Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền Sư Khánh Anh (1895 – 1961)

17/08/201308:14(Xem: 11240)
Thiền Sư Khánh Anh (1895 – 1961)
ToKhanhAnh

TIỂU SỬ
HÒA THƯỢNG KHÁNH ANH
(1895 – 1961)


Hòa Thượng thế danh là Võ Hóa, pháp danh Chơn Húy, pháp hiệu Khánh Anh, Ngài sinh năm Ất Mùi (1895) tại xã Phổ Nhì, tổng Lại Đức, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Lúc nhỏ, Ngài theo học Nho, luôn tỏ ra là một Nho sinh xuất sắc.

Năm 21 tuổi (1916), nhận thấy cảnh thế phù du, cuộc đời là vô thường, giả tạm, Ngài quy y thọ giới tại chùa Cảnh Tiên. Năm 22 tuổi (1917), Ngài được nhập chúng tu học ở chùa Quang Lộc trong tỉnh, được ban pháp danh Chơn Húy. Sẵn có căn bản Hán học vững chắc, Ngài thâm nhập kinh tạng rất mau chóng. Ngài lần lượt thọ giới Sa-di và nghiên cứu Kinh, Luật, Luận rồi thọ giới Tỳ-kheo Bồ-tát với pháp hiệu Khánh Anh. Khi tròn 30 tuổi, Ngài trở thành một vị giảng sư Phật học nổi tiếng.

Năm 1927, Ngài được mời vào Nam làm Pháp Sư dạy tại trường gia giáo chùa Giác Hoa tỉnh Bạc Liêu. Năm 1928, Ngài lại về dạy Phật Pháp tại chùa Hiền Long tỉnh Vĩnh Long. Qua năm 1931, Ngài nhận lời mời làm trụ trì chùa Long An, xứ Đồng Đế, tỉnh Cần Thơ. Ở đây Ngài có rất nhiều Tăng-Tín Đồ đến cầu học.

Năm 1935, Ngài hợp tác với các Hòa Thượng Khánh Hòa, Huệ Quang, Pháp Hải v.v… lãnh đạo Hội Lưỡng Xuyên Phật Học, đặt trụ sở tại chùa Long Phước, tỉnh Trà Vinh và mở Phật Học Đường tại đây để đào tạo Tăng tài, truyền trì đạo pháp tại Phật Học Đường và cộng tác với tạp chí Duy Tâm, cơ quan truyền bá đạo Phật của Hội. Ngài viết nhiều bài báo cổ xúy phong trào Chấn Hưng Phật Giáo nước nhà, mong sao theo kịp đà tiến triển các nước Phật Giáo bạn như Trung Hoa, Nhật Bản…

Năm 1940, Ngài được mời làm Pháp Sư dạy ba tháng tại chùa Thiên Phước ở Tân Hương, tỉnh Tân An. Qua năm sau, Ngài lại đến dạy Phật học trong ba tháng cho Đại Giới Đàn chùa Linh Phong ở Tân Hiệp.

Năm 1942, Phật Học Đường Lưỡng Xuyên tạm nghỉ mấy tháng vì thiếu tài chánh. Ngài về trụ trì chùa Phước Hậu ở Trà Ôn, tỉnh Cần Thơ, mở các lớp giáo lý cho Tăng Ni và Tín Đồ ở đây. Năm 1945, Ngài được Hòa Thượng Huệ Quang mời về dạy trường gia giáo tại chùa Long Hòa, quận Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh.

Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, Ngài về nhập thất tại chùa Phước Hậu để tâm nghiên cứu tam tạng kinh điển. Từ đó đến năm 1955, Ngài đã soạn thảo và phiên dịch rất nhiều tác phẩm. Ngài có cho xuất bản 3 tập Khánh Anh Văn Sao. Một trong ba tập này in những bài Ngài viết về giáo lý, những bài sớ giảng và thi bút do Ngài sáng tác.

Năm 1955, Hội Phật Học Nam Việt thành lập, cung thỉnh Ngài vào Ban Chứng Minh Đạo Sư của Hội.

Năm 1957, ngày mùng một tháng ba năm Đinh Dậu (31-3-1957) Đại Hội Giáo Hội Tăng Già Nam Việt kỳ III họp tại chùa Ấn Quang đã suy tôn Ngài lên ngôi Pháp Chủ để lãnh đạo Phật Giáo miền Nam, kế nối Hòa Thượng Huệ Quang viên tịch tại Tân-đề-li, Ấn Độ khi Hòa Thượng lãnh đạo phái đoàn Phật Giáo Việt Nam đi dự Hội Nghị lần thứ 4 của Hội Thế Giới Phật Giáo Liên Hữu.

