Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Còn gì cho Thầy (Thành kính tưởng niệm HT Thích Quảng Độ)

14/04/202019:35(Xem: 4289)
Còn gì cho Thầy (Thành kính tưởng niệm HT Thích Quảng Độ)

CÒN GÌ CHO THẦY 

Thành kính tưởng niệm HT Thích Quảng Độ

Cứ mỗi lần nhìn hình ảnh thầy nằm thiêm thiếp lúc đến thăm trước hai ngày thầy viên tịch, lại bồi hồi xúc động; Nhạc phẩm - Trọn nghĩa ơn Thầy (gia huy music: Tâm ca) cũng là điệu khúc sâu lắng làm dậy sóng tình thầy- trò suốt thời gian chìm lặng vô thanh.

Câu hỏi đầu tiên của thầy khi Tâm Huệ (Đổng Nghiêm) đến thăm, lúc Ngài vừa về lại Thanh Minh Thiền viện năm xưa – Minh Mẫn giờ sống ra sao? Ôi, câu hỏi tuy đơn điệu nhưng thắm đẩm tình thầy. Khi còn an trú ở Thái Bình, thầy nghe MM được trả lại tự do sau 10 năm xa cách, thầy gửi cho 10 ngàn (vào năm 1987) kèm vài giòng tâm cảm, khi đọc, không cầm được nước mắt. Còn nhớ trong đó có câu:-trời  đất mênh mông mà không có đất cắm dùi (nghĩa là lúc đó MM đang sống ở vỉa hè để bơm quẹt gas)! Lá thư nhỏ bằng bàn tay, một tu sĩ trẻ đến mượn xem rồi đem đi luôn.Vậy là tuyệt tích của thầy.

Thầy tình cảm, thủy chung,nhân hậu, cương trực, hiếu thảo, trí tuệ ,uyên bác, ôn hòa và cũng rất kiên định …bao nhiêu đức tính ưu việt nhân cách làm người, thầy đều có đủ. Bộc trực, nóng tánh  biểu hiện cho lòng tốt, nhưng lại là điểm yếu để đối phương khai thác, từ đó, bao nhiêu thông tư, văn bản đã chặt hết chân tay. Theo hòa thượng Thích Thái Hòa nói với BBC News Tiếng Việt hôm 24/2:

"Tôi không nghĩ ngài là người tạo ra một vài khó khăn cho sự hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất từ bên ngoài. Đó là điều không bao giờ có, bởi cương vị một Tăng thống, không ai muốn như thế cả. Nhưng có thể, do tiếp nhận từ những nguồn thông tin thiếu chuẩn mực nên dẫn đến như vậy."

Tinh thần đồng đội của thầy làm cho những ai hy sinh vì lý tưởng, càng sẵn sàng hy sinh. Thầy từng nói: -“ nếu các ngài muốn theo vinh quang thì cứ đi, còn con thuyền này dù có nát, bể hay chòng chành thì hãy để chúng tôi tự lo lấy”, lòng thủy chung và tinh thần trách nhiệm đã đè nặng trên đôi vai Ngài suốt quảng đời còn lại, Ngài vẫn hiên ngang dấn bước.

                                                             ***

27 tháng 11 năm 1928 Thái Binh đã sản sinh– một người con trác tuyệt về mọi mặt, đúng với cái tên Đặng Phúc Tuệ; Khi xa quê vào Nam ăn học, gắn liền trách nhiệm với Phật giáo thời bấy giờ khi chính quyền áp đặt Phật giáo vào Dụ số 10, lúc ấy ngoài 30 tuổi, đã từng bị tù tội, bị bạo hành phải lâm trọng bệnh di chứng đến tuổi già.

