- Sơ Lược Tiểu Sử Đại Trưởng Lão Hòa Thượng THÍCH QUẢNG ĐỘ Đệ Ngũ Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (1928 - 2020)
- Di Huấn của Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ
- Nguyên Thủy Tiều Thừa Đại Thừa Phật Giáo Tư Tưởng Luận (Bộ 3 tập) – Thích Quảng Độ
- Thông Tư V/v Lễ Tưởng Niệm Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ
- Úc Châu: Thông Tư V/v Tổ chức Lễ Truy Tán Công Đức Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ tại Chùa Pháp Bảo, Sydney
- Hoa Kỳ: Thông Tư Tưởng Niệm HT Thích Quảng Độ (của Giáo Hội Hoa Kỳ)
- Âu Châu: Thông Tư Lễ Truy Điệu Đức Đại Lão HT Thích Quảng Độ (của Giáo Hội Âu Châu)
- Canada: Thông Tư V/v Tổ chức Lễ Truy Tán Công Đức Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ (của Giáo Hội Canada)
- Báo An Tường (thơ)
- Lễ Tưởng Niệm Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ (1928-2020) tại Tu Viện Quảng Đức trưa Chủ Nhật 23/2/2020)
- Ban Tổ Chức Lễ Tang Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ
- Lễ Tưởng Niệm Đại Lão Hoà Thượng Thích Quảng Độ tại Chùa Pháp Hoa. Adelaide, Nam Úc
- Chiều Đông (Kính tiễn Giác Linh Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ) Hành trình đầy bi tráng của Thầy trong suốt 10 năm bị bắt giam, tra tấn và lưu đày cùng với bà mẹ già 90 tuổi ở Thái Bình đã để lại một niềm thương yêu và kính phục sâu xa, không những trong lòng nhiều triệu Phật Giáo đồ Việt Nam, dân tộc Việt Nam mà cả trong cộng đồng nhân loại.
- Hòa Thượng Thích Quảng Ba trả lời phỏng vấn SBS (Úc Châu) về sự viên tịch của HT Thích Quảng Độ
- Điện Thư Phân Ưu của Văn Phòng Điều Hợp Liên Châu
- Vần thơ tưởng niệm Đại Lão HT Thích Quảng Độ
- Nhạc phẩm: Trọn Nghĩa Ơn Thầy (do Ca Sĩ Gia Huy trình bày)
- Kính tiễn Giác Linh Thầy về cõi Phật (thơ)
- Vietnamese dissident monk who was a Nobel Prize nominee dies at 93
- Thanh Bần (thơ)
- Tiễn biệt Thầy (Kính dâng Trưởng Lão HT Thích Quảng Độ)
- Tiết tấu loài cây (Thành kính Truy Niệm GL ĐLHT thượng Quảng hạ Độ)
- Thắp Nén Hương Tâm (thơ)
- Bồ tát vô úy (Thiền sư Nhất Hạnh viết về Hòa thượng Quảng Độ)
- I paid homage to Most Venerable Thich Quang Do, The Fifth Patriarch of The Unified Buddhist Church of Vietnam (UBCV
- Thành tâm kính ngưỡng (Kính tiễn Giác Linh Đệ Ngũ Tăng Thống Đại Lão Hoà Thượng Thích Quảng Độ về cõi Phật)
- BBC nói về Sự qua đời của Hòa Thượng Thích Quảng Độ và tương lai GHPGVNTN
- Bậc Thượng Sĩ (thơ)
- Hoa Đàm Lưu Dấu (thơ)
- Một Rừng Sao Vẫn Còn Soi Sáng (thơ)
- TT Viện Chủ Tu Viện Quảng Đức Thích Tâm Phương về kính viếng và dự lễ tang Đức Đại Lão HT Thích Quảng Độ
- Cảm Niệm Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ viên tịch
- Tiễn một áng mây
- Tuyên bố về việc Hoà thượng Thích Quảng Độ thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất qua đời
- Lời Thỉnh Cầu và Cung Tiễn Của Thất Chúng Đệ Tử dâng lên Tôn Sư Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Quảng Hạ Độ - Đệ Ngũ Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất
- Lạy Mẹ (Tuyển tập thơ của Ôn Quảng Độ)
- Hòa thượng Thích Quảng Độ (1928 - 2020): Chân tu và trí thức