Cũng tại chùa Ấn Quang, ngày 10-9-1959, Đại Hội Giáo Hội Tăng Già Toàn Quốc kỳ II đã long trọng suy tôn Ngài lên ngôi vị Thượng Thủ để cầm cương lĩnh vận mệnh Phật Giáo Việt Nam.

Từ đó Ngài thường xuyên lưu trú tại chùa Ấn Quang để đôn đốc Phật sự và tiếp tục phiên dịch, trước tác. Ngài vẫn luôn tinh tấn tu hành, không giờ phút nào quên câu niệm Phật để cầu sanh Tây Phương lạc quốc.

Xuân Tân Sửu (1961), nhân dịp hành hương đầu năm. Ngài rời chùa Ấn Quang về thăm chùa Phước Hậu ở Trà Ôn, tỉnh Cần Thơ, sau đó Ngài trở về chùa Long An, xứ Đồng Đế, nơi Ngài đã từng trụ trì từ năm 1931. Thấy trong người thay đổi, biết cơ duyên đến gần, Ngài cho gọi các đệ tử đến dặn dò khuyên bảo tu học và hành đạo, rồi niệm Phật, an nhiên thị tịch. Hôm đó là ngày 30 tháng giêng năm Tân Sửu (16-4-1961), lúc 16 giờ. Ngài hưởng thọ 66 tuổi đời với 45 năm sống với đạo.

Giáo Hội Tăng Già Toàn Quốc rước kim quan Ngài về chùa Ấn Quang cử hành trọng thể lễ mai táng tại An Dưỡng Địa Bình Chánh. Đến ngày 15 tháng 2 Đinh Mùi (25-3-1967) Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất long trọng cử hành lễ trà tỳ, rồi rước linh cốt Ngài về chùa Ấn Quang và chia thờ các nơi sau:

  • Chùa Ấn Quang, trụ sở Giáo Hội Tăng Già Toàn Quốc.
  • Chùa Long Phước (Trà Vinh), trụ sở Hội Lưỡng Xuyên Phật Học.
  • Tháp Đa Bảo ở chùa Phước Hậu, Trà Ôn, Cần Thơ.
  • Chùa Từ Nghiêm, trụ sở Ni Bộ Bắc Tông.
  • Chùa Long Phước, trụ sở Giáo Hội Phật Giáo tỉnh Vĩnh Long.


Sự nghiệp trước tác và dịch phẩm của Ngài để lại gồm có:


Hòa Thượng Thích Khánh Anh là một vị cao tăng bác học. Sự nghiệp hoằng dương chánh pháp, giáo hóa lợi sanh của Ngài rất lớn lao. Ngài xứng đáng là viên đá lớn trong lâu đài Phật Giáo Việt Nam. Tổ Khánh Anh là một vị cao tăng của miền Nam đã sản sinh ra Hòa Thượng Thích Thiện Hoa cũng là một bậc cao tăng; và rồi nảy sinh ra một người cháu là Hòa Thượng Thích Thanh Từ, quả là:

Sông Trà Ôn thao thao dòng Phật thủy
Trời Đồng Nai vòi vọi đạo vàng cao.
(Thơ Vũ Hoàng Chương)


Sông Trà Ôn là như vậy. Ngọt lịm chất phù sa trên dòng Cửu Long diệu kỳ:

PHƯỚC từ trước như bể cả sông sâu, thỏ lội ngập đầu voi đi ướt đít
HẬU về sau tợ đường dài đất rộng, cò bay thẳng cánh chó chạy ngay đuôi.


Hòa Thượng – Tổ Khánh Anh đã xướng lời như vậy.

“Bể cả sông sâu” đó chính là “vô thượng thậm thâm vi diệu pháp” (vòi vọi không trên Pháp thật hay). Pháp Phật đà, ôi hay biết dường nào! Tổ đã nếm được hương vị đó. Ngài đã “nguyện giải Như Lai chơn thực nghĩa” (nguyện hiểu nghĩa chơn thật của Như Lai). Pháp mầu vi diệu đó như “sông sâu” khiến “thỏ phải lội ngập đầu”, đó là hàng “tiểu căn, tiểu trí” không kham nổi “đại cơ, đại dụng” nên bị chìm lỉm trong pháp mầu của Như Lai, không thấy được “Như Lai khai bí quyết”. Trong khi đó thì hàng “đại căn, đại trí” nghe thấm ướt mát mẻ vô cùng, khác nào như con voi được tắm mát trong dòng nước, ngập mông “ướt đít”.


