôi điện chính và những khu nhà ở được thiết kế một cách khéo léo theo địa thế của các vách núi đá, các hang động. Xung quanh khu vực của tu viện Paro Taktsang hiện có tám hang động, trong đó có bốn cái thì dễ dàng vào thăm, bốn cái kia thì khó hơn. Để lên được nơi này, du khách phải quyết tâm và có sức khỏe tốt.
Đoàn hành hương TV Quảng Đức có 45 thành viên, nhưng có mấy người sức khỏe hơi kém nên không thể leo núi được. Để đi đến bậc thang bắt đầu lên núi, phải vượt qua một chặng đường dài có nhiều nông trại và làng mạc với đường xá gập ghềnh, nên mọi người phải thuê ngựa đưa đi khoảng nửa đoạn đường với giá $35 Úc Kim. Sau 3 tiếng di chuyển vừa bằng ngựa vừa  chống gậy đi bộ, Đoàn đã lên đến Tu Viện Paro Taktsang, Thầy Trưởng đoàn đã chúc mừng và tán thán các thành viên của đoàn đã nỗ lực vượt qua được sự sợ hãi và nỗi vất vả để lên đến đích. Đoàn đã nghỉ ngơi và dùng cơm trưa tại nhà hàng nằm trong quần thể Tu Viện, mỗi người một đĩa cơm chay thật đúng nghĩa, chỉ có cơm, rau cải xanh và khoai tây, nhưng ai nấy ăn rất ngon lành có lẽ vì năng lực đã tiêu hao quá nhiều cho mấy tiếng đồng hồ leo núi.
 Đứng từ những ban công dọc bên tu viện nhìn xuống bên dưới thung lũng ta sẽ thấy ngạc nhiên, thích thú khi được ngắm nhìn những cảnh quan thiên nhiên thơ mộng đẹp như tranh vẽ. Ngoài ra tại tu viện Paro Taktsang còn có những bức tranh vẽ, những bức tranh Thangka được treo xung quanh tường của các ngôi điện, và những bức bích họa trên các vách động, vách núi để mọi người thưởng lãm. Những bức tranh, những bức bích họa ấy miêu tả chân dung Ngài Liên Hoa Sanh, sự tu hành và hoằng hóa của Ngài, có cả những vị Phật, Bồ-tát, những vị Thần trong Phật giáo và trong văn hóa dân gian Bhutan. Rất tiếc là vì để bảo vệ các công trình kỹ thuật bên trong tu viện, cũng như thể hiện lòng tôn kính, mọi người chỉ được xem chứ không được chụp hình, nên đoàn không thể lưu lại hình ảnh kỷ niệm ở đây.
 Đoàn được chụp hình lưu niệm với Sư Trụ Trì Tu Viện Paro Taktsang, sau đó $3.000 Úc Kim do đoàn dâng cúng nơi này đã được Thầy Trưởng đoàn trao tận tay cho Sư Trụ Trì. Mọi người hoan hỷ xuống núi, về đến chỗ đậu xe là đã 4:30pm, đoàn lên xe về Hotel, lúc này ai cũng cảm thấy chân tay rã rời, nhưng chắc hẳn trong tâm mọi người đều có những cảm nhận, những cảm xúc riêng khi đã được tiếp cận và hít thở không khí trong lành ở một nơi chốn được cho là linh thiêng, nơi mà mọi người dân Bhutan đều ao ước trong đời có được một lần đến chiêm bái.
Về đến khách sạn đoàn dùng cơm tối và nghỉ ngơi để sáng sớm mai ra phi trường bay trở lại Kathmandu.