- Bồ Tát Hóa Duyên (thơ)
- Giữ Đạo mầu đau đáu nỗi niềm riêng (Vần thơ của Phật tử Thanh Phi kính cúng dường Giác Linh Đức Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ (1928-2020)
- Video: Tang Lễ Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Đệ ngũ Tăng Thống GHPGVNTN
- Những vần thơ của HT Thích Quảng Độ
- Dâng Mẹ (bài thơ tuyệt tác của Đức Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ)
- Bái Niệm Cung Tiễn Thầy Quảng Độ
- Người Không Sợ Khổ
- Đã Bỉ Ngạn Rồi Sao Tiếc Thương
- Thông Tư Tổ Chức Lễ Tưởng Niệm Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ của Ban Hướng Dẫn Gia Đình Phật Tử Hoa Kỳ
- Thông Tư Tổ Chức Lễ Tưởng Niệm Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ của Ban Hướng Dẫn Gia Đình Phật Tử VN tại Hải Ngoại
- Thông Tư Tổ Chức Lễ Tưởng Niệm Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ của Ban Hướng Dẫn Gia Đình Phật Tử Thế Giới
- Câu đối cúng dường Giác Linh Đại Lão Hòa Thượng Thượng Quảng Hạ Độ cao đăng Phật quốc
- Cung tiến tưởng niệm Cố Đại Trưởng Lão Hòa Thượng Đệ Ngũ Tăng Thống thượng Quảng hạ Độ tân viên tịch Giác Linh.
- Mắt từ thương chúng sinh (Kính tiễn Giác linh Ân sư Thích Quảng Độ)
- Chúng Con Thành Kính Bái Biệt Đức Trưởng Lão Hoà Thượng thượng Quảng hạ Độ
- Chiều Đông (thơ)
- Cung Tiễn Đại Sư Quảng Độ, Đệ Ngũ Tăng Thống của GHPGVN Thống Nhất
- Thần Thái Phi Phàm (bài thơ kính dâng Hòa Thượng Quảng Độ)
- Trên đỉnh Lăng Nghiêm (Kính dâng Đại Lão Hòa Thượng Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN Thích Quảng Độ)
- Thơ Trong Tù của HT Quảng Độ ( Từ ngày 06.04.1977 đến ngày 10.12.1978 (từ tháng 3 năm Đinh Tỵ đến tháng 11 năm Mậu Ngọ)
- Cội Tùng Trước Gió (Thành kính tưởng niệm Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ)
- Cung kính tưởng niệm Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ
- Nhà văn Trần Trung Đạo nói chuyện về Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ trên SBS Radio Úc Châu
- Nhắc lại một kỷ niệm để tưởng nhớ Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ
- Lễ Tưởng Niệm Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ tại Chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc
- Lễ Tưởng Niệm Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ
- Bản Bi Hùng (thơ)
- Câu đối tưởng niệm kính dâng lên Giác linh Đức Tăng Thống GHPGVNTN
- Một đời hy hiến (thơ)
- Biography of The Most Venerable Thich Quang Do (1928 - 2020), the Fifth Patriarch of the Unified Buddhist Church of Vietnam
- Thich Quang Do, Defiant Rights Champion in Vietnam, Dies at 91
- Lễ Tưởng Niệm Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ tại Chùa An Lạc, San Jose, Hoa Kỳ
- Lễ Truy Niệm Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ tại Chùa Ấn Quang, Victoria, Úc Châu
- Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu sẽ tổ chức Lễ Tưởng Niêm Đệ Ngũ Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo VN Thống Nhất, Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ
- Đại Lão Hoà Thượng Thích Quảng Độ trả lời cuộc phỏng vấn bí mật do Diễn Đàn Tự Do Oslo, một diễn đàn cho Nhân Quyền, thực hiện.