Ngài Xuất gia vào năm 14 tuổi (1942) tại chùa làng Thanh Lam, tỉnh Hà Đông, nay là thành phố Hà Nội;Bổn sư của Ngài là cố Hòa thượng Thích Đức Hải tại chùa Linh Quang, tỉnh Hà Đông. Năm 1944, Ngài thọ giới sa di. Năm 1947, ngài đăng đàn thọ đại Cụ túc giới; năm 1951 du học tại Srilanka  và Ấn độ; . làm Phát ngôn nhân kiêm Thanh tra của Viện Hóa Đạo vào năm 1972 , và là Tổng thư ký Viện Hóa đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất năm vào 1974 Ngài đã từng giảng dạy tại Viện Đại học Vạn Hạnh, Đại học Văn Khoa Sài Gòn, Viện Đại học Hòa Hảo (An Giang), Giáo Hoàng Học viện Piô X (Đà Lạt) và các phật học viện.Người còn là tác giả của những tác phẩm phiên dịch, sáng tác rất giá trị, nhất là bộ Phật quang Đại tư điển, đã phải 2 lần dịch khi bản dịch đầu tiên ở Thái Bình bị tịch thu.2 năm sau dịch lại tại Thanh Minh Thiền viện Sài gòn.

Năm 1999, Ngài làm Viện trưởng Viện Hóa đạo; Sau khi hòa thượng Thích Huyền Quang viên tịch năm 2008, Ngài là Xử lý Thường vụ Viện Tăng thống.theo chúc thư để lại thì Hòa thượng Thích Quảng Độ được chọn làm Tăng thống thứ năm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Tháng 11 năm 2011 trong Đại hội kỳ IX của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tổ chức ở chùa Điều Ngự, Tp WestminsterQuận CamCalifornia , Ngài mới chính thức là Đệ ngũ Tăng thống.

Trong quá trình điều hành Giáo hội, hết lòng phục vụ Phật giáo theo kỷ cương truyền thống, dĩ nhiên với tính khí bộc trực, tuy có người không thích nhưng không ai xem nhẹ nhân cách của Người.Thuở còn là Thanh tra cho GHPGVNTN, do tính trong sáng, bộc trực, Ngài gặp không ít chướng ngại của những đối tượng thiếu minh bạch, nhiều lần xin từ nhiệm để lo việc văn hóa giáo dục, nhưng Giáo hội lúc bấy giờ không ai đủ nhân cách thay thế.Chính vì thế, khi đảm trách gánh vác sinh mệnh GHPGVNTNT trong cơn sóng gió, với hiện tướng của một bậc trượng phu,quân tử, uy vũ bất năng khuất,hương thơm lan tỏa, uy tín phát tiết, tuy ở một  góc nhỏ trên mãnh đất của tinh cầu, tinh thần vô úy bất khuất và bất bạo động đã tỏa hương thơm khắp hoàn vũ; do vậy,những giải giành cho Ngài như Giải quốc tế Homo Homini vào năm 2003, Giải tưởng niệm Thorolf Rafto năm 2006, Ngài được nhiều lần, .đề cử cho giải Nobel Hòa bình.  Thiết nghĩ,cho dù bao nhiêu giải quốc tế cũng chưa đủ phủ trọn tầm vóc của một đấng anh minh!

 

htquangdo



Một chút dư âm hoài niệm

Năm 1945, miền Bắc hai tỉnh Thái Bình, Nam Định, người chết đói nằm ngổn ngang khắp đường phố, dưới sự chỉ dạy của Hòa thượng Thích Đức Hải, Người cùng thầy lập trại cứu tế giúp dân. Người cũng đi bộ hai ngày đường về quê, cỏng người anh sắp chết vì đói để về chùa chăm sóc.Người chăm sóc mẹ già nơi cảnh cô liêu rét mướt thiếu thốn mọi bề đến khi mẫu thân gửi xác trên quê nhà, rãnh tay, Ngài gia công cho việc phiên dịch và tiếp tục sứ mạng với GHPGVNTN, tâm tư luôn nghĩ đến sinh mệnh của Phật giáo Việt Nam.

 Tháng 3 năm 1990 tại Hà Nội, các nhà nghiên cứu, gồm các ông : Nguyễn Văn Phát, Trương Đình Nguyên, Vũ Tá Nhí Trưởng phòng Văn bản Viện Hán Nôm … Nguyễn Tương Lai, Trưởng phòng Thái Học Viện Đông Nam Á, Mai Xuân Hải, Trưởng phòng Ứng dụng Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Nguyễn Văn Phát, Giáo sư khoa Trung Văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trương Đình Nguyên, Giáo sư khoa Trung Văn trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội đều đến thỉnh vấn sở kiến của Người về chuyên môn văn học. Mục đích cuộc gặp gỡ này cũng là thỉnh mời Hòa thượng tham gia Phân viện Nghiên cứu Phật học nhưng ngài chối từ.                                                                                             

                                                            ***

Với nhân cách và trí tuệ của Ngài, Thiền sư Nhất Hạnh tôn kính Ngài là  một vị BỒ TÁT VÔ UÝ .

