- Sơ lược tiểu sử Đại Lão Hòa thượng Thích Trí Quang (1923-2019)
- Thư Tri Tán Công Đức Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang (1923-2019) tân viên tịch.
- Thư Mời Tham Dự Lễ Tưởng Niệm Đức Đại lão Hòa Thượng Thích Trí Quang (1923-2019), Bậc Danh Tăng của Phật Giáo Việt Nam
- Thông Tư Tổ chức Lễ Truy Tán Công Hạnh của Đức Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang
- Thông Bạch Lễ Truy Niệm Cô Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang Giác Linh Tân Viên Tịch
- Thông Tư V/v Tổ Chức Lễ Tưởng Niệm Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang (1923-2019)
- Điếu Văn Truy Niệm Công Đức Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang (1923-2019)
- Điếu Văn Tưởng Niệm Đại Lão Hòa Thượng
- Điếu Văn Thành kính tưởng niệm Trưởng Lão Hoà Thượng Tân Viên Tịch thượng Trí hạ Quang Kính nguyện Giác Linh Hoà Thượng Cao Đăng Phật Quốc. Thành kính phân ưu HT. Thích Hải Ấn cùng môn đò pháp quyến.
- Ngôi Sao Sáng Trên Nền Trời Phật Giáo (thơ)
- Con người thật của Thượng tọa Thích Trí Quang
- Dáng Hiền Thượng Nhân (thơ)
- Chùa Quảng Hương Già Lam tặng Thư viện Huệ Quang bộ PHÁP ẢNH LỤC của Trưởng lão HT. Thích Trí Quang
- Sơn Hà Khấp Lệ (thơ)
- Danh mục tác phẩm Kinh Sách của Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang (do Tỳ kheo Thích Nguyên Tạng sưu tập và lưu trữ)
- Trí Quang Tự Truyện: Không vẫn hoàn không.
- Thơ: Thầy đã ra đi (thơ và nhạc)
- Kính đảnh lễ tưởng niệm ôn cố – Trí Quang Thượng Nhân
- 96 phút với Thượng tọa Trí Quang
- Tôn kính bậc đáng kính – Trưởng lão HT Thích Trí Quang
- Cung kính ngưỡng vọng Giác Linh Đại Trưởng Lão Cố Hoà Thượng Thích Trí Quang
- Lễ Hỏa Táng Kim Thân Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang (1923-2019)
- Đại lão Hòa Thượng Thích Trí Quang: 'Một trang lịch sử'
- H.T Thích Trí Quang- Chính nghĩa muôn đời vẫn là chính nghĩa.
- Câu đối cúng dường Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang của Tăng Chúng Vĩnh Minh Tự Viện
- Thượng Tọa Thích Tâm Phương thay mặt Giáo Hội Úc Châu viếng tang Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang (1923-2019)
- Nhẹ Chuyển Làn Hơi (thơ)
- Thơ: Sáng ngời biển trí (thơ)
- Người Làm Rung Rinh Nước Mỹ (thơ)
- Lửa Hiền Bừng Không (thơ)
- Hương lòng thành kính tiễn Ngài
- Chùa Sắc Tứ Phổ Minh, Quảng Bình, Nơi Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang xuất gia 83 năm trước
- Kính Nhớ : Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang Viên Tịch !!! (Tiểu đệ Thích Huyền Tôn kính điếu tưởng niệm Ngài trên Liên Đài tọa thượng)
- Đại Lão HT Thích Trí Quang, Bậc Đại Trí, Đầy Dung Dị
- Một Vì Sao Vừa Chợt Tắt tại Cố Đô Huế
- Kỷ Niệm giữa Ôn Trí Quang (Huế) và Ôn Phúc Hộ (Phú Yên)
- Lễ Tưởng Niệm Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang tại chùa Vạn Hạnh, Lansing, Michigan,USA sáng ngày 10/11/2019.
