Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vượt lên hoài niệm vô thường…

10/02/201705:50(Xem: 6831)
Vượt lên hoài niệm vô thường…

Vượt lên hoài niệm vô thường…

Hoài niệm cuộc đời là những kỷ niệm thăng trầm biến động, để trở thành động lực hiện tại đến tương lai; nhưng cũng không hoàn toàn hướng thượng, mà lắm khi tồn đọng mặc cảm, tự ty mất đi lý sống thực tại nếu không nỗ lực vươn lên.

Hoài niệm về Đời và Đạo cũng không khác. Hoài niệm đời sống một cá nhân hay tập thể đã và đang xảy ra từ khi con người bắt đầu văn minh tiến bộ. Sự tiến bộ chính là những hoài niệm trở thành kinh nghiệm, được ghi lại, học lại từ kết quả quá khứ, để hoàn chỉnh cải tiến hiện tại. Và đạo, hoài niệm là nỗ lực gìn giữ truyền thống giải thoát mà Đức Phật đã hoằng hóa hơn hai ngàn sáu trăm năm.

Từ khi làn sóng người Việt tha hương đất khách, mang theo không biết bao nhiêu hoài niệm cuộc đời. Những cuộc đời nghiệt ngã tưởng đã chấm dứt ở quê hương khi đặt chân lên đất nước xa lạ, nào ngờ lại tiếp tục đối đầu với bao cay nghiệt của đời sống mới. Trong cuộc ly hương quá cảnh, trước khi đến quốc gia định cư, không ít người đổ lệ chia ly, buộc phải bỏ lại người thân yêu, thương mến... Đó là những ngôi mồ chôn tạm ở vùng đất xa lạ, hay sẽ thành vĩnh viễn cũng không chừng, vì tương lai hãy còn mờ mịt.

Cho đến bây giờ người Việt ly hương đã ổn định, hay vẫn còn đang vất vả an cư! Như thế tại các quốc gia người Việt định cư khắp nơi trên thế giới, hoài niệm mới, ước mong mới vẫn còn, vẫn diễn tiến trong tâm cảm, tâm thức của mọi người không ngừng nghỉ. Bởi vì sao? Vì cuộc sống là vậy! Nơi nào, không gian ở đâu, con người cũng phải tranh đấu, tranh đấu cho gia đình xã hội, tranh đấu miếng ăn, chỗ ở. Nếu may mắn thoát được sự tranh đấu lớn của chiến tranh, mà kết quả phải tha phương hôm nay, thì cuộc chiến ổn định hài hòa với nền văn hóa truyền thống mới vẫn còn là một cuộc chiến nội tâm không phải nhỏ. Và cuộc chiến nào cũng là cuộc chiến, chỉ khác ở mức độ cảm thọ mà thôi.

Với hàng Tăng sĩ đạo giải thoát, cũng vì lý tưởng và phương tiện tự hành, tự hóa đền đáp ân đức Tam Bảo nên cũng ly hương. Không phải ly hương vì cầu sống yên thân, vì miếng ăn chỗ ở. Tất nhiên ổn định hai việc ăn và ở là căn bản, giải quyết được các việc khác; nhưng nó không là tuyệt đối lý sống của người Phật tử xuất gia. Nó chỉ là một vài phần tri ân trong tứ ân, đó là ân chúng sanh, ân quốc gia thầy bạn. Nhưng ân nghĩa đó có thế nào, thì cũng phải trọn vẹn con đường giác ngộ giải thoát, như vậy mới đền đáp được ân đức Tam Bảo.

Cho nên sự ly hương là để thuận duyên hoằng hóa, làm rõ và lan rộng giáo pháp và hình ảnh Thế Tôn, hoặc vì để tránh nghịch duyên giữ gìn Chánh Pháp .

Trong vô số lời dạy của đạo giải thoát có câu “Duy tuệ thị nghiệp”, có nghĩa dành trọn đời sống của một hành giả bằng tư duy Chánh Pháp, và sự thọ nhận tri ân vạn vật hữu tình, vô tình nhiều ít ra sao, cũng không thể đánh mất đi tri kiến giác ngộ chứng đạo giải thoát.

Như thế hoài niệm của người tu sĩ Phật Giáo chỉ là vọng động từ tâm thức hướng cầu giải thoát, chứ không hoài niệm vì hình ảnh kỷ niệm, hay ân tình thầy trò, tông phái. Cho đến hoài niệm giác ngộ giải thoát phải được hiểu theo lý duyên khởi nhân duyên, chứ cũng không phải bám chấp, để sinh ra chấp pháp chấp ngã, ngược lại lời Phật dạy.

Thế thì hoài niệm nếu có của người Phật tử xuất gia, hay cư sĩ tại gia, chỉ là tri ân thuận duyên hành đạo. Hơn nữa ngày nào còn là phàm tục, chưa chứng Thánh quả, việc tri ân hoài niệm vẫn là điều hay đẹp, đạo đức thế gian, sẽ giúp được nhiều người noi theo, mà chính bản thân hành giả không rơi vào phân biệt khi hành pháp.

Chúng tôi có đôi lời phân giải như trên, đó cũng chính là hoài niệm và tri ân những bậc tiền bối, những vị tăng sĩ tiền nhân của nhiều thời đại trước và cũng ngay trong thời đại này. Hơn ba thập niên qua, hàng tu sĩ xuất gia rời khỏi quê hương, mang hình ảnh Tăng Già, mang sắc thái văn hóa Phật Giáo Việt Nam đã có mặt nhiều nơi trên thế giới. Từ Châu Mỹ, Châu Âu đến Châu Úc. Và cho đến nay gần một thập niên trở lại, một số chư vị đã lần lượt ra đi theo luật vô thường. Bản thân chúng tôi hàng Tăng Sĩ trẻ xuất gia hải ngoại hơn hai thập niên qua, cũng chứng kiến và ghi niệm xót xa sự vắng bóng nhiều vị tôn túc.


HT Nhu Hue
Tác giả cùng quý Sư Cô, Phật tử Chùa Pháp Bảo về thăm Hòa Thượng
trước 3 tuần Ngài viên tịch (tháng 6-2016)



Nay đến Hòa Thượng Thích Như Huệ, Ngài là cố Hội Chủ GHPGVNTN Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi – Tân Tây Lan, chính thức ra đi đã gần một năm. Hòa Thượng là một trong những tăng sĩ đến Úc sớm nhất trong đầu thập niên 80. Ngài không chỉ gần gũi gắn bó tình huynh đệ với Thầy Bổn Sư Chúng tôi, mà đối với đạo tràng tu học chùa Pháp Bảo thì năm nào Thầy cũng có mặt. Ngài tham dự không phải để chứng minh, mà còn hướng dẫn tu học; khi sức khỏe không còn tốt nữa thì Thầy chỉ còn dự khai mạc, hoặc bế mạc; và vài năm trước khi mất Hòa Thượng tỏ ra buồn tiếc vì thân bệnh già yếu không còn tham dự thăm viếng đạo tràng khóa tu Gieo Duyên nữa.

Nhớ lại khi nghe tin Ngài sắp mất vì bệnh nan y, chỉ còn khoảng 1 tháng nữa; Tăng Ni Chúng Phật tử cư sĩ Tự viện Pháp Bảo có đến lễ thăm Hòa Thượng. Khi chúng tôi bước vào Trai Đường nhìn thấy Thầy, đang nhờ người giúp mặt áo tràng vào để tiếp khách; với chúng tôi tuổi đời và đạo chỉ là hàng con cháu, mà Ngài cũng trịnh trọng nghi cách, khiến tôi cảm thấy cảm động. Nhất là sắc diện của Thầy hoàn toàn đổi khác, hiện báo cho biết ngũ uẩn sắp suy tàn. Và cảm động hơn nữa là Thầy vẫn không hề biết cơn bệnh Thầy sẽ không qua khỏi ít tháng nữa. Tuy nhiên Thầy vẫn sáng suốt thăm hỏi sinh hoạt chùa viện. Hầu chuyện trà nước với Thầy không lâu, chúng tôi xin thỉnh Thầy vào phòng Tổ trước lễ lạy, sau lưu lại hình ảnh cuối của Thầy!



Hôm nay cận ngày Tiểu Tường của Hòa Thượng, chúng con xin dâng lên vài lời thô thiển để hoài niệm tri ân Ngài, đã để lại một ít tình thâm với Đạo Tràng Pháp Bảo, và một hình dáng vị tu sĩ cao niên, cho hàng hậu học thâm hiểu giáo nghĩa vô thường của chân lý Khổ Tập Diệt Đạo. Cầu nguyện, thế gian dù sinh diệt, nhưng người thực hành Chánh Pháp vẫn mãi mãi xuất hiện ở thế gian. Cầu nguyện Hòa Thượng sẽ tùy duyên hội nhập Ta Bà thuận duyên hoằng hóa.

Thiền Lâm Pháp Bảo, đầu Xuân Đinh Dậu 2017

Kính bái Giác Linh Hòa Thượng.

Đệ tử Thích Phổ Huân.

 

Xem bài cùng 1 tác giả:

n4-lopb-tphohuan-3

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 6622)
Truyện của tôi không đáng gì mà phải ghi. Chỉ vì truyện ấy, hơn vài thập kỷ trước thập kỷ 2530 (1975-1985), có liên quan đến Phật giáo VN, lại bị hư cấu truyện và phim sai quá nên phải ghi. Nhưng ghi như dưới đây thì chỉ là có còn hơn không mà thôi.
09/04/2013(Xem: 7411)
Hòa Thượng thế danh Phan Công Thành, pháp danh Nguyên Trạch, tự Chí Công, Hiệu Giác Lâm, thuộc đời thứ 44 dòng thiền Lâm Tế, pháp phái Liễu Quán.
09/04/2013(Xem: 19581)
TUỆ SỸ, MỘT THIÊN TÀI CỦA VIỆT NAM : Thầy xuất gia từ thuở còn thơ và sống ở Lào, làm chú tiểu Sa Di sớm chiều kinh kệ, công phu bái sám, đó là bổn phận của người làm điệu, trong nếp sống nhà chùa. Dù chùa ở Lào hay Việt Nam cũng vậy, tụng kinh học luật là điều chính yếu của người xuất gia tu Phật. Bằng bản chất thông minh, thiên tư từ thuở nhỏ, cho nên sau khi xuất gia, Thầy đã miệt mài học hỏi kinh điển, siêng năng nghiên cứu nghĩa lý đạo mầu. Có lần được nghe quí Ngài kể lại, thời gian sống nơi chùa Lào, suốt ngày Thầy ở dưới bàn tượng Phật Bổn Sư thờ nơi chánh điện, để học kinh luật, sưu tra luận nghĩa, mà quí sư Lào sau một thời gian dạy dỗ, đã thấy được trí tánh thông minh của Thầy......
09/04/2013(Xem: 6896)
Khi viết về ông, tôi vẫn còn nguyên xúc động của lần đầu ra xứ Bắc tìm dấu tích về nhà trí thức Phật học này cho công trình biên khảo Chư tiền bối hữu công mà tôi đang thực hiện.Những mãng huyền thoại về cuộc đời của ông tôi được nghe qua nhiều người kể lại, mỗi nơi một ít, mỗi người thuật mỗi cách, đã gây cho tôi nhiều trăn trở, nghĩ suy và qua đó cảm nhận sâu sắc hơn về một nhân vật nhiều tài năng mà cũng đầy bất hạnh này.
09/04/2013(Xem: 6235)
Hòa Thượng Thích Thiện Thanh, thế danh Nguyễn Văn Sắc, nguyên quán làng Phú-Nhuận-Nha-Mân, tỉnh Sa-Ðét miền Nam nước Việt, sinh Năm Ất Hợi (1935). Song thân Ngài là Cụ Nguyễn Văn Xướng và Cụ Bà Huỳnh Thị Thâu.
09/04/2013(Xem: 6970)
Hòa thượng họ Võ, húy Trọng Tường, Pháp danh Tâm Phật, tư Tri Đức, hiệu Thiện Siêu, Hòa thượng sinh ngày 15 tháng 7 năm Tân Dậu (1921) trong môt gia đình thâm Nho tín Phật ở làng Thần Phù, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên, thành phố Huế. Thân Phụ là C ông Võ Trọng Giáng, thân mẫu là Cụ bà Dương Thị Viết. Hòa thượng là con trưởng trong một gia đình có 6 anh em: 3 trai, 3 gái. Người em kế cũng xuất gia, đó là cố Thượng tọa Thích Thiện Giải, nguyên là Chánh Đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất tỉnh Lâm Đồng; Trú trì chùa Phước Huệ - Bảo Lộc.
09/04/2013(Xem: 8489)
Thầy xuất thân trong một gia đình kính tín Tam bảo. Thầy là con út trong gia đình gồm 6 anh chị em. Cha là cụ Ông Lâm Sanh Thảo, một nhà trí thức yêu nước; Mẹ là cụ Bà Trần Thị Năm, một phật tử thuần túy và cũng là một người Mẹ mẫu mực đảm đang.
09/04/2013(Xem: 11454)
Thượng tọa Thích Chơn Thanh, thế danh Phan Văn Bé, sinh ngày 13 tháng 3 năm 1949 tại xã Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh, tỉnh Kiến Phong, nay là tỉnh Đồng Tháp. Thân phụ là Cụ ông Phan Văn Vinh, thân mẫu là Bà Nguyễn Thị Mến. Thượng tọa có 06 anh em, 2 trai 4 gái, Ngài là anh cả trong gia đình.
09/04/2013(Xem: 23075)
Cuộc đời tu tập và hành đạo của Thầy Minh Phát là bức tranh minh họa hiện thực sinh động lời dạy của Ðức Phật: “Này chư Tỳ kheo! Hãy du hành vì an lạc, vì lợi ích, vì hạnh phúc cho chư Thiên và loài người”.
09/04/2013(Xem: 11910)
Thuở nhỏ lòng ưa cửa Ðạo, mến chuộng nếp áo phước điền, ngưỡng trông tịnh xá Kỳ Viên, tha thiết lòng cầu xuất tục. 16 tuổi, xuất gia học đạo chùa Tây An, Châu Ðốc trước tiên, gần quý Thầy hiền, trau dồi Phật tuệ, bang sài vận thủy, tu sửa đạo tràng; 27 tuổi, cầu thọ tam đàn. Kể từ đó tinh chuyên tu niệm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]