Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tâm Nguyện Bao La (Kính dâng Giác Linh HT Thích Đồng Chơn)

10/04/202017:44(Xem: 3790)
Tâm Nguyện Bao La (Kính dâng Giác Linh HT Thích Đồng Chơn)


ht thich dong chon-28

Tâm Nguyện Bao La



Kính bạch Giác linh Hoà thượng

 

Khi đức Thế Tôn còn tại thế, Ngài thường tán dương những vị đệ tử tu tập tinh tấn hay phụng sự làm lợi ích chúng sanh. Đó là niềm khích lệ lớn lao cho những đệ tử được bậc Thầy giác ngộ vĩ đại dành tặng. Ngược lại, Phật cũng khiển trách những vị có những lỗi lầm nhằm giáo dục họ đi đúng đường thiện, đường giải thoát. Sự khiển trách đó thể hiện lòng từ bi của đức Phật vì giáo hoá chúng đệ tử.

Đối với đức Thế Tôn, Ngài được rất nhiều người tán thán, ca ngợi như chư thiên tán thán: “giữa thiên giới, địa giới, Phật là bậc tối thắng” (Tương Ưng bộ kinh); vua chúa ca ngợi: “Thật hy hữu thay chúng Thích tử này thật khéo huấn luyện, không cần sử dụng đến gậy và kiếm” (Kinh Trung bộ); Bà-la-môn ca ngợi: “Sa môn Gotama là bậc có đủ mười hiệu”…. “Đảnh lễ Thế Tôn, bậc A-la-hán, chánh đẳng giác” (Kinh Tăng chi); đệ tử ca ngợi: con tin tưởng Thế Tôn đến nỗi con nghĩ rằng trong quá khứ, trong vị lai cũng như trong hiện tại không thể có một sa môn, Bà-la-môn nào vĩ đại hơn, sáng suốt hơn Thế Tôn về phương diện giác ngộ” (Kinh Trường bộ)…

Nhắc lại sự ca ngợi, tán thán, khen tặng để biết rằng đó là điều không thể thiếu trong cuộc sống, nhất là đời sống đối đãi cõi nhân sinh. Từ đó, xin liên hệ đến trường hợp của Hoà thượng thượng Đồng hạ Chơn.

Khi còn sanh tiền, là một bậc thầy, một giáo thọ sư, chắc chắn Hoà thượng cũng từng khen ngợi những học trò ưu tú, xuất sắc trong học hành hay tinh tấn trong tu tập và la rầy, nhắc nhở những vị còn lơ là trong việc tu học với lòng từ bi, bao dung. Điều đó thể hiện rõ trách vụ của bậc thầy và phù hợp với lời đức Thế tôn giảng dạy.

Chiều ngược lại, những đệ tử, những học trò cũng “ca ngợi” đức hạnh, trí tuệ và tính cách của Hoà thượng nhưng có lẽ hiếm khi họ biểu lộ một cách trực tiếp. Và nếu được “ca ngợi” trực tiếp, có lẽ Hoà thượng cũng khó lòng mà hãnh diện bản thân bởi Hoà thượng là bậc rất khiêm cung trong cuộc sống.

Do đó, theo lẽ thường, dịp để đệ tử, học trò ghi nhớ, cảm niệm chân thành về Hoà thượng lại là lúc Hoà thượng đã viên tịch bởi đây là lúc họ có thể bày tỏ tự nhiên nhất. Tất nhiên, những điều cảm niệm phải là những bài học cho các thế hệ sau về tấm gương của Hoà thượng. Tấm gương ấy sẽ đi theo những thế hệ đệ tử, học trò và còn tiếp nối cho các thế hệ sau nữa.

Sau khi “nghỉ hưu” để nhường lại cơ hội cho hàng Tăng Ni trẻ đảm nhiệm giảng dạy tại Trường TCPH Bình Định, Hoà thượng vẫn tiếp tục việc giảng dạy nơi bổn tự Bình An cho Tăng Ni cầu học, nhất là các dịp An cư. Bởi vì, Hoà thượng cũng luôn ưu tư, mong muốn truyền trao kiến thức, kinh nghiệm cho hàng học trò vì Hoà thượng luôn tin rằng dù học trò có bằng cấp nhưng vẫn còn thiếu kinh nghiệm và kiến thức thực nghiệm. Với hoài bão đó nên mỗi khi có dịp gặp hàng học trò Hoà thượng đều tận dụng thời gian giảng dạy mà không cần lớp học như thường lệ. Hoà thượng còn có nhiều ý nguyện khác như đến các đạo tràng An cư để giảng dạy chúng Tăng nhưng ước nguyện đáng quý ấy chưa được thực hiện nhiều vì bệnh tật. Dù ý nguyện chưa thành tựu nhiều nhưng nó cũng đã làm cho hàng hậu học chúng con cảm kích tinh thần giáo dục không mệt mỏi của Hoà thượng.

