Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kỷ niệm về cố Hòa thượng Huyền Vi

29/03/201319:45(Xem: 6558)
Kỷ niệm về cố Hòa thượng Huyền Vi


thichhuyenvi-2
Kỷ niệm về cố Hòa thượng Huyền Vi

Trường trung học chưa được cất. Ngoài giờ học, bọn trẻ tha hồ đi rong chơi. Khi lên núi Lăng, khi lên Thạch Động, lúc ra biển Mũi Nai. Mấy đứa con trai rắn mắt, thích cảm giác mạnh thì rủ nhau hái trộm xoài, đặt bẫy, bắn chim hoặc xuống mé biển dưới chân hòn Kim Dự, ...

Thuở ấy ở Hà Tiên còn chân quê lắm. Chợ chồm hổm nhóm ngay giữa lộ, từ 4 giờ sáng đến 10, 11giờ trưa là tan. Ban đêm, ông nhà đèn cho sáng từ 6 giờ chiều đến 9 giờ tối. Sáng hôm sau chỉ lóe lên một hai tiếng rồi tắt. Trường học chỉ mở đến lớp đệ lục (tương đương lớp bảy ngày nay), được gọi là “Lớp Trung học Hà Tiên”. Trường trung học chưa được cất. Ngoài giờ học, bọn trẻ tha hồ đi rong chơi. Khi lên núi Lăng, khi lên Thạch Động, lúc ra biển Mũi Nai. Mấy đứa con trai rắn mắt, thích cảm giác mạnh thì rủ nhau hái trộm xoài, đặt bẫy, bắn chim hoặc xuống mé biển dưới chân hòn Kim Dự, chờ nước rút, bắt nghêu sò. Con gái hiền lành hơn, thường theo cô dì hay ông bà vô chùa Tam Bảo. Ở đây có sân rộng, bảy tám đứa mặc sức chơi rượt bắt, nhảy dây, lò cò, có khi cùng nhau hát nghêu ngao. Chơi mệt, chúng vào nhà khói “nhõng nhẽo” để được người lớn đưa hết mấy mâm quả đã cúng xong.

Tôi nhớ rất rõ, lúc ấy là năm 1957, tôi mới 15 tuổi, học lớp đệ lục là lớp học lớn nhất của Hà Tiên lúc bấy giờ. Lớp tôi có 10 nữ sinh. Ngoài giờ học, nhóm chúng tôi không đứa nào phải bận tâm làm việc nhà giúp cha mẹ, có lẽ cha mẹ ưu tiên dành thời gian cho con gái ăn học, vì thế chúng tôi cứ rủ nhau vô chùa chơi nhởi. Tôi cũng nhớ lúc này có nhiều cô chú và các thầy giáo dạy chúng tôi vô chùa làm Phật sự.

Một hôm, tự nhiên chúng tôi thấy không khí trong chùa khác hẳn mọi ngày, ai nấy vô ra có vẻ nghiêm trọng, lại còn bàn tán xôn xao… Chuyện của người lớn, bọn trẻ nào dám nghĩ suy.

Thế rồi hôm sau, có hai ông sư nào lạ hoắc đang ở trong chùa làm chúng tôi cứ đứng thập thò nơi bậu cửa. Một bà Phật tử bước ra, nói:“Mấy đứa vô chào thầy đi con”. Tôi đang còn rụt cổ thì một sư đến xoa đầu từng đứa, hỏi: “Mấy con có thường vô chùa không? Ngày mai vô chùa nữa không?… Vô nữa hả, vậy tốt quá ha…”. Trước khi chúng tôi chào sư ra về, sư còn nói thêm: “Mấy con có thích múa hát không? Vô chùa hát, vui lắm nhen”. Chúng tôi nói với nhau: “Ngày mai tụi mình vô sớm sớm, coi chừng ổng cho tụi mình hát”.

Từ đó chúng tôi biết tên hai vị sư này là thầy Thích Thanh Từ và thầy Thích Huyền Vi. Thầy Huyền Vi nói chuyện cởi mở, vui vẻ, không lộ vẻ nghiêm trang như thầy Thanh Từ. Và cũng từ đó, chúng tôi “nhí nhảnh” hơn, biết múa hát nhiều bài của Phật giáo như bài Dòng A-nô- ma, bài Sen trắng, bài Trầm hương đốt. Đặc biệt khi múa bài Mừng Thầy đến, thầy cho chúng tôi cầm bông.