NGÀY 13 ( thứ Ba 8/10/19): THIMPU

Sáng ngày 8/10 đoàn thức chúng sớm vào lúc 3:00am để chuẩn bị ra phi trường quay trở lại Kathmandu. Tại phi trường Bhutan, đoàn đã lưu luyến chia tay  những hướng dẫn viên người Bhutan với những lời rất dễ thương: “Tất cả chúng tôi đều nhớ các anh, đặc biệt là quê hương xinh đẹp của các anh cùng sự thân thiện của người dân. Tuy chỉ là một thời gian ngắn nhưng là những khoảnh khắc rất tốt đẹp, có nhiều điều để ghi nhớ. Hy vọng một ngày nào đó chúng tôi sẽ trở lại”. Đoàn cũng không quên tặng các anh một số tiền để cảm ơn các anh đã hướng dẫn, chăm sóc mọi người trong thời gian các anh đưa đoàn đi đây đó.
 Vẫy tay chào Bhutan, một đất nước đã đánh giá sự phát triển của mình bằng “Tổng số hạnh phúc quốc gia” chứ không căn cứ vào chỉ tiêu chi thu. Mà tổng số hạnh phúc ấy lấy từ cuộc sống ấm no, thoải mái, các nhu cầu thiết yếu của người dân được đáp ứng đầy đủ.Vì thế cuộc sống ở đây dường như bình đẳng, người và người hòa hợp với nhau, biết yêu thương san sẻ cho nhau, không có tệ nạn xã hội... Trong khi con người dùng tâm từ bi đối đãi với nhau, thì thiên nhiên cũng thế, cũng có sự kết hợp hài hòa tạo nên những bức tranh tuyệt mỹ. Sự toàn thiện của người và cảnh đã giúp cho xứ sở này được ví như là cảnh Tây Phương Cực Lạc ở trần gian vì ai đến đây cũng cảm nhận được sự bình an.

Sau một giờ bay, đoàn đã đến phi trường Kathmandu vào lúc 8:30am, tại đây Thầy Trưởng đoàn tình cờ gặp được Lạt Ma Bhutan Yeshe Gyelpo từ Bhutan sang Nepal hành hương, Ngài là giảng viên tại truờng Sơ cấp Phật học ở Bhutan. Thầy Trưởng đoàn đã thay mặt đoàn cúng dường cho Ngài $1,000 Mỹ Kim.
Sau khi hành lý đã được lấy đầy đủ, đoàn về Hotel, ăn trưa, sau đó đi shoping.



Day 14: (thứ Tư 9/10/2019):


Sáng ngày 9/10, sau khi ăn sáng xong, tại sảnh đường của khách sạn đoàn đã gặp vị giám đốc của công ty du lịch ở đây, ông cũng là một trong sáu thành viên của ban điều hành Hội Tương trợ xây dựng bịnh viện Từ thiện Himalayan Sherpa, Nepal. Ông ngỏ lời cảm ơn đoàn đã phát tâm hỗ trợ cho công trình xây dựng bịnh viện và mong trong tương lai đoàn trở lại viếng thăm. Rất hoan hỷ Thầy trưởng đoàn tán thán công trình xây dựng bịnh viện từ thiện này và chúc cho công trình sớm ngày thành tựu, và Thầy đã hứa vào năm 2021 sẽ tổ chức chuyến hành hương Ấn Độ và Nepal, lúc đó đoàn hành hương sẽ ghé thăm. Để tỏ lòng trân trọng ông đã tặng mỗi người trong đoàn một chiếc khăn Khata.


1.30pm đoàn rời Kathmandu bay về Bangkok, Thái Lan, đến nơi vào lúc 6.30pm. Tại đây đoàn đã được Sư Thirasattho, người Bangladesh và 2 Sư bạn chào đón với hai lẵng hoa thật đẹp, một dành riêng cho Thầy Trưởng đoàn và một dành cho phái đoàn. Thầy Trưởng đoàn cho biết Sư Thirasattho đã đến thăm và dự 1 tuần lễ chiêm bái Phật Ngọc tại Tu Viện Quảng Đức vào tháng 12-2009, hiện tại Sư đang học chương trình Tiến sĩ Phật Học tại Thái Lan, sau khi học xong Sư sẽ quay về hoằng pháp tại quốc gia Bangladesh.

 

Đoàn được đưa ăn tối tại nhà hàng Waterside. Đúng như tên gọi, nhà hàng được xây dựng trên mặt nước, không gian nơi này thật thoáng mát, trong bóng đêm

đã no bụng với nhiều món ăn hấp dẫn đoàn về nghỉ đêm đầu tiên tại Indra Regent Hotel, Bangkok. 