Sông Trà Ôn là vậy! “Thao thao dòng Phật thủy”.

Tổ Khánh Anh, vì vậy, phà lên sức sống “Phật tánh” để tuyên dương pháp mầu.

Sinh thời, Tổ đã nhiệt tâm hoằng hóa pháp Như Lai. Ngài đã từng nhắc nhở Tăng Ni, Phật Tử rằng:

Tu mà không học là tu mù
Học mà không tu là đãy sách.


Vấn đề “tu” và “học” được Ngài dạy một cách rõ ràng là vậy.

Tu là phải học. Nhất định là phải học. Không học mà tu đó là “tu mù” (tu mù rất là nguy hiểm chẳng khác nào người mù đi bên bờ vực thẳm mà không gậy!).


Có học mà không chịu thực hiện cái học để mà tu thì chẳng khác gì như cái đãy, cái cần xé đựng sách vở mà thôi. Việc này chỉ là vô ích, vô nghĩa.

“Học” và “Tu”, đây là hai việc tối quan trọng của một người nguyền đi theo con đường Phật. Ngài thật xứng đáng là một vị Pháp Chủ.

Ngài luôn mong mỏi những người có duyên với Phật đều được lợi ích, giác ngộ trên con đường hành đạo. Qua bài thơ “Vịnh Ổ Rồng”, Ngài đã nhắn nhủ, nhắc nhở người có duyên với Phật, với chùa rằng:

Cỏ chi mọc ở lưng chừng?
Kẻ hô Ướp Quả, người xưng Ổ Rồng
Thật là cây sống giữa đồng
Khác hơn những cỏ trong vồng ngoài nương
Lá như thay chỉ bốn phương
Xòe lên như đỡ, dưới nâng như dìu
Nương đây bóng mát sớm chiều
Gốc da giác ngộ ít nhiều, hay chăng?


Tấm lòng của Tổ Khánh Anh là như vậy! Giác ngộ là vấn đề chính, trọng đại nhất mà người có duyên ở chùa được các bậc thầy dìu dẫn, chăm sóc cho, hãy sớm mà giác ngộ để tự độ mình và độ chúng sanh. Giác ngộ cái gì? – Đó là, hãy sớm giác ngộ Phật tánh.

Ngài đã dày công đào tạo nhiều thế hệ Tăng Ni mà ngày nay, nhiều người trong số đó đủ khả năng và đức hạnh tiếp nối, vun đắp cho cây đại thụ Phật Giáo Việt Nam ngày một vững bền, xanh tươi.

  