Thầy Huyền Vi dạy hát mà không có đàn. Thầy hát câu đầu, chúng tôi hát theo, chừng thấy đúng nhịp điệu, Thầy hát câu tiếp, cứ thế cho đến hết bài. Còn múa thì cũng vậy, chúng tôi là con nít nhà quê, cả đời không biết múa ca những bài hát Phật mà bây giờ… thích quá nên múa đại, múa theo thầy. Thầy đứng chính giữa, hình dạng mập tròn, chúng tôi cầm tay nhau đứng xung quanh thầy như cái bánh có cục nhưn. Tôi nghĩ vậy mà cười. Và khi tập, cố làm theo thầy. Thầy đưa tay lên, mình đưa. Thầy chuyển mình đưa tay xuống hoặc đưa chân đá một cái, mình đá… Bảy tám đứa đều làm y chang như vậy cho đến hết bài và thuộc bài. Có nhiều đứa mình mẩy cứng khừ, thầy sửa hoài không được nhưng thầy không chê mà cứ khen giỏi. Và cũng có đứa cà nanh. Khi nào cũng vậy hễ múa xong là thầy phát kẹo, phát bánh… Vui ơi là vui. Lại có lần thầy đưa chúng tôi đi tham quan quanh chợ Hà Tiên, khi đến chỗ cây dừa ba ngọn*, vừa lúc mặt trời xế bóng, chúng tôi không nhìn cây lạ mà vội túm lấy áo thầy, chỉ trỏ cái nhà xác trong khu bệnh viện gần đó, thầy cười, nói: “Có thầy ở đây, làm sao có ma được”.

Lúc đó thầy Huyền Vi dạy múa hát; còn thầy Thanh Từ dạy giáo lý là kể chuyện sự tích Đức Phật và những mẩu chuyện về đạo Phật, hai thầy thay nhau dạy dỗ chúng tôi từng li từng tí. Vào ngày rằm, mồng một, có khi ban tối, thầy giảng Pháp cho người lớn. Hai thầy lưu lại Hà Tiên có đến ba tháng. Bữa hai thầy từ giã chúng tôi, đứa nào cũng khóc. Vô chùa không thấy thầy cũng khóc rồi biên thơ thăm thầy, gửi“Nhà dây thép”. Thầy trả lời cho từng đứa, đều đặn, động viên chúng tôi đi chùa, chăm ngoan và tinh tấn. Thầy hứa sẽ trở lại, chúng tôi mừng quá, đếm từng ngày một. Càng chờ càng thấy lâu và để bớt nhớ thầy, chúng tôi cứ đến chùa múa hát những bài thầy đã dạy, nhuần nhuyễn lúc nào không hay. Khi trở lại, thầy xem mà ngạc nhiên và rất vui, liền cho chúng tôi một đêm trình diễn văn nghệ trong dịp lễ Phật đản, phục vụ bà con cô bác Phật tử Hà Tiên. Chúng tôi được người lớn hoan nghênh nhiệt liệt.

Lần này hai thầy chỉ lưu lại Hà Tiên một tháng nhưng số Phật tử nhóc con đến chùa đông gấp bội, có cả các em học lớp năm và lớp đệ thất (tương đương lớp 6 bây giờ). Lúc hai thầy chưa sửa soạn ra về mà chúng tôi đã buồn rồi. Đứa nào đứa nấy tranh nhau đưa lưu bút ngày xanh cho hai thầy viết mà không biết điều đó là vô phép. Vì rằng thầy là sư, là người xuất gia, là bậc cao minh, mình là con nít, sao dám đưa thầy viết chung một quyển có bài của mấy nhóc tì cóc cắn!! Nhưng cảm động quá chừng, hai thầy vẫn thản nhiên, vui vẻ viết vào. Ngày nay quyển lưu bút này và nhiều hình ảnh khác của hai thầy đã không còn mặc dù tôi quí nó lắm, đã cất riêng trong tủ. Chẳng qua vì bị giặc Pôn Pốt, tôi cũng như bao người dân Hà Tiên phải chạy sơ tán. Ôi, tiếc làm sao!
Co-hoa-thuong-Huyen-Vi

Nhiều người nói thầy Thanh Từ có trí nhớ tuyệt vời, gặp lại ai sau mấy mươi năm đổi dời xa cách, thầy vẫn nhớ, hỏi thăm chuyện cũ, chuyện xưa như chuyện mới hôm qua. Thầy Huyền Vi cũng có trí nhớ siêu đẳng và nắm bắt tình hình nhanh nhạy. Lần đầu tiên gặp thầy chỉ một lần, thầy hỏi tên từng đứa chúng tôi vậy mà nhiều năm sau khi gặp lại, thầy nhìn mặt gọi tên không sai còn nhớ cả hoàn cảnh của ai ra sao hoặc ai là con cháu của ai trong chùa, sợ nhất, khi tập múa, dầu thầy không đưa mắt nhìn, thầy cũng biết có đứa đang “sơ sẩy”, gọi đúng tên đứa đó. Bởi vậy, để không “bị quê”, chúng tôi phải hết sức cố gắng.

Tuổi 15 – 16 là tuổi đẹp nhất của đời người, cái tuổi bản lề giữa trẻ con – người lớn, chúng tôi được duyên lành tiếp xúc hai vị thầy đức độ Thanh Từ và Huyền Vi, tuy chỉ ba bốn tháng nhưng đã gây ảnh hưởng rất lớn đến tâm hồn, tâm linh và đời sống của chúng tôi. Nhìn lại đến nay, hầu hết đứa nào cũng sống tốt, gia đình ổn định, con cháu hiếu thảo chăm ngoan.

Trong nhóm có bạn Đường Minh Phương nay là Đại đức Thích Kiến Nguyệt, một vị sư rất có uy tín trong việc xây dựng các thiền viện ở nước ta, đó là Trúc Lâm Đà Lạt, Trúc Lâm Yên Tử ở Quảng Ninh, Trúc Lâm Tây Thiên ở Vĩnh Phúc, Thiền viện Hàm Rồng ở Thanh Hóa…

Ngày nay thầy Huyền Vi đã liễu đạo nơi chốn trời Tây. Nhớ về Hòa thượng quá cố, chúng tôi không thể không nhớ người thầy “biên đạo múa” của “Đội ca múa trẻ” dưới mái gia đình Phật tử Tam Bảo Hà Tiên, một ấn tượng sâu sắc để sau này mỗi lần nghe lại những bài hát Phật, tôi xúc động như ngày còn nhỏ.

Hình ảnh những đứa học trò chân quê vô chùa đón thầy trở lại, vui đến rơi nước mắt, đó là kỷ niệm suốt đời tôi không thể nào quên. Tôi xin gửi vào đây bức ảnh chân dung hai thầy thời đó cùng di bút của thầy Huyền Vi để tri ân và chia sẻ với quí Phật tử gần xa niềm vinh dự của Hà Tiên thuở ban đầu xây dựng GĐPT, có hai thầy chăm lo, vun quén vườn ươm.■

* Ở Hà Tiên từ trước đến nay có cây dừa 3 ngọn, 7 ngọn, 4 ngọn. Hiện giờ (2012) cây dừa 4 ngọn còn xanh tốt. Thường ngày có ít nhiều du khách đến xem.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/04/2023(Xem: 1169)
Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Chơn, thế danh Trương Xuân Bình, sinh ngày 20 tháng 11 năm 1933 (Quý Dậu) tại Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Việt Nam, là con thứ sáu trong một gia đình mười hai anh chị em. Thân sinh của Cố Trưởng Lão Hoà Thượng là cụ Trương Xuân Quảng, mất năm 1945, nguyên quán làng Kim Thành, quận Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, làm quan dưới thời Pháp thuộc, được bổ nhậm chức Kiểm Học (tương đương với Trưởng Ty Nha Học Chánh dưới thời các chính phủ quốc gia sau này) tỉnh Bình Thuận năm 1933 – 1939, và Đốc Học tỉnh Quảng Ngãi năm 1940 – 1945. Nhờ túc duyên với Phật Pháp, nên đến năm 1950, Cố Trưởng Lão Hoà Thượng đến Chùa Linh Mụ, thành phố Huế (Thừa Thiên), xin xuất gia làm đệ tử Cố Đại Lão Hoà Thượng Thích Đôn Hậu, Đệ tam Tăng Thống Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, và được Hòa Thượng Bổn Sư cho pháp danh là Tâm Chánh, pháp hiệu là Trí Chơn.
19/04/2023(Xem: 1225)
Năm 1964, Hòa thượng thân làm Viện trưởng Viện Cao đẳng Phật giáo, thành lập tại chùa Pháp Hội – Sài Gòn. Đây chính là tiền thân của Viện đại học Vạn Hạnh. Hòa thượng còn chủ trương các tập san như Tin Phật, Bát Nhã để gióng lên cho đời tiếng nói của pháp âm. Năm 1965, sau khi ổn định mọi Phật sự, Hòa thượng hành hương chiêm bái các danh lam Phật tích ở Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Đài Loan, Hồng Kông, giao thiệp với nhiều danh Tăng các nước.
11/04/2023(Xem: 1406)
Tiểu Sử Hòa Thượng Thích Thiện Châu (1931-1998)
09/04/2023(Xem: 2324)
Tôi nhận được bản thảo cuốn sách “Phật pháp vấn đáp” của Hòa thượng Thích Giác Quang dày 500 trang và tôi đoc sơ ngay lập tức bản thảo này. Thú thật rằng là người đọc nhiều, nhưng ngay cả với tôi, nhiều điều được Hòa thượng giảng giải ở đây, bây giờ tôi mới hiểu, hoặc hiểu đúng. Bản thân tôi, dù mới tu tập chưa lâu nhưng vẫn thấy rằng rất nhiều người dân đất Việt, kể cả các Phật tử, nhất là miền Bắc, đang hiểu sai về Đức Phật và các giáo lý của Ngài. Hiểu sai một cách nghiêm trọng, thậm chí đang làm ngược lại cả những gì Đức Phật dạy. Vậy nên tôi đang cố công biên soạn cuốn sách hỏi đáp đơn giản và cơ bản nhất về Đức Phật và đạo Phật. Mừng thay, có bản thảo cuốn sách giá trị này, tôi hơn vớ được vàng.
09/04/2023(Xem: 910)
HT Thích Chí Thiền ngài đã sớm thông tam giáo (Phật giáo, Nho giáo và Lão/Đạo giáo) từ truyền thống gia đình và trường lớp. Như chúng ta đã biết từ ngày những tôn giáo này du nhập vào Việt Nam hòa quyện cùng tín ngưỡng dân gian bản địa, hình thành nên văn hóa dân tộc. Tông Lâm Tế vào Việt Nam từ thế kỷ 12, từng bước đã khác nhiều với thuở ban đầu tại Trung Hoa. Và vị quan trẻ Nguyễn Văn Hiển sau khi vào cửa Phật, nhận “pháp danh Như Hiển, hiệu Chí Thành” là thuộc Thiền phái Lâm Tế Gia phổ. Trên bước đường hoằng pháp lợi sanh, HT. Thích Chí Thiền từng bước trả ơn Tam bảo, ơn đất nước, ơn cha mẹ và ơn chúng sanh.
09/04/2023(Xem: 1379)
Tiểu Sử Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh (1926-2022) 🌹🥀🌷🍀🌷🌸🏵️🌻🙏🙏🙏🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷
09/04/2023(Xem: 1372)
Tiểu Sử Thượng Tọa Thích Tuệ Giác (1960-2021) 🌹🥀🌷🍀🌷🌸🏵️🌻🙏🙏🙏🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷
09/04/2023(Xem: 1103)
Tiểu Sử Hòa Thượng Thích Nguyên Trực (1943-2018)
08/04/2023(Xem: 1743)
#tieusuchutonduc, #phapamphatgiaotoancau ĐỂ XEM THÊM TIỂU SỬ CHƯ TÔN ĐỨC. BẤM VÀO PLAYPLIST: • Tiểu Sử Chư Tôn Đức 🌎 PHÁP ÂM PHẬT GIÁO TOÀN CẦU (Youtube & Facebook) 👉 / @phapamphatgiaoto... 🙏🏻 Chủ trương: Hoà Thượng Thích Thông Hải 🧘🏻‍♀️ Điều hành: Ca Nhạc Sĩ Thuỳ Linh 😀 Chân thành cám ơn quý vị đã ủng hộ và Subcribe cho đài PAPGTC. Trân trọng! Thanks for Subcribing to our channel. 😀 Nhấn chuông để được thông báo ngay khi có video mới nhất của đài PAPGTC. Press the bell to watch right away when we post a new video. 😀 YouTube: Pháp Âm Phật Giáo Toàn Cầu 👉 / @phapamphatgiaoto... 👉 Facebook: Pháp Âm Phật Giáo 👉 / @phapamphatgiaoto... 📧 Email: phapamphatgiaotoancau@gmail.com ✏️ Mọi góp ý xin hãy comment bên dưới, chúng tôi sẽ phúc đáp nhanh nhất có thể. 👍 Thank you very much for watching videos. Remember to SUBCRIBE, LIKE, SHARE and COMMENT :-)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567