Trí Quang Thượng Nhân tặng cho Hòa thượng Thích Quảng Độ là: "Phật pháp công thần".

Nhà thơ Tâm Nhiên có câu “Đại hùng tâm giữa cuộc bể dâu” nói về Người.Riêng bà Thái Kim Lan nhận định:

Có lẽ tôi nói một chút về tính cách thống nhất Phật giáo, mà có lẽ qua thầy Thích Quảng Độ, đối với chúng tôi, sự xuất hiện của thầy Thích Quảng Độ trong thời gian những thập nhiên ở thế kỷ XX hay và đẹp lắm.

“Ở chỗ đây là một vị tu sỹ người Bắc vào trong Nam và tinh thần Phật Giáo Việt Nam ở Bắc, đó là nguồn, là cái gốc và chính các vị đại lão ở miền Trung, cũng như ở trong Nam đều nhìn hình ảnh Phật giáo ngoài Bắc giống như là cái gốc của mình.

“Thì tôi nghĩ sự có mặt của cố Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ ở trong không gian Việt Nam này là một tiêu biểu để cho sự thống nhất việc Phật giáo Nam – Trung – Bắc có đầy sức sống và mãnh lực.

“Bởi vì chúng ta phải nhớ là đời Trần, đời Lý, Phật giáo là biểu tượng và sức mạnh giành lại độc lập, giữ lại độc lập cho Việt Nam, bởi vậy thành thử hình ảnh của thầy rất đẹp ở trong tâm tưởng của chúng tôi.

“Và tôi nghĩ rằng việc này, Phật tử cũng như mọi người nếu khác ý kiến cũng nên suy nghĩ lại để chúng ta thấy là Phật giáo Việt Nam nên là một, để nó có sức mạnh hơn,” bà Thái Kim Lan nói với BBC.

Dĩ nhiên, sau sự mất mát to lớn của một thạch trụ PGVN, hàng hậu học cảm thấy trống vắng bâng khuâng, có người than -

Đến khi ông mất đi nhiều người mới chợt nhận ra rằng nước Nam đã mất một vị Chân Sư.

Sau ngày vắng bóng, trên thế giới vô vàn lời tán tụng, nhắc nhở về Ngài,Người vẫn là ngôi sao sáng trên bầu trời Phật giáo Việt Nam, sẽ đi vào giáo sử PGVN thời hiện đại.

                                                    ***

Ngày 22/11/2018, hòa thượng Thích Nguyên Lý đưa hòa thượng Thích Quảng Độ về chùa Từ Hiếu. Và từ đó đến lúc viên tịch, hòa thượng sống ở đây.Một danh Tăng cao đức không chùa, không tài sản, lúc mãn phần không nghi thức rườm rà,không thỉnh mời, không chấp điếu, không  xây tháp.Tro cốt về với biển khơi của Tổ quốc, đã xác định dù sống hay chết vẫn là con dân đất Việt, luôn là tinh thần PGVN .

92 tuổi trãi qua bao thăng trầm vinh nhục, nhưng chí khí vẫn hiên ngang, vẫn yêu cuộc sống, nhìn thế gian như ảo ảnh phù du; dù là thân hay thù, vẫn chỉ một lòng nhân ái. Ngay cả việc sống chết, đối diện với tử thần, Người cũng hài hước, xem nhẹ.Ta hãy đọc bài thơ “Nói chuyện với tử thần” sau đây:
“Xà lim trông hệt cái nhà mồ
Mỗi lần mở cửa tôi ra vô
Thấy như chôn rồi mà vẫn sống
Tử thần, tôi sợ con cóc khô
Tử thần nghe vậy bèn sửng cồ
Nửa đêm đập cửa tôi mời “dô”
Sẵn có thuốc lào phèo mấy khói
Tử thần khoái trá cười hô hô 