- Lễ Truy Niệm Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ tại Đền Thờ Quốc Tổ, Sunshine, Victoria, Úc Châu (do Ban Chấp Hành Cộng Đồng Người Việt Tự Do Liên Bang Úc Châu tổ chức tối Thứ Bảy, 14/3/2020)
- Thông Báo Thay Đổi Chương Trình Lễ Tưởng Niệm và Hải táng xá lợi Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ (tại Chùa Từ Hiếu, Sài Gòn)
- Một Vì Sao đã khuất (Thành tưởng niệm tuần chung thất Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ)
- Còn gì cho Thầy (Thành kính tưởng niệm HT Thích Quảng Độ)
- Thầy Quảng Độ hết lòng, hết dạ cho Đạo pháp (bài mới của Tỷ khưu Thích Thái Hòa)
- Tổng hợp hình trong 7 tuần thất của Trưởng lão Thích Quảng Độ, Đức Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN
- Cảm Niệm Ân Sư (bài của HT Thích Tuệ Sỹ đọc trong lễ Tưởng Niệm Chung Thất Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ)
- Di Ngôn - Lễ Tưởng Niệm Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ. Ngày 18-04-2020
- Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ phụng thừa ủy thác của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống, lãnh đạo Giáo Hội PGVN Thống Nhất
- Lời Trình Bạch trong Lễ Thỉnh Xá Lợi Của Đức Tăng Thống - Hải Táng
- Lễ Tưởng Niệm HT Thích Quảng Độ tại Sydney Chùa Pháp Bảo Úc Châu.
- Lễ Tưởng Niệm Bách Nhật Đức Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN (31/5/2020)
- HT Thích Thái Hòa trả lời phỏng vấn VOA về Lễ Bách Nhật của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ
- Thông Bạch V/v Tưởng niệm lễ Tiểu Tường của đức Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN
- Thông Bạch về Lễ Đại Tường Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ
Phật giáo cũng như cái cây có ba phần: phần gốc, phần thân cây và phần ngọn bao gồm nhiều cành lá. Phần gốc là căn bản Phật giáo, phần thân cây là Tiểu Thừa Phật Giáo. Người ta không thể nào tưởng tượng được sự tồn tại của một cái cây mà không có gốc nhưng nếu chỉ có gốc không thôi thì cây ấy không còn sức sống; hoặc giả có gốc, có thân cây mà không có cành lá thì cây ấy cũng như cây trong mùa đông không khỏi gây cho người ta cái ấn tượng trơ trụi tiêu điều. Nếu phần gốc và thân cây giữ cho cái cây đứng vững, thì phần cành lá sum suê, xanh tốt là sự biểu dương cho cái sức sống mãnh liệt của toàn bộ cái cây; hơn nữa tàn cây tươi thắm tỏa ra che rợp khoảng không gian có đủ sức mang lại cho người lữ hành trên con đường dài mệt mỏi những phút giây êm mát, thoải mái giữa buổi trưa hè oi bức.
Cái cây Phật Giáo cũng thế: cả ba phần Căn Bản, Tiểu Thừa, Đại Thừa có hợp lại, có biểu lí và bổ sung cho nhau thì mới là cái cây Phật giáo hoàn toàn. Sau khi đọc xong ba bộ sách Nguyên Thủy Phật Giáo Tư Tưởng Luận, Tiểu Thừa Phật Giáo Tư Tưởng Luận và Đại Thừa Phật Giáo Tư Tưởng Luận của Bác sĩ Kimura Taiken, chúng tôi đã có ý nghĩ như thế. Do đó theo thiển kiến, quan điểm của các nhà Đại Thừa (Bồ Tát) xưa đối với các nhà Tiểu Thừa (La Hán) cũng như những thành kiến của các nhà Tiểu Thừa đối với các nhà Đại Thừa đều là sai lầm. Chẳng hạn quan niệm của các nhà Đại Thừa thường cho các nhà Tiểu Thừa là hạng “tiêu nha bại chủng” (dứt hạt giống Phật), nghĩa là hạng người ích kỷ, chỉ biết tìm cầu giải thoát cho riêng mình, không lo “hoằng pháp lợi sinh” để tiếp nối cái tinh thần truyền đạo của Phật v.v.. là quan niệm rất sai lầm, hoàn toàn không đúng với sự thật lịch sử.