Giờ đây, Người đã nhẹ nhàng vân du theo sở nguyện độ sanh. Hàng hậu học chúng con ôn lại những kỷ niệm có được với Hoà thượng như là một sự ca ngợi công đức của Hoà thượng và cũng là nhắc nhở chính chúng con về trách vụ của người đệ tử Phật.

Xin đảnh lễ tri ân Hoà thượng!

 

Hậu học TK. Thị Ngộ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/07/2022(Xem: 3464)
Gần đây trên trang nhà Quảng Đức xuất hiện một tuyển tập thơ Bồ Đề gồm nhiều bài thơ tự cảnh tỉnh mình với bút hiệu Chiêu Đề, Thôi kệ, Tát Bà Ha từ HT Thích Đồng Bổn … khiến người viết có chút thắc mắc vì chỉ mới vài năm trước đây mỗi khi muốn tìm tiểu sử một nhân vật Phật Giáo VN nào trong thế kỷ 20 ( danh tăng) tôi thường tìm kiếm trên mạng để rồi download PDF mà tìm hiểu thêm và đã biết đến tiểu sử của Ngài qua mục tác giả của Trang nhà Quảng Đức, theo đó tôi được ghi lại như sau:
29/06/2022(Xem: 7070)
Hơi Thở, Đường Dẫn Đến Chánh Niệm (Bài viết của TT Nguyên Tạng tưởng niệm Sư Ông Làng Mai, do Ca Nhạc Sĩ Thùy Linh diễn đọc)
27/06/2022(Xem: 3628)
Thông báo về Lễ Bách Nhật và Lễ Nhập Bảo Tháp HT Thích Đỗng Tuyên tại Tu Viện Quảng Hương, Già Lam, Sài Gòn (28/6/2022)
25/06/2022(Xem: 5889)
Hòa Thượng Thích Thắng Hoan, thế danh là Nguyễn văn Đồng, sanh năm Kỹ tỵ ( 1928 ) tại thành phố Cần Thơ, miền Nam Việt Nam. Thân phụ là ông Nguyễn văn Ngô, một nhà nho và cũng là một nhạc sĩ cổ nhạc . Thân mẫu là cụ bà Nguyễn thị Hương, Tỳ kheo ni Như Quả, thọ giới Cụ Túc năm 1968 tại đại giới đàn chùa Từ Nghiêm.. Gia đình có hai anh em, người em trai thế danh là Nguyễn Thanh Vân hiện cư ngụ tại Sàigòn
07/05/2022(Xem: 5527)
Đến ngày mùng 8 tháng 12 năm 1986, ngày lễ Đức Phật thành đạo thì Thầy được chính thức xuất gia tại Thiền viện Thường Chiếu. Hòa Thượng Bổn Sư là thượng Thanh hạ Từ cho pháp danh là Thích Tuệ Hải.
03/05/2022(Xem: 6908)
Ngài Thông Ân nghe Thiền sư đến xứ Bàu Trâm, liền thỉnh Sư về chùa Kim Quang xin truyền Cụ túc Tỳ khưu và Bồ tát giới cho Ngài, được ban Pháp hiệu là Hữu Đức vào năm 1847. Lúc ấy Thiền sư Bảo Tạng 30 tuổi và Ngài Hữu Đức 36 tuổi. Sau đó thầy trò chia tay. Ngài Thông Ân rời Bàu Trâm đến xứ Bàu Siêu, dân làng nghe được liền kéo đến tấp nập cầu xin trị bệnh và lập chùa Kỳ Viên cho Ngài trú trì.
02/05/2022(Xem: 6375)
Ni trưởng Thích nữ Như Ngọc, thế danh Chế Thị Gi, sinh năm Đinh Tỵ (1917) tại làng Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Thuở nhỏ, Ni trưởng vừa học trường làng vừa theo học Hán - Nôm với Trưởng lão Hòa thượng Thích Bửu Phước, chùa Phước Ân. Bào tỷ của Ni trưởng tân viên tịch là cố Trưởng lão Ni Như Hoa, người đã hướng dẫn em gái mình đến tổ đình Kim Huê đảnh lễ ngài Luật sư Thích Chánh Quả cầu xin xuất gia tu học Phật pháp và được Hòa thượng bổn sư ban pháp danh Giác Ngọc.
26/04/2022(Xem: 4702)
Hòa thượng tu tập theo pháp môn trì danh niệm Phật, thường là mật niệm và thường hành trì thần chú Chuẩn đề. Khiêm cung và hỷ xả là một trong những hạnh mà Hòa thượng thực hành rất miên mật, nên trong ứng xử hàng ngày Hòa thượng thường thể hiện tâm kính trên nhường dưới, vì vậy mà rất được mọi thành phần từ Tăng sĩ đến xã hội phần nhiều đều thương quý.
22/04/2022(Xem: 4422)
Thiệp Thỉnh Lễ Đại Tường Hòa Thượng Thích Quảng Thanh (ngày 8-9/6/2022) tại Cali, Hoa Kỳ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]