 

Day 15: (thứ Năm 10/10/2019): Bangkok

 

Sáng ngày 10/10,đoàn thức chúng lúc 5:00am, 6:00am điểm tâm đến 6:30am lên xe bus đi chợ tham quan chợ Nổi. Hôm nay đoàn có thêm sự hiện diện của Sư Thirasattho, sau khi đoàn tụng xong thời Kinh Lăng Nghiêm, Sư đã tụng một thời kinh bằng tiếng Pali, mọi người đều chắp tay lắng lòng nghe Sư tụng. Sau gần 2 tiếng lái xe, đoàn đã đến khu chợ nổi, đoàn chia ra mỗi 7 người lên một chiếc ghe máy để được đưa đi tham quan khu chợ. Theo lời Sư Thirasattho kể thì đây cũng là một trong những khu chợ nổi của Bangkok, được xây dựng cách đây hơn 150 năm do quốc vương đời thứ 5 của Thái Lan chủ xướng. Ban đầu Ngài cho đào các kênh rạch và cho dẫn nước vào để tạo thành phương tiện giao thông đường thủy giữa các thành phố. Người dân sống và sinh hoạttrên những căn nhà sàn dọc theo các kênh, sau đó phát sinh ra khu chợ nổi này và đã thu hút rất nhiều du khách. Ngồi trên thuyền chạy trên các con kênh xen lẫn với các chiếc ghe nhỏ bán đủ thứ trái cây, rau củ và các loại thức ăn địa phương. Hai bên bờ kênh thì có những gian hàng bán quần áo, đồ lưu niệm v.v…Mọi người đã thưởng thức nước dừa tươi ngọt lịm và nhất là món kem dừa, ai cũng khen ngon.

 

Rời khu chợ nổi, đoàn đi ăn trưa, sau đó đến tham quan Hoàng cung

Kế tiếp đoàn đến thăm Chùa  An Nam, Wat Kusolsamakorn (Chùa Phổ Phước), Chùa hiện có khoảng hơn 100 Tăng sĩ đang tu học.

Tại đây đoàn được  nghe quý Thầy người Thái Lan tụng Kinh tiếng Việt, đoàn cúng dường $2000 Úc kim & 200 Mỹ kim; tại đây Đoàn cũng cúng dường 3 Sư người Bangladesh $1,325 Úc kim và $400 Mỹ kim, sau cùng đoàn đi tham quan Tu Viện Dhammakaya Cetiya, một kỳ quan của Phật Giáo thế giới trong thời hiện đại, đoàn cúng dường US$1000 Mỹ kim và $100 Canada. Đoàn về ăn tối và nghỉ đêm cuối tại thủ đô Bangkok, Thái Lan.

3 mục trên xin Thầy xin ghi thêm chi tiết.

 

Day 16: (thứ Sáu 11/10/2019): Bangkok-Australia


Sang ngày 11/10 là ngày cuối cùng của phái đoàn hành hương, đoàn dự định đi thăm phố phường Bangkok và shoping, đến chiều ra phi trường để trở về Úc. Nhưng thình lình chị Liên Phạm,một thành viên của đoàn, sức khỏe có triệu chứng không bình thường nên khoảng 5 giờ sáng chị được đưa vào bệnh viện, Thầy Trưởng đoàn, anh Tony, Hoàng Lan và một số bạn đã túc trực bên cạnh để săn sóc cho chị.Tin chị bị bệnh được Thầy Trưởng đoàn đưa lên trang ĐGĐQĐ, chị được nhiều người cầu nguyện cho chị sớm được bình phục. Tình trạng sức khỏe của chị phục hồi rất nhanh, đến trưa, sau khi được bác sĩ kiểm tra lại lần cuối chị được bác sĩ cho phép lên máy bay, ai nấy vui mừng thở phào nhẹ nhõm. Nhưng tiếc thay, đến chiều lúc trên đường ra phi trường thì chị lại phải nhập viện. Sự việc xảy ra quá cận giờ, khiến mọi người lo lắng, cũng may có Sư Thirasattho đang du học tại Thái Lan nên Thầy Trưởng đoànđã nhờ Sư đến thăm nom chị để đoàn yên tâm trở về Úc. Tất cả thành tâm cầu nguyện cho chị Liên Phạm mau chóng bình phục để trở về Úc và cũng chân thành cảm ơn Sư Thirasattho thật nhiều. Từ giã chị, Thầy trưởng đoàn cùng Hoàng Lan nhanh chóng đến phi trường để kịp cùng mọi người đáp chuyến bay về Úc vào lúc 12 giờ đêm. Tâm trạng mọi người lúc này dường như trầm lắng, có lẽ đang nghĩ đến chị Liên Phạm; đang thấm thía nghĩ đến hai chữ vô thường; đang mừng khi nghĩ may là chị Liên Phạm có sự cố khi đã về đến Bangkok, nếu còn ở Nepal thì không biết phải ra sao; cũng may chị lại trở bệnh trên đường ra phi trường, chứ nếu khi máy bay đã cất cánh thì khó khăn biết dường nào; cũng may có Sư Thirasattho sẽ đến thăm lo cho chị… Nhìn chung trong một sự cố nguy hiểm đến tính mạng mà có được những cái may mắn như vậy thì đúng là nhờ chị Liên Phạm có phước. Biết đâu phước ấy có được là do trong những ngày qua chị đã thành tâm chiêm bái, cúng dường và khấn nguyện tại những nơi chốn được cho là thiêng liêng, chúng ta nên mừng cho chị và cầu nguyện cho chị sớm được bình phục. Được biết, con gái chị Liên Phạm đã từ Việt Nam sang lo cho mẹ, chị Liên Phạm sẽ về VN tịnh dưỡng, sau đó sẽ có người đưa chị trở về Úc. Như vậy là phái đoàn đã bớt lo, đã có thể nở nụ cười vui mừng cho đoàn được bình yên trở về Úc.