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/06/2013(Xem: 14183)
Tôi vẫn thích thú và nhớ mãi cái thuở mới chân ướt chân ráo vào Chùa sinh hoạt, nhận lãnh công việc “gõ đầu trẻ” cho đám học sinh trường Việt ngữ Bồ Đề của Tu Viện Quảng Đức do Thầy Tâm Phương thành lập ...
05/06/2013(Xem: 9155)
Hàng ngàn Tăng Ni và Phật đang cung thỉnh chân dung Pháp tượng của Đức Đệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang tiến về Chánh Điện. Hàng ngàn Tăng Ni và Phật đang cung thỉnh chân dung Pháp tượng của Đức Đệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang tiến về Chánh Điện ...
01/06/2013(Xem: 6314)
Cái khó nhứt của tôi là viết về cha tôi , một người rất nổi tiếng trong giới nghiên cứu nhạc Việt Nam và Á châu . Nếu viết khen nhiều hơn chê thì thiên hạ sẽ cho là thiên vị, là người trong nhà khen lẫn nhau . Dù ai có muốn nói gì, nghĩ gì, đối với tôi không quan trọng . Tôi viết về cha tôi cũng như tôi đã viết về nhiều nhạc sĩ, ca sĩ khác . Tôi chỉ ghi những gì tôi biết về cha tôi với một cái nhìn khách quan tối đa . Nhân dịp Lễ Các Người Cha (Father's Day), tôi ghi lại một số hình ảnh của một người cha, một người thầy và một nhà nghiên cứu âm nhạc đã mang lại cho nền âm nhạc Việt Nam những hào quang rực rỡ chói sáng trên thế giới mà chưa có ai có thể làm được cho tới ngày hôm nay.
30/05/2013(Xem: 10849)
Trong suốt gần hai nghìn nămhiện diện trên quê hương, chưa bao giờ Phật giáo Việt Nam phải đối diện vớinhững đe dọa và thách thức trầm trọng như trong gần bốn mươi năm giữa thế kỷthứ 20. Đó là giai đoạn mà Phật giáo phải chịu tác động của 3 cuộc khủng hoảnglớn
25/05/2013(Xem: 14310)
Những sự kiện nổi bật nơi Thầy Minh Phát mà chư Tôn đức Tăng Ni, Phật tử quen biết xa gần đều rất khó quên : Nơi các Đại giới đàn, Thầy là vị dẫn lễ thân kính của các giới tử; nơi các đàn chẩn tế trong những ngày lễ hội lớn, Thầy là vị sám chủ uy nghiêm và gây ấn tượng mạnh trong lòng đai chúng; nơi các bịnh nhân, Thầy là vị lương y kỳ diệu, với một chai nước mát Thầy đọc vài câu Kinh ngắn chú nguyện, người bịnh mang về uống là có thể hết bịnh (đã có nhiều người hết bịnh nhờ uống những chai nước mát của Thầy cho); nơi các Tổ đình lớn, trong một số ngày lễ hội, khi cần - thầy là người “đầu bếp tài ba” v.v…
12/05/2013(Xem: 4386)
Lời Người Dịch: Hồ sơ này đã giải mật theo luật Hoa Kỳ -- tuy vẫn còn xóa trắng 2 dòng ở trang 1, và xóa trắng hai trang 3 và 4 -- sẽ cho thấy cách nhìn từ chính phủ Mỹ về tình hình Việt Nam trong thập niên 1960s. Hồ sơ này cho thấy đánh giá từ phía tình báo Hoa Kỳ về Thầy Thích Trí Quang và hoạt động của Phật Giáo VN trong năm 1966, tức là ba năm sau khi Hòa Thượng Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân. Một vài đánh giá trong bản văn này bây giờ đã thấy là không chính xác, khi Mỹ dựa vào suy đoán để gán ghép một mục tiêu chính trị nào đó cho một hay nhiều vị sư. Tuy nhiên, bản văn này cho thấy cái nhìn từ phía tình báo Hoa Kỳ đối với Phật Giáo trong tình hình lúc đó đang gay gắt, và sẽ chiếu rọi thêm một phần vào lịch sử phong trào Phật Giáo.
23/04/2013(Xem: 9182)
Quyển NGỮ LỤC này là tập hợp từ những lời thị chúng của Thiền Sư DUYÊN LỰC trong những kỳ thiền thất tại Việt Nam kể từ năm 1983 cho đến những năm tháng cuối đời. Cứ hằng tháng Ngài cho mở một khóa tu bảy ngày ở mỗi Thiền đường cho các hành giả tu Thiền, gọi là “đả thiền thất” để hướng dẫn đại chúng chuyên sâu trong sự nghiệp tu hành. Những lời dạy trước sau đều được đồ đệ ghi âm lại để làm tài liệu tham khảo.
23/04/2013(Xem: 5418)
Như đã kết thiện duyên từ thuở ấy, Giọt mưa trời tưới ngọt đất Hồ Nam. Tiêu phụ thân và từ mẫu họ Nhan Dòng vọng tộc, làm quan Thanh triều đại.
22/04/2013(Xem: 5976)
Kể từ khi loài người biết phát huy trí tuệ, chúng ta thấy rõ có hai khuynh hướng phát triển, khuynh hướng hướng nội và khuynh hướng hướng ngoại. Khuynh hướng hướng ngoại, gọi là ngoại quan, tức quan sát sự hiện hữu và diễn tiến của sự vật bên ngoài giúp cho con người có được nhận thức đúng đắn về sự sống của hiện tượng giới.
22/04/2013(Xem: 16318)
Ba năm về trước, khi bổn-sư (và cũng là chú ruột) của tôi là cố Hòa-Thượng Ðại-Ninh THÍCH THIỀN-TÂM viên-tịch, trong buổi lễ thọ tang ngài tôi có dâng lời nguyện trước giác-linh Hòa-Thượng cầu xin ngài chứng-minh và gia-hộ cho tôi - vừa là đệ-tử và cũng là cháu ruột của ngài - được đầy đủ đạo-lực cùng minh-tâm, kiến-tánh thêm hơn để nối-tiếp theo gót chân ngài, hoằng-dương pháp môn Tịnh-độ nơi hải-ngoại ....
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567