- Lá Cờ Phật Giáo và Ôn Trí Quang (thơ)
- Ngậm Ngùi Cung Tiển (thơ)
- Đôi Mắt Sắc Tuệ (thơ)
- Trí Quang Đại Sỹ Đi Xa (thơ của Tâm Nhiên)
- Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang
- Trái Tim Bất Diệt Từ Bi, Tinh Anh Trí Tuệ Uy Nghi Liên Đài (thơ và hình của Hoàng Lan Quảng Thiện Duyên)
- Nhìn lại cuộc binh biến VNCH Miền Trung 1966 (bài của Đức Hạnh Lễ Bảo Kỳ)
- Thông Tư Tưởng Niệm Đức Đại lão Hòa Thượng Thích Trí Quang Bậc Cao Tăng của Phật Giáo Việt Nam (của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi-Tân Tây Lan)
- Ngưỡng Vọng Từ Đàm (nhạc phẩm của đệ tử Đức Quảng kính dâng Giác Linh Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang)
- Trái Tim Từ Bi và Khối Óc Trí Tuệ (thơ)
- Một bức thư lưu niệm quý giá
- Lời Sám Hối Muộn Màng
- Hạt tâm kết tụ
- Người Vẫn Còn Đây (Thành tâm kính lễ Giác Linh Đại Lão Hoà Thượng thượng Trí hạ Quang)
- Thư Mời Tham Dự Lễ Tưởng Niệm Đức Đại lão Hòa Thượng Thích Trí Quang (Liên Hội Cư Sĩ Phật Tử Bắc California)
- Trí Quang, Người Con Của Mẹ
- Hòa thượng Thích Trí Quang - 'người chấn hưng Phật giáo thời chiến’
- Di Sản của Phật Giáo Việt Nam: Trái Tim Từ Bi và Khối Óc Trí Tuệ
- Làm Chủ Sanh Tử
- Xá Lợi Trái Tim Từ Bi Đảnh Thủ Trí Tuệ (thơ)
- Ký Ức Tuổi Thơ của con về Chùa Ấn Quang và Ôn Trí Quang
- Mộng Lệ An Tưởng Nhớ Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang (1923-2019)
- Khấp Nguyện của Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Hoa Kỳ
- Photos: Lễ Tưởng Niệm Hoà Thượng Thích Trí Quang tại Chùa Pháp Hoa, Nam Úc tối Chủ Nhật, ngày 10/11/2019 (14/10/Kỷ Hợi)
- Photo: Lễ nhập quan Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quang
- Photos: Tăng ni sinh HVPGVN tại TP. HCM thắp nến tưởng niệm Trưởng lão HT Thích Trí Quang
- Photos: Lễ Tưởng Niệm Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang (1923-2019) tại Chùa Bảo Vương, Victoria, Úc Châu (Chủ Nhật 10/11/2019)
- Photo: Lễ Cung Tống Kim Quan Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang đến nơi trà tỳ (Sáng ngày rằm tháng 10 năm Kỷ Hợi, 11/11/2019. Phật lịch 2563)
- Photo: Lễ Tưởng Niệm Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang tại Chùa Pháp Bảo, Sydney, Úc Châu (2pm, Thứ Bảy 16/11/2019)
- Photo: Lễ Tưởng Niệm Đại Lão Hoà Thượng Thích Trí Quang (1923-2019) tại Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu (Chủ Nhật 17/10/2019)
- Video: Hàng vạn Phật tử Huế đội mưa đưa tiễn Cố đại lão Hòa thượng Thích Trí Quang lên đài hỏa táng
- Video: Lễ Tưởng Niệm Đại Lão Hoà Thượng Thích Trí Quang (1923-2019) tại Chùa Pháp Bảo, Sydney, Úc Châu, Thứ Bảy 16/10/2019
- Video Lễ truy tán công hạnh đức đại lão HT Thích Trí Quang tại Santa Ana, California
- Bất Động Trí Quang (thơ của Vĩnh Hảo Tâm Quang)
- Di Sản của Đại Sư Trí Quang để lại cho Việt Nam (tác giả: Thích Nhật Từ)
- Lễ Tưởng Niệm Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang tại Tịnh Xá Ngọc Hòa, San Jose, California, Hoa Kỳ
- Tài liệu nào cho biết HT. Thích Trí Quang không phải là Cộng Sản ?