Và hôm nay, thứ Bảy 12/10/19 đoàn đã về đến Melbourne vào lúc 1:00pm, kết thúc một chuyến hành hương thật nhiều thú vị mà nếu hồi tưởng lại có nhiều vấn đề giúp cho chúng ta thấu triệt hơn về giáo lý Phật.

Chúng ta được đến một đất nước nhỏ bé như Sri Lanka, nhưng niềm tin và sự tôn kính đối với Phật, đối với giáo lý của Ngài rất vững mạnh, nên dù có biết bao nhiêu biến đổithay dời của đất nước, những bước thăng trầm của Phật giáotrải qua nhiều thế kỷ, nhưng những bảo vật liên quan đến Đức Phật mà Sri Lanka có cơ duyên đón nhận, bằng mọi giá đều được bảo tồn kỹ lưỡng. Và nhờ có tinh thần dũng mãnh như vậy nên ngày nay Sri LanKa được xem là nơi tàng trữ nhiều nhất những di vật của Đức Phật cũng như Tam tạng kinh điển, lưu truyềngiáo lý nguyên thủy của Ngài, một tài sản vô giá thiêng liêng của người dân Sri Lanka, mà những người con Phật trên khắp thế giới đều mong muốn có dịp được đến để chiêm bái Bảo vật và tỏ lòng ngưỡng mộ một đất nước mà mọi người dân đều muốn chia sẻ tài sản của mình để tô bồi cho sự phát triển Phật Giáo. Có câu nói: “Một khi người dân Sri Lanka vẫn một lòng nương tựa và bảo vệ Phật pháp, gìn giữ văn hóa ngàn đời của tổ tiên, thì Phật giáo sẽ còn có mặt và phát triển mãi cho tới mai sau.”

Rồi đến Bhutan cũng là một đất nước nhỏ và được coi là nơi được tiếp nhận giáo lý Phật trễ nhất, nhưng ngày nay với dân số hơn 70.000 người nhưng hầu hết là Phật tử. Chính nhờ vậy mà nền tảng giáo lý căn bản của Phật giáo được triệt để áp dụng trong cách hành xử từ chính quyền đến toàn dân. Nơi đây chúng ta thấy ý niệm Từ bi của giáo lý Phật được lan tỏa khắp nơi:Chính phủ luôn quan tâm đến những nhu cầu cần thiết để mọi người dân đều có tiêu chuẩn bình đẳng về phương diện giáo dục và sức khỏe, không cần phải lo lắng; người với người sống gần nhau, luôn biết yêu thương chăm sóc chia sẻ nhau một cách chân tình; sự bảo tồn truyền thống văn hóa cổ xưa đã giúp mọi người hòa đồng với nhau; dường như giữa con người và muôn thú cũng chỉ là sự thương yêu, chia sẻ không gian thiên nhiên. Nhìn những con chim líu lo, bay nhảy trước mặt mọi người, không hề có sự sợ hãi khi có người đến gần, đã cho ta cảm nhận được sự thân thiện giữa người và vật này. Tất cả những yếu tố đó đã đem đến cho Bhuta một tên gọi là “Thiên đường hạnh Phúc”, và chính lòng Từ Bi, yếu tố căn bản của giáo lý Phật đã gầy dựng nên “Thiên đường hạnh phúc này”.

Qua những sự kiện trên chúng ta thấy được Bi Trí Dũng là ba yếu tố căn bản mà một người Phật tử cần phải thấu triệt và thực hành để cho mình, cho người có được sự bình an, hạnh phúc, và để cho Phật giáo được mãi mãi trường tồn.