Khi đọc lịch sử truyền bá Phật pháp, không ai biết đến trường hợp Phú-lâu-na (Punna). Ở Mạn tây Ấn Độ thuở xưa có một địa khu gọi là Du-lâu-na (Sunaparanta), Phật giáo chưa được truyền đến đây và dân bản xứ thì rất hung ác. Phú-lâu-na có ý định qua đó truyền giáo, bèn đến xin phép Phật để đi. Phật bảo: “Dân xứ Du-lâu-na dữ tợn, khó thuyết phục lắm, nếu ông đến đấy mà họ sỉ vả ông thì sao?”. Phú-lâu-na trả lời: “Con nghĩ rằng họ vẫn là những người hiền lành, vì họ đã không dùng gậy gộc đánh đập con”. – “Vậy nếu họ dùng gậy gộc đánh đập ông thì ông nghĩ sao?”. – “Con nghĩ họ vẫn là người lương thiện vì họ đã chẳng dùng dao búa chém giết con”. – “Thế lỡ họ dùng dao búa chém giết ông thì ông nghĩ sao?”. – “Con nghĩ là họ vẫn tốt và con phải cám ơn họ vì nhờ họ mà con xả bỏ được cái thân nhơ nhớp khổ đau này.” Biết được ý chí kiên quyết và dũng cảm ấy, Phật liền tán đồng và cho phép Phú-lâu-na đến truyền đạo tại xứ đó.
Ai dám bảo thái độ ấy là thái độ “độc thiện kỳ thân”, là “tiêu nha bại chủng”? Đây chỉ là một trường hợp điển hình trong vô số trường hợp khác mà ở đây chúng tôi không thể kể hết được. Hơn nữa, cứ nhìn vào tình hình Phật giáo Tiểu Thừa tại các nước như: Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, v.v… Hiện nay ta cũng thấy rõ công đức truyền bá và duy trì Phật pháp của các nhà Tiểu Thừa như thế nào rồi, đặc biệt tấm gương sáng chói của Anagarika Dhammapala gần đây cũng chính là tiếp nối cái tinh thần truyền thống của những Puma và Mahinda từ nghìn xưa vậy.
Trái lại, quan niệm của các nhà Tiểu Thừa thường cho rằng Đại Thừa là “Phi Phật thuyết” (Đại Thừa không phải phật nói ra ngụ ý là ngoại đạo), rồi tự mãn với lối sống truyền thống của mình, tự đóng kín, không chịu tìm hiểu các kinh điển của Đại Thừa thì quan niệm ấy nếu không là cố chấp thái quá thì cũng là hơi hẹp hòi. Nếu bảo Đại Thừa “Phi Phật thuyết” thì ngoài một bậc Đại giác “Cùng tận chúng sinh nghiệp tính” ra, ai có được những tư tưởng siêu việt như tư tưởng trong các kinh Đại Thừa? Rồi độc giả (nếu tôi hân hạnh có được) sẽ thấy, thế giới quan “trùng trùng duyên khởi” một kiến trúc vĩ đại, trong Hoa Nghiêm, thế giới quan “không” của Bát Nhã, tư tưởng “chư pháp thực tướng” trong Pháp Hoa, tư tưởng “Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” trong kinh Kim Cương, cho đến tư tưởng “Vô trụ niết bàn”, “phiền não tức Bồ Đề”, v.v… Tất cả những tư tưởng mông mênh, bao la và thăm thẳm ấy đều đã bắt nguồn từ tư tưởng của Phật Giáo nguyên thủy.