- Hòa thượng Thích Trí Quang Không Phải và Không Thể Là Cộng Sản
- Về xá-lợi của Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quang
- Thông Tư V/v Lễ tuần chung thất cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang
- Video: Vấn Đáp Giới Luật: Tán thán những ân đức của Cô Hòa Thượng Trí Quang (1923-2019) chủ giảng: HT Thích Minh Thông
- Giữ Tâm Đại Nguyện (thơ)
- Ôn Trí Quang
Bùi Hồng Lĩnh
(Trích trong quyển “Cuộc Tranh Đấu Lịch Sử của PGVN – tác giả Nam Thành - Viện Hoá Đạo xuât bản,1964)
https://thuvienhoasen.org/images/file/DsjMXp1G0QgQAFAw/cuocdautranhlichsu-pgvn.pdf
Hòa thượng Thích Trí Quang đã viên tịch lúc 9 giờ 45 ngày 8 tháng 11 năm 2019 và theo di huấn của cố Hòa thượng, ngài muốn được liệm và đưa ra xe tang rồi đến nơi hỏa thiêu trong vòng 6 tiếng sau khi ngài viên tịch. Mọi lễ sau đó không thông báo cho ai và không mời ai.
Di huấn của cố Hòa thượng Thích Trí Quang đã ngầm nói lên một điều quan trọng, là ngài không muốn có sự tham dự của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam thành lập năm 1981; hay nói khác hơn, ngài không muốn được xưng tụng bởi những người mà ngài đã không hợp tác sau tháng 4 năm 1975(kèm theo cuối bài là Di Huấn của cố Hòa thượng Thích Trí Quang).
Để tưởng niệm cố Hòa thượng Thích Trí Quang và những vị chân tu đã hiến mình cho đạo pháp, chúng tôi xin viết về một câu hỏi mà cho đến nay, vẫn có người còn thắc mắc, đó là: Hòa thượng Thích Trí Quang có phải là cộng sản hay không?
Bài viết này cố gắng đưa ra câu trả lời cho câu hỏi đó, và tài liệu để chứng minh cho câu trả lời của tác giả là những xác nhận của cộng sản Việt Nam trong quyển sách có tựa đề là “Lịch Sử Sài Gòn - Chợ Lớn – Gia Định Kháng Chiến (1945-1975) (từ đây gọi là LSSGCLGĐKC), do Nhà Xuất bản Chính Trị Quốc Gia (CSVN) phát hành năm 1994, tái bản năm 2015. Có một bản online trong website quansuvn.net.
Tập tài liệu này đã được ghi lại bởi nhiều tác giả trong trên dưới 10 năm tìm hiểu, do Ban Tổng Kết Chiến Tranh “chỉ đạo”, Link: https://www.quansuvn.net/index.php?topic=24069.0 với lời giới thiệu về sự quan trọng của những dữ kiện lịch sử này của Võ Trần Trí, Ủy viên Bộ Chính Trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh ký trong tháng 7, 1994, trích dẫn dưới đây:
Link: https://www.quansuvn.net/index.php?topic=24069.0
Một phần của tài liệu này ghi lại sự tham dự, trà trộn và khích động của cộng sản Việt Nam trong cuộc tranh đấu của Phật giáo năm 1963. Tài liệu viết như sau:
(chữ tô vàng là của tác giả) Link:
https://www.quansuvn.net/index.php?topic=24069.90
Với sự xác nhận và công nhận “vì ta không gây được ảnh hưởng ở Viện Hoá Đạo”, CSVN đã nêu lên cái “mốc thời gian của lịch sử” khi mà cho đến lúc đó, họ đã không thẩm nhập được vào cuộc tranh đấu của Phật giáo Việt Nam. Trước khi viết tiếp về câu trả lời, tác giả xin viết qua về cuộc tranh đấu của Phật giáo Việt Nam, với những thời điểm quan trọng:
Phật giáo ngoài Huế đã treo cờ để mừng đón Phật Đản đầu tháng 5 năm 1963. Chính quyền điạ phương theo lệnh của trung ương (Sài Gòn) đã không cho treo cờ và Phật tử đã tụ tập tại đài phát thanh Huế đễ nghephát thanh lại bài nói chuyện của Thượng toạ Thích Trí Quang, Hội trưởng Hội Phật giáo Trung Việt đã thâu lại buổì sáng trong ngày tại chùa Từ Đàm buổi chiều ngày Phật Đản 8 tháng 5, 1963.Nhưng bài nói chuyện này đã không được phát lại lý do là máy phát thanh bị hư. Phật tử tụ họp càng đông lên đến 10,000 người. Một cuộc đàn áp đã diễn ra tại nơi này sau đó và 8 Phật tử đã chết, 14 người bị thương. Trong nhiều ngày liên tiếp, Phật tử ngoài Huế đã liên tục biểu tình đưa ra 5 nguyện vọng, trong đó có nguyện vọng đòi hỏi tự do và bình đẳng tôn giáo .
(Trích trong quyển “Cuộc Tranh Đấu Lịch Sử của PGVN – tác giả Nam Thành - Viện Hoá Đạo xuât bản,1964)
Đến ngày 15 tháng 5 năm 1963 một phái đoàn đại diện Phật giáo được gặp Tổng thống Ngô Đình Diệm để đạo đạt 5 nguyện vọng hầu giải quyết vấn đề. Ngày 16/5/1963 Phật giáo tổ chức họp báo bắt đầu cuộc tranh đấu vì buổi họp ngày 15/5/1963 đã không có kết quả. Phong trào tranh đấu lên cao điểm và thu hút dư luận thế giới khi Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu ngày 11/6/1963 để phản đối sự bất bình đẳng tôn giáo và hiến mình cho cuộc tranh đấu của Phật giáo. Ngày 1 tháng 11 năm1963 một số tướng lãnh đảo chánh lật đổ chính phủ Ngô Đình Diệm trong khi cuộc tranh đấu đang tiếp diễn. Đã không có sự liên hệ giữa Phật giáo và các tướng lãnh trong cuộc đảo chánh này. Cuộc tranh đấu của Phật giáo chấm dứt sau ngày đảo chánh đó và hai tháng sau, một tổ chức Phật giáo ra đời với tên gọi là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN), gồm 11 giáo phái và tổ chức Phật giáo sau vĩ tuyến 17 và đại diện của Phật giáo (di cư) miên Bắc đồng ký và ban hành Hiến Chương GHPGVNTH ngày 4 tháng 1 năm 1964.
Nội dung của Hiến Chương GHPGVNTN có điều 14 như sau:
(Trích Hiến Chương GHPGVNTN – 4 tháng 1, 1964)
Trở về với sự công nhận của CSVN về ảnh hưởng của họ trong cuộc tranh đấu của Phật giáo, “vì ta không gây được ảnh hưởng ở Viện Hoá Đạo”, tác giả có nhận định như sau:”Viện Hóa Đạo” là một cơ cấu tổ chức của GHPGVNTN, chỉ ra đời và có danh xưng sau ngày 4 tháng 1, 1964 (theo như Hiến Chương của GHPGVNTN) và như vậy CSVN đã không xâm nhập, không trà trộn và không có ảnh hưởng đến những vị lãnh đạo của Phật giáo Việt Nam cho đến ít nhất sau ngày có Viện Hóa Đạo. Nếu có sự trà trộn xâm nhập thì chỉ là những hoạt động bên ngoài khi CSVN trà trộn vào trong quần chúng Phật tử trong những cuộc tranh đấu biểu tình. Chúng ta cũng chưa đọc được một biểu ngữ, một tờ truyền đơn, một hình ảnh nào chứng minh là CSVN đã có mặt trong cuộc tranh đấu này khi họ trà trộn vào quần chúng, trước ngày tướng lãnh đảo chánh 1/11/1963.
Một số tài liệu sau này cho rằng CSVN đã nhúng tay vào sự tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức bằng cách gài người vào tẩm xăng và châm lửa vào áo cà sa của Hòa thượng Thích Quảng Đức cũng trở thành không thật với sự công nhận nêu trên. Đã không trà trộn và xâm nhập vào tổ chức Phật giáo cho đến ít nhất tháng 1, 1964 thì làm sao CSVN có thể gài người vào ngày 11 tháng 6, 1963 khi xẩy ra sự tự thiêu này.
Cũng trong tài liệu LSSGCLGĐKC , trang 11 (online), CSVN đã nhận là họ đã không thành công trong sự xâm nhập trà trộn và sách động dân chúng Sài Gòn trong những tháng biến động 1963. Tài liệu viết:
Link: https://www.quansuvn.net/index.php?topic=24069.100
Ban Tổng Kết Chiến Tranh dưới sự chỉ đạo của đảng CSVN, qua tập tài liệu LSSGCLGĐKH đã “chứng minh” là những vị lãnh đạo của cuộc đấu tranh của Phật giáo Việt Nam trước năm 1964 không phải là cộng sản hay cộng sản nằm vùng. Những vị đó là: Thích Tịnh Khiết, Thích Tâm Châu, Thích Trí Quang, Thích Thiện Hoa, Thích Đức Nghiệp, Thích Thiện Minh, Thích Quảng Độ, Thích Giác Đức, Thích Hộ Giác, Thích Thanh Kiểm, Thích Tâm Giác, Thích Huyền Quang và những vị lãnh đạo 11 giáo phái và hội đoàn ký tên trong Hiến Chương GHPGVNTN. Những tu sĩ Phật giáo kể trên đã không hợp tác với nhà cầm quyền CSVN từ sau năm 1975 và với Giáo hội Phật Giáo Việt Nam (quốc doanh) thành lập năm 1981. (tác giả không có tin tức sau 1975 của một số vị trong 11 hội đoàn ký tên vào Hiến Chương GHPGVNTN nên không thể xác nhận 100% về lập trường của 11 vị ký trong Hiến Chương 1964).
Nói tóm lại, người ta có thể ngụy tạo ra những tài liệu, văn kiện và hình ảnh để chứng minh là các vị lãnh đạo của cuộc tranh đấu của Phật giáo cho đến khi có đảo chánh ngày 1 tháng 11, 1963 là cộng sản hay cộng sản nằm vùng nhưng người ta không thể phủ nhận sự xác nhận của CSVN, qua Ban Tổng Kết Chiên Tranh là CSVN là những vị lãnh đạo này đã không bị ảnh hưởng của CSVN. Hay nói cách khác, CSVN đã không xâm nhập được vào hàng ngũ lãnh đạo của Phật giáo Việt Nam.
Hòa thượng Thích Trí Quang giữ gìn khí tiết sau 1975 và vẫn còn cho đến sau khi qua đời qua di huấn của Hòa thượng. Hòa thượng Thích Quảng Độ, đương kim Tăng Thống GHPGVNTN cũng quyết định không hợp tác với CSVN cho đến hơi thở cuối cùng. Phật giáo Việt Nam không cộng sản sẽ đi về đâu?
Di Huấn của cố Hòa thượng Thích Trí Quang