Trong khi vui vẻ tôi trò chuyện
Tử thần đắc ý nói huyên thuyên
Trần gian địa ngục ham chi nữa
Thôi hãy bay mau vào cõi tiên
Tớ xem tướng cậu cũng hiền hiền
Mà sao thiên hạ sợ như điên
Mỗi lần thấy cậu lò dò tới
Chúng nó hè nhau bỏ tổ tiên
Ấy cũng bởi vì chúng nó điên
Chớ anh coi tướng ta rất hiền
Đứa nào hết số ta mới rớ
Bảo chúng làm ăn đừng có phiền.
Tớ đây tuy có chút lo phiền
Nhưng mà cũng chẳng ham cõi tiên
Trần gian địa ngục tớ cứ ở
Mê loạn cuồng say với lũ điên
Trần gian ta thấy bết hơn tiên
Thân bị gông cùm tâm chẳng yên
Sống trong hồi hộp trong lo sợ
Dẫu phải thánh hiền cũng phải điên
Trần gian tớ thấy béo hơn tiên
Ấy cũng bởi chúng có giấy tiền
Kim cỗ ngàn đời người vẫn thế
Có tiền đầy túi nó mua tiên
Mọi người còn đắm mộng triền miên
Hạ tuần trăng đã dọi vào hiên
Tử thần âu yếm hôn tôi biệt
Phóng ngựa ma trơi về hoàng tuyền
Còn một mình tôi vào cõi thiền
Lâng lâng tự tại cảnh vô biên
Bồ Đề phiền não đều không tịch
Niết Bàn sinh tử vốn vô biên”
(Nói chuyện với tử thần)

