Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời Khuyến Tấn Hoằng Pháp Thời Nay

21/12/201909:41(Xem: 4938)
Lời Khuyến Tấn Hoằng Pháp Thời Nay

LỜI KHUYẾN TẤN

HOẰNG PHÁP THỜI NAY

Đã là người tu sĩ của Phật Giáo mỗi chúng ta ai cũng mang tâm niệm hoài bão: “Hoằng Pháp vi gia vụ, lợi sanh vi sự nghiệp” để báo Phật thâm ân, không cô phụ chí nguyện xuất gia của mình. Việc hoằng pháp thời nay là nhu cầu thiết yếu rất cần thiết cho xã hội ngày nay, đòi hỏi mỗi Tăng Ni đều phải biết cách ứng dụng linh hoạt thực tế giáo lý của Đức Phật cũng như kết hợp “từ bi - trí tuệ” “vô ngã - vị tha” “dấn thân phục vụ và hy sinh” nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh môi trường, con người địa lý và thời tiết. Có như vậy việc làm đó mới thành tựu viên mãn sự nghiệp hoằng pháp ngõ hầu làm “Tốt đời đẹp đạo” và “Báo Phật thâm ân” trong muôn một.

Tăng Ni cần phải nâng cao ý thức mình là người xuất gia, cần phải khép mình trong thiền môn quy cũ, tôn trọng Giới Luật và thực hành theo lời Phật dạy, tìm cho mình một vị Thầy hướng dẫn sống trong đại chúng nương theo một pháp môn tu tập sao cho phù hợp.

Tích cực học hỏi tại các trường lớp Phật học, tiếp thu lắng nghe trau dồi đạo học lẫn thế học, tham gia các hoạt động Phật sự tại địa phương, phát huy sôi nổi đẩy nhanh đẩy mạnh phong trào giảng dạy giáo lý cho Phật tử kết hợp mở các khóa tu trên địa bàn đang cư ngụ, ứng dụng kịp thời giáo lý Phật đà vào cuộc sống làm cho đời sống tâm linh ngày một thăng hoa. Với giá trị nhân văn ấm lòng nhân đạo mang bản sắc văn hóa Việt, khi tu sĩ truyền đạo dù ở nơi đâu cũng hướng tới làm việc thiện nghĩ điều thiện, hành động đi đôi với việc làm “Nghìn lời nói hay cũng không bằng một việc làm dù nhỏ” và “Tất cả đều vì Phật Pháp”. Vì vậy ứng dụng tư tưởng giáo lý Phật Giáo vào đời sống xã hội ngày nay là một điều cần thiết cho ngành giáo dục cũng như hoằng pháp.

Với ngành hoằng pháp, khi chúng ta nhường cơm sẽ áo phát quà từ thiện giúp người là việc làm thể hiện tinh thần “Từ bi - cứu khổ - ban vui” của Đạo Phật. Nhưng “Tài thí” chỉ mang lại lợi lạc hiện đời cho nhu cầu sinh tồn của con người, còn “Pháp thí” mang lại lợi lạc không gì cho riêng ai trong một giai đoạn mà gieo duyên lành cho nhiều kiếp đời sau nên Pháp thí có giá trị rất lớn trong việc hoằng pháp lợi sanh. Vì Đức Phật đã dạy rằng: “Trong tất cả sự bố thí, pháp thí có công đức lớn nhất, không có công đức nào sánh bằng”.

           Đất nước Việt Nam đã và đang hội nhập mội trường toàn cầu hóa, không những cả về văn hóa mà cả về kinh tế với nhiều thách thức của thời đại. Chính vì vậy để hòa nhập cùng xã hội, tăng ni ngoài việc nhận thức đúng đắn vấn đề tu học chúng ta phải năng động để tạo ra những thay đổi phù hợp đón nhận những cơ hội đầy thách thức này.