Mọi người đã trở lại sinh hoạt bình thường. Một lúc nào đó xem lại những tấm ảnh kỷ niệm chắc hẳn phái đoàn sẽ phải cảm ơn Hoàng Lan và Thục Đức đã chụp cho những tấm hình đẹp như vậy. Và chúng ta luôn ghi ơn TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng cùng anh Tony đã quan tâm đưa cho chúng ta đến những nơi, mà đâu đó cũng gợi lại cho chúng ta những ý niệm học Phật trên bước đường tu học.

Hy vọng trong tương lai chúng ta còn có dịp tham dự những chuyến hành hương lý thú khác.

Nam Mô A Di Đà Phật


Đệ tử Thanh Phi (ghi chép tường thuật theo hình ảnh và lời kể của thành viên phái đoàn)


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/11/2023(Xem: 3970)
Cáo Phó Tang Lễ Hòa Thượng Thích Thiện Huệ vừa viên tịch tại Chùa Long Thọ, Long Khánh, Đồng Nai
29/10/2023(Xem: 11257)
Như quý vị đã biết, trước bệnh tình nguy ngập của Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, chúng tôi, những pháp lữ và những người học trò trực tiếp hay gián tiếp thọ nhận sự giáo huấn của Người, đã cố gắng trong một thời gian rất ngắn để thực hiện tập Kỷ Yếu này. Do hạn chế về thời gian, Kỷ Yếu chỉ là một tuyển tập đơn sơ gồm những sáng tác văn thơ, nhạc, họa, của chư Tôn Đức và văn thi hữu nhằm biểu lộ niềm tri ân đối với bậc Thầy lãnh đạo nòng cốt còn lại của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, một học giả Phật học uyên thâm hiếm có của Phật giáo Việt Nam. Và cũng chính từ giới hạn đó, chúng tôi đã không kịp nhận được đầy đủ bài vở của chư Tôn Đức, văn thi hữu cùng quý Phật tử có lòng quý kính gửi dâng Hòa thượng Tuệ Sỹ.
27/10/2023(Xem: 2630)
Hòa thượng pháp danh Trí Độ, hiệu Hồng Chân, thế danh Lê Kim Ba, sinh ngày 15 tháng 12 năm 1894 tại thôn Phổ Trạch, xã Kỳ Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Sinh ra trong một gia đình Nho học, lúc thiếu thời Ngài học chữ Nho và năm 18 tuổi học trường Sư phạm. Với sở học rất uyên thâm, và lòng mến mộ đạo Phật, Ngài đi sâu vào nghiên cứu giáo lý và trở thành một vị học Phật lỗi lạc. Năm 1920, Ngài bắt đầu giảng dạy Phật pháp tại Bình Định và là một trong những bậc đống lương cho phong trào chấn hưng Phật giáo tại tỉnh nhà.
12/10/2023(Xem: 2811)
Sinh thời, Thầy có chí nguyện chuyên tu thiền định. Khởi đầu là phát tâm nhập thất tịnh tu tại núi rừng Vạn Giã, Khánh Hòa vào năm 1972. Những năm về sau, dù bộn bề Phật sự nhưng Thầy vẫn an nhiên với pháp hành thiền và các pháp tu tương hỗ khác. Trong phương châm giáo dục mà Thầy đã đề xuất, gồm Học lý – Quán chiếu – Tổ chức cũng phần nào biểu lộ chủ trương cân đối giữa pháp học và pháp hành. Thân mang bệnh duyên, sở tật thường đeo đẳng, nhưng nhờ tu tập tinh cần, Thầy đã vượt lên nỗi đau thân thể để chu toàn Phật sự.
18/09/2023(Xem: 3302)
Niềm vui sống đời dâng hiến (vần thơ kính mừng khánh tuế lần thứ 69 Hòa Thượng Viện Chủ Tu Viện Quảng Đức Thích Thông Mẫn, 18/9/2023), Có thể… chính lối sống mình, làm thức tỉnh ? Bao người thoát ra giấc ngủ mê lầm Tự tin độc lập hơn với bản thân Vì cuộc đời không hề có những định luật, Cũng như giá trị một người không đo lường bằng tiêu chuẩn thiết lập !
04/08/2023(Xem: 3692)
Giáo lý Thượng Thừa (bài giảng của HT Thích Thanh Từ)
04/08/2023(Xem: 5854)
36- Tiểu Sử Ni Trưởng Thích Nữ Như Thanh (1911-1999)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]