Phật pháp chỉ có một vị, đó là vị giải thoát, nhưng phương pháp để đạt đến giải thoát thì có rất nhiều và phương pháp nào — dù là Đại Thừa hay Tiểu thừa cũng đều nhằm đạt đến mục đích nhất vị kể trên. Chính vì muốn nhấn mạnh ở điểm đó nên chúng tôi đã cố gắng phiên dịch các cuốn Đại Thừa Phật Giáo Tư tưởng Luận, Tiểu Thừa Phật Giáo Tư tưởng Luận và cuối cùng, cuốn Nguyên Thủy Phật Giáo Tư tưởng Luận này để cống hiến một ít tài liệu cho những vị nào hằng lưu tâm đến các vấn đề Phật giáo, nhất là thường thắc mắc đến những điểm dị đồng giữa Tiểu Thừa và Đại Thừa.
Chắc độc giả sẽ tự hỏi tại sao chúng tôi đã không bắt đầu dịch từ Nguyên Thủy, qua Tiểu Thừa, rồi đến Đại Thừa để cho người đọc dễ theo dõi quá trình diễn biến của Tư tưởng Phật giáo hơn mà lại dịch Đại Thừa trước thì có khác nào người đọc sách bắt đầu từ trang cuối cùng trở lên không? Đó chính là đều chúng tôi rất tiếc. Đôi khi chúng tôi có ý nghĩ rằng trong cái thế giới đảo điên này, nếu người ta bắt đầu mọi công việc từ cuối trước có lẽ lại hay hơn. Nhưng đây không phải là lý do trong trường hợp này, mà lý do là chúng tôi đã có được cuốn Đại Thừa trước hết, kế đó là cuốn Tiểu Thừa nhưng đến cuốn Nguyên Thủy này thì chúng tôi đã không thể nào kiếm được là vì nó đã được dịch và xuất bản lần đầu từ gần bốn mươi năm nay và từ đó theo chỗ chúng tôi biết vẫn chưa được in lại. Nhưng duyên may đã đến khi chúng tôi được Thượng Tọa Trí Quang cho biết là Thượng Tọa Thiện Siêu hiện có cuốn sách này, bởi thế một hôm, nhân Thượng Tọa Minh Châu có việc sắp đi Huế, chúng tôi đã bày tỏ niềm khao khát của chúng tôi với hy vọng được Thượng Tọa giúp đỡ bằng cách trực tiếp hỏi Thượng Tọa Thiện Siêu để mược giúp tôi thì chắc chắn sẽ được và Thượng Tọa Minh Châu đã hoan hỷ nhận lời. Thế là sau chuyến đi Huế ấy của Thượng Tọa Minh Châu, chúng tôi đã có được cuốn Nguyên Thủy Phật Giáo Tư Tưởng Luận, một bảo vật mà chúng tôi hằng mong ước. Khi có được Nguyên Thủy thì chúng tôi cũng đã dịch gần hoàn thành cuốn Tiểu Thừa đó là lý do cắt nghĩa tại sao chúng tôi đã bắt đầu cuốn Đại Thừa trước.
Nhân cơ hội này, chúng tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu xa của chúng tôi đối với quý Thượng Tọa Thiện Siêu, Minh Châu và Trí Quang đã giúp đỡ chúng tôi đạt thành ý nguyện. Chúng tôi đánh giá rất cao sự giúp đỡ đó và coi nó là một duyên may lớn cho chúng tôi.
Sau hết, chúng tôi thành kính cầu mong các bậc cao minh sẽ phủ chính cho những lỗi lầm mà chúng tôi tin rằng có rất nhiều, để, nhờ đó, sau này, nếu có thể, cuốn sách sẽ được kiện toàn trong kỳ tái bản.
Dịch giả cẩn chí,
Tỳ kheo Thích Quảng Độ