MINH MẪN

09/4/2010 kỷ niệm nhân thất thứ 7 của một y chỉ Tôn sư

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/01/2024(Xem: 553)
Trong tôi là cả một đại dương sóng dậy, sau khi đọc bài viết của anh Quảng Diệu Trần Bảo Toàn. Tôi cảm phục anh vô cùng, một trí thức đúng nghĩa, một tài năng thực thụ, một Phật tử đầy nhiệt huyết và đạo tâm. Anh đã dùng khả năng và các mối quan hệ rộng rãi của mình với các bác sĩ tài giỏi nhất để chữa bệnh cho thầy. Anh đã lo lắng chăm sóc sức khỏe cho thầy với tất cả tâm thành và khả năng của anh. Tôi ước gì được gặp anh để một lần bày tỏ sự khâm phục và cảm ơn anh.
06/01/2024(Xem: 809)
Bậc chân tu thực chứng thì bước đi không để lại dấu vết. Có nghĩa là không lưu lại dấu vết hay tì vết gì trong tâm thức và hành xử của mình, như được nói trong kinh “Tu vô tu tu, chứng vô chứng chứng” [1]. Tu mà không chấp nơi việc tu của mình mới thật là chân tu; chứng đắc mà không chấp nơi sở đắc của mình mới thật là chứng đắc. Đó là nói sở tri, sở hành, sở chứng của vị ấy trong việc tu tập, hành đạo; chứ trên thực tế, thân giáo và ngữ giáo của bậc tuệ đức để lại vô số kỳ tích và ấn tượng sâu đậm cho những ai được thân cận, học hỏi, thọ pháp. Hòa thượng Tuệ Sỹ là một nhà tu, một con người nhẹ nhàng đi qua cuộc đời như thế.
03/01/2024(Xem: 650)
Vào lúc 11 giờ ngày 01/01/2024, tại chùa Kiều Đàm số 1129 S Newhope Street, thành phố Santa Ana, miền Nam California, Đạo tràng Khánh Anh cùng chùa Kiều Đàm đã tổ chức Lễ Khánh tuế lần thứ 97 Trưởng lão Hòa thượng Thích Thắng Hoan. Quang lâm Chứng minh buổi lễ có Hòa thượng Thích Nguyên Trí, viện chủ chùa Bát Nhã, Santa Ana; Hòa thượng Thích Nguyên Siêu, viện chủ chùa Phật Đà, San Diego và Hòa thượng Thích Thông Đạt, viện chủ chùa Đại Nhật Như Lai, San Jose. Đông đảo chư Tôn đức Tăng, Ni và Phật tử từ nhiều thành phố ở Hoa Kỳ đã về chùa dự lễ.
30/12/2023(Xem: 1628)
Thông Bạch Lễ Chung Thất Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, Chánh Thư Ký Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống GHPGVN Thống Nhất
21/12/2023(Xem: 1399)
Thoắt đã hai năm Thầy về đất Phật Hăm Ba+Hăm Bốn / Mười Hai_ Đại tường Để triêm ân cố Sư Bà viện chủ Cung nghinh Chư Tôn Đức đến Phật đường Giữ mãi trong con về những hình ảnh Đã từng làm thị giả ở bên Thầy Giọng nói tiếng cười như đang bên cạnh Ánh mắt nhìn trìu mến vẫn còn đây...
24/11/2023(Xem: 3739)
Đức Trưởng Lão Hòa Thượng đạo hiệu Thích Tuệ Sỹ, Húy thượng NGUYÊN hạ CHỨNG, đời thứ 44 thuộc dòng Lâm Tế Chánh Tông và đời thứ 10 Thiền Phái Liễu Quán, Chánh Thư Ký kiêm Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống Giáo Hội PGVN Thống Nhất, Chủ Tịch Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời, Cố Vấn Hội Đồng Hoằng Pháp GHPGVNTN, đã viên tịch đúng 4 giờ chiều ngày 24 tháng 11 năm 2023 nhằm ngày 12 tháng 10 năm Quý Mão, Phật lịch 2567, tại Phương Trượng Đường Chùa Phật Ân, Long Thành, Đồng Nai, Việt Nam, trụ thế 79 năm & 51 đạo lạp. Chúng con kính nguyện Giác Linh Đức Trưởng Lão Hoà Thượng tân viên tịch Cao Đăng Phật Quốc và sớm tái hiện Đàm Hoa, hồi nhập Ta bà, tự lợi lợi tha, tự giác giác tha, giác hạnh viên mãn.
20/11/2023(Xem: 1100)
Nói đến bậc Tôn sư của chúng ta, bản thân của mỗi chúng tôi đều là học trò, và đã thọ ân giáo dưỡng của bậc Tôn sư rất là nhiều, cho nên hôm nay ngồi ở nơi đây với vị trí chứng minh cũng chỉ là Tăng sai, Tăng đã sai thì không thể không phụng hành, do đó mà tôi xin thay mặt cho chư Tôn đức tăng hiện tiền, có vài lời chia sẻ đến toàn thể Huynh đệ, cũng như các Pháp hữu, các Anh chị em GĐPT hiện diện trong và ngoài nước, cùng tất cả các Phật tử đã có duyên với Thầy, bậc Tôn sư của chúng ta.
09/11/2023(Xem: 919)
Đức Phật dạy trong Phật giáo có bốn hội chúng là chúng xuất gia (Tỳ kheo và Tỳ-kheo-ni) và chúng tại gia (nam nữ cư sĩ). Chúng xuất gia là trưởng tử của Như Lai, sống phạm hạnh nơi chốn thiền môn, bậc thầy mô phạm thay Như Lai giữ gìn và hoằng truyền giáo Pháp. Chúng tại gia tu tập ở nhà, làm lành tránh ác, bồi công tạo phước, hộ trì ngôi Tam bảo. Nhờ hai hội chúng này mà giáo pháp của Đức Thế Tôn xuất hiện cách đây hơn 2600 năm, vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.
06/11/2023(Xem: 2155)
Cáo Phó Tang Lễ Hòa Thượng Thích Thiện Huệ vừa viên tịch tại Chùa Long Thọ, Long Khánh, Đồng Nai
27/10/2023(Xem: 1145)
Hòa thượng pháp danh Trí Độ, hiệu Hồng Chân, thế danh Lê Kim Ba, sinh ngày 15 tháng 12 năm 1894 tại thôn Phổ Trạch, xã Kỳ Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Sinh ra trong một gia đình Nho học, lúc thiếu thời Ngài học chữ Nho và năm 18 tuổi học trường Sư phạm. Với sở học rất uyên thâm, và lòng mến mộ đạo Phật, Ngài đi sâu vào nghiên cứu giáo lý và trở thành một vị học Phật lỗi lạc. Năm 1920, Ngài bắt đầu giảng dạy Phật pháp tại Bình Định và là một trong những bậc đống lương cho phong trào chấn hưng Phật giáo tại tỉnh nhà.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567