Ngày nay việc hoằng pháp của thế hệ tăng ni đang được đề cao và xã hội hưởng ứng vì giáo lý của Đức Phật rất không rời xa thực tế, dễ gần gũi cảm thông và nó còn đem lại suối nguồn an lạc thiết thực cho mỗi con người trong thời đại văn minh tiến bộ này. Vì vậy tăng ni cần dấn thân phục vụ và nhập thế truyền bá giáo lý tùy theo căn cơ trình độ và vùng miền của người dân ngày càng sâu rộng hơn nữa giúp con người vượt qua bao nổi khổ bi thương cám dỗ của cuộc đời.

Tương lai Phật giáo Việt Nam còn tồn tại đậm màu sắc dân tộc và phát triển bền vững hay không là phụ thuộc vào giáo dục Phật giáo thông qua việc hoằng pháp. Vì vậy chương trình giáo dục cho tăng ni ở các cấp phải phù hợp với thời đại được giảng dạy dưới nhiều hình thức, chuyên sâu việc thực hành cọ sát thực tế nhiều hơn là lý thuyết trên bục giảng. Bậc cổ đức có dạy rằng “Đức là  gốc, tài là ngọn”, thế nên giáo dục Phật giáo phải đề cao đạo đức, chất lượng hơn là số lượng. Dù nền kinh tế có phát triển, văn minh văn hóa có hội nhập nhưng cũng không thể chạy theo cái gì đó mà quên đi nguồn cội, vì đạo đức là nền tảng căn bản hình thành nhân cách của con người.

Hãy quay ngược lại trang sử vàng của Phật Giáo Việt Nam nhiều thế kỷ trước, biết bao nhiêu hình ảnh Chư Tôn Thiền Đức nhị bộ đã ghi lại những tấm gương sáng về đạo hạnh và tinh thần tu học nghiêm trì giới luật và để lại nhiều tác phẩm Kinh- Luật- Luận có giá trị bất diệt cho giáo dục Phật giáo Việt Nam như cố đại lão Hòa Thượng Thích Thiện Hoa, HT Thích Trí Tịnh, HT Thích Minh Châu…Ni Trưởng Thích Nữ Như Thanh, Ni Trưởng TN Diệu Không, Ni Trưởng TN Diệu Nhân…mà không sao có nét bút mực ngôn từ nào có thể kể hết và sánh kịp. So với quý Ngài thì tăng ni trẻ bây giờ, quý vị học hành rất nhiều, bằng cấp trong ngoài nước không thiếu, ngoại ngữ cũng lưu loát nhưng lắm lúc nội lực và kết quả của việc hành đạo thì không khả quan, mau chán nản dễ bực tức và cáu giận, bỏ ngang hay đi sai đường lạc lối. Đây là nghịch lý mà mỗi một chúng ta nên đặt câu hỏi và cần phải lưu tâm khắc phục để có câu trả lời chính xác nhằm đưa ra giải pháp tối ưu cho những vấn nạn của thế hệ Tăng Ni ngày nay.

Đạo Phật là Tôn giáo của “Chân- Thiện- Mỹ”, vì vậy yếu tố căn bản để hình thành một người tu sĩ làm tốt đời đẹp đạo cũng xuất phát từ ba yếu tố đó và song hành với việc tự giác và ý thức tầm quan trọng của “Giới- Định- Tuệ” để thực hành sao cho phù hợp.

Công tác quản lý con người và sự nghiệp giáo dục con người cho thế hệ tương lai là một công tác cực kỳ quan trọng ở tát cả mọi thời đại. Nó luôn mang trên mình một sứ mệnh sống còn hay hủy diệt của cả một thế hệ từ cái không đến cái biết, cái chưa hoàn thiện đến cái hoàn thiện. Vì thế ở bất kỳ một không gian thời gian, quốc gia hay xứ sở môi trường nào thì việc  quản lý con  người và giáo dục con người, đặc biệt là vai trò hoằng pháp của người tu sĩ luôn đặt trọng trách hàng đầu và luôn sống trong tinh thần lục hòa, hết sức đoàn kết thì dù có khó khăn đến cách mấy cũng có cách giải quyết. Điều này cũng đòi hỏi các cấp Giáo Hội nên quan tâm đúng mức và có kế hoạch đào tạo hướng cho Tăng Ni đi đúng con đường chánh pháp nhất là với thế hệ Tăng Ni trẻ hiện nay.

Vai trò và trách nhiệm của tăng đoàn Phật giáo là một tổ chức rất quan trọng trong đời sống xã hội. Do vậy xã hội rất cần thiết những vị tu sĩ dấn thân phục vụ, những mẫu người có đạo hạnh và trình độ nội cũng như ngoại điển thực sự, biết thức tỉnh lòng người, lắng nghe thấu hiểu nỗi khổ niềm đau và biết cảm thông chia sẻ, biết thực hành giáo lý “vô ngã vị tha” mà Đức Phật đã dạy. Người làm công tác giáo dục hay hoằng pháp phải luôn học hỏi kinh nghiệm, cập nhật thông tin thường xuyên, đổi mới cách thức để phù hợp với thực tế, truyền thông cho mọi người biết để cùng tham gia, đổi mới chính là khắc phục những tồn tại trong thực tế, mở ra cái mới cho tương lai, gạn đục khơi trong để thuyết phục lòng người giúp họ có cuộc sống an lành giải thoát trong Pháp Phật. Thật đúng là: “Tăng là đoàn thể đẹp cùng đi trên đường vui cùng tu tập giải thoát làm an lạc cuộc đời”.

Thay lời kết cho bài viết này, tác giả xin gởi những lời chúc tốt đẹp nhất dâng lên  Ni Sư Thích Nữ Giới Hương kính mừng “40 năm xuất gia tầm Sư học Đạo- lập chí xuất trần thượng sĩ và cứu nhân độ thế- báo Phật thâm ân” của Sư. Ni Sư cũng như là vị Sư Tỷ người đi trước bậc mô phạm với đời sống giản dị thanh bạch và phạm hạnh, tâm luôn hoan hỉ từ bi và luôn là tấm gương sáng cho chúng con noi theo. Ni Sư thật đúng là bậc Ni lưu xứng đáng để được tán than khen ngợi cả trong và ngoài nước:

“Đời tu sĩ bốn phương trời rảo bước

Cõi ta bà đâu cũng nhà ta

Một mình đi với bình bát ca sa

Trong khắp chốn muôn nhà là quyến thuộc.”



Học viện PGVN TpHCM, ngày 27/11/2019
Ni sư Tâm Thảo
(Giảng Viên Khoa Anh Văn Phật Pháp)
([email protected])


Ni Su Gioi Huong (1)

Ni sư Giới Hương và Ni sư Tâm Thảo ngày 06/12-2019

Nhân ngày lễ Kỷ Niệm 35 Năm thành lập HVPGVN

 

Ni Su Gioi Huong (2)Ni Su Gioi Huong (3)

Sc Viên Trang, Sc Viên Chân, Ni sư Chánh Tuệ, Ns Giới Hương,

Ns Tâm Thảo, Sc Viên An và Sc Viên Tiến (từ trái sang)



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/08/2013(Xem: 7522)
Hồi nhỏ ba tôi đưa tôi lên qui y với Hoà thượng Đôn Hậu tại chùa Thiên Mụ (1956), nhưng sau lớn lên học Đại học, vào Đoàn Sinh viên Phật tử (1963), tôi lại tham gia "tranh đấu Phật giáo" tại chùa Từ Đàm (1963-1966). Hoà thượng Thích Thiện Siêu là một trong những vị lãnh đạo của tôi lúc ấy.
17/08/2013(Xem: 12241)
Hòa thượng thế danh là Võ Hóa, pháp danh Chơn Húy, pháp hiệu Khánh Anh, Ngài sinh năm Ất Mùi (1895) tại xã Phổ Nhì, tổng Lại Đức, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Khi nhỏ, Ngài theo học Nho, luôn tỏ ra là một Nho sinh xuất sắc.
16/08/2013(Xem: 9544)
Tôi không có duyên may thân cận Sư. Chỉ qua những phật sự chung của giáo hội, được diện kiến Sư trong các buổi họp, hoặc đại hội. Cảm nhận sự hiện diện của Sư nơi đám đông, là người lặng lẽ nhất trong những người lặng lẽ. Ngồi nơi ghế cao mà thu mình lại như chưa hề ngồi đó. Đôi lần phát biểu thì ngôn ngữ cô đọng, kiệm lời, như chưa hề lên tiếng.
16/08/2013(Xem: 12497)
Thượng Tọa thế danh Ngô Đình Thung, pháp danh Trừng Lộc, pháp tự Chơn Kiến, pháp hiệu Ấn Minh. Sinh ngày 20 tháng 06 năm 1948 (Mậu Tý) ) tại làng Đại Điền Đông, xã Diên Điền, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Thân phụ, ông Ngô Ký, pháp danh Trừng Phong, thân mẫu, bà Huỳnh Thị Khằng, pháp danh Trừng Tằng, song thân của Ngài đều đã mãn phần.
16/08/2013(Xem: 9960)
Chốn Tòng Lâm Phật Giáo VN vừa chứng kiến cảnh trạng bi thiết vì một cội tùng cửu thập tuế đã ngã bóng về Tây : Đại Lão Hòa Thượng Thích Huyền Quang, Đệ Tứ Tăng Thống GHPGVNTN, nhập niết bàn !
14/08/2013(Xem: 9650)
Sau khi đọc lại hai bức thư của Ôn gởi cho con, một đề ngày 9/6/1994, viết trên một mảnh giấy học trò, ngang 10cm, dài 15cm. Và một với đầu đề: PL. 2547. Nha Trang, ngày 19/11 Giáp Thân, viết trên hai mặt của một tờ giấy học trò, được cắt xén vuông vức, trong đó có đoạn: “… nhận được cuốn Từng Giọt Nắng Hồng cách nay bốn ngày. Tôi đọc 12 tiếng đồng hồ mỗi ngày, vừa xong lúc 12 giờ trưa hôm nay. Tôi quyết định in nó để cúng dường Ôn Trí Thủ.”
14/08/2013(Xem: 9310)
Những ai đã được Ôn Già Lam dưỡng dục tại ba Phật Học Viên: Báo Quốc Huế, Hải Đức Nha Trang, và Quảng Hương Già Lam Sài Gòn thì khó mà bộc bạch hết tâm tư tình cảm của mình về ân đức sâu dày của Người.
14/08/2013(Xem: 9060)
Năm 1973, một buổi sáng đẹp trời, khoảng 9 giờ, anh em đi học hết, tôi và anh Bình, tức Giải Đàm, ở nhà hè nhau cưa một gốc mít khô đứng lù lù trước mé hàng rào chùa Già Lam. Gốc mít thì bự, cái cưa thì dài, lại yếu và lụt, nên hai chàng lực sĩ “lỗ cốt” hì hà hì hục cả giờ mà chỉ cưa được giáp vòng gốc cây với độ sâu một lưỡi cưa.
14/08/2013(Xem: 10551)
Hơn nửa thế kỷ qua nếp sống đạo hạnh sáng ngời của Ôn đã gắn liền với sinh mệnh của Tăng Ni và tín đồ Phật tử, đặc biệt là Tăng chúng ở các Phật học viện Báo Quốc Huế, Hải Đức Nha Trang và Quảng Hương Già Lam Sài Gòn. Ôn đã yêu thương dưỡng dục chúng Tăng như cha mẹ thương yêu lo lắng cho con. Những ai may mắn được gần gũi Ôn, dù nhìn ở góc độ nào cũng nhận ra điều đó.
13/08/2013(Xem: 8322)
Hồi còn ở Già Lam, có lẽ tôi là người duy nhất cạo tóc cho Ôn. Đôi lúc bận Phật sự, Ôn phải cạo tóc lúc bảy giờ tối để kịp sám hối, hoặc bốn giờ khuya để kịp